LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 75
download
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người DTTS có phẩm chất và năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo xây dựng ĐNCB, nhất là ĐNCB người DTTS cho vùng đồng bào dân tộc. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay
- LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay
- mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người DTTS có phẩm chất và năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo xây dựng ĐNCB, nhất là ĐNCB người DTTS cho vùng đồng bào dân tộc. Bởi vậy, ĐNCB người DTTS đã dần phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đồng chí cán bộ người DTTS được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa phương, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng. Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB ở vùng dân tộc và miền núi còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm" [14, tr.34]. Đây là thực trạng chung, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, có diện tích 4.662 km2, gồm 11 huyện thị với tổng số dân gần 800.000 người. Có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống lâu đời: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'mông, Hoa. Là một tỉnh mới tách tháng 10/1991 nên Hòa Bình còn gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bên cạnh những thành tựu bước đầu, cũng còn không ít những vấn đề yếu kém, bất cập trong đó có những yếu kém về công tác phát triển ĐNCB người DTTS. Mục tiêu Đảng ta đề ra là "Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ" trở thành nhiệm vụ bức xúc cho các vùng dân tộc, miền núi nói chung, tỉnh Hòa Bình
- nói riêng. Do đó, phát triển ĐNCB người DTTS từ xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí sử dụng và luân chuyển một cách có hiệu quả đội ngũ cán bộ này - là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: "Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về ĐNCB người DTTS từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này quan tâm. Tiêu biểu là một số công trình có tính chất chuyên khảo như sau: - Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX.04-11 do cố GS.TS Bế Viết Đẳng làm chủ nhiệm: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi". Trong đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển ĐNCB, trí thức các DTTS gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. - Đề tài khoa học cấp Nhà nước: KX-05: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", (sách tham khảo) do GS.TS Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Có đề cập đến vấn đề cán bộ người DTTS trong nội dung chương 3 và chương 4. Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách dân tộc dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai trò của họ ở một số vùng cụ thể. - PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn: "Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là một cuốn sách tham khảo, có nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của ĐNCB người DTTS đối với việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng DTTS ở nước ta hiện nay.
- - Cùng góc độ nghiên cứu trên, còn có cuốn sách "Hệ thống chính trị cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" do PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Những luận văn và luận án đáng quan tâm như: Luận văn thạc sĩ: "Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của tác giả Lô Quốc Toản (1993); Luận án tiến sĩ: "Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới" của tác giả Trịnh Quang Cảnh (2002). Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề tạo nguồn cán bộ người DTTS, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người DTTS, đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ DTTS và phát huy vai trò trí thức người DTTS. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khác viết về ĐNCB nói chung và ĐNCB người DTTS nói riêng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình. Việc đánh giá đúng thực trạng ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình để từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNCB người DTTS của Tỉnh vẫn là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu - nhất là được nghiên cứu từ góc độ chính trị - xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những đặc điểm của ĐNCB người DTTS, luận văn đi sâu phân tích thực trạng của ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình và đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển ĐNCB đó trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày một số khái niệm cần thiết, làm rõ đặc điểm, vai trò của ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình hiện nay. - Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và những yêu cầu phát triển ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình.
- - Xác định phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ này từ 1996 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hòa Bình... về các vấn đề có liên quan đến đề tài, nhất là quan điểm về xây dựng ĐNCB nói chung, phát triển ĐNCB người DTTS nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan tới đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin, có chú ý đến tính đặc thù về mặt phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học để luận giải những vấn đề đặt ra trong nội dung đề tài, gắn lý luận với thực tiễn chính trị - xã hội. - Kết hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - hệ thống hóa,... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Nghiên cứu dưới góc độ lý luận - chính trị về thực trạng ĐNCB người DTTS ở tỉnh Hòa Bình, đề xuất những phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển ĐNCB người DTTS để đáp ứng những yêu cầu mới hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. ý nghĩa lý luận Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong Trường chính trị về những nội dung liên quan tới xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và phát triển ĐNCB người DTTS nói riêng.
- 6.2. ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền... tỉnh Hòa Bình tham khảo để xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng luân chuyển ĐNCB người DTTS. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 Đặc điểm và vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình hiện nay 1.1. Quan niệm về dân tộc thiểu số, cán bộ người dân tộc thiểu số 1.1.1. Dân tộc thiểu số Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: Dân tộc thiểu số: dân tộc có số dân ít (có thể là hàng trăm, hàng ngàn và cho đến hàng triệu) cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc số dân đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: ý thức về Tổ quốc chung và ý thức về dân tộc mình. Những dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vì vậy, các Nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội giữa dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số [45, tr.655]. Định nghĩa trên nói lên nét đặc thù của các DTTS: có số dân ít, cư trú trong một quốc gia thống nhất, trong quốc gia đó có thể 2, 3, 4 thậm chí hàng chục DTTS. Chẳng hạn, như ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga. Trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới, hiếm có quốc gia nào mang tính đa dân tộc sớm như ở nước ta. Khoa học lịch sử đã chứng minh tính đa dân tộc của quốc gia Việt Nam có từ ngày đầu dựng nước (Văn Lang thời Hùng Vương và Âu Lạc thời An Dương Vương). Trải qua quá trình phát triển hàng ngàn năm, Việt Nam ngày nay có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Ngoài người Kinh là dân tộc đa số, có 53 DTTS chiếm khoảng 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi - là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi tr ường sinh thái. Sinh trưởng và tụ cư ở vùng khí hậu nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt,
- cộng đồng các dân tộc Việt Nam sớm có truyền thống đoàn kết khắc phục thiên tai, chế ngự thiên nhiên, phát triển sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất nuôi sống con người; đồng thời, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. Đồng bào các DTTS ở nước ta sống phân tán và xen kẽ ở nhiều cấp độ khác nhau, không hình thành vùng lãnh thổ riêng cho từng dân tộc. Chẳng hạn, Dân tộc Dao phân bổ ở các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn... Có những tỉnh miền núi người dân tộc thiểu số chiếm số đông như Hà Giang, Cao Bằng trên 90%; Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu... trên 70%; Kon Tum 53,6% [12, tr.158]. Nhưng cũng có tỉnh, tỷ lệ đồng bào DTTS so với cư dân trong tỉnh không cao, như "ở Đắk Lắk có tới 44 dân tộc cùng chung sống, các DTTS chỉ chiếm 28,4% cư dân trong tỉnh" [28, tr.412]. Số dân của các dân tộc nhiều ít khác nhau, nhưng mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Việt Nam (biểu hiện qua ngôn ngữ, phong tục, luật tục, kiến trúc nhà cửa, giao tiếp, ứng xử...). Do hậu quả lâu dài bởi các chính sách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến cùng với điều kiện tự nhiên và môi trường khắc nghiệt, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đều nhau, thậm chí còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền và giữa các dân tộc; đặc điểm tâm lý, văn hóa tộc người mang nhiều sắc thái đa dạng, phức tạp. Các thế lực thù địch đang hướng các trọng điểm tấn công vào đồng bào DTTS nhằm phá hoại khối đại đoàn kết, gây mất ổn định chính trị và phá hoại cách mạng Việt Nam. Những nội dung cơ bản của khái niệm dân tộc đã nêu và phân tích trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu một đối tượng đặc thù: cán bộ người DTTS. 1.1.2. Cán bộ người dân tộc thiểu số Do đặc điểm truyền thống dân tộc và chính sách Nhà nước của mỗi quốc gia, nên việc xác định cán bộ ở các nước có sự khác nhau. Các nước phương Tây như: Mỹ,
- Anh, Pháp, Đức dùng khái niệm công chức; các nước châu á như: Singapo khái niệm công chức, Nhật khái niệm quan chức, những người làm chính trị là chính khách. Khái niệm cán bộ thường được dùng từ trước đến nay ở các nước xã hội chủ nghĩa, ở các tổ chức thuộc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ những năm 30, khi Đảng ta còn hoạt động bí mật, gây dựng phong trào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Đảng tuyên truyền đường lối thông qua những cán bộ của mình. Khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh và phải ra sức làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng ở Đảng" [21, tr.566]. Như vậy, cán bộ cách mạng chính là cầu nối giữa Đảng với nhân dân: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng" [23, tr.269]. Với chức năng là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, mọi đảng viên của Đảng chính là cán bộ của Đảng, có nhiệm vụ vận động và giác ngộ quần chúng, tập hợp quần chúng xây dựng lực l ượng cho Đảng. Sau khi cách mạng giành được chính quyền, Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, hệ thống chính trị dần dần được hình thành, phát triển, hoàn thiện cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thì cán bộ là tất cả mọi người làm việc trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể, quân đội. Trong Từ điển Tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa: 1) Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ Nhà nước. Cán bộ khoa học. Cán bộ chính trị. 2) Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ [48, tr.109]. Tại điều 1, Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 có quy định 8 nhóm cán bộ, công chức hiện nay [31, tr.31-32]. Theo các định nghĩa trên, cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản: - Cán bộ giữ một chức vụ, trọng trách nào đó trong hệ thống chính trị nói chung. - Cán bộ phải qua bầu cử, tuyển chọn, đề bạt.
- - Cán bộ được sự uỷ thác của Nhà nước, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị... và lấy danh nghĩa của Nhà nước và các tổ chức đó mà hoạt động. - Cán bộ hưởng đãi ngộ căn cứ vào chất lượng lao động của họ. Như vậy, cán bộ theo nghĩa chung nhất là những người lãnh đạo, quản lý hoặc nhà chuyên môn, nhà khoa học; có thể là công chức, viên chức làm việc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Cán bộ được hình thành từ dân cử, bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm. Trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể trên cơ sở phân tích số liệu cán bộ của các dân tộc trong toàn tỉnh Hòa Bình. Theo tiến sĩ Lê Phương Thảo, khái niệm cán bộ DTTS dùng để chỉ một đối tượng cán bộ đặc thù, tiêu chí cơ bản là xuất thân từ các DTTS. Khái niệm cán bộ DTTS được dùng khi so sánh với khái niệm cán bộ dân tộc đa số và được xem xét trên phạm vi toàn quốc, mặc dù trong không gian hẹp (tỉnh, huyện, xã), có khi một DTTS nào đó lại chiếm số đông [38, tr.38]. Tính đặc thù của cán bộ người DTTS ở nước ta có mặt do lịch sử để lại, có mặt nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển. 1.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số số ở tỉnh Hòa Bình hiện nay Để làm rõ đặc điểm của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình, trước tiên cần phải tìm hiểu đặc điểm của các DTTS sống trên địa bàn tỉnh. - Dân tộc Mường: Dân tộc Mường là DTTS chiếm số đông nhất trong toàn tỉnh (62,8%). Sống định cư ở các triền núi thấp. Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó, quyền thế tập thuộc về con trai trưởng. Mỗi làng của người Mường thường quần tụ nhiều dòng họ. Đặc điểm nổi bật của người Mường là tính cộng đồng, được thể hiện trên nhiều mặt trong đời sống của làng. Các hình thức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đối với từng đơn vị kinh tế gia đình. Chẳng hạn như: tổ chức nhóm lao động mà không định thành phần tham gia, được tập hợp nhất thời theo mùa vụ, bằng sự tự
- nguyện của các thành viên đáp ứng yêu cầu cấp bách về nhân lực dưới hình thức đổi công. Những gia đình neo đơn, gặp hoạn nạn, hoặc mất mùa, đói kém người trong làng thường giúp đỡ, cưu mang và không tính toán thiệt hơn... Trước đây sản xuất chủ yếu độc canh cây lúa, khai thác rừng, họ thường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ bởi gạo nếp là lương thực chủ yếu và được chế biến thành những món ăn truyền thống như xôi, bánh ống, cơm lam. Nghề thủ công truyền thống của người Mường là dệt vải, đan lát đã phát triển tới trình độ khá tinh xảo. Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Mường, kiến trúc kiểu bốn mái, có hai cầu thang đặt ở hai đầu nhà: cầu thang chính là cầu thang khách ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ là cầu thang chủ cuối hồi trái; nhà sàn thường có cửa sổ 3 mặt, cửa sổ quan trọng và linh thiêng nhất bên trên đặt bàn thờ tổ tiên - nơi cấm kỵ không được gác chân lên, không được bước qua hoặc chuyển đồ vật vào nhà qua cửa sổ này. Trang phục truyền thống của nam giới người Mường là bộ quần áo cánh màu nâu - chàm; phụ nữ mặc váy dài đen, áo cóm, yếm, cạp váy được thêu các hoa văn phản ánh quan niệm về vũ trụ, con người, đời sống sản xuất và văn hóa cộng đồng. Người Mường không kết hôn trong các dòng họ. Tang lễ người Mường tổ chức theo nghi lễ nghiêm ngặt, còn có nhiều nét ảnh hưởng của Nho giáo. Đồng bào Mường tổ chức nhiều lễ hội trong n ăm: như tết cơm mới, lễ cầu mưa, lễ sửa lá lúa... Đời sống văn hóa, văn nghệ phong phú: có trường ca "đẻ đất, đẻ nước", hát đối, hát ru, múa sạp, đánh cồng... - Dân tộc Thái: Dân tộc Thái chiếm khoảng 4% dân số trong toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Mai Châu, sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy và du lịch. Sống trong vùng có nhiều cư dân Mường, nên người Thái Hòa Bình đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Mường (nhất là trang phục và nhà cửa...). Nhưng đặc trưng văn hóa Thái vẫn được người Thái giữ gìn, phát huy trong đời sống cộng đồng, biểu hiện qua ngôn ngữ, văn hóa, âm nhạc, kiến trúc, tập quán, tín ngưỡng... Trang phục nữ của người Thái Hòa Bình: đầu quấn khăn piêu, mặc áo ngắn mở ở phía trước, hai bên tà áo được đính hai hàng cúc bướm bằng bạc hoặc nhôm, váy màu đen không trang trí.
- Từ lâu đời người Thái đã khai thác khu vực đáy thung lũng thành hệ thống ruộng để trồng lúa nước và họ thiết lập khu cư trú của mình ngay chân núi cạnh các thung lũng. Đặc điểm khu dân cư của người Thái là mật tập, nghĩa là các gia đình làm nhà sàn liền mái, đi chung ngõ với nhau, vườn ở trên nương. Với lối sống này, ý thức cộng đồng được đề cao trong quan hệ xã hội. Người Thái Mai Châu có lối sống đạt đến trình độ cao về phép tắc ứng xử trong quan hệ gia đình, quan hệ bên nội, ngoại và quan hệ với khách. "Trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm, uống rượu, đêm nằm đắp chăn ngủ đệm", đó là phép tắc ứng xử tận tình, hiếu khách, trân trọng dành cho khách tình cảm tốt đẹp nhất - đặc trưng của người Thái Mai Châu. Người Thái có những món ăn độc đáo, trước hết là món xôi, trên mâm không thể thiếu món ớt hòa muối tỏi, có rau thơm, hành, có thể thêm gan gà luộc, ruột cá, cá nướng (gọi chung là chéo). Đồ ăn họ ưa chuộng là các món chế biến từ nướng, sấy sau đó mới đến canh, xào, luộc; họ ưa các món ăn có vị cay, chua, đắng, bùi; ít dùng các món ngọt, lợ, đậm... Nghề thủ công truyền thống của người Thái có từ lâu đời, thổ cẩm Thái đẹp và nổi tiếng với hình trang trí như hoa, thú rất trang nhã và sinh động. Họ là những chủ nhân của các bộ sử thi hàng ngàn trang như truyện thơ, cổ tích, ngụ ngôn. Nhạc cụ truyền thống thường được sử dụng như: Trống đồng, khèn bì, pí... các trò chơi dân gian: ném còn, kéo co, bắn nỏ, chơi quay... những phong tục tập quán của họ: cúng thần đất, thần núi, lễ cưới, lễ tang, khánh thành nhà mới...Múa (còn gọi là xoè) là sinh hoạt cộng đồng đã ngấm vào máu thịt của mỗi người Thái, với đủ các loại: xoè vòng, xoè trống chiêng, xoè kéng loóng... - Dân tộc Tày: Người Tày ở Hòa Bình chiếm 2,7% dân số toàn tỉnh. Ngôn ngữ dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc Cao Lan. Họ có nền sản xuất nông nghiệp và phát triển đa dạng, làng xóm hình thành từ vài chục gia đình sống gắn bó với nhau; chủ yếu là do các dòng họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có điểm riêng về tập tục, mỗi họ thờ hương hoa một thần linh nhất định. Người Tày thờ tổ tiên là chính, do chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo.
- Trang phục của người Tày nhã nhặn, họ thường mặc váy hoặc quần áo cánh bên trong, áo dài bên ngoài (áo dài 5 thân ôm sát eo dài chấm gót, khuy áo cài lệch sang phải), thắt lưng đồng màu với áo dài được dệt từ sợi bông hay tơ tằm. Do sinh sống xen kẽ với người Kinh, nên đời sống dân tộc Tày có nhiều nét hòa đồng và nói chung đời sống kinh tế - xã hội ngày nay ổn định, phát triển. - Dân tộc Dao: Dân tộc Dao ở Hòa Bình chiếm khoảng 1,7% dân số của tỉnh. Sinh sống chủ yếu ở các xóm, bản các xã vùng cao, xa xôi hẻo lánh của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc... Dân tộc Dao có hai nhóm chính: nhóm tiểu bản (Dao quần chẹt) và nhóm đại bản (Dao đeo tiền). Người Dao sống ở Hòa Bình là nhóm tiểu bản gồm 6 dòng họ (người Dao có 12 dòng họ) là: Triệu, Dương, Phùng, Trịnh, Lý, Bàn. Mỗi dòng họ có nhánh khác nhau, chẳng hạn họ Triệu có các nhánh Triệu Bể, Triệu Mốc... người cùng dòng họ không được kết hôn dù là bao nhiêu đời. Trước 1945, người Dao sống du canh, du cư trên núi cao, sống bằng nghề nương rẫy, ngày nay với chính sách của Đảng - Nhà nước đại bộ phận đã hạ sơn, định canh định cư ở vùng thấp hơn, sống bằng trồng lúa nước, canh tác nương rẫy; một số nghề thủ công như dệt vải, mộc, làm giấy... Do đặc điểm cư trú, lịch sử xã hội, nên người Dao có tâm lý rất tự trọng, tri thức dân gian phong phú, nhất là y học dân tộc cổ truyền. Họ rất mến khách và có tính cộng đồng dân tộc cao. Tiếng nói, chữ viết của người Dao có nguồn gốc từ quan hỏa, được nôm hóa thành tiếng Dao. Hiện nay, họ không sử dụng chữ viết riêng mà chỉ còn số ít người già sử dụng chữ Nôm - Dao trong lập bùa, thờ cúng. Các điệu hát ví, hát lượm, hát đối... thường được sử dụng trong ngày lễ, tết, ma chay. Người Dao ở nhà sàn và nửa sàn. Cưới xin có nhiều quy định phong phú, hình thức ở rể lấy vợ rất phổ biến (ở đến khi đủ lễ cưới - bạc trắng mới được đưa vợ về nhà mình). Người Dao chỉ mai táng người chết một lần (không cải táng). Họ thờ tổ tiên (ông tổ của 12 dòng họ), có nhiều tín ngưỡng về thần linh, ma quỷ, thờ cúng phức tạp. - Dân tộc H'mông:
- Dân tộc H'mông ở Hòa Bình chiếm khoảng 0,5 dân số toàn tỉnh. Sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, vùng sâu (tập trung đông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu). Tiếng H'mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Người H'mông sống bằng nghề nương rẫy, đã định cư nhưng còn du canh. Họ trồng lúa, ngô và thức ăn đặc sản là món thắng cố; họ trồng cây, se sợi, dệt vải; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, chó, ngựa. Trang phục chủ yếu bằng vải lanh tự dệt, y phục nữ truyền thống gồm váy xoè, áo xẻ ngực, tạp rề trước và sau, xà cạp cuốn chân thêu hoa văn sặc sỡ; nam mặc quần vải láy đen kiểu may chân què (không bổ đũng), áo chân đen bó sát người, tay áo chắp vải mầu thành sọc ngang đặc trưng. Các dòng họ sống quây quần thành từng cụm, trưởng họ lo đảm nhiệm việc chung; người cùng dòng họ có thể đẻ và chết trong nhà nhau với quan niệm cùng một tổ tiên phải giúp đỡ, cưu mang lẫn nhau. Hôn nhân truyền thống của người H'mông là tự do kén chọn bạn đời. Họ có tục "bắt vợ" khi trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ đồng ý nhưng kinh tế khó khăn không làm đám cưới được, hẹn nhau ở một điểm và bạn trai dắt bạn gái về làm vợ. Người H'mông tổ chức tết cổ truyền vào tháng 12 dương lịch, trong 3 ngày tết họ không ăn rau xanh. Dụng cụ đặc sắc của người H'mông được sử dụng trong ngày tết, vui xuân, hội hè, chợ phiên là khèn, đàn môi, lá. Ngày nay, do điều kiện môi trường sống và các yếu tố lịch sử chi phối nên người H'mông còn gặp rất nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống và trong phát triển sản xuất của mình. Như vậy, tất cả những đặc điểm của từng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc trong sinh hoạt, khắc ghi trong tiềm thức mỗi đồng bào dân tộc, mỗi cán bộ người DTTS. Đội ngũ cán bộ người DTTS ở Hòa Bình cũng mang đậm dấu ấn của người DTTS Hòa Bình, biểu hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất: ĐNCB người DTTS chịu ảnh hưởng và tác động lớn của các thiết chế xã hội truyền thống, của các DTTS sống trên địa bàn.
- Cán bộ người DTTS ở Hòa Bình là những con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên vùng đất đặc thù của đất nước. Họ không những mang trong mình những nét chung của con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, mà cuộc sống cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh sống đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của họ. Trong lịch sử mỗi dân tộc, đều có hình thức tổ chức xã hội riêng, những phong tục tập quán, nếp nghĩ, cách làm... đều in đậm những bản sắc riêng biệt. Cán bộ người DTTS hoạt động trên địa bàn lãnh thổ rộng lớn và trong môi trường xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp. Họ phải xử lý hàng loạt mối quan hệ xã hội: giữa những người đồng tộc và khác tộc; những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen... giống nhau và khác nhau. Điều đó đòi hỏi họ không chỉ nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật chung của Đảng và Nhà nước, mà còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về dân tộc mình và các dân tộc anh em trên cùng địa bàn; họ cần có không chỉ lý trí, quyết tâm cao mà còn phải có tình cảm sâu sắc, lòng kiên nhẫn và sự nhạy cảm. - Thứ hai: ĐNCB người DTTS có lối sống thẳng thắn, chân thật, mộc mạc, giản dị, trọng danh dự. Có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với bạn và thù. Có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lực tự cường và có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. - Thứ ba: Trình độ dân trí của đồng bào DTTS còn thấp, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa; cán bộ người DTTS không chỉ tuyên truyền mà trực tiếp tham gia, miệng nói, tay làm hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. - Thứ tư: Cán bộ người DTTS ít có điều kiện học tập thuận lợi để nâng cao trình độ mọi mặt, nên họ thường gặp nhiều khó khăn trong công tác và cuộc sống đời thường. - Thứ năm: Tư tưởng tự ty và ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, lạc hậu còn rơi rớt lại một số nơi đã kìm hãm tính năng động trong suy nghĩ; một bộ phận cán bộ người DTTS thuộc vùng sâu, vùng xa còn bàng quan, thờ ơ trước cuộc sống. - Thứ sáu: Chính sách của Đảng, Nhà nước chưa bù đắp được những nhu cầu phong phú và đa dạng trong cuộc sống đời thường của cán bộ người DTTS; nhưng với tình cảm cách mạng gắn bó máu thịt với sự phát triển đi lên của cộng đồng các dân tộc, họ hăng hái, nhiệt tình thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- 1.3. Vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình Người đặt nền móng cho lý luận về xây dựng ĐNCB của giai cấp vô sản là C.Mác - Ph.Ăngghen. Bằng sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, C.Mác đã khẳng định: Xưa nay, tư tưởng không thể đưa người ta vượt ngoài trật tự thế giới cũ được; trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn [20, tr.181]. Hai ông còn chỉ rõ, giai cấp vô sản và chính Đảng của mình, muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ được chính quyền phải xây dựng cho được ĐNCB thực sự trung thành và tài năng. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Đảng chưa nắm chính quyền, C.Mác - Ph.Ăngghen chưa có thực tế để bàn nhiều về cán bộ, mặc dù hai ông rất quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ những nhà tuyên truyền, cổ động, truyền bá tư tưởng cộng sản; lãnh đạo, tổ chức phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản. Là học trò xuất sắc của C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin nhận thức rõ vai trò to lớn của ĐNCB, từ việc giác ngộ tư tưởng cho quần chúng, đến việc tổ chức họ lại tạo thành một khối thống nhất giữa ý chí và hành động. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, người cán bộ có nhiệm vụ trọng đại khác nhau. Nếu trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, các lãnh tụ của Đảng chủ yếu làm công tác tuyên truyền và tổ chức khởi nghĩa; thì khi giành được chính quyền, nhiệm vụ giáo dục quần chúng vẫn phải tiếp tục, nhưng nhiệm vụ trọng tâm nhất của người cán bộ là công tác tổ chức thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế. Cán bộ luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ tiến trình cách mạng vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng trước hết thông qua đường lối chính trị, đồng thời phải thông qua con người và bộ máy tổ chức. V.I.Lênin viết: "Sự lãnh đạo chính trị sẽ là gì chứ? Ai lãnh đạo nếu không phải là những con người, lãnh đạo cách nào, nếu không phải là phân phối lực lượng?" [18, tr.306]. Người đã gắn chặt ĐNCB, công tác cán bộ với vai trò lãnh đạo của Đảng và vai
- trò cán bộ, công tác cán bộ chỉ được thể hiện rõ ràng, cụ thể, có hiệu lực khi gắn với đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng. Người đã đòi hỏi, giai cấp công nhân phải xây dựng cho mình một đội ngũ những người "tâm huyết": "Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn" [19, tr.449]. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí, vai trò của cán bộ, công tác cán bộ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [23, tr.269] và "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt" [23, tr.54] nên "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" [23, tr.240]. Cán bộ là một nhân tố động, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình cách mạng. Vai trò của cán bộ được thể hiện rõ thông qua các mối quan hệ giữa cán bộ và đường lối, với nhiệm vụ chính trị; với tổ chức và với phong trào cách mạng của quần chúng. Thực vậy, đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng hay sai phụ thuộc cơ bản vào ĐNCB có trách nhiệm đề ra đường lối; đồng thời, đường lối đúng đó có trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống cần có ĐNCB tốt để thực hiện nó. Hồ Chủ tịch viết: "Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [23, tr.54] và Người còn chỉ rõ: "Nơi nào có cán bộ tốt thì cả vùng đó hoạt động như một bộ máy. Và cả vùng đó tỏ ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ. Nơi nào có cán bộ xoàng, thì vùng đó, như đang ngủ say. Trên giấy thì cái gì cũng có. Nhưng sự thật, thì việc gì cũng uể oải, lùi xùi" [23, tr.139-140]. Sức mạnh của mỗi con người là ở tổ chức, cán bộ mạnh thì tổ chức mạnh và nếu tổ chức mạnh thì sức mạnh của con người nâng lên gấp bội. Chất lượng cán bộ phụ thuộc vào công tác tổ chức cán bộ và sự phấn đấu của chính bản thân cán bộ.
- Đối với phong trào cách mạng của quần chúng, cán bộ là người tuyên truyền, vận động, tổ chức xây dựng, duy trì và phát triển phong trào; đồng thời, phong trào cách mạng của quần chúng tạo nên một môi trường rèn luyện, thử thách và sàng lọc cán bộ. Sức mạnh của cán bộ là ở mối quan hệ mật thiết với quần chúng, được quần chúng tin và ủng hộ. Nếu tách khỏi quần chúng, đứng trên quần chúng, không được sự ủng hộ của quần chúng thì người cán bộ cũng mất vai trò của mình. Vai trò của ĐNCB người DTTS cũng không nằm ngoài mối quan hệ đó. Đội ngũ cán bộ người DTTS - những người con ưu tú của đồng bào các dân tộc được Đảng, Nhà nước và đoàn thể rèn luyện là một lực lượng cơ bản, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục và tổ chức đồng bào các DTTS phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh của mình để giải phóng chính mình trong sự nghiệp đoàn kết, giúp đỡ của các dân tộc anh em, thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng. Ngay từ thời kỳ đầu cách mạng đã xuất hiện nhiều đồng chí tiêu biểu như: Hoàng Văn Thụ - ủy viên thường vụ Trung ương Đảng khóa I; Hoàng Đình Giong - ủy viên Trung ương Đảng khóa I; các đồng chí: Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba, Đàm Quang Trung... đều là người DTTS. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên với 34 đồng chí, trong đó có 30 đồng chí là người DTTS (Tày, Nùng, Dao). Nhiều đồng chí là chiến sĩ trong đội tuyên truyền giải phóng quân sau này trở thành những tướng lĩnh tài ba thao lược: đồng chí Y Ngông Niếk Đăm, dân tộc Êđê đã được giác ngộ trở thành cán bộ của Đảng và Nhà nước, đảm đương chức vụ ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội 9 khóa và ủy viên Trung ương Đảng 2 khóa; ở vùng người Khơme có nhiều đồng chí tiêu biểu như đồng chí Sơn Thông, khu ủy viên khu Tây Nam Bộ; đồng chí Huỳnh Cương, ủy viên cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ủy viên Trung ương Đảng khóa VII, VIII... [46, tr.73-74]. Ngày nay, ĐNCB người DTTS tiếp tục được xây dựng, phát triển và có vai trò to lớn trong sự nghiệp đổi mới. Nhiều con em của đồng bào đang đảm nhiệm trọng trách trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Trong quy hoạch phân cấp giữa Trung ương và địa phương, cấp Trung ương có chức năng lãnh đạo, quản lý vĩ mô những vấn đề quan trọng nhất có liên quan tới toàn bộ đời sống xã hội, gồm: hoạch định đường lối chính sách, kế hoạch dài hạn, xây dựng
- và ban hành luật pháp, pháp quy và cơ chế chung; giải quyết những vấn đề liên quan tới công tác đối ngoại, an ninh - quốc phòng. Cấp địa phương có trách nhiệm tiếp thu, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương trong phạm vi địa bàn của mình; lãnh đạo, quản lý mọi lĩnh vực trên địa bàn lãnh thổ nhằm phát huy mọi tiềm năng của địa phương. Do đó, vai trò ĐNCB người DTTS Hòa Bình được thể hiện ở những nội dung sau: Đội ngũ cán bộ người DTTS trực tiếp lĩnh hội mọi nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương, triển khai và quán triệt, tổ chức chỉ đạo thực hiện tại địa phương. Họ có vai trò quyết định trong xây dựng chủ trương, định hướng chương trình, kế hoạch phát triển toàn diện trong phạm vi từng cấp, ngành, từng lĩnh vực ở địa phương; đồng thời, từ thực tiễn sinh động ở địa phương, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị với Trung ương để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối chính sách chung nhằm đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của cả nước. Đội ngũ cán bộ người DTTS là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng trung gian đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời, cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chỉ có đồng bào và cán bộ người dân tộc mình mới hiểu dân tộc mình sâu sắc nhất, để phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc và mọi tiềm năng của quê hương mình trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa" [15, tr.3-4]. Không chỉ là cầu nối giữa Đảng với dân, ĐNCB người DTTS còn có vai trò trung tâm đoàn kết, khai thác, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của đảng viên và quần chúng, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên mọi người ra sức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Trước sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, trước sự tấn công của các thế lực thù địch, ĐNCB người DTTS của tỉnh luôn thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Trong điều kiện đời sống khó khăn và trước những tiêu cực xã hội, đại đa số vẫn giữ được lối sống lành mạnh và bản sắc văn hóa dân tộc, quan tâm chăm lo sự nghiệp chung của địa phương, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của người cán bộ cách mạng để xây dựng các thế hệ cán bộ người
- DTTS hiện tại và tương lai, bởi "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ" [13, tr.66]. Sự nghiệp CNH, HĐH thành công hay không, phụ thuộc rất lớn vào sự năng động, sáng tạo trong vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, vào năng lực tổ chức triển khai và thực hiện của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình. Kết luận chương 1 Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng đã cung cấp cho chúng ta cơ sở lý luận để làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm và vai trò của ĐNCB người DTTS. Nắm vững những đặc điểm của ĐNCB người DTTS là một trong những điều kiện quan trọng nhất để đề xuất những giải pháp nhằm từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế; phát huy những yếu tố tích cực và nâng cao vai trò của ĐNCB người DTTS trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở một tỉnh miền núi có đông đảo đồng bào DTTS sinh sống. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, trình độ và năng lực của ĐNCB người DTTS. Trước nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới, cần phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng ĐNCB người DTTS trên cơ sở bám sát yêu cầu chiến lược cán bộ và những nhân tố tác động tới sự hình thành và quá trình phát triển của ĐNCB người DTTS tỉnh Hòa Bình hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2020-2030
223 p | 46 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương
154 p | 32 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học công lập huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
106 p | 28 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trường Trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
183 p | 20 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển đội ngũ Tư vấn viên bán hàng tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) – Chi nhánh Miền Trung
110 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
105 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Công ty Cổ phần Tổ hợp Giáo dục Tuniver
101 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở khu vụ thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
147 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển đội ngũ công chức cấp phường (xã) tại Kon Tum, tỉnh Kom Tum
135 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk
120 p | 16 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
26 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Muôn Ma Thuột
103 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
127 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
129 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng
117 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
148 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường đại học Văn Hiến đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
101 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Buôn Ma Thuột
103 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn