intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

100
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng giai cấp công nhân nói chung và đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, trong giai đoạn hiện nay là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và gắn với nền kinh tế tri thức; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay
  2. Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Xây dựng giai cấp công nhân nói chung và đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, trong giai đoạn hiện nay là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và gắn với nền kinh tế tri thức; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển mạnh các ngành kinh tế dựa trên những tiềm năng, lợi thế của đất nước và có khả năng tạo ra các sản phẩm kinh tế có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế biển là một ngành như vậy. Với chiều dài bờ biển trên 3.200 km, vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam rộng trên 1.000.000 m2, gấp 3 lần diện tích đất liền, Việt nam có một vị trí hết sức thuận lợi trong việc phát triển các ngành công nghiệp biển và đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế quốc tế qua đường hàng hải, mở rộng sự liên kết, hợp tác trong khai thác và phát triển kinh tế biển có hiệu quả, đồng thời góp phần củng cố quốc phòng và an ninh. Từ thực tế trên, Nghị quyết TW 4 khoá X của Đảng ta đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của kinh tế biển và vạch ra mục tiêu, chiến lược biển Việt Nam từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát sau: "phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển". Theo đó phát triển ngành công nghiệp đóng tàu được xem là hướng chủ đạo có vai trò quyết định cung cấp những phương tiện, công cụ đa dạng về các chủng loại tàu, thuyền…đảm bảo cho chúng ta tiến ra biển, làm chủ đại dương và khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao các nguồn lợi từ biển. Song trên thực tế ngành công nghiệp đóng tàu và đặc biệt là đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế biển và nhu cầu vận tải biển.
  3. Vấn đề đặt ra một cách cấp bách hiện nay đối với đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng và toàn ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phải có những chiến lược mới và những phương hướng giải pháp cụ thể trong xây dựng phát triển ngành, đặc biệt là xây dựng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề kỹ thuật cao ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đây cũng là lý do cơ bản mà tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phũng hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. - ở Việt nam trong những năm gần đây, vấn đề giai cấp công nhân và sử mệnh lịch sử của nó đã thu hút được nhiều công trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đáng chủ ý là một số công trình nghiên cứu sau: GS Văn Tạo (1997) Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam. NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Viện công nhân và công đoàn - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2001) “Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI”. NXB Lao động, Hà Nội.... Các công trình nêu trên đã đề cập một cách khá phong phú, toàn diện nhiều khía cạnh của giai cấp công nhân như xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên CNXH, mặt khác đã đưa ra một số những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh cả số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Đặc biệt gần đây, đã có những công trình nghiên cứu trực tiếp đến mối quan hệ giữa CNH, HĐH với sự phát triển của giai cấp công nhân cũng như vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước như: GS-TS Dương Xuân Ngọc (2004) Giai cấp công nhân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Ngọc Sơn (2001), Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sỹ. Kỷ yếu hội thảo - Về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trường Đại học công đoàn Việt Nam (2002). Các công trình trên đã đề cập về mối quan hệ biện chứng giữa quá trình CNH, HĐH đất nước với sự phát triển của giai cấp
  4. công nhân, đặt ra những yếu cầu nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về số l ượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của lao động sản xuất trong thời kỳ mới. Ngoài những công trình nêu trên còn có một số luận văn thạc sỹ và các bài viết trong các tạp chí ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam như: Nguyễn Văn Năm (1995), Công nhân Hải Phòng trong công cuộc đổi mới, những vấn đề đặt ra và những phương hướng giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Viện chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vũ Tiến Đạt (2004), Góp phần đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp tàu thuỷ, số 7. Tô Ngọc (2005), Với công tác xây dựng đội ngũ công nhân viên chức lao động ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp tàu thuỷ, số 13... Các công trình trên đã đề cập tới thực trạng công nhân của ngành công nghiệp tàu thuỷ và đưa ra một số phương hướng giải pháp nhằm xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ công nhân công nghiệp đóng tàu. Hiện nay, chưa có một công trình khoa học cụ thể nào về phát triển giai cấp công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay ở cấp tiến sĩ, thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn. Mục đích - Làm rõ thực trạng, xu hướng phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng; từ đó nêu ra những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ này góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ Chỉ ra những đặc điểm, làm rõ vai trò, các yếu tố quy đinh sự phát triển của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay. Đánh giá thực trạng chỉ ra các vấn đề, xu hướng vận động phát triển của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng. Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển công nhân ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
  5. Luận văn tập trung nghiên cứu đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng từ 1994 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân, CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế và những chính sách đối với công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. - Từ phương pháp nghiên cứu đặc thù của CNXH khoa học là tiếp cận và giải quyết vấn đề từ góc độ chính trị - xã hội, luận văn kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp, khảo sát, điều tra, thống kê... để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn. - Góp phần phát triển nhận thức xã hội đối với việc phát triển công nhân ngành công nghiệp đóng tàu có vai trò to lớn, quyết định trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. - Để đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm từng bước thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu Hứa Phòng hiện nay. - Làm tài liệu tham khảo để cho các cơ quan có thẩm quyền vận dụng vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách phù hợp trong quản lý và phát triển công nhân ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
  6. Chương 1: về phát triển công nhân ngành công nghiệp đóng tàu 1.1. Công nghiệp đóng tàu và công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. 1.1.1. Nhận thức chung về công nghiệp đóng tàu và kinh tế biển. Về công nghiệp đóng tàu. Trong thực tế, ngành công nghiệp đóng tàu (CNĐT) có lịch sử hình thành từ rất sớm, đặc biệt từ những thế kỷ XVI - XIX nó đã có những bước tiến vượt bậc ở các nước Châu Âu có nền công nghiệp phát triển như: Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Nauy, Đan Mạch...Vào những thế kỷ này, những phát kiến mới về địa lý, nhu cầu phát triển của CNTB cùng những cuộc tìm kiếm thị trường trên thế giới đã lấy đường biển làm con đường chính, phát triển công nghiệp đóng tàu và hải quân làm phương tiện thực dân chủ đạo để CNTB thỏa mãn khát vọng xâm chiếm của nó. Công nghiệp đóng tàu của những nước đế quốc theo đó đã khá phát triển ; lịch sử phát triển ngành đóng tàu ngay từ giai đoạn này đã mang dấu ấn chính trị - xã hội rõ nét; các đế quốc như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những nước có hạm đội mạnh và ngành công nghiệp đóng tàu phát triển sớm. It có lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật nào mang rõ nét tính chất chính trị – xã hội như ngành công nghiệp này. Và, cũng hiếm có quốc gia hiện đại nào có biển mà lại không quan tâm và có chính sách riêng với ngành công nghiệp đặc thù này. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất hiện đại, xu thế hội nhập và giao thương quốc tế... đã làm tăng cường tính chất chuyên môn hoá, xã hội hoá cao trong phân công lao động quốc tế và làm biến chuyển mạnh mẽ ngành công nghiệp đóng tàu. Ngành công nghiệp này đang có xu hướng phát triển, dịch chuyển từ các nước vốn có truyền thống về nghề đóng tàu sang các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore... Xu hướng này khiến cho CNĐT cùng với sự phát triển nhân lực, công nghệ, vốn, thị trường... cho nghề này đang có xu hướng toàn cầu hóa. ở Việt Nam nghề đóng tàu thuyền đi biển đã có từ lâu trong lịch sử ; Song phát triển thành một ngành công nghiệp đóng tàu thì gần đây Việt Nam mới thực sự hiện thực hóa và bắt đầu có những bước tiến dài. Công nghiệp đóng tàu là một ngành sản xuất vật chất trên cơ sở ngành công nghiệp cơ khí (thiết kế vật liệu, vỏ tàu, máy tàu, điện tàu,...) tích hợp với nhiều chuyên
  7. ngành khác (như hải dương học, vận tải biển, khai thác biển và cả công n ghi ệp quốc p hòng, hải quân...) Đây là l ĩnh vực lao đ ộng công nghiệp hiện đ ại trong đ ó n gư ời công nhân sử dụng các t ư liệu lao đ ộng đ ể trực tiếp biến đổi đ ối t ượng lao đ ộng thành sản phẩm phục vụ cho kinh t ế biển. Thông qua quá trình công nghệ n h ất đ ịnh ngư ời ta làm thay đ ổi hình dạng, kích th ước bên ngoài, thay đ ổi tính c h ất cơ l ý - h oá bên trong c ủa các vật liệu đ ể tạo ra các sản phẩm đ óng tàu. K ết q u ả của hoạt đ ộng đ óng tàu là t ạo ra các tàu vận tải, t àu đ ẩy, tàu chuyên dụng và c ác thi ết bị nổi hoạt đ ộng trên ao, hồ, sông biển... Đ ây là một ngành công nghiệp cơ khí kỹ thuật cao, sự phát triển của nó đòi hỏi cần được đáp ứng những điều kiện đặc thù cơ bản như sau: Đ ây là m ột ngành c ơ khí k ỹ thuật cao n ó đ òi h ỏi sự đ ầu t ư v ốn ban đ ầu rất lớn trong xây dựng c ơ s ở vật chất kỹ thuật, các công cụ thiết bị, công n gh ệ cao, nhà máy bến bãi đ ể tiến hành sản xuất. Nếu chỉ tính xây dựng một ụ n ổi và hệ thống triền, đ à đ ã lên t ới hàng tr ăm t ỷ đ ồng, riêng một thiế t b ị cẩu n âng bình th ư ờng loại 80 tấn đ ã m ất khoảng 150 - 2 00 t ỷ đ ồng, các ph ương t i ện công cụ máy móc nguyên vật liệu đ ể tiến hành thiết kế, chế tạo hết sức đ ắt đ ỏ, th ư ờng chúng ta phải nhập khẩu từ bên ngoài... Khả n ăng quay v òng v ốn lại rất chậm, trong q uá trình s ản xuất th ư ờng gặp rủi ro t ương đ ối cao so v ới ngành sản xuất khác vì bạn hàng cũng mang tính lựa chọn bởi không phải q u ốc gia nào cũng có biển và có nhu cầu đ óng m ới hay sửa chữa tàu biển . Đây cũng là một ngành kỹ thuật luôn được cải tiến phát triển không ngừng phù hợp với nhu cầu dịch vụ vận chuyển đa dạng, đa phương thức nên đòi hỏi phải thường xuyên bổ sung, cập nhật những công nghệ mới trong quá trình lao động sản xuất các sản phẩm tàu đa dạng tiên tiến, hiện đại. Để ngành công nghiệp đóng tàu phát triển đòi hỏi phải có một nền công nghiệp cơ khí phát triển đa ngành đủ mạnh có khả năng tạo ra nhiều nhà thầu phụ cung ứng các loại nguyên nhiên vật liệu cho ngành công nghiệp đóng tàu. Đây là ngành kinh tế mà sự phát triển có tính tuỳ thuộc khá lớn vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, thời tiết, diện tích bến bãi nhà xưởng phải đủ rộng để bố trí phù hợp các xưởng gia công thuận tiện cho sản xuất lắp ráp các phân đoạn và các tổng đoạn... Trong đó, đặc biệt là phải có hệ thống cảng sông, cảng biển
  8. phát triển đạt tiêu chuẩn yêu cầu riêng của quá trình sản xuất đóng mới và sửa chữa hạ thuỷ từng loại tàu. Tuy vậy ngành công nghiệp đóng tàu cũng là một ngày công nghiệp có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường lớn, do đó, trong quá trình đề ra mục tiêu chiến lược phát triển ngành, kinh nghiệm của các nước đi trước cho biết là cần phải gắn liền với việc đề ra các chính sách giải pháp xử lý vấn đề môi trường ngay từ đầu. Theo đó, ngành CNĐT có những yêu cầu đặc thù về kinh tế kỹ thuật. Đồng thời đây cũng là ngành kinh tế mà muốn phát triển cần phải thỏa mãn nhiều yêu cầu kinh tế - chính trị - xã hội; chẳng hạn nó có tiền đề từ việc đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển đa ngành nghề, có tiềm lực kinh tế đủ khả năng xuất nhập khẩu lưu thông hàng hoá với khối lượng lớn, có quan hệ rộng tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu thương mại dịch vụ, du lịch với các nước... Trong đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có một nền kinh tế biển với một trình độ khai thác biển phát triển mạnh mẽ tạo ra được nhu cầu lớn về các phương tiện tàu trong thăm dò, khai thác, vận tải biển. Chính sự phát triển kinh tế biển nó là động lực trực tiếp cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển phát triển. Ngành công nghiệp đóng tàu muốn phát triển vì thế, còn đòi hỏi các quốc gia phải có một chiến lược phát triển toàn diện nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nền kinh tế biển. Kinh tế biển trong tư duy của nhiều người mới chỉ được nhìn nhận một cách rời rạc, chủ yếu người ta bàn nhiều về vấn đề đánh bắt, khai thác dầu khí và vận tải. Các vấn đề khác thuộc kinh tế biển cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể chuyên sâu nào cho từng ngành công nghiệp biển. Việc tìm ra những nguyên nhân xảy ra xung đột giữa các ngành làm ảnh hưởng tới môi trường biển và đem ra các giải pháp đúng đắn nhằm giải quyết những mâu thuẫn trên cũng còn nhiều tranh cãi. Những vấn đề trên qua các hội thảo quốc tế về kinh tế biển cũng như các báo cáo tổng kết về kinh tế biển hiện nay vẫn còn nhiều mặt cần tiếp tục làm sáng tỏ. Hiện nay, kinh tế biển thường được hiểu theo hai cách cơ bản sau: Thứ nhất, theo nhận thức chung của thế giới hiện nay, kinh tế biển là một nền kinh tế tổng thành của các ngành công nghiệp do môi trường biển đem lại.
  9. Môi trường biển được định nghĩa là những vùng biển có chủ quyền và thuộc quyền tài phán của các quốc gia như: mặt nước ven bờ, lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền. Nó là một tổ hợp nhiều chức năng kinh tế - xã hội – chính trị của một quốc gia; gồm cả chủ quyền, kinh tế biển, công nghiệp phục vụ kinh tế biển, giao thông vận tải biển, địa lý tài nguyên và môi trường biển... Theo đó, các nền công nghiệp từ kinh tế biển Việt Nam bao gồm : khoáng sản biển khơi, đánh bắt và nuôi trồng ; vận tải tàu biển ; nhà nước và quốc phòng ; du lịch và giải trí biển, các dịch vụ biển ; nghiên cứu giáo dục biển ; chế tạo - chế biến ; xây dựng biển... Thứ hai, kinh tế biển được định nghĩa bằng cách nhận rõ sự phân biệt giữa hoạt động biển và phi biển. Một số hoạt động như đánh bắt và vận chuyển tàu, phà dứt khoát là lệ thuộc vào biển. Nhưng có những hoạt động khác lại khó phân loại chẳng hạn như du lịch chỉ một phần lệ thuộc biển, có những hoạt động mua sắm trên bờ hoàn toàn không lệ thuộc vào biển. Từ cách quan niệm trên chúng ta có thể nhận thức hơn về từng ngành kinh tế biển như sau: Khoáng sản biển khơi - bao gồm các tài nguyên khoáng sản như dầu khí, muối, cát và các loại khoáng sản khai thác từ biển. Đánh bắt và nuôi trồng - bao gồm bán cá trên tàu, chế biến hải sản, hoạt động bán buôn nuôi trồng và các dịch vụ về đánh bắt nuôi trồng. Vận tải tàu biển - bao gồm vận tải hàng hoá và hành khách, bến du thuyền và hoạt động bến cảng. Nhà nước và quốc phòng - bao gồm các căn cứ hải quân, bến tàu, và các chiến dịch tuần tra bảo vệ duyên hải và các hoạt động quản lý biển. Du lịch và giải trí biển - bao gồm du lịch các địa phương duyên hải của du khách trong nước hoặc nước ngoài. Các dịch vụ biển liên quan đến biển và kinh tế biển. Nghiên cứu và giáo dục - bao gồm nghiên cứu biển và giáo dục biển. Chế tạo các loại máy móc thiết bị phục vụ cho khai thác biển.
  10. Xây dựng biển bao gồm đóng tàu và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảng biển. ... Nếu kinh tế biển được nhận thức rộng như trên thì nước ta đang nắm trong tay một quyền sở hữu tài nguyên về biển hết sức to lớn đầy tiềm năng để phát triển và cũng là những thách thức lớn cần được hiểu rõ để chủ động khai thác tiềm năng ấy. Trên thực tế nó chưa được khai thác và phát huy đầy đủ. Xây dựng cho Việt Nam chiến lược phát triển kinh tế biển một cách toàn diện và khoa học để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất mới quy định và làm rõ nét quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác có gắn bó với kinh tế. Logic này cũng phù hợp với qúa trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Việc chuyển hóa những tài nguyên và tiềm năng ấy thành hiện thực được hay không lại tùy thuộc phần quan trọng vào yếu tố lực lượng sản xuất hàng đầu là đội ngũ công nhân CNĐT. Mối quan hệ giữa kinh tế biển với ngành công nghiệp đóng tàu. Kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu là hai ngành có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Muốn phát triển kinh tế biển một cách thuận lợi tất yếu phải phát triển ngành công nghiệp đóng tàu vì nó chính là hạ tầng cơ sở cho sự phát triển của kinh tế biển. Bởi lẽ, bất kỳ một hoạt động kinh tế nào có liên quan đến biển cũng như quá trình phát triển kinh tế biển đều phải sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu. Từ hoạt động thăm dò biển, nghiên cứu biển đến nuôi trồng và khai thác các nguồn tài nguyên biển cũng như vận tải biển, du lịch biển, bảo vệ môi trường biển và bảo vệ an ninh quốc phòng biển của xã hội nhất thiết cần phải có các phương tiện công cụ các loại tàu và các thiết bị nổi của ngành công nghiệp đóng tàu làm cơ sở cho sự làm chủ đại dương... Ngược lại, muốn phát triển ngành công nghiệp đóng tàu trước hết phải có hệ thống cảng sông, cảng biển ...mới tạo ra những điều kiện thích hợp cho xây dựng các cơ sở nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển. Ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ ra đời và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên đó là phải có biển. Không
  11. những thế, ngành công nghiệp đóng tàu chỉ có thể phát triển được khi và chỉ khi trình độ kinh tế biển của các nước phát triển tới một trình độ nhất định đưa đến sự giao lưu kinh tế quốc tế hóa giữa các nền kinh tế và các ngành kinh tế mới tạo ra các nhu cầu đa dạng về các loại phương tiện công cụ tàu lớn trên thực tế cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Trong lịch sử cũng như hiện tại phát triển kinh tế biển vốn là một trong những nội dung kinh tế quan trọng mang tính chiến lược của các quốc gia có biển. Nếu chúng ta nhìn một rộng hơn sẽ thấy rõ lịch sử xã hội loài người trong quá trình phát triển luôn gắn liền với nguồn nước, dòng sông, biển cả. Các trung tâm văn minh cổ xưa đều nằm bên cạnh các dòng sông lớn của khu vực và từ đó phát triển tiến dần ra biển. Đây chính là điều kiện cần và đủ làm cho ngành giao thông thủy và hàng hải ra đời, phát triển mạnh mẽ. Trên thực tế, quyền lực trên biển nó luôn thuộc về những quốc gia nào có cánh buồm lớn nhất, quốc gia đó sẽ đi nhanh nhất và phát triển nhất. Điển hình cho sự phát triển hướng ra biển vượt đại dương đó là các cường quốc: Anh, Đức, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hà Lan... họ đã có mặt khắp các đại dương và chính các quốc gia này cũng đã khai thác được những nguồn tài nguyên từ biển lớn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mình.Trong những năm gần đây, các nước ở khu vực châu á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... có những bước phát triển nhanh chóng về kinh tế biển. Họ đã có ý thức về kinh tế biển và tận dụng và khai thác có hiệu quả những lợi thế kinh tế từ biển của mình. Việt Nam có một tiềm năng to lớn về biển và có điều kiện rất thích hợp để có thể xây dựng phát triển các ngành công nghiệp biển, đặc biệt là ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển tiên tiến, hiện đại mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Thực tế sự phát triển của các nước cho thấy để khai thác được những tiềm năng lợi thế từ biển phải có một ngành công nghiệp đóng tàu phát triển cung cấp những phương tiện công cụ tàu thuỷ đảm bảo cho sự khám phá, chinh phục Đại dương một cách chủ động và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên từ biển, môi trường biển. Nhưng mặt khác, để phát triển được ngành công nghiệp đóng tàu tất yếu cần phải có một mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển một cách toàn diện. ở nước ta, biển chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Cho nên việc xác định phát triển kinh tế biển gắn liền với phát triển ngành công nghiệp đóng tàu tiên tiến hiện đại,
  12. phục vụ đắc lực cho quá trình khai thác và phát triển kinh tế biển thúc đẩy sự chuyển hướng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng... phải là một mục tiêu của chiến lược phát triển. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này hiện Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển và ngành công nghiệp đóng tàu như sau: - Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế biển: Căn cứ vào xu thế phát triển của thế giới hiện đang trong thời kỳ hướng ra biển nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế từ biển ; đồng thời xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước ta trước mắt và lâu dài ; gần đây Bộ Chính trị đã có hẳn một nghị quyết về phát triển kinh tế biển, đảo. Hội nghị BCN TW lần thứ 4 khoá X ngày 26/1/2007 đã bàn và đưa ra nghị quyết về 5 vấn đề trọng yếu của đất nước, trong đó có vấn đề chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu tổng quát như sau: "quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng làm cho đất nước mạnh giàu".[ ] Từ mục tiêu tổng quát trên Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí 3 mục tiêu cụ thể như sau: Một là, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia biển, xây dựng một vùng biển hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển với các nước. Hai là, phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ quốc phòng an ninh làm cho đất nước giàu mạnh lên từ biển, bảo vệ môi trường biển. Ba là, nâng cao chất lượng phát triển, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven biển, đóng góp khoảng 53 - 54 giá trị GDP cho cả nước. Từ những mục tiêu cơ bản trên Đảng ta cũng đã vạch ra định hướng ưu tiên phát triển có trọng tâm, trọng điểm những ngành kinh tế có lợi thế so sánh sau: Thăm dò, khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí; phát triển hệ thống các cảng biển, vận tải biển; kinh tế hàng hải và công nghiệp đóng tàu ; khai thác đánh bắt thuỷ sản ; phát triển du lịch và kinh tế biển, đảo. Trong đó, phát triển ngành đóng tàu thủy được xem là ngành chủ đạo làm đòn bẩy cho quá trình thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược kinh tế biển của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
  13. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nhiều quyết định quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thuỷ (CNTT)Việt Nam. Cụ thể là quyết định số 1420/QĐ.TTg về đề án phê duyệt phát triển tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Hà Nội ngày 2/11/2001. Tiếp theo thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1106/QĐ.TTg về phê duyệt đề án điều chỉnh phát triển tổng công ty CNTT Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng 2015 Hà Nội ngày 18/10/2005. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành CNTT Việt Nam như sau: - Quan điểm chỉ đạo cho việc phát triển CNTT Việt Nam Thứ nhất, xây dựng phát triển Tổng Công ty CNTT Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con, kinh doanh đa ngành, đa sở hữu (trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối), có trình độ công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại làm nòng cốt cho ngành tàu thuỷ Việt Nam. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Thứ hai, xây dựng Tổng Công ty CNTT Việt Nam phát triển theo h ướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu thủy là chính, phát triển các ngành nghề khác trên nguyên tắc là những ngành hỗ trợ cho ngành đóng tàu. Theo đó Tổng Công ty được hoạt động trong một số lĩnh vực hàng hải, phát triển vận tải biển, vận tải sông và các ngành phụ trợ; hoạt động trong một số lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Tự thu xếp vốn, tự liên doanh, liên kết trong việc phát triển công nghiệp và các dịch vụ khác để đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thứ ba, Tổng Công ty thực hiện chiến lược sản phẩm mẫu, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm mũi nhọn, làm chủ công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường, xuất khẩu ngày càng nhiều và đáp ứng nhu cầu về các loại phương tiện trong nước. - Mục tiêu đăt ra : Đóng mới được các loại tàu hàng có trọng tải tới 80.000 tấn riêng tàu chở dầu thô có trọng tải từ 100.000 tấn đến 300.000 tấn. Tàu container có sức chứa đến 3.000 TEU, các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế
  14. biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu LASH, tàu tuần tra và tàu thông dụng. Sửa chữa được tàu có trọng tải tới 400.000 tấn. Đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho ngành công nghiệp đóng tàu. Đến năm 2010 phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau: Sản xuất thép tấm đóng tàu thông dụng. Lắp ráp và sản xuất động cơ diesel đến 22.000 sức ngựa. Sản xuất Container các loại. Sản xuất các thiết bị như: thiết bị điện tàu thuỷ, thiết bị trên boong tàu thuỷ, thiết bị cứu sinh, hộp số và chân vịt, nồi hơi tàu thủy, nội thất tàu thủy... Vận tải biển và vận tải sông, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội tàu vận tải biển, vận tải sông và các cơ sở dịch vụ hàng hải ... Vấn đề cấp bách nhất đang đặt ra hiện nay là : muốn xây dựng phát triển được ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng yêu cầu của quá trình khai thác phát triển kinh tế biển chúng ta phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng ngang tầm với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đảm bảo sự cạnh tranh trên trường quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. Công nhân ngành công nghiệp đóng tàu là những người sản xuất vật chất trong lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Họ gồm những người có chuyên môn kỹ thuật - tay nghề cao, lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vận hành các công cụ lao động cơ khí chính xác có tính chất công nghiệp ngày càng tiên tiến hiện đại hoá cao. Họ đóng một vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giây chuyền công nghệ sản xuất đóng mới và sửa chữa đa dạng các phương tiện tàu thuỷ: vừa là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất vừa là người làm chủ, vận hành nền sản xuất tiên tiến ấy. Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu cũng giống như giai cấp công nhân nói chung đều là sản phẩm và là chủ thể của đại công nghiệp. Tư tưởng của C.
  15. Mác và Ph. Ăngghen đang được chính thực tiễn sản xuất hiện đại khẳng định và làm tươi mới. Công nhân CNĐT cũng mang trong mình những điểm chung thống nhất với đặc điểm của GCCN, song do tính đặc thù của ngành nên đội ngũ công nhân này còn có những đặc điểm khác biệt như sau: Hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại đều tích hợp trong sản phẩm tàu biển, từ công nghiệp nặng, cơ khí chính xác, hóa công nghiệp đến công nghệ thông tin, công nghệ hải dương; gần đây các tàu thuyền đều định vị bằng vệ tinh – ngành đóng tàu hiển nhiên phải tiếp hợp với công nghệ định vị – viễn thám từ vũ trụ... Đặc trưng nghề nghiệp ấy đòi hỏi hệ tri thức đa dạng và chuyên sâu của công nhân CNĐT. Ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển là ngành kỹ thuật yêu cầu tính chính xác cao, cho nên đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu nhất thiết phải qua đào tạo một cách căn bản và thường xuyên được đào tạo cập nhật những công nghệ mới và rèn luyện kỹ năng tay nghề, đồng thời nó đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thủy để đáp ứng yêu cầu lao động của ngành. Vì thế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu không ngừng được phát triển nâng cao cả số lượng và chất lượng ; được ‘‘trí thức hoá’’ và trở thành lực lượng đi đầu trong nhạy bén nắm bắt, tiếp cận, làm chủ sáng tạo các công nghệ mới ứng dụng trực tiếp vào trong quá trình sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thủy ở nước ta. Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu là những người lao động được đào tạo một cách căn bản chuyên sâu. Hơn nữa, do sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong ngành cơ khí thường xuyên thay đổi và các sản phẩm tàu ngày càng đòi hỏi chất lượng phục vụ cao theo yêu cầu của khách hàng. Điều này đòi hỏi người lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu phải thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại để cập nhật những công nghệ mới, tiên tiến hiện đại ứng dụng vào trong quá trình sản xuất. Hiện các sản phẩm đóng tàu mà họ tạo ra nó ngày càng đòi hỏi tính năng kỹ thuật công nghệ cao, trọng tải lớn, vận hành với tốc độ cao. Phải đáp ứng mọi tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các cục đăng kiểm quốc tế, đảm bảo các sản phẩm tàu có độ bền thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu và nước biển với mức độ an toàn cao trên mặt nước và hoạt động dưới nước. Do đó, đây là một ngành kinh tế kỹ thuật
  16. cao có sự tích hợp nhiều nghề chuyên sâu trong quá trình sản xuất nh ư kỹ năng nghề cắt tôn, sơn, gò, hàn, thiết kế vỏ tàu, điện tàu, triền đà, ụ, lái tàu, lái cẩu...giữa các công đoạn sản xuất nó đòi hỏi tính năng cơ số hoá trong từng chi tiết phải đạt độ chính xác cao theo mẫu thiết kế và sử dụng các phương tiện công cụ hiện đại bán tự động và tự động hoá cao trong sản xuất thi công. Tính chất xã hội hóa của lao động được thể hiện khá rõ trong lao động và trong sinh hoạt của công nhân CNĐT. Do tính chất đặc thù nghề nghiệp người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí kỹ thuật này, nó đòi hỏi đội ngũ công nhân lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu phải có tính tổ chức kỷ luật cao. Kỷ luật công nghiệp và yêu cầu bán quân sự (đây là một yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp) đã đòi hỏi và rèn luyện cho công nhân CNĐT tác phong công nghiệp. Vì, đội ngũ công nhân này phải làm việc trong các môi trường nhà xưởng khác nhau, tạo ra các phân đoạn, tổng đoạn theo từng loại modul khác nhau trong một sản phẩm tàu. Công việc đòi hỏi phải có sự chính xác ăn khớp giữa các modul ấy là rất cao. Chính điều đó đòi hỏi người công nhân phải có sự liên kết cùng phối hợp chặt chẽ với nhau. Do điều kiện lao động sản xuất đặc thù của ngành, an toàn lao động cho công nhân CNĐT vì vậy cũng có sắc thái riêng. Phải lao động làm việc trong điều kiện hết sức nguy hiểm trực tiếp trên các hệ thống thiết bị cơ khí nâng hạ hàng trăm, hàng nghìn tấn sắt thép trong không gian chật hẹp, trên hệ thống triền đà rất phức tạp nên tai nạn lao động dễ xảy ra. Quá trình lao động của công nhân lại thường diễn ra trên hệ thống triền đà, ụ ở trên cao hàng chục mét, có khi phải lao động ở dưới nước, trong hầm tàu với khoảng không chật hẹp, xoay xở khó khăn, phức tạp... nên khá nhiều rủi ro trong lao động - cả cho người lao động và cả cho sản phẩm của công nghiệp đóng tàu. Trong quá trình sản xuất sơn, hàn, gò... người lao động phải đối mặt trực tiếp với các loại bụi hoá chất, phóng xạ rất độc hại, nguy hiểm đến trí tuệ và sức khoẻ. Cho nên, buộc người lao động trong ngành này phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định của luật lao động và luật an toàn lao động khi tiến hành sản xuất thi công đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ. Công nhân CNĐT còn phải nắm được những yếu tố, điều kiện tự nhiên và có kinh nghiệm, kỹ năng thực hành để có thể đưa ra những giải pháp linh hoạt phù hợp để tận dụng khai thác tốt nhất những điều kiện tự nhiên để đảm bảo nâng cao chất lượng
  17. hiệu quả lao động. Ví dụ, trong quá trình sản xuất phải lợi dụng thuỷ triều để có thể đưa tàu vào âu, ụ, hay để hạ thuỷ một cách an toàn... Trên đây là những nét khác biệt cơ bản của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu, nó luôn quy định đội ngũ công nhân ngành này phải luôn cập nhật và tự rèn dũa, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng tay nghề của mình, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển của ngành. Từ thực tiễn và lý luận, chúng tôi quan niệm: Công nhân công nghiệp đóng tàu là bộ phận cấu thành của giai cấp công nhân nói chung. Họ là những người lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra các sản phẩm của ngành CNĐT. Họ là những người có trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật cao, là người đại diện tiêu biểu cho trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất chuyên môn hoá, xã hội hoá cao trong ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ. Họ là người góp phần quyết định vào năng lực và hiệu quả khai thác kinh tế biển của đất nước ta. 1.2. Những yếu tố quy định sự phát triển của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. 1.2.1. Vai trò của công nhân ngành Công nghiệp đóng tàu Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất nào thì con người lao động bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp nhất tới sự phát triển sản xuất và hiệu quả sản xuất. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới không ngừng được phát triển giá trị hàm lượng chất xám trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng cao, thì vai trò của con người lao động lại càng có vị trí quan trọng hơn bao giờ hết trong lực lượng sản xuất. Vì con người chính là một bộ phận quan trọng nhất cấu thành lực lượng sản xuất trong mọi thời kỳ, con người vừa là điểm khởi đầu nhưng cũng là đích đến trong mọi sáng kiến phát minh và ứng dụng sáng tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế xã hội. V.I Lênin đã chỉ ra rằng: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [ 1. T38, tr 430] Đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu. Trong điều kiện của sự phát triển kinh tế kỹ
  18. thuật ngày càng hiện đại với quá trình quốc tế hoá cạnh tranh gay gắt như hiện nay cần phải có nguồn lực con người và chất lượng nguồn lực con người ngày càng cao, có khả năng nắm bắt, làm chủ các công nghệ mới trên thế giới, ứng dụng một cách sáng tạo trong lao động đạt chất lượng và hiệu quả cao. Họ là, lực lượng lao động đông đảo gồm cả các loại kỹ sư, kỹ thuật viên và những người thợ lành nghề khác ở những cấp bậc khác nhau đang làm chủ những tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc những nhân tố tự nhiên tác động đến các quy trình sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ. Hiện nay, đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu là những người tiền phong trong nắm bắt và ứng dụng các thành tựu khoa học và Công nghệ mới tiên tiến ấy vào trong các quy trình sản xuất đóng mới và sửa chữa đa dạng các phương tiện tàu thuỷ. Hơn nữa họ còn là người tham gia trực tiếp vào việc đổi mới công tác tổ chức sản xuất, cải thiện môi trường lao động trong các nhà máy. Đồng thời họ là những người đóng góp những ý kiến về chuyên môn còn bất cập trong quá trình lao động sản xuất của các nhà máy đóng tàu. Từ đó giúp các doanh nghiệp đưa ra những phương hướng, giải pháp tối ưu nhằm đổi mới phương thức sản xuất, phương thức lao động, cải tiến công cụ lao động và công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất và rút ngắn thời gian thi công đóng mới và sửa chữa tàu, đem lại năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. - Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển của các quốc gia có thực hiện được một cách có hiệu quả hay không nó tuỳ thuộc một phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt của đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. Tất cả mọi hoạt động kinh tế trên biển và liên quan đến biển, từ đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên khoáng sản biển cho đến các hoạt động thương mại chu chuyển, dịch vụ, cứu hộ, cứu nạn trên biển... hoàn toàn tùy thuộc ở các phương tiện công cụ do đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu tạo ra. Họ là người quyết định tạo ra các sản phẩm tàu thăm dò, khai thác một cách có hiệu quả những lợi thế về nguồn tài nguyên biển. Ngoài những vị trí vai trò nêu trên, đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu nó còn đóng vai quan trọng trong việc tạo ra các phương tiện, công cụ phục vụ cho các hoạt động tác chiến về an ninh quốc phòng trên biển: Chế tạo, đóng mới và sửa
  19. chữa những loại tàu đặc chủng chuyên dụng có tính năng hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho các hoạt động tuần tiễu, khu trục các tàu xâm phạm vào lãnh hải quốc gia và giám sát việc buôn bán trên biển trái pháp luật, góp phần bảo vệ vững chắc toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia. 1.2.2 Những yếu tố cơ bản qui định sự phát triển của công nhân ngành công nghiệp đóng tàu. - Nhu cầu nội tại của ngành công nghiệp đóng tàu là tác động trực tiếp. Thế kỷ XXI, tàu biển thế giới phát triển theo 3 tiêu chí quan trọng sau: An toàn, trọng tải lớn, giảm ô nhiễm môi trường. Đây thực sự là một cuộc cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực công nghệ đóng tàu tiên tiến; thời gian hoàn thành đúng hạn; nhân công chất lượng kỹ thuật cao. Đảm bảo sự rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành sản phẩm phù hợp. Ngành công nghiệp đóng tàu cũng không nằm ngoài quy luật khách quan của xu thế ấy. Trước đây, ngành công nghiệp đóng tàu chỉ đơn thuần đóng các phương tiện phục vụ cho ngành giao thông đường thuỷ đi lại và vận chuyển hàng hoá thông thường là chủ yếu. Nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế biển, khai thác biển của các nước trên thế giới hiện nay, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển trên thế giới những năm gần đây đã và đang có những bước tiến vượt bậc về chất để đáp ứng nhu cầu, trình độ phát triển kinh tế biển không ngừng gia tăng của các quốc gia hiện nay. Nhu cầu phát triển đó đòi hỏi ngành công nghiệp đóng tàu và đội ngũ công nhân ngành phải tạo ra các sản phẩm tàu có chất lượng và trọng tải lớn hoạt động với tốc độ cao, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc bốc, xếp dỡ hàng hoá và hành khách trên tàu với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao. Chính nhu cầu đó làm cho ngành công nghiệp đóng tàu phải không ngừng đổi mới, cải tiến kỹ thuật và công nghệ phù hợp với thực tiễn và hình thành hàng loạt xu hướng mới. Hiện có ba xu hướng tiêu biểu: xu hướng cơ khí hoá - điện khí hoá - tự động hoá trong công nghệ đóng tàu đáp ứng tính năng kỹ thuật công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn đăng kiểm nghiêm ngặt trong nước và quốc tế; Xu hướng nâng cao năng lực đóng tàu có tải trọng lớn - siêu trường, siêu trọng với khối lượng khổng lồ; Xu
  20. hướng đa dạng hóa các chủng loại tàu (chở khách, tàu chở dầu, chở hoá chất, chở hàng rời, tàu chuyên dụng...) Hiện các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển đang ứng dụng một cách nhanh chóng các thành tựu công nghệ mới vào quá trình sản xuất làm thay đổi tính chất từ một ngành công nghiệp cơ khí sử dụng nhân công là chính thì nay đã và đang được chuyển dần sang trở thành một ngành cơ khí kỹ thuật cao. Trong đó, các phần mềm tự động hóa ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò chủ chốt trong các công đoạn sản xuất đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ. Ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay ở các nước phát triển như: Anh, Đức, Pháp, Na - Uy, Hàn Quốc, Nhật Bản đã ứng dụng ngày càng phổ biến công nghệ thông tin phần mềm Shipconstructor, Nupas, Cadmatic vào trong các công việc có hàm lượng chất xám cao như khâu thiết kế, lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, lắp ráp với những thiết bị dây chuyền máy móc ngày càng hiện đại. Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh các dự án đầu tư, xây dựng các nhà máy mới cũng như các nhà máy hiện có lên gấp 2 lần đến năm 2008 và tăng lên gấp 3 lần đến năm 2015. Còn các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đang đi theo hướng hợp nhất các nhà máy để có những cơ sở sản xuất tàu biển lớn hơn và tập trung đầu tư những công nghệ tiên tiến nhất để đóng các sản phẩm tàu có tính năng kỹ thuật cao. Dự kiến trong 10 năm tới ba cường quốc đóng tàu châu á: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ tiếp tục nắm giữ trên 80% lượng đơn đặt hàng đóng tàu trên toàn thế giới. Các công nghệ đóng tàu theo kiểu sản xuất thủ công, đơn chiếc đã lần lượt thay thế bằng các công nghệ sản xuất đóng mới tiên tiến theo kiểu Module hiện đại. Các hoạt động trong sản xuất đóng mới không ngừng chuyển dần từ gia công cắt bằng tay sang các thiết bị gia công cơ khí dựa trên cơ sở cơ số hoá bằng các máy cắt NC, hàn tự động, bằng máy phay chương trình, máy tiện bán tự động và tự động cơ khí chính xác cao... Sự chuyên môn hoá sản xuất theo từng công đoạn có tính năng di động thuận tiện giữa các công đoạn sản xuất cũng như quá trình lắp ráp tổng đoạn trên hệ thống dây chuyền hết sức hiện đại có tính chính xác cao. Thực tế đó đang đòi hỏi đội ngũ công nhân ngành công nghiệp đóng tàu phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để có thể nắm bắt và làm chủ được những phương tiện công cụ tự động và bán tự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2