intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp

Chia sẻ: Vuhong Cu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

1.217
lượt xem
588
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của Doanh nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, Doanh nghiệp còn cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí để đưa ra thị trường các sản phẩm có giá thành hợp lý, thúc đẩy sự hoạt động tiêu thụ, thu hồi vốn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp

  1. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Luận văn tốt nghiệp ĐỀ TÀI: Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp -- 0
  2. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 MỤC LỤC Mở đầu............................................................................................................................................. 2 Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP. ......................... 3 1/ Tổng quan về công ty. ................................................................................................................. 3 2. Những thông tin cơ bản..............................................................................................................11 Phần II:THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP .........................................15 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ..................15 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP ......................................................................................23 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP ...................................................................35 4. KIẾN NGHỊ................................................................................................................................41 5. KẾT LUẬN.................................................................................................................................43 -- 1
  3. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Mở đầu Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của Doanh nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay, ngoài việc sản xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, Doanh nghiệp còn cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí để đưa ra thị trường các sản phẩm có giá thành hợp lý, thúc đẩy sự hoạt động tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh, mang lại nhiều lợi nhuận. Từ đó tích luỹ khả năng cho Doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp, tôi đã phần nào hiểu được thực tế về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Phân tích chi phí sản xuất và các giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp” Nội dung đề tài gồm 2phần. Phần I: Giới thiệu về Công ty Phần II: Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình làm đề tài, Do thời gian không nhiều, mặc dù thời gian không nhiều, thực tế còn ít và kiến thức còn giới hạn nên đề tài có thể còn thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và Cán bộ Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng cán bộ công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp đã hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài trên. -- 2
  4. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP. 1/ Tổng quan về công ty. 1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng, tạo bộ mặt mới cho đất n ước. Các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng khắp nơi, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm và đầu tư vào Việt Nam. Thành phố Hải Phòng - Với những lợi thế sẵn có, là đô thị trung tâm cấp Quốc gia có hệ thống cảng biển và giao thông thuận lợi, là một cực kinh tế quan trọng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với những lợi thế đó Hải Phòng được chọn để xây dựng những nhà máy sản xuất phôi thép và thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu và xu thế phát triển của vật liệu mới. Nhận thấy Việt Nam là một thị trường lớn, đầy tiềm năng còn bỏ ngỏ. Ngày 22/11/1999 Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng đã trình lên Bộ xây dựng xin đầu tư xây dựng dự án “ Nhà máy mạ , sơn màu thép lá cuộn “ Với công suất 50.000 tấn sản phẩm/ nă m. Đây là dự án sản suất sản phẩm thép mạ, sơn màu đầu tiên của ngành xây dựng. Chủ trương đầu tư dự án của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng đã được lãnh đạo Bộ xây dựng và các cơ quan hữu quan nhiệt tình ủng hộ. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy mạ, sơn màu thép lá cuộn do tổng công ty xây dựng Bạch Đằng làm chủ đầu tư với công suất 50.000 tấn/ năm tại khu công nghiệp Đông Hải quận Hải An Hải Phòng đã được Bộ xây dựng phê duyệt tại quyết định số 1914/ QĐ- BXD ngày 29/12/2000. Trong quá trình triển khai thực hiện, có một số yếu tố thay đổi. Vì vậy ngày 28/09/2001 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã có quyết định số 1577/QĐ – BXD “ Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư nhà máy mạ hợp kim, sơn màu thép lá cuộn Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng”. Sau 3 năm xây dựng, năm 2004 dự án được xây dựng và lắp đặt hoàn chỉnh. Nhà máy sản xuất thép mạ, sơn màu có quy mô hiện đại với dây chuyền thiết bị công nghệ ti ên tiến bậc nhất hiện nay trên thế giới đã được hình thành ngay trên thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, vấn đề tiêu thụ là điều kiện quan trọng nhất quyết định sự thành bại của dự án đầu tư. Vì lẽ đó nhà máy phải được tổ chức hợp lý, đảm bảo quyền tự chủ, năng động linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác, khối l ượng tài sản, vật tư thiết bị, nhân lực cuả nhà máy là rất lớn, vì vậy phải có sự quản lý trực tiếp để tăng cường trách nhiệm của người quản lý, gắn liền quyền lợi của bộ máy quản lý với hiệu quả sản -- 3
  5. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án cũng nh ư cho Tổng công ty. Do vậy Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng quyết định thành lập Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp trên cơ sở tham gia góp vốn điều lệ của Tổng công ty, các đơn vị khác cũng như các đơn vị khác ngoài Tổng công ty. Việc thành lập Công ty tôn mạ màu Việt Pháp trên cơ sở dự án đầu tư nhà máy mạ hợp kim, sơn màu thép lá cuộn Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng đã được thông qua theo công văn 644/BXD – KTTC ngày 07/05/2004 của Bộ xây dựng và nghị quyết số 59/ NQ – HĐQT của hội đồng Quản trị Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng ngày 18/06/2004. Công ty CP tôn mạ màu Việt Pháp ra đời mở ra một thời kỳ mới cho dự án “nhà máy mạ hợp kim, sơn màu thép lá cuộn “Đi tới thành công với thương hiệu VIFA trên thị trường vật liệu xây dựng. Công ty CP tôn mạ màu Việt Pháp có vốn cổ phần nhà nước. Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp. Tên công ty bằng tiếng Anh: Vifa coating joint stock company. Tên viết tắt : Vifa Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đông Hải, Hải An, Hải Phòng. Tài khoản: Điện thoại: (84-313) 769033* Fax: (84-313) 978423 Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 6 toà nhà Simco, 28 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại (84-4) 22108198* Fax (84-4) 37855787 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 214 Điện Biên Phủ, Q Thanh Khê, Đà Nẵng. Điện thoại (84-511) 3811770. Website: tonvietphap.vn. 1.2/ Chức năng nhiệm vụ theo (quyết định thành lập của công ty) Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm mạ, s ơn thép cuộn và các sản phẩm khác liên quan tới quá trình sản xuất chính” tôn lợp, xà gồ kim loại, khung nhà thép”. Sản phẩm của công ty là tôn màu thép lá cuộn, đa dạng về chủng loại, độ dầy, màu sơn. Hiện nay công ty có các dòng sản phẩm chính đó là: Tôn mạ kẽm: Vifa zinc. Tôn mạ kẽm màu: Vifa zincolor. Tôn lạnh: Vifa Aluzinc. Tôn lạnh màu: Vifa Caluzinc. -- 4
  6. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2004 tới năm 2008 . Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu Tr.Đồng 6.610 210.519 275.579 458.794.741 562.365.987 Tổng chi phí Tr.Đồng 6.707 224.810 274.513 455.928.391 554.913.264 Lợi nhuận trc thuế Tr.Đồng -97 -14.291 1.066 2.866.350 7.452.722 Lợi nhuận sau thuế Tr.Đồng -97 -14.291 768 2.063.722 5.365.960 Hai năm đầu 2004 và 2005 do công ty mới thành lập nên kết quả kinh doanh còn kém hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế lần lượt là – 97 triệu và – 14,291 triệu. Điều này đã được dự báo từ trước và nằm trong kế hoạch phát triển của công ty vì vốn đầu tư cho máy móc thiết bị nhà xưởng quá lớn ( 20 triệu Euro) dẫn tới khấu hao tài sản cố định lớn. Đồng thời giai đoạn này công ty mới đưa vào sản xuất, đang trong quá trình chuyển giao công nghệ, chưa thực sự làm chủ được công nghệ nên hàng trăm tấn sản phẩm đầu tiên ra đời đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng khiến công ty phải chịu thua lỗ nhiều. Tuy nhiên từ năm 2006, 2007, 2008 với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty đã làm chủ được công nghệ nên chất lượng sản phẩm đã được nâng cao, đáp ứng đựơc yêu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí sản xuất nên sản phẩm bán ra đạt hiệu quả cao, điều này đã thể hiện bởi chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ( năm sau cao hơn năm trước). Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 768 triệu, năm 2007 là 2.063.722 triệu, năm 2008 là 5.365.960 triệu. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tới hiện tại công ty cũng đã rất cố gắng sản xuất và tiêu thụ khoảng 4000 tấn sản phẩm. 1.3/ Tổ chức bộ máy của công ty: Như hình vẽ. -- 5
  7. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Ta thấy mô hình quản lý của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp là theo mô hình trực -- 6
  8. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 tuyến chức năng, mô hình này là sự nhóm gộp các nhóm hay các bộ phận theo những lĩnh vực chức năng riêng biệt như: Sản xuất, Marketing, nguồn nhân lực và tài chính.Nhóm gộp các nhiệm vụ và nhân viên theo chức năng là khá hiệu quả và kinh tế. Hiệu quả của hình thức này thể hiện rõ trong các tổ chức nhỏ chỉ sản xuất một tuyến sản phẩm vì tạo ra được một hệ thống quyền hành rõ ràng và quyền đưa ra các quyết định. trong các công ty lớn được tổ chức theo chức năng thường phân công trách nhiệm và quyền hành cho một vài bộ phận và được giám đốc giám sát nên trách nhiệm về kết quả hoạt động của tổ chức hay lợi nhuận chỉ được gánh vác duy nhất bởi Giám đốc. * Những thuận lợi của mô hình quản lý trực tuyến chức năng là: Chuyên môn hoá theo chức năng đảm bảo vấn đề kinh tế cho tổ chức vì tạo ra được một cơ cấu tổ chức giản đơn. Đây thường là hình thức tốt nhất cho các tổ chức kinh doanh theo sản phẩm hoặc khu vực địa lý. Cơ cấu này có chi phí quản lý thấp bởi vì mỗi bộ phận chuyên môn hoá sẽ chia sẻ kinh nghiệm, việc huấn luyện và các nguồn lực. Sự thoả mãn trong công việc có cơ hội gia tăng khi các nhân viên có thể cải thiện mhững kỹ năng chuyên môn của họ bằng cách làm việc với những nhân viên khác trong cùng lĩnh vực chức năng. Các nhân viên có thể nhìn thấy một cách rõ ràng con đường nghề nghiệp đã được xác đinh trong các bộ phận chuyên môn của họ. Điều này cho phép dễ dàng thuê tuyển và thúc đẩy nhân viên phát triển các kỹ năng, giải quyết vấn đề theo từng lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. * Những khó khăn của mô hình quản lý trực tuyến chức năng là: Những khó khăn của chuyên môn các bộ phận theo chức năng trở lên rõ ràng khi một tổ chức đa dạng hoá theo sản phẩm hoặc thị trường.Khi có sự xích mích xảy ra giữa các bộ phận chức năng, các nhà quản trị phải tốn nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề liên quan. Việc xác định mức độ trách nhiệm và thành tích của các nhân viên ở các chức năng khác nhau là rất khó khăn. Nói cách khác nhà quản trị cấp cao không thể xác định một cách dễ dàng bộ phận nào - sản xuất, bán hàng hay tài chính chịu trách nhiệm về việc giảm sút lợi nhuận.Một khó khăn khác là những nhà quản trị cấp cao có thể tốn nhiều thời gian để liên kết các hoạt động của nhân viên thuộc các bộ phận chức năng khác nhau. Các bộ phận chuyên môn chức năng có xu hướng nhấn mạnh vào mục tiêu của bộ phận mình mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. Hơn nữa khi các nhân viên chức năng bắt đầu lo lắng về sự tinh thông nghề nghiệp của họ, họ có thể gây phiền toái cho những chức năng khác.Những nhân viên có lòng trung thành với chức năng của mình có thể trở thành rào cản đối với sự nhận thức và hợp tác liên kết với các thành viên các bộ phận chức năng khác. -- 7
  9. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Đối với Công ty tôn Việt Pháp đây là mô hình quản lý hữu hiệu và phù hợp nhất vì công ty là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo sản phẩm và khu vực địa lý. Với mô hình này công ty sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý, chuyên môn hoá các kỹ năng, thúc đẩy giải quyết vấn đề kĩ thuật chất lượng cao và ra quyết định tập trung. 1.4/ Tổ chức phân hệ sản xuất của công ty cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp P.TGĐ Kỹ Thuật Xưởng Sản Xuất Xưởng Bảo Trì Phòng KT - CN Công Bộ Điện Bảo Bảo Phụ Ka Ka Ka nghệ phận và tự sản sản sản trì trì trợ cơ động xuất xuất xuất cơ điện B C khí hoá A Qua sơ đồ tổ chức phân hệ sản xuất của công ty tôn Việt Pháp ta thấy đứng đầu là Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc mọi vấn đề về kỹ thuật, công nghệ. Đưa ra các phương hướng khắc phục sự cố, cải tiến kỹ thuật. Phòng kỹ thuật công nghệ có chức năng quản lý tài liệu, tài liệu thiết kế, lắp đặt bổ sung thay thế, bảo trì sửa chữa.Quản lý thiết bị, phần cứng của dây chuyền và phụ trợ, thiết bị xe máy, thiết bị nâng hạ. Quản lý công nghệ sản xuất (Điện, tự động hoá, công nghệ hoá học, công nghệ cơ khí, nhiệt động, thuỷ lực, khí động). Đào tạo KT – CN và an toàn lao động. Kết hợp với Xưởng sản xuất,và Xưởng cơ điện đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất,cải tiến kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân.Xưởng sản xuất chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, năng suất trong ka sản xuất.Tiếp nhận hệ thống thiết bị, trang bị từ phòng kỹ thuật và xưởng cơ điện bàn giao sau khi đã đầu -- 8
  10. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 tư, sửa chữa, bảo dưỡng.Tiếp nhận kế hoạch sản xuất của phòng kỹ thuật, tổ chức quán triệt các chỉ tiêu về an toàn, chất lượng, hiệu quả của kế hoạch.Phân công nhiệm vụ tới từng ca sản xuất.Trước khi sản xuất nhận hiện trạng thiết bị dây chuyền thông qua các biên bản bàn giao với phòng kỹ thuật và xưởng cơ điện sau khi kết thúc các công việc đầu tư, bảo dưỡng, sửa chữa. Xưởng cơ điện tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị trong công ty. Quản lý điều hành các thiết bị cung cấp các nguyên liệu phụ trong sản xuất như khí Hidro, Nitơ, LPG.Thực hiện bảo dưỡng thiết bị theo đúng lịch trình từ phòng KT – CN cung cấp. Trực tiếp sửa chữa các sự cố hỏng hóc trên dây chuyền và các cụm thiết bị phụ trợ theo yêu cầu của xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật và dưới sự giám sát của phòng kỹ thuật. Hỗ trợ về mặt nhân lực khi Xưởng sản xuất yêu cầu. 1.5/ Quy mô của doanh nghiệp. TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 1 Tổng số vốn Tr. Đồng 669.368.872 755.157.491 Tổng số lao động Người 2 213 220 Tổng năng lực SX 1000 tấn 3 26 28 Tổng doanh thu Tr. đồng 4 458.794.741.657 562.365.987.412 Tổng lợi nhuận Tr. đồng 5 2.866.350 7.452.722 Sau 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã có sự phát triển cả về quy mô lao động, vốn, doanh thu và năng lực sản xuất. Hai năm đầu 2004 và 2005 do công ty mới thành lập nên kết quả kinh doanh còn kém hiệu quả nhưng những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã có nhiều khởi sắc đó là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của CBCNV của nhà máy. Quy mô lao động cũng tăng đáng kể từ 180 CBCNV năm 2004 tăng lên 220 năm 2008 điều đó thể hiện Vifa không ngừng lớn mạnh. Chất lượng lao động của công ty cũng là một lợi thế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Hầu hết công nhân sản xuất có trình độ cao đẳng trở lên, được đào tạo bởi các chuyên gia tới từ Châu Âu. 1.6/ Những thuận lợi, khó khăn 1.6.1) Khó khăn. - Năm 1996 nhà máy sản xuất tôn mạ màu đầu tiên ở Việt Nam đã ra đời, đây là kết quả liên doanh giữa tập đoàn Nomura của Nhật Bản và công ty thép Miền Nam với công nghệ lạc hậu. Trải qua thời gian đầu do chất lượng thấp khó cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại. Nhưng với sự cải tiến công nghệ và lợi thế về hang rào thuế quan, trong những năm qua công ty -- 9
  11. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Phương Nam đã rất phát triển và thu về nhiều lợi nhuận. Từ sự thành công của tôn Phương Nam các doanh nghiệp đã ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này như: Tôn Phương Nam, tôn Hoa Sen, Bluescope, Lilama Hà Nội….Với tổng công suất khoảng 1triệu tấn/ năm. Tuy nhiên theo thống kê nhu cầu trong nước mới khoảng 200.000 tấn/ năm. Như vậy cũng đã vượt xa “ Cầu”. Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh lớn. Đây là thách thức lớn mà công ty phải đối mặt khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh. - Công ty có vốn đầu tư rất lớn, gần 400 tỷ đồng, và vốn đầu tư này hoàn toàn là vốn vay, phải trả nợ trong thời gian từ 8-10 năm cho nên giá thành sản xuất lớn gây bất lợi trong cạnh tranh nhất là với các công ty tư nhân có vốn đầu tư thấp và cơ chế kinh doanh linh hoạt. - Việt Nam ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, Qua đó thuế xuất đối với sản phẩm này sẽ giảm. Hơn nữa hầu hết nguyên vật liệu phải nhập từ nước ngoài vì thế sẽ mất lợi thế cạnh tranh khi hàng rào thuế quan được rỡ bỏ. 1.6.2) Những thuận lợi. - Công ty có dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao do tiêu chuẩn của EU, tạo được niềm tin đối với khách hàng. - Có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ cao. - Công ty được đặt tại khu công nghiệp Đông Hải gần cảng biển, hệ thống giao thông thuận lợi nên phân phối hàng hoá có nhiều lợi thế hơn. - Là một trong ba cơ sở đầu tiên ở Việt Nam sản xuất được sản phẩm tôn mạ hợp kim nhô m kẽm và tôn mạ hợ kim nhôm kẽm màu. - Đối thủ ở phía Bắc chủ yếu là Lilama Hà Nội, Vikor kém cả về chất lượng, thương hiệu cũng như thị phần. 1.7) Phương hướng phát triển của công ty. Hiện nay công ty đã hoàn tất thủ tục chuyển giao từ Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng sang Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( Lilama). Sự kiện này hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ của công ty cùng với sự thành công của Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Trong thời gian tới công ty sẽ cho ra đời sản phẩm mới tôn mạ hơp kim nhôm kẽm, hay còn gọi là tôn lạnh. Đây là sản phẩm có chất lượng cao và mang tính chiến lược của công ty nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Công ty đã và đang hoàn tất thủ tục mở tổng kho tại Đà Nẵng để thuận tiện trong việc - giao hàng cho các đại lý trên thị trường miền Trung và Tây Nguyên. -- 10
  12. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Cùng với việc cho ra đời sản phẩm mới công ty đã và đang tiếp tục mở rộng thị trường - tiêu thụ ra các tỉnh phía Nam và đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài. Xây dựng xưởng dập, định hình tôn thành phẩm, góp phần nâng cao doanh thu, hạ giá - thành sản phẩm. Ngoài ra trong năm 2009 công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu nhằm huy - động thêm vốn phục vụ cho việc tăng hiệu quả kinh doanh. Với những định hướng như vậy công ty phấn đấu tới 2010 đạt được 1 số chỉ tiêu như: Tăng sản lượng tiêu thụ từ 1800 tấn/ tháng lên 2500 tấn/ tháng. - Tăng thị phần 21% lên 28%. - Tăng quy mô lao động từ 220 người lên 300 người. - đảm bảo lương bình quân là 3,5 triệu đồng/ người/ tháng thay vì 2,8 triệu/ người/ - tháng. 2. Những thông tin cơ bản 2.1/ Đặc điểm của sản phẩm. Sản phẩm của công ty được sản xuất trên hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay. Nhập khẩu đồng bộ từ cộng hoà Pháp. Đây là dây chuyền duy nhất có mặt tại Châu Á và Việt Nam là một trong 8 nước trên thế giới sở hữu dây chuyền sản xuất tự động hoá liên tục từ quá trìng xử lý mạ đến quá trình sơn. Công ty hiện nay có 2 dòng sản phẩm chính đó là: Tôn mạ kẽm màu (Vifa zincolor) và tôn lạnh màu (Vifa Caluzinc). Đặc điểm của tôn mạ kẽm màu ( Vifa zincolor ). Thép nền sau khi đã được xử lý sạch - bề mặt sẽ được đưa qua bể mạ kẽm, quá trình mạ kẽm giúp cho độ bền của sản phẩm tăng lên, sản phẩm chịu được sự va đạp lớn, chống thấm, chống được tia cực tím, ít chịu tác động của môi trường. Sau khi mạ kẽm sản phẩm sẽ được đưa qua hệ thống thụ động và cromat đây là quá trình xử lý hoá chất giúp cho độ bám dính sơn được tốt hơn.Quá trình sơn là quá trình tạo một lớp bảo vệ lên bề mặt sản phẩm lớp màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt tôn cách li tôn với môi trường như nước, ánh sáng, không khí, bảo vệ tôn khỏi bị ăn mòn. - Cấu tạo của sản phẩm như sau. -- 11
  13. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Sơn lót Sơn phủ Mạ kẽm Thép nền Xử lý hoá chất 2.2/ Quy trình tạo ra sản phẩm được mô tả như sau: -- 12
  14. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 2.3 / Tình hình vật tư, tài sản cố định. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đã rất chú trọng trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cũng như tài sản cố định để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được an toàn và hiệu quả nhất. Cụ thể như sau. Nhà xưỏng sản xuất rộng 7000m2. - Dây chuyền sản xuất được nhập đồng bộ từ CH Pháp do hãng Stein Heurtey chế tạo. - Hệ thống cầu trục, xe nâng cũng đựoc nhập từ Pháp. - Trạm biến áp. - Máy phát điện ( 500KVA và 1000KVA). - Trạm cung cấp Hidro, Nitơ, Gas. - Hệ thống cấp nứơc sinh hoạt, cứu hoả. - Hệ thống thông tin liên lạc, internet. - Hệ thống máy tính công nghiệp, máy tính cho các phòng ban. - Các thiết bị văn phòng khác: Máy in, máy Fax, Photocopy…. - Hệ thống nhà kho thành phẩm, phế phẩm, trạm cân 80 tấn. - 2.4 / Tình hình lao động tiền lương. Sau 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã có sự phát triển cả về quy mô lao động cũng như ngày càng nâng cao mức thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên. Công ty có một lợi thế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Vifa có lực lượng lao động trẻ, có trình độ cao. Hầu hết công nhân sản xuất có trình độ Cao đẳng trở lên. Được đào tạo bởi các chuyên gia tới từ Châu Âu. Mức thu nhập trung bình của Cán bộ công nhân viên không ngừng tăng lên và được thể hiện qua bảng sau. Bảng 1.2/ Tình hình lao động tiền lương của công từ năm 2004 – 2008. TT Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số CBCNV Người 1 180 195 205 213 220 Thu nhập bình quân Triệu 2 1,70 1,80 2,00 2,50 2,80 1 người/tháng đồng 2.5/ Tình hình tài chính của công ty.( Bảng cân đối kế toán) 2.6/ Chính sách và mục tiêu chất lượng của Vifa. 2.6.1) Chính sách chất lượng: 1) Luôn hướng tới thoả mãn nhu cầu ngày càng cao cuả khách hàng. -- 13
  15. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, nếp sống văn minh, lịch sự. 3) Duy trì và nâng cao hiệu lực của hệ thống phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO/ IEC 17025 4) Duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2000. 2.6.2) Mục tiêu chất lượng của Vifa: 1) Sản phẩm tôn mạ kẽm, mạ màu của công ty đạt tiêu chuẩn: . JIS G 3302. . JIS G 3312- ASTM 755M – 03. 2) Giao hàng chính xác về chất lượng, số lượng và thời gian. 3) Quản lý vận hành và sử dụng trang thiết bị đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn. 4) Phấn đấu giảm các chỉ tiêu, tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm, thực hành tiết kiệm, năng suất lao động cao hơn, hiệu quả cao hơn, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn 2.7/ Thị trường và tiêu thụ Hiện nay Vifa mới có 2 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và các đại lý nằm rải rác tại 1 số tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Lào Cai…. Nếu chỉ hoạt động trong thị trường nhỏ hẹp Công ty dễ bị các đối thủ cạnh tranh không chế, chèn ép và khống chế. Do vậy nếu có một thị trường tiêu thụ rộng lớn thì các biến động ở một khu vực nào đó sẽ không ảnh hưởng lớn tới hoạt động cuả công ty. Mặt khác việc mở rộng thị trường tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty, tạo tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách về giá. Hiện nay công ty đã xuất khẩu được lô hàng đầu tiên sang Angola. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng đối với Vifa, nó thể hiện sản phẩm của công ty đã được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường. Để mở rộng thị trường công ty cũng đã đề ra chiến lược của riêng mình như tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tiết kiệm nhiên, nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất, làm giảm giá thành sản phẩm. -- 14
  16. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Phần II:THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT PHÁP 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Khái niệm chi phí kinh doanh Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động SXKD của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình mà mỗi DN bỏ ra những chi phí nhất định, là chi phí về lao động đời sống gồm: Tiền lương, tiền công, trích BHXH, còn chi phí về lao động vật hoá gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu…Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ. “ Chi phí SXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SX trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”. 1.2. Vai trò Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định chính xác các khoản chi phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp DN bảo toàn vốn theo yêu cầu của chế độ quản lý kinh tế. Trong doanh nghiệp SXKD, ngoài hoạt động sản xuất còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như: Bán hang, quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Nhưng chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động SXKD mới được coi lad chi phí SXKD, nó khác với chỉ tiêu – Đó là sự giảm đi đơn thuần của các loại vật tư, tài sản, nguồn vốn của DN bất kể nó được dung vào mục đích gì? Chỉ tiêu là cơ sở để phát sinh chi phí, không có chỉ tiêu thì không có chi phí song giữa chúng lại có sự khác nhau về lương và thời gian phát sinh. Biểu hiện có những khoản chi tiêu kỳ này chưa được tính vào chi phí, có những khoản được tính vào chi phí kỳ này, từ đó giúp tính đúng, tính đủ vào chi phí SXKD góp phần nâng cao hiệu quả công tác hạch toán sản xuất của DN. Như vậy thực chất chi phí SXKD của DN là sự dịch chuyển vốn của DN vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình SXKD. -- 15
  17. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản xuất kinh doanh. Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là tháng, quý năm. Các chi phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của Doanh nghiệp. 1.3. Một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1. Mục đích của việc xây dựng các chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh của DN. Việc lập kế hoạch chi phí SXKD là cần thiết và tất yếu. Trên cơ sở các kế hoạch nhằm xác định mục tiêu phấn đấu không ngừng. Thực hiện tốt công tác quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu chi phí SXKD có ảnh hưởng tích cực tới các chỉ tiêu khác như: Chỉ tiêu vốn lưu động được xác định căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất và kinh doanh của đơn vị, mức lợi nhuận phụ thuộc vào giá thành sản lượng hang hoá kỳ kế hoạch và được xác định trên cơ sở dự toán chi phí SXKD trong kỳ. Do vậy mục tiêu của Nhà quản trị nếu chỉ mang tính chất định tính thì người thực hiện rất khó xác định một cách yêu cầu cụ thể mức đặt ra, cho nên các chỉ tiêu thể hiện bằng những con số cụ thể đã định hướng được, rõ rang, đẽ hiểu nhưng cũng mang tính chất chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu quản lý. Như vậy việc xây dựng các chỉ tiêu về chi phí SXKD của DN nhằm mục đích đáp ứng đắc lực cho yêu cầu của công tác kế hoạch, có độ chuẩn xác cao tại bộ khung cho việc thực thi đạt kết quả cao. 1.3.2. Nội dung của các chỉ tiêu và ý nghĩa của các chỉ tiêu. a. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tổng mức chi phí kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh toàn bộ chi phí kinh doanh phân bổ cho khối lượng hang hoá, dịch vụ sẽ thực hiện trong kỳ kế hoạch tới của doanh nghiệp. Trong công tác lập kế hoạch chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì chỉ tiêu này có thể được dự tính theo nhiều phương pháp khác nhau như: Dự tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng thu nhập của DN trong kỳ kế hoạch, từ đó tính - ra tổng mức kinh doanh. Tuy nhiên do những nhu cầu về nghiên cứu thị trường, quảng cáo và các chi phí hỗ trợ - Marketing và phát triển hoặc do những đặc điểm khác nhau của từng loại chi phí kinh doanh trong kỳ kế tiếp. DN có thể hoặc cần thiết phải lấp kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận chủ yếu của chi phí kinh doanh trong kỳ kế hoạch, sau đó tổng hợp lại sẽ có chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh của kỳ kế hoạch. Để xác định các chỉ tiêu chi phí theo từng khoản mục cụ thể, DN có thể sử dụng những phương pháp thích hợp, những thống kê kinh nghiệm tỷ lệ phần trăm trên Doanh thu. -- 16
  18. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 Chỉ tiêu tổng mức chi phí kinh doanh mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dung vật chất, tiền vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình kinh doanh của DN nhưng không phản ánh trình độ sử dụng các loại chi phí kinh doanh, không phản ánh được chất lượng của công tác quản lý chi phí kinh doanh của DN trong kỳ đó. b. Tỷ suất chi phí. Chỉ tiêu tổng chi phí SXKD mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dung vật chất, tiền vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình SXKD của DN, đồng thời xác định số vốn phải bù đắp từ thu nhập trong kỳ của DN. Đánh giá hiệu quả chi phí từng thời kỳ cũng như sự tiến bộ trong công tác quản lý chi phí các DN khác có cùng điều kiện, cùng tính chất hoạt động, cần phải thông qua chỉ tiêu tỷ suất chi phí. Công thức: F = F/ M x 100% Trong đó: F: tỷ suất chi phí (%) F: tổng chi phí sản xuất kinh doanh. M: Tổng doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng chi phí SXKD với tổng mức tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ một đơn vị sản phẩm thiêu thụ thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Vì vậy càng tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hoá / một đơn vị số tiêu thụ thì càng tốt. Tỷ suất chi phí càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh càng cao. c. Mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí. Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tình hình, kết quả hạ thấp chi phí thông qua hai tỷ suất chi phí đem so sánh với nhau. Công thức F = F ’ 1 – F ’ o Trong đó F : Mức độ tăng trưởng hoặc giảm tỷ suất chi phí F’1 . Tương ứng tỷ suất chi phí kỳ so sánh F’o: Tỷ suất chi phí kinh doanh lỳ gốc. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chọn kỳ so sánh và kỳ gốc cho phù hợp. Có thể chọn kỳ gốc là chỉ tiêu kế hoạch, còn kỳ so sánh là chỉ tiêu thực hiện cùng một thời kỳ để đánh giá mức độ hạ thấp tỷ suất chi phí của DN. F : Có thể nhận giá trị: “ - ”, “ + ” = 0. F < 0 chứng tỏ suất phí so sánh < tỷ suất phí kỳ gốc công tác quản lý chi phí tốt. -- 17
  19. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 F > = 0: chưa tốt. d. Tốc độ tỷ suất tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm chi phí nhanh hay chậm giữa hai Doanh nghiệp trong cùng một kỳ hoặc giữa hai thời kỳ của một doanh nghiệp chỉ tiêu này được xác định là tỷ lệ % của mức độ tăng( giảm) tỷ suất phí của hai thời kỳ/ tỷ suất phí kỳ gốc. Công thức: ∆T = ∆ F’/ F’ x 100%. Trong đó : ∆T: Tốc độ tăng ( giảm) tỷ suất phí. ∆T < 0; Đánh giá là tốt ∆T ≥ 0 : Chưa tốt ∆T là chỉ tiêu chất lượng, có thể đánh giá chính xác trình độ tổ chức quản lý chi phí sản xuất kinh doanh cuả DN. Chỉ tiêu này giúp cho người quản lý thấy rõ hơn tình hình, kết quả phấn đấu giảm chi phí bởi có trường hợp giữa hai thời kỳ của DN ( hoặc giữa hai DN) có mức độ hạ thấp chi phí như nhau nhưng tốc độ giảm chi phí lại khác nhau và ngược lại. e. Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh. Là kết quả của sự phấn đấu hạ thấp chi phí SXKD hoặc làm giảm tỷ suất phí. Mức tiết kiệm ( hay lãng phí) chi phí = Mức độ giảm ( hoặc tăng) tỷ suất phí x Mức doanh thu kỳ so sánh. Ký hiệu: ∆M = ∆F x M1 ∆M < 0: Phản ánh số tiền tiết kiệm được. ∆M ≥ 0: Số tiền bị lãng phí do tỷ suất phí tăng. Kết quả của việc hạ thấp chi phí làm góp phần tăng lợi nhuận cho DN. Chỉ tiêu này làm rõ thêm chỉ tiêu mức độ hạ thấp chi phí bằng cách biểu hiện số tương đối (%) sang tuyệt đối. g. Hệ số lợi nhuận trên chi phí. Hệ số sinh lợi của chi phí là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với tôngr chi phí kinh doanh trong một thời kỳ nhất định và xác định được bằng công thức: H = P/ G Trong đó. H: là hệ số sinh lời chi phí kinh doanh. P: Là tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ kinh doanh. F: Là tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy 100 đồng chi phí bỏ ra thì DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời càng lớn chứng tỏ khả năng kinh doanh của DN là tốt. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được hiệu quả SXKD của DN trong kỳ kinh doanh -- 18
  20. Chuyên đề thực tập Nguyễn Phạm Thắng – QTKD K3 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan thuộc môi trường bên trong của DN. a. Nhân tố công nghệ và khoa học kỹ thuật - Ứng dụng những tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất cho phép các DN tiết kiệm được chi phí kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì nếu áp dụng nó có thể thay thế cho nhiều lao đôngj nặng nhọc, thay đổi điều kiện cơ bản của sản xuất như: Tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm ít đi, nhiều loại vật liệu mới ra đời… Do đó tuỳ điều kiện cụ thể của từng DN mà ứng dụng sao cho hợp lý. b. Nhân tố tổ chức lao động và con người: Việc tổ chức lao động một cách khoa học hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra “ Yếu tố con người” cũng rất quan trọng, doanh nghiệp cần phải khơi dậy tiềm năng của mỗi con người, phải bồi dưỡng CBCNV, quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc, khen thưởng thích đáng…. c. Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: Nhân tố này tác động mạnh mẽ đến việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của DN. Trước hết giúp DN xác định được định mức, phương pháp sản xuất tối ưu, hạn chế sự lãng phí về việc sử dụng nguyên vật liệu để hạ giá thành… Tài chính ở đây chính là việc tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đủ cho nhu cầu mua sắm vật tư, dự trù vật tư, tồn kho thành phẩm… để giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành. d. Nhân tố thông tin trong Doanh nghịêp Trong cơ chế thị trường như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải luôn coi trọng yếu tố thông tin. Điều này đòi hỏi thông tin được cung cấp chính xác, thường xuyên lien tục về nhu cầu của thị trường, sự thay đổi các chính sách xã hội của Nhà nước… để có biện pháp thích ứng với sự thay đổi đó.Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong DN là rất cần thiết là một trong những yếu tố góp phần tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ gí thành sản phẩm. 1.4.2 Các nhóm nhân tố khách quan thuộc môi trường bên ngoài Doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh bên ngoài DN luôn tồn tại khách quan do vậy DN khó có thể kiểm soát hết được. a. Nhân tố môi trường chính trị, pháp luật. b. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng. c. Đối thủ cạnh tranh. 1.5. Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. -- 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2