Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích thích tố khác nhau ở liều lượng thấp
lượt xem 38
download
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích thích tố khác nhau ở liều lượng thấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm kích thích cá sặc rằn sinh sản với kích thích tố khác nhau ở liều lượng thấp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ SẶC RẰN SINH SẢN VỚI KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU Ở LIỀU LƯỢNG THẤP Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC HUYỀN MSSV: 06803015 Lớp: NTTS K1 Cần thơ, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG 1
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ SẶC RẰN SINH SẢN VỚI KÍCH THÍCH TỐ KHÁC NHAU Ở LIỀU LƯỢNG THẤP Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. NGUYỄN VĂN KIỂM TRẦN NGỌC HUYỀN Ks. NGUYỂN THÀNH TÂM MSSV: 06803015 Lớp: NTTS K1 Cần thơ, 2010 2
- LỜI CẢM TẠ Sau 2 tháng thực tập từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010, tại phường Lê Bình – quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành. Trước hết em xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Kiểm, thầy Nguyễn Thành Tâm đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình học tập đã hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành, tạo dựng hành trang để em bước vào cuộc sống sau này. Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp thuỷ sản K1 đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ ! Cần thơ, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện TRẦN NGỌC HUYỀN 3
- TÓM TẮT Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis) một loài cá quen thuộc và được xem là đặc sản của đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhờ phẩm chất thịt thơm, ngon, có giá trị ở sản phẩm tươi và đặc biệt là sản phẩm làm khô. Nhờ khả năng chịu đựng tốt với các điều kiện môi trường mà cá Sặc Rằn được chú ý và ngày càng phát triển rộng rãi. Nhằm ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất giống đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng đa dạng cho người dân, đề tài kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với các liều lượng kích thích tố khác nhau được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức khác nhau về nồng độ và chia làm 2 đợt sản xuất (đợt thứ 1 tiến hành vào cuối tháng 4, đợt 2 tiến hành vào cuối tháng 5). Kết quả sử dụng kích thích tố LRH-a + Motilium qua 2 đợt cho cá Sặc Rằn sinh sản nhận thấy liều lượng 100 µg LRH-a + 5 mg Motilium cho kết quả sinh sản tốt với sức sinh sản thực tế trung bình 149.934 trứng/kg, các chỉ tiêu sinh sản như tỷ lệ đẻ 66,5%, tỷ lệ thụ tinh của trứng 73%, tỷ lệ nở 77%, tỷ lệ sống cá con 91%. Đối với việc sử dụng não thuỳ thì ở cả hai đợt sinh sản cá đều không sinh sản. So với việc sử dụng LRH-a + Motilium và não thuỳ, kích thích tố HCG + não thuỳ được cho là hormon sử dụng có hiệu quả để kích thích cá Sặc Rằn sinh sản và liều lượng thích hợp từ 1.000 UI/kg – 1.500 UI/kg kết hợp với 2 mg não thuỳ, sức sinh sản thực tế trung bình dao động khoảng 177.000 trứng/kg, tỷ lệ đẻ 100%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 68%, tỷ lệ nở 71%, tỷ lệ sống cá con 83%. T khóa: cá S˅c Rʿn,Trichogaster pectorrali ,sinh sʱn, kích thích t˨. 4
- CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Ngày…… tháng…….năm…….. TRẦN NGỌC HUYỀN 5
- MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................i TÓM TẮT................................................................................................................. ii CAM KẾT KẾT QUẢ............................................................................................. iii MỤC LỤC................................................................................................................ iv DANH SÁCH BẢNG............................................................................................... vi DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu...........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu:........................................................................................................... 2 1.3 Nội dung:...........................................................................................................2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 3 2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố của cá Sặc Rằn..................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại......................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm hình thái...................................................................................... 4 2.1.3 Phân bố....................................................................................................... 5 2.2 Đặc điểm sinh học ....................................................................................................3 2.2.1 Sinh trưởng................................................................................................. 5 2.2.2 Sinh sản.......................................................................................................6 2.2.3 Dinh dưỡng................................................................................................. 7 2.2.4 Khả năng thích nghi với môi trường.................................................................7 2.3 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc Rằn..................................................................... 8 2.3.1 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc Rằn trên thế giới.......................................... 8 2.3.2 Sơ lược và hiện trạng nuôi cá Sặc Rằn ở ĐBSCL.......................................8 2.4 Các biện pháp kích thích cá sinh sản.................................................................. 9 2.4.1 Sinh sản tự nhiên......................................................................................... 9 2.4.2 Cho cá đẻ nhân tạo.................................................................................... 10 2.4.3 Một số loại kích thích tố và chất kích thích sinh sản ở cá..........................11 6
- 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cá Sặc Rằn.................................. 12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 16 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài............................................................. 16 3.1.1 Thời gian................................................................................................... 16 3.1.2 Địa điểm....................................................................................................16 3.2 Vật liệu thí nghiệm.......................................................................................... 16 3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 16 3.3.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản...................................................................... 16 3.3.2 Chuẩn bị dụng cụ cho cá sinh sản.............................................................. 17 3.4 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................17 3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................19 3.5.1 Các chỉ tiêu sinh sản theo dõi.................................................................... 19 3.5.2 Ghi nhận và xử lý số liệu.................................................................................20 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................21 4.1 Các yếu tố môi trường..................................................................................... 21 4.2 Kết quả sinh sản kích thích cá Sặc Rằn sinh sản...............................................22 4.2.1 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng kích thích tố LRH-a............................. 22 4.2.2 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng não thuỳ............................................... 27 4.2.3 Kết quả sinh sản cá Sặc Rằn bằng kích thích tố HCG + não thuỳ.............. 29 4.3 Đánh giá chung về kết quả kích thích cá Sặc Rằn sinh sản bằng kích thích tố.. 33 4.4 Quá trình phát triển phôi cá Sặc Rằn................................................................ 36 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 39 5.1 Kết luận........................................................................................................... 39 5.2 Đề xuất............................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................40 PHỤ LỤC................................................................................................................. A DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường..................................................................21 Bảng 4.2: Kết quả sử dụng kích thích tố LRH-a kích thích cá sinh sản .........23 7
- Bảng 4.3: Kết quả sử dụng não thuỳ kích thích cá sinh sản............................ 27 Bảng 4.4: Kết quả sử dụng HCG + não thuỳ kích thích cá sinh sản .............. 29 Bảng 4.5: Đánh giá chung về kết quả sinh sản cá Sặc Rằn ở các thí nghiệm..33 Bảng 4.6: Thời gian phát triển phôi và hậu phôi của cá Sặc Rằn...................36 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước lên chỉ các tiêu phát triển phôi cá Sặc Rằn...............................................................................................................37 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Sặc Rằn........................................................ 3 Hình 2.2: Hoạt động bắt cặp của cá Sặc Rằn................................................... 14 Hình 2.3: Chuẩn bị dụng cụ cho cá sinh sản.................................................... 15 8
- Hình 3.1: Cá Sặc Rằn đực và cái.......................................................................17 Hình 3.2: Cách tiêm kích thích tố cho cá Sặc Rằn .......................................... 18 Hình 4.1: Buồng trứng cá Sặc Rằn sau khi sinh sản xong............................... 24 Hình 4.2: Sức sinh sản của cá Sặc Rằn bằng kích thích tố LRH-a (đợt2)...... 25 Hình 4.3: Các chỉ tiêu sinh sản của cá bằng kích thích tố LRH-a (đợt 2)....... 26 Hình 4.4: So sánh các chỉ tiêu sinh sản cá Sặc Rằn đợt 1 và 2 bằng LRH-a... 26 Hình 4.5: Buồng trứng cá Sặc Rằn không sinh sản .........................................28 Hình 4.6: Sức sinh sản cho cá đẻ bằng HCG + não thuỳ đợt 1 và 2 ............... 31 Hình 4.7: Các chỉ tiêu ấp trứng của cá Sặc Rằn cho đẻ bằng HCG + não thuỳ đợt 1 và 2 ........................................................................................................... 32 Hình 4.8: So sánh chỉ tiêu sinh sản của cá Sặc Rằn bằng 2 loại kích thích tố34 Hình 4.9: Các giai đoạn phát triển phôi cá Sặc Rằn........................................ 38 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long HCG: Human Chorionic Gonadotropin LRH-a: Lutienizing Releasing Hormon: TGHƯ: Thời gian hiệu ứng SSSTT: Sức sinh sản thực tế TLĐ: Tỷ lệ đẻ 9
- TLTT: Tỷ lệ thụ tinh TLS: Tỷ lệ sống NT: Nghiệm thức NT1: Nghiệm thức 1 NT2: Nghiệm thức 2 NT3: Nghiệm thức 3 h: Giờ 10
- CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu con giống phục vụ cho nghề nuôi cá nước ngọt theo phương châm đa dạng hoá đối tượng, có nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã được nghiên cứu và cho sinh sản thành công: cá Tra, cá Basa, cá Lóc, cá Bống tượng, cá Leo,…Bên cạnh việc phát triển các nguồn lợi trên thì cũng cần củng cố việc sản xuất giống các loại cá đồng như: cá Rô đồng, Trê vàng, cá Sặc Rằn…Cá Sặc Rằn (Trichogaster pectorralis) là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, được xem là đặc sản của ĐBSCL, có giá trị ở cả sản phẩm tươi và đặc biệt là sản phẩm làm khô. Cá Sặc Rằn sống ở vùng trũng phèn, rừng tràm, ruộng lúa ven biển,…được nhiều người dân chọn nuôi theo nhiều mô hình nuôi khác nhau: vườn ao chuồng (VAC), Heo – Cá. Cá Sặc Rằn có khả năng thích nghi tốt với điều kiện bất lợi của môi trường: mực nước thấp, nhiệt độ cao, độ trong thấp, ngoài ra do có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống được môi trường có pH thấp, hàm lượng oxy thấp (Bonsoom, 1986). Sản lượng cá Sặc Rằn tương đối cao so với một số loại cá đồng khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cá Sặc Rằn ngoài tự nhiên đã giảm đáng kể, sản lượng cá khai thác ít đi, cở cá thu hoạch nhỏ, chủ yếu tập trung ở một số địa phương thuộc tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang. Một số vùng khác thì sản lượng cá Sặc Rằn đã trở nên khan hiếm. Việc đưa cá Sặc Rằn vào sinh sản nhân tạo nhằm cung cấp giống đảm bảo đủ nhu cầu con giống cho người nuôi vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Nguyên nhân là khi kích thích cho cá sinh sản thì sức sinh sản thực tế biến động lớn, phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ, chất lượng cá bố mẹ không ổn định … Hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc cho cá Sặc Rằn sinh sản nhân tạo, tuy nhiên các kết quả của những tác giả này hoàn toàn khác biệt nhau và cũng chưa thể xác định được liều lượng kích thích tố thấp nhất gây rụng trứng ở cá Sặc Rằn. Vì vậy, việc tìm ra liều lượng kích thích tố thấp nhất có tác dụng tốt lên sự sinh sản của cá rất quan trọng. Do đó đề tài: ”Thử nghiệm kích thích cá Sặc Rằn sinh sản với các loại kích thích tố khác nhau ở các liều lượng thấp” được thực hiện. 11
- 1.2 Mục tiêu Xác định liều lượng kích thích tố thấp nhất có tác dụng gây rụng và đẻ trứng ở cá Sặc Rằn. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sản xuất giống cá Sặc Rằn. Chủ động nguồn giống, góp phần hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống cá Sặc Rằn. 1.3 Nội dung Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích tố ở liều lượng khác nhau tới sự sinh sản cá Sặc Rằn. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của cá. 12
- CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố của cá Sặc Rằn 2.1.1 Đặc điểm phân loại Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) định loại cá Sặc Rằn như sau: Ngành: Vertebrata Ngành phụ: Craniata Tổng lớp: Gnathostomata Lớp: Osteichthyes Lớp phụ: Actinopterygii Tổng bộ: Percomorpha Bộ: Perciformes Bộ phụ: Anabantoidei Họ: Anabantidae Giống: Trichogaster Loài: Trichogaster pectoralis (Regan, 1910) Tên tiếng Anh: Snakeskin Gouramy Tên địa phương: Cá Sặc Rằn, cá Sặc Bổi, cá Lò Tho... Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Sặc Rằn (Ngu˪n: FishBase) 13
- 2.1.2 Đặc điểm hình thái Yasuhiko Taki, (1974) đã mô tả một số mẫu vật cá Sặc Rằn thu được tại các thủy vực của Lào như sau: Cá có dạng hình thuỗn. Miệng nhỏ, hướng lên trên. Hàm dưới trồ. Ðầu phủ vẩy. Mắt lớn. Vi lưng có các tia cứng ngắn, tia mềm kéo dài. Có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi lưng. Vi hậu môn rất dài. Vi ngực phát triển. Cá có màu xám sậm nâu với các tia xanh đen hoặc xám đen chạy dọc bề mặt cơ thể và có một ít vân ngang màu nâu đậm. Trên vi lưng, vi hậu môn, vi đuôi có chấm đen sậm nhỏ. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) sau khi phân tích 23 mẫu thu thập ở nhiều nơi tại vùng ĐBSCL đã mô tả về cá Sặc Rằn như sau: Ðầu nhỏ, dẹp bên. Mõm ngắn. Miệng hơi hướng trên. Mắt lớn. Thân cá dẹp bên. Vẩy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi bụng, vi ngực. Ðường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang, cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong tới trục giữa thân sau đó chạy ngoằn ngoèo đến giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm vi lưng ngang với vẩy đường bên thứ 17 - 19. Ở cá đực khi trưởng thành, vi lưng kéo dài tới khỏi gốc vi đuôi còn cá cái thì vi này ngắn, chưa tới gốc vi đuôi. Gốc vi hậu môn kéo dài. Khởi điểm vi hậu môn ngang với vẩy đường bên thứ 5 và phần cuối nối với vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn cứng, nhọn. Tia phân nhánh đầu tiên của vi bụng kéo dài có thể chạm tới ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẽ hai, rãnh chẻ cạn và phần cuối cuả 2 thùy vi đuôi tròn. Phần bụng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Chiều rộng 2 sọc lớn hơn khoảng cách 2 sọc. Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rõ nhưng có 1 sọc dọc chạy từ mõm tới gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có 1 chấm đen tròn. Chấm và sọc này lợt dần và mất hẳn khi cá lớn. Vi cá có màu xanh đen hoặc xám đen. Từ những dẫn liệu thu thập được cho thấy có đôi chỗ khác nhau trong các mô tả. Những điểm khác nhau này, biểu hiện sự thay đổi trong nội bộ loài khi cá sống trong các vùng địa lý khác nhau với điều kiện sinh thái không giống nhau. Ðó cũng là kết quả của sự biến dị thích nghi trong những vùng mà cá Sặc Rằn phân bố (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999). Các công trình nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu về các đặc điểm sinh vật học, các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Sặc Rằn nói riêng và các loài cá khác nói chung rất cần thiết và quan trọng để phát triển hơn nữa nghề nuôi cá ở vùng ĐBSCL. 14
- 2.1.3 Phân bố Theo Horra và Pilay (1962) cho rằng cá Sặc Rằn phân bố tự nhiên ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Nam Việt Nam. Cá có thể sinh sản rộng rãi ở kênh rạch, ruộng lúa, rừng tràm, ao, hồ...Cá Sặc Rằn đặc biệt thích sống ở các thuỷ vực có nhiều cây cỏ thuỷ sinh và có nhiều chất hữu cơ. Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông MeKong, cá phân bố tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ao, ruộng, kinh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Ngoài ra, cá Sặc Rằn còn có khả năng sử dụng các loại thức ăn khác nhau do con người cung cấp: bột ngũ cốc, xác bã động thực vật, bột cá.... Hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung và có sản lượng cao hiện nay ở ĐBSCL. Loài cá này cũng được nuôi phổ biến trong ruộng lúa và ao gia đình (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999). 2.2 Đặc điểm sinh học 2.2.1 Sinh trưởng Cá Sặc Rằn sinh trưởng chậm, ở các ao nuôi và các thủy vực tự nhiên ở ĐBSCL, cá có trọng lượng khoảng 50 – 80 g/con sau 1 năm nuôi, sau 2 năm có thể đạt từ 100 - 150 g/con. Cá lớn nhanh trong 7 tháng đầu, cá lớn nhanh vào mùa mưa, vào mùa khô sức lớn cá giảm (Lê Như Xuân, 1993). Theo Lê Như Xuân (1993) nếu nhiệt độ trong khoảng 28 – 30 oC thời gian phát triển phôi 24h – 26h. Cá con sau khi nở ra sẽ tự dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong 2 - 3 ngày. Sau khi hết noãn hoàng cá con sẽ xuống dưới lớp nước sâu hơn để kiếm thức ăn. Chiều dài tối đa của cá khoảng 25 cm. Theo Quách Thanh Hùng và csv (1999) nếu cá đực và cá cái cùng tuổi thì cá đực có trọng lượng nhỏ hơn, lý do khiến cá đực có trọng lượng nhỏ hơn cá cái có thể là do trong quá trình sinh sản cá đực thường phải giữ tổ và chăm sóc đàn cá con nên chúng thường ăn ít hoặc đôi khi bỏ ăn. Cá ương trong ao đạt chiều dài 2 – 3 cm sau 30 – 35 ngày, thức ăn cho cá ban đầu là động vật phiêu sinh có kích thước nhỏ như luân trùng, các chất lơ lửng, tảo...khi cá lớn hơn thì ăn nhiều loại thức ăn hơn, cá ăn thiên về thực vật. Ðối với cá Sặc Rằn, vì phân bố chủ yếu trên đồng ruộng hay các vùng trũng phèn ngập nước, nên thời điểm hình thành vòng tuổi rất có thể là các tháng mùa khô. Bởi vì trong những tháng này cá thường tập trung ở ao, đìa, kênh mương với mật độ cao, môi trường khắc nghiệt, thiếu thức ăn (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). Trong điều kiện ĐBSCL những nghiên cứu trước đây cho rằng, độ béo của cá thường đạt cao nhất vào các tháng mùa khô, tới đầu mùa mưa. Tương phản với độ béo là sự 15
- phát triển lớn dần lên của tuyến sinh dục. Ðộ béo giảm dần ở các tháng mùa mưa, kết thúc mùa sinh sản và sau đó lại tiếp tục một chu kỳ mới (Trương Quan Trí, 1987). 2.2.2 Sinh sản Hora và Pillay (1962) cho rằng cá Sặc Rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi. Khi thành thục có thể phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ. Smith (1945) cho biết cá Sặc Rằn ở Thái Lan đến thời kỳ thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lưng kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vi đuôi, còn cá cái thì vi này rất ngắn và không bao giờ chạm tới gốc vi đuôi. Hiện tượng tương tự như vậy cũng thấy ở cá Sặc Rằn phân bố tại ĐBSCL (Nguyễn Tường Anh, 2004). Ngoài chỉ tiêu căn bản này, cũng có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng của nó cũng lớn hơn (Lê Như Xuân, 1993; Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). Sự phát triển tuyến sinh dục của cá Sặc Rằn ở vùng ÐBSCL theo mùa rất rõ (Lê Như Xuân, 1993; Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). Vào mùa khô (Tháng 1- tháng 2), phần lớn tuyến sinh dục của cá ở giai đoạn II, sang tháng 3 tăng dần giai đoạn III và đã thấy xuất hiện những cá thể có tuyến sinh dục ở thời kỳ đầu của giai đoạn IV. Trong khoảng thời gian ngắn của thời điểm giao mùa, mùa khô sang mùa mưa, là sự chuyển biến rất nhanh của tuyến sinh dục. Thời kỳ này, tuyến sinh dục cá phần lớn ở giai đoạn IV chỉ một số ít cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III. Khi mùa mưa tới, nhất là sau những trận mưa đầu mùa, cá tìm tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây cỏ thủy sinh để sinh sản. Cá sinh sản trong suốt mùa mưa nên trong đàn luôn xuất hiện những cá thể ở nhiều giai đoạn thành thục khác nhau (giai đoạn IV, V, VI) và giai đoạn trung gian VI - II...Ở thời điểm cuối mùa mưa (tháng 10 - tháng11), ít bắt gặp cá thành thục giai đoạn IV, tuyến sinh dục của cá phần lớn lúc này ở giai đoạn VI, VI - II và giai đoạn II . Hệ số thành thục (HSTT) là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản, cũng như các vấn đề có liên quan khác. Ở ĐBSCL khi tuyến sinh dục chuyển sang giai đoạn IV, HSTT cũng tăng dần và đạt giá trị cao vào tháng 5, tháng 6 với số liệu lần lượt là 11,22% và 12,97% và có thể đạt tới 22% (Nguyễn Tường Anh, 2004). HSTT giảm dần ở các tháng cuối mùa mưa, đầu mùa khô (Tháng 10, 11, 12, 1, 2) (Lê Như Xuân, 1993; Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980). Cũng như một số loài thuộc giống Trichogaster, khi sinh sản cá Sặc Rằn bắt cặp và tìm đến vùng nước ven bờ, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh để đẻ. Hoạt động sinh sản bắt đầu với tổ làm bằng bọt của cá đực, sau đó trứng đẻ ra ngoài được thụ tinh và cũng chính cá đực dùng miệng gom trứng lại rồi đặt vào tổ bọt (Hora và Pillay, 1962; Lê Như Xuân, 1993). Sức sinh sản của cá Sặc Rằn dao động 200.000 – 300.000 trứng/kg cá cái. (Nguyễn Tường Anh, 2004). Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước 27- 29 oC cá nở sau 20h – 23h. Trong suốt thời gian kể từ khi trứng đẻ tới lúc nở 16
- và dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá đực thường xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ và dùng vây quạt nước cung cấp oxy cho trứng (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999). Thời gian tái phát dục ở cá Sặc Rằn có thể từ 25 - 30 ngày, trong điều kiện đầy đủ thức ăn cá Sặc Rằn có thể đẻ được 3 - 4 lần /năm (Phạm Văn Khánh, 2005). 2.2.3. Dinh dưỡng Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài (Lê Như Xuân, 1993). Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như phiêu sinh động vật (Ciliata, Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật (Bacillariophyceae, Cyanophyceae, Flagellata, Chlorophyceae và mùn bã hữu cơ). Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá Sặc Rằn gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Ngoài ra, cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do con người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chính nó...(Quách Thanh Hùng và csv, 1999). 2.2.4 Khả năng thích nghi với môi trường Cá Sặc Rằn có thể sống được ở nước thiếu hoặc không có oxy trong một thời gian nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Ngoài ra, cá còn có khả năng chịu được môi trường nước nhiễm bẩn, có hàm lượng hữu cơ cao và môi trường có hàm lượng pH thấp (pH có thể từ 4 - 4,5) (Nguyễn Tường Anh, 2004). Nguyễn Phú Trí (1990) cho rằng cá Sặc Rằn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24 - 30 oC và nhiệt độ thích ứng của cá dao động từ 11- 39 oC. Trong thời kỳ phát triển của phôi, cũng như các loài cá nuôi khác, phôi cá Sặc Rằn rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường: nhiệt độ, oxy hoà tan, pH,…Nếu các yếu tố môi trường ổn định hoặc biến động trong khoảng thích hợp thì phôi cá phát triển bình thường, cá con sinh ra khoẻ mạnh. Trong các yếu tố môi trường nêu trên thì nhiệt độ là yếu tố có tác động rất lớn. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển phôi cá từ 27 – 29 oC (Nguyễn Thị Ngọc Thuý, 1998). 17
- 2.3 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc Rằn 2.3.1 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc Rằn trên thế giới Theo Soong (1948) trích dẫn bởi Lê Như Xuân (1997) mặc dù không phân bố tự nhiên ở Mã Lai, song những năm đầu thập kỹ 20 cá Sặc Rằn đã được nhập từ Thái Lan. Sản lượng cá Sặc Rằn nuôi trong ruộng lúa tại Mã Lai thường chiếm gần 50% so với tổng sản lượng các loài cá đồng được nuôi cùng. Tại Thái Lan, cá Sặc Rằn bắt đầu được nuôi từ năm 1922, cũng là thời điểm đánh dấu cho nghề nuôi cá của nước này. Theo Yoonpundh (1992) trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Hà (2009) cho rằng loại hình nuôi quảng canh được áp dụng nhiều với diện tích từ 3 – 20 ha. Tuy nhiên, nuôi cá Sặc Rằn tại nước này có xu hướng giảm dần, thí dụ từ năm 1986 sản lượng cá Sặc Rằn là 18% đến năm 1989 chỉ còn 13,4% trên tổng sản lượng cá nước ngọt. Cũng theo Yoonpundh (1992) nguyên nhân giảm sản lượng là do: việc quản lý không chặt do diện tích nuôi lớn, thiếu kiến thức về nuôi cá, nguồn giống không ổn định... Vào năm 1991, cục nghề cá Thái Lan cho biết, sản lượng cá Sặc Rằn chiếm khoảng 10,8% tương đương 9,7% về giá trị so với tổng sản lượng cá nước ngọt của Thái Lan (Komtorn Kaewpaitoon, 1994). 2.3.2 Sơ lược và hiện trạng nuôi cá Sặc Rằn ở ĐBSCL Cá Sặc Rằn tăng trưởng chậm so với các loài cá khác, nhưng với đặc điểm thích nghi tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt và phổ thức ăn rộng nên có thể nuôi cá Sặc Rằn với nhiều mô hình khác nhau. Hiện nay cá Sặc Rằn không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu sang một số thị trường khác trên thế giới ở dạng cá khô. Nuôi cá Sặc Rằn đang là một xu hướng cho phát triển nuôi cá nước ngọt để cung cấp nguồn thực phẩm có tiếng này. Việc chủ động sản xuất giống nhân tạo và nuôi cá thương phẩm cũng phát triển tại nhiều nơi ở Nam bộ như Tây Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Cà Mau… Hiện nay có nhiều mô hình nuôi ghép cá Sặc Rằn với các loài cá khác như cá Rô Đồng, cá Hường, cá Lóc….trong đó cá Sặc Rằn thường được ghép với tỷ lệ dao động từ 30 - 70% tuỳ thuộc vào dạng mô hình nuôi. Gần đây bên cạnh các mô hình nuôi kếp hợp thì có thể áp dụng phương pháp nuôi đơn dưới dạng bán thâm canh hay thâm canh cá Sặc Rằn trong ao đất với mật độ cá thả dao động từ 5 – 7 con/m2 tăng lên 30 – 40 con/m2 (Dương Nhựt Long, 2009). Tuy nhiên, với các hình thức nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép từ thực tế cho thấy các mô hình này cho hiệu quả không cao do thời gian nuôi kéo dài, năng suất thấp, do đó việc thực hiện mô hình nuôi thâm canh cá Sặc Rằn đang được người nuôi thuỷ sản quan tâm. Thông qua số liệu từ các trạm nông, khuyến ngư của các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang và một số huyện của tỉnh An Giang cho thấy rằng năng suất nuôi nuôi cá Sặc Rằn của các mô hình nuôi như sau: Với mô hình nuôi cá kết hợp với heo, mật độ thả là 10 – 15 18
- con/m2, năng suất cá Sặc Rằn từ 4 – 5 tấn/ha (tối đa là 7 – 8 tấn/ha). Mô hình nuôi ghép các loại cá với nhau, mật độ thả 10 – 20 con/m2, năng suất đạt 3 – 4 tấn/ha. Trong quá trình nuôi, thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tự chế (cám + các loại phụ phẩm của nhà máy chế biến thuỷ sản, hay cá tạp…) kết hợp với thức ăn công nghiệp, trong đó thức ăn tự chế chiếm tỉ lệ cao hơn (từ 60 – 70%). Do đó, khi thả nuôi kết hợp cá Sặc Rằn với các đối tượng nuôi khác thì năng suất thường không cao và cở cá khi thu hoạch thường nhỏ, không đáp ứng cho việc làm cá khô xuất khẩu. Hiện nay, mô hình nuôi đơn cá Sặc Rằn ở các tỉnh ĐBSCL không nhiều, do đó chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích cũng như tình hình nuôi của mô hình này. Theo số liệu tại tỉnh Tiền Giang có 1 vài hộ nuôi chuyên canh cá Sặc Rằn (khoảng 4ha) khi sử dụng thức ăn công nghiệp, hàm lượng đạm từ 32 - 35%, năng suất sau 8 tháng nuôi đạt 15 – 20 tấn/ha. Hiện nay, tại An Giang, An Phú là huyện có người nuôi cá Sặc Rằn tập trung nhiều nhất. Việc duy trì và phát triển nguồn lợi cá đồng gồm 4 loài cá: cá Lóc, cá Rô Đồng, cá Trê Vàng, cá Sặc Rằn đã được thực hiện ở ngư trường sông Trẹm tỉnh Cà Mau. Chính quyền địa phương đang qui hoạch vùng nuôi thương phẩm cá Sặc Rằn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu (Phạm Minh Thành, 2006). Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, người nuôi cũng gặp phải khó khăn như: Kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế nên sản phẩm thu hoạch thường không đạt được kích cỡ thương phẩm, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Việc ương cá Sặc Rằn từ bột lên giống chưa phát triển mạnh ở các xã thuộc huyện An Phú - An Giang (là huyện có số lượng hộ nuôi cá Sặc Rằn nhiều nhất hiện nay) do nông dân chưa nắm bắt kịp thời những kỹ thuật đã được chuyển giao hoặc chưa vận dụng các kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Sặc Rằn một cách có hiệu quả (Huỳnh Ngọc Dũng, 2008). Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu về nuôi cá Sặc Rằn thương phẩm, sử dụng thức ăn công nghiệp là yêu cầu cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng suất sản lượng cá Sặc Rằn, chuyển giao một cách rộng rãi các kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Sặc Rằn, đa dạng sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả, lợi nhuận cho người dân. 2.4 Các biện pháp kích thích cá sinh sản 2.4.1 Sinh sản tự nhiên Theo Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999) vùng phân bố của cá Sặc Rằn tập trung ở ĐBSCL trong đó chủ yếu là hai khu vực rừng U Minh thượng thuộc hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Đây là vùng đất nhiễm phèn trung bình và nhẹ, có thể bị nhiễm mặn vào mùa khô. Vào mùa mưa nhiệt độ hạ thấp, mức nước tăng dần làm thay đổi tính chất của môi trường nước, kích thích sự phát triển của thức ăn tự nhiên, thúc đẩy cá tìm đến môi trường thích hợp để sinh sản. 19
- Phương pháp cho đẻ tự nhiên rất đơn giản ít tốn công sức nhưng tỷ lệ hao hụt cao thường thì do cá đẻ không tập trung, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của cá con thấp: thông thường cá được giữ trong ao vào mùa khô cho đến khi mùa mưa tới mực nước trên ruộng đạt khoảng 10 - 20 cm (vào tháng 5 - 6) đây là thời điểm tốt để thả cá ra ruộng và cá sẽ đẻ rộ sau 5 - 7 ngày. Cá con sinh ra và lớn lên trong ruộng lúa với nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. 2.4.2 Cho cá đẻ nhân tạo Trong sinh sản nhân tạo theo Chung Lân và csv (1969) cho rằng: nguyên lý của kích thích sinh sản là dựa vào nguyên lý chung về sinh vật học, trong quá trình sinh sản tự nhiên của cá, đồng thời vì biết rằng trong ao nuôi không đủ điều kiện sinh thái làm thoả mãn những yêu cầu về sinh sản của cá bố mẹ mà người ta dùng phương pháp tiêm chất kích thích. Vì thế, kích thích tố là một yêu cầu cần thiết để tạo cho cơ thể cá có một điều kiện nhất định thoả mãn về sinh lý, sinh thái cho cơ thể cá tiến hành sinh sản. Trên cơ sở đó kích thích sinh sản nhân tạo cá Sặc Rằn bằng các loại kích thích tố cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Các loại kích thích tố như HCG, não thuỳ, LRH-a, đều có tác dụng làm rụng trứng và kích thích cá Sặc Rằn sinh sản tốt. Ðối với cá Sặc Rằn, Nguyễn Tường Anh (2004) đã sử dụng kích thích tố HCG để cho sinh sản, liều lượng 2.500 – 3.000 UI HCG/kg cá cái, liều tiêm cho cá đực bằng ½ liều tiêm cho cá cái, kết quả tốt với tỉ lệ cá đẻ là 75%, tỉ lệ thụ tinh 92% và tỉ lệ nở là 95%. Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nho và Lê Như Xuân (1998) cho sinh sản cá Sặc Rằn bằng kết hợp 2 loại hormon HCG và não thuỳ thể cá chép với liều lượng 2.500 UI + 0,54 mg não/kg cá cái, tỉ lệ cá sinh sản 100%, tỉ lệ thụ tinh 98,5%, tỉ lệ nở 94%. Tương tự Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999) cũng cho cá đẻ bằng cách tiêm HCG với các liều lượng khác nhau từ 500 - 5.000 UI/kg. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy ở tất cả các liều lượng thì cá đều sinh sản nhưng ở liều lượng 1.000 UI/kg và 1.500 UI/kg thì sức sinh sản đạt cao hơn so với các liều cao 4.000 - 5.000 UI/kg. Theo Lê Như Xuân (1993) thì liều lượng HCG được sử dụng là từ 2.500 - 4.000 UI/kg thường được sử dụng cho cá Sặc Rằn sinh sản. Nhưng kết quả thu được có sự biến động lớn (từ 100.000 - 230.000 trứng/kg) vì phụ thuộc vào chất lượng cá bố mẹ. Còn theo Quách Thanh Hùng và csv (1999) sử dụng HCG kết hợp với não thuỳ với liều lượng từ 500 - 4.000 UI + 0,54 mg/kg đã làm tỷ lệ đẻ trứng của cá tăng lên 17,7% so với sử dụng HCG đơn thuần. Các chỉ tiêu như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sức sinh sản tương đối thực tế cũng đều cao hơn các nghiệm thức sử dụng HCG đơn thuần. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng
22 p | 1031 | 275
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Khảo sát hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng litopenaeus vannamei tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre
22 p | 657 | 137
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Long Phú - Sóc Trăng
60 p | 392 | 112
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Lactic có khả năng kháng khuẩn từ các sản phẩm thủy sản lên men
40 p | 289 | 63
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella
43 p | 231 | 55
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Tìm hiểu khả năng tăng trưởng bù của cá trê vàng
39 p | 198 | 44
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của 3 loại thức ăn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống cá tai tượng da beo
43 p | 190 | 35
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ tái thành thục tôm sú mẹ
39 p | 245 | 30
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Xác định tính nhạy của một số loại thuốc kháng sinh đối với edwardsiella sp và aeromonas sp gây bệnh trên cá tra tại Cần Thơ và An Giang
52 p | 175 | 28
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản và quá trình phát triển phôi của cá hô (catlocarpio siamensis)
45 p | 128 | 26
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm ương cá rô đồng với các mật độ khác nhau
33 p | 141 | 24
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thực nghiệm ương ấu trùng tôm càng xanh từ bố mẹ tự nhiên trên sông hậu theo qui trình nước xanh cải tiến
19 p | 184 | 23
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục thử nghiệm kích thích cá rô đồng sinh sản bằng kích thích tố
45 p | 125 | 22
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau
19 p | 121 | 18
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus)
20 p | 104 | 15
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá vền megalobrama terminalis
49 p | 114 | 13
-
Luận văn nuôi trồng thủy sản: Khảo sát sự tăng trưởng bù của cá tàu
31 p | 107 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn