LUẬN VĂN: Quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy dệt may Hà Nội
lượt xem 55
download
Qua một thời gian học việc và rèn luyện ở Nhà máy may 1 Công ty dệt may Hà Nội, để giúp cho tôi làm quen với những công việc ở Nhà máy . Đồng thời tạo cơ sở để tôi có thể nhận thức tốt hơn về các công việc sau này. Do đó tôi đã cố gắng đi sâu tìm hiểu để có thể hiểu rõ về quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như của Công ty. Đây là khoảng thời gian Nhà máy tạo điều kiện để cho tôi được học hỏi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy dệt may Hà Nội
- LUẬN VĂN: Quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy dệt may Hà Nội
- Lời mở đầu Qua một thời gian học việc và rèn luyện ở Nhà máy may 1 Công ty dệt may Hà Nội, để giúp cho tôi làm quen với những công việc ở Nhà máy . Đồng thời tạo cơ sở để tôi có thể nhận thức tốt hơn về các công việc sau này. Do đó tôi đã cố gắng đi sâu tìm hiểu để có thể hiểu rõ về quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy cũng như của Công ty. Đây là khoảng thời gian Nhà máy tạo điều kiện để cho tôi được học hỏi kinh nghiệm của những anh chị đồng nghiệp. Trong hai tháng học việc tại nhà máy may 1 tôi đã được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của chị Thuỷ, các anh chị đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Nhà máy . Tôi đã tìm hiểu được quy trình sản xuất của Nhà máy may 1 để làm cơ sở để có thể làm tốt hơn các công việc được phân công sau này.
- Phần 1 Tìm hiểu chung về công tác quản lý và kinh doanh của công ty dệt may Hà Nội 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty dệt may Hà Nội là một trong những Công ty hàng đầu của ngành Dệt may Việt nam trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt nam. Tên gọi chính thức: Công ty dệt may Hà Nội ( Hà Nội textile company ) Tên giao dịch: HANOSIMEX Trụ sở chính: Số 1 Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1984. Ban đầu Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt nam và hãng UNIOMATEX của CHLB Đức chính thức ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội - tiền thân của Công ty dệt may ngày nay và khánh thành công trình vào ngày 21/11/1985. Những năm trong thời kỳ bao cấp Nhà máy chưa phát huy được hết tiềm năng của mình. Đến tháng 12/1989 thực hiện quy mô mở rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu với nguồn vốn nhà nước cấp, vốn tự có và vốn vay ngân hàng, Nhà máy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phân xưởng dệt kim hiện đại, tổng số vốn 8 triệu đô la với một dây chuyền hoàn chỉnh gồm: 8 máy dệt vải Rib, 5 máy dệt vải Interlock, 10 máy thêu, 2 máy cắt, 250 máy may, 5 máy nhuộm cao áp, 5 máy nhuộm thường, 2 máy vắt, 1 máy cán ướt, 1 máy xe thô, 1 máy định hình, 1 máy cán, 1 máy cuộn vải hoàn tất từ khâu dệt đến may hiện đại nhất miền Bắc với sản lượng 5,5 triệu sản phẩm xuất khẩu/ năm. Vào giai đoạn này nền kinh tế nước ta bước sang cơ chế mới - cơ chế thị trường. Bộ kinh tế đối ngoại cho phép Nhà máy sợi Hà Nội được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với các hãng kinh doanh nước ngoài với tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX. Tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động của Nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà nội.
- Tháng 10/1993, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập Nhà máy sợi Vinh là thành viên thứ 6 của Xí nghiệp liên hợp. Nhà máy này trước khi sát nhập nó đang đứng trước nguy cơ phá sản, nhưng sau 1 năm về với gia đình liên hợp bằng kinh nghiệm quản lý, bằng uy tín về sức mạnh tài chính nó đã làm sáng lại một Nhà máy với đầy đủ ý nghĩa và trên mọi lĩnh vực sản xuất phát triển, người lao động có việc làm và có thu nhập ổn định. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sản phẩm của Xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội không những phải nâng cao về mặt chất lượng mà còn không ngừng đổi mới về mặt mẫu mã. Đến tháng 1/1995 khởi công xây dựng Nhà máy may thêu Đông mỹ và tới ngày 2/9/1995 thì khánh thành. Sản phẩm của Xí nghiệp liên hợp không ngừng được hoàn thiện hơn. Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội thành Công ty dệt Hà Nội Tháng 2/2000, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Công ty dệt Hà Nội thành Công ty dệt may Hà Nội ngày nay. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, với thiết bị hiện đại được nhập của ý,CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản... với lực lượng lao động trên 4700 người, một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh năng động có năng lực, cán bộ kỹ thuật chuyên sâu nhiều kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề ( tỷ lệ tốt nghiệp đại học và trên đại là 8% ). Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty. Sản phẩm sợi, hàng dệt kim của Công ty được xuất sang nhiều thị trường như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông. Công ty có đại lý bán buôn, bán lẻ ở khắp cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Hàng năm Công ty sản xuất trên 10.000 tấn sợi, 4.000 tấn vải dệt kim các loại, 9,5 triệu mét vải Denim, làm ra trên 6 triệu sản phẩm dệt kim ( trong đó xuất khẩu chiếm 90% ), trên 1,5 triệu sản phẩm quần áo Jean. Ngoài ra Công ty còn sản xuất hàng nghìn tấn khăn các loại ( khăn mặt, khăn ăn, khăn tắm ).
- Công ty dệt may Hà Nội coi chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt ra cho mình mọi nhiệm vụ thoả mãn mọi nhu cầu khách hàng.Duy trì nâng cao tiêu chuẩn đã đặt ra, Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002 tại nhà máy may 1, nhà máy may 2 và các phòng ban chức năng của Công ty. Công ty dệt may Hà Nội đã, đang và sẽ luôn luôn duy trì phát triển sản xuất để sản phẩm của Công ty đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước. Bằng năng lực sản xuất cộng với thị trường tiêu thụ rộng rãi như trên mà Công ty luôn hoạt động có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Về quy mô vốn của Công ty : là một doanh nghiệp nhà nước nên Công ty hoạt động trên cơ sở nguồn vốn của nhà nước cộng với nguồn vốn tự bổ xung từ kết quả kinh doanh. Nguồn vốn của Công ty được bảo toàn và tăng dần qua các năm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả. Công ty dệt may Hà Nội là một trong những doanh nghiệp lớn của Bộ công nghiệp nhẹ, các thiết bị máy móc của Công ty được trang bị tương đối hiện đại, đồng bộ. Hiện nay Công ty có rất nhiều máy móc thiết bị bao gồm : - Dây chuyền kéo sợi pha Polyeste - Cotton chải kỹ. - Dây chuyền kéo sợi bông. - Dây chuyền kéo sợi. - Dây chuyền dệt vải - nhuộm - văng định hình. - Dây chuyền may thêu. - Hệ thống thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, điều hoà, thông gió. - Hệ thống thiết bị cơ khí, chế tạo sửa chữa các bộ phận chi tiết. 1.2. Mô hình tổ chức quản lý của Công ty. Công ty dệt may Hà Nội là một tổ hợp sản xuất kinh doanh bao gồm các nhà máy và các đơn vị dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau về công việc, tổ chức sản xuất, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, cung cấp phụ tùng và các hoạt động dịch vụ... để sản xuất
- ra các sản phẩm sợi, dệt kim, khăn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Thực hiện chủ trương của Bộ công nghiệp nhẹ và Tổng công ty dệt may Việt nam, Công ty dệt may Hà Nội đã kiên trì trong nhiều năm củng cố tổ chức, sắp xếp lao động. Trước hết là phải sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, làm được chức năng nhiệm vụ trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý. Từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty mà thành lập hoặc giải thể phân xưởng, phòng ban, tiếp theo đó là định biên lại lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến, sắp xếp công nhân đúng ngành nghề, đúng việc. Cùng với những biện pháp củng cố tổ chức, sắp xếp lao động Công ty đã thực hiện trả lương theo sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Công ty dệt may Hà Nội xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động theo tiêu chuẩn SA 8000 : 2001 tại các phòng ban và nhà máy thành viên của Công ty. Hệ thống quản lý này của Công ty còn được xây dựng cùng với các yêu cầu của ISO 9001 : 2000.
- Phần 2. Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp tại nhà máy may 1 2.1 Tìm hiểu quy trình sản xuất của nhà máy may 1 Quy trình sản xuất của nhà máy may 1 được khái quát qua sơ đồ sau : Nhận kế hoạch sản xuất + PI Thiết kế công nghệ + định mức Đặt vật tư ( nguyên liệu, phụ liệu ) Nhận vật tư Cắt Kiểm tra phân loại phôi In, thêu ( nếu có ) Kiểm tra phân loại phôi May
- Tiếp trang trước Thu hoá phân loại Phúc tra trước là, bao gói Là, bao gói Phúc tra sau là, bao gói Lưu kho đóng hòm Kiểm tra chất lượng hòm Kiểm tra tổng thể Nhập kho công ty Xuất cho khách hàng
- 2.1.1. Tìm hiểu công tác nguyên, phụ liệu 2.1.1.1 Nguyên liệu * Phương pháp, thủ tục giao nhận nguyên liệu. Thủ kho nhận nguyên liệu vào kho trên cơ sở : - Căn cứ vào kế hoạch tính vải thành phẩm. - Căn cứ vào các thông báo sản xuất . Khi nhập kho phải tuân theo nguyên tắc: - Có phiếu chất lượng của KCS công ty. - Trên mỗi cây vải phải có tem ghi đầy đủ các thông số. - Cân xác suất một số cây vải. - Kiểm tra, đối chiếu số lượng nhập kho khớp với chứng từ. Xuất nguyên liệu cho tổ cắt theo kế hoạch khi kết thúc mã hàng có ký xác nhận của người nhận. Xuất xong một mã hàng thì quyết toán số liệu vải nhập vào và xuất ra. * Phân loại, cất giữ nguyên liệu: Nguyên liệu được để vào kệ để hàng theo chủng loại nguyên liệu và mã hàng. 2.1.1.2 Phụ liệu ( phụ liệu may, phụ liệu bao gói ) * Phương pháp, thủ tục giao nhận phụ liệu + Thủ kho nhận phụ liệu vào kho trên cơ sở: - Căn cứ vào kế hoạch chi tiết các mã hàng. - Căn cứ vào nhu cầu mua vật tư. - Căn cứ vào hạn mức cấp vật tư. - Căn cứ vào hướng dẫn phụ liệu ( nếu có ). - Căn cứ vào kế hoạch tác nghiệp cho công đoạn may.
- + Nhận phụ liệu may từ kho phòng kế hoạch thị trường về kho nhà máy . - Đối với phụ liệu may của khách cấp : phải đối chiếu với hạn mức cấp vật tư. - Đối với phụ liệu do nhà máy đặt mua phải đối chiếu với nhu cầu mua vật tư. - Số lượng từng chủng loại phụ liệu được kiểm đếm và kiểm tra chất lượng. + Ngoài ra kho phụ liệu còn nhận phụ tùng thiết bị may, thiết bị thêu, thiết bị điện và một số vật tư khác từ cán bộ tiếp liệu nhà máy . + Khi xuất phụ liệu lên cho các tổ may căn cứ vào hạn mức cấp từng loại phụ liệu của mã hàng cho từng tổ may. Khi các tổ may nhận phụ liệu phải ký xác nhận. + Đối với một số loại vật tư khác khi xuất ra cho các đơn vị căn cứ vào nhu cầu, đề nghị đã được giám đốc phê duyệt. * Phân loại, cất giữ phụ liệu. Phụ liệu được để vào kệ để hàng. Trên từng kệ có phiếu chi tiết hoặc phiếu theo dõi vật tư. 2.1.2 Tìm hiểu quá trình cắt 2.1.2.1 Tổ chức, tác nghiệp công đoạn trải vải và cắt. - Công nhân cắt nhận mẫu cắt từ kỹ thuật cắt kiểm tra mã, cỡ đúng với kế hoạch được giao. - Công nhân cắt căn cứ vào sơ đồ mặt bằng nhận được từ kỹ thuật cắt để tính toán số lớp vải cần trải theo công thức : kế hoạch cắt Số lớp vải cần trải = số sản phẩm một lớp
- - Vải trải êm phẳng không căng trùng, hai biên vải và hai đầu đốn phải thẳng vuông góc với mặt bàn, không chéo vát vào trong hoặc ra ngoài. . Đối với khổ vải < 1,0 m chiều dài mặt bằng cắt > 5 m phải có 2 công nhân trải vải. . Đối với khổ vải > 1,0 m Chiều dài mặt bằng cắt 6 m phải có 2 công nhân trải vải. Chiều dài mặt bằng cắt > 6 m phải có 4 công nhân trải vải. - Vẽ mẫu cứng hoặc áp mẫu giấy lên vải. . Áp mẫu giấy lên vải : Trải phẳng, cân đối mẫu giấy lên lớp vải trên cùng. Dùng ghim dài định vị các chi tiết sản phẩm tại các điểm cách đường biên của chi tiết 2cm để không làm ảnh hưởng đến kích thước và hình dáng chi tiết của sản phẩm khi cắt. . Vẽ mẫu cứng lên vải : vẽ đúng vị trí mẫu các chi tiết sản phẩm theo sơ đồ cắt hoặc theo sự hướng dẫn của kỹ thuật. Nét phấn vẽ 2mm không được ghạch xoá hoặc chồng nhiều nét. Với mặt bằng ghép nhiều cỡ hoặc 2 chiều vải phải đánh dấu các chi tiết cùng cỡ hoặc cùng chiều vải bằng băng dính màu ( trên mặt băng dính dùng bút không xoá ghi cỡ hoặc ký hiệu chiều vải) - Sau khi vẽ xong phải được kỹ thuật cắt kiểm tra, ký xác nhận mới tiến hành cắt. . Sử dụng dao cắt tay : cắt phá, cắt đốn cắt các chi tiết lớn như thân áo, thân quần. . Sử dụng dao cắt vòng để cắt các chi tiết nhỏ. - Sau khi cắt xong mỗi tập chi tiết công nhân tự kiểm tra : . Độ đối xứng của chi tiết bằng cách gấp đôi chi tiết theo chiều dọc. . Độ lượn của các đường cong bằng cách áp mẫu lên phôi. 2.1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt. * Công đoạn trải vải
- - Kiểm tra thông tin trên tem cây vải bao gồm mã, loại vải, khổ vải, trọng lượng (g/m²), mầu. - Chọn những cây vải cùng loại chất lượng để cắt riêng. - Những cây vải dạng cuộn phải được tở ra trước khi cắt ít nhất 12 giờ. - Khi trải vải phải loại bỏ đầu cây,vết lỗi lớn suốt khổ vải ( chu kỳ sợi rõ, ố bẩn, chu kỳ mầu rõ, thủng rách, loang mầu rõ ). - Không trải các cây vải sẫm mầu lẫn với các cây vải sáng mầu. - Trải xong mỗi cây vải công nhân phải đánh dấu phân cách các cây vải. Dùng dây vải khác mầu đánh dấu phân tách các cây vải tại từng chi tiết của sản phẩm. Khi trải xen kẽ các cây vải khác mầu (cùng mầu sáng hoặc cùng mầu tối ) không phải đánh dấu phân tách. Đối với vải 2 mặt khác nhau có thể đánh dấu phân tách các cây vải bằng cách trải xen kẽ mặt phải, mặt trái của từng cây liền nhau. - Chiều cao lớp vải quy định tối đa là 17 cm. - Không trải các cây vải khác khổ trên cùng một mặt bằng. - Với mặt bằng vẽ phấn phải lật mặt trái lớp vải trên cùng lên trên. * Công đoạn cắt. - Đối với các chi tiết có độ chính xác cao mà đối xứng nhau, các chi tiết nhỏ hoặc các chi tiết có đường cong lượn khó cắt phải được cắt trên dao cắt vòng. Trường hợp cần thiết phải phải dùng kẹp và dưỡng kim loại để cắt. - Độ sâu của các đường bấm dấu đầu tay và túi dọc quần 0,3 cm. - Độ lệch các chi tiết có đường đối xứng 0,3 cm. - Dung sai cho phép các kích thước chính như dài áo, rộng áo, dài tay bằng1/2 dung sai kích thước thành phẩm. - Dung sai đối với các kích thước nhỏ như mảnh can có bề rộng 5 cm, dây bọc cổ, bo cổ là ± 0,2 cm. Trong quá trình cắt kỹ thuật cắt tiến hành kiểm tra.
- - Kiểm tra mẫu cắt so với phiếu công nghệ. . Kiểm tra các thông tin trên từng mẫu chi tiết của sản phẩm như mã, mầu, cỡ. . Kiểm tra các ký hiệu chỉ định : canh sợi, chiều tuyết, hướng kẻ, vị trí kẻ, vị trí hình thêu, các ký hiệu khác theo phiếu công nghệ. . Kiểm tra kích thước mẫu của từng chi tiết theo các thông số kích thước ghi theo phiếu công nghệ. - Kiểm tra xác suất các thông tin trên tem cây vải theo từng mẻ vải với mã hàng sản xuất. So sánh các thông tin trên tem so với phiếu công nghệ, phiếu chất lượng mẻ vải. - So sánh độ đồng mầu của vải, bo, cổ trong một mẻ vải. So sánh mầu vải, bo, cổ sản xuất theo mã với bảng mầu của mã. - Kiểm tra mặt bằng cắt theo phiếu công nghệ. . Kiểm tra chiều dài mặt bằng cắt. . Kiểm tra việc đánh dấu, tách cây. . Kiểm tra việc vạch vẽ theo mẫu ( nét phấn, cỡ chi tiết, điểm bấm dấu... ) . Với mặt bằng vẽ bằng mẫu cứng phải kiểm tra số chi tiết trong một cỡ, chiều hướng tuyết của từng chi tiết trong một cỡ, số sản phẩm của các cỡ trên một mặt bằng. - Giám sát chất lượng đường cắt của các tập chi tiết trên mặt bằng cắt. * Một số yêu cầu khi cắt vải kẻ. + Đối với phôi cắt kẻ dọc. - Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau cắt trên một mặt bằng. - Xác định đường kẻ làm tâm áo, căng dây trải vải để đảm bảo đường kẻ làm tâm áo thẳng. - Tay áo cắt đối nhau. - Vị trí cắt túi, nẹp trên mặt bằng phải trùng với kẻ thân.
- - Nếu áo có túi bấm dấu từ vị trí đầu vai đến miệng túi vào đường khoét nách thân trước ( bên có túi ). + Đối với phôi cắt ngang kẻ. - Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau cắt trên một mặt bằng. - Gấu áo cắt thẳng theo kẻ không vấp. Lấy gấu áo làm chuẩn khi trải vải đảm bảo sườn áo hai thân đối kẻ. - Tay áo cắt đối nhau. - Vị trí cắt túi, nẹp trên mặt bằng phải trùng với kẻ thân. Nẹp cắt thêm một hai chu kỳ kẻ so với chiều dài nẹp. - Nếu áo có túi bấm dấu từ vị trí đầu vai đến miệng túi vào đường khoét nách thân trước ( bên có túi ). - Với những mã hàng có yêu cầu chuẩn kẻ tại vị trí ngang thân, khi trải vải phải căng dây tại vị trí yêu cầu, nhưng gấu áo vẫn phải chuẩn một loại kẻ. 2.1.2.3 Phương pháp đồng bộ, đánh số bán sản phẩm sau khi cắt. * Phương pháp đồng bộ bán sản phẩm - Sắp xếp các chi tiết của sản phẩm cùng cỡ hoặc cùng chiều vải vào thành một hàng để tiến hành tách cây. - Lần lượt tách từ trên xuống, các lớp vải cùng cây tại vị trí đánh dấu tách cây. Sau đó tiến hành bó các chi tiết sản phẩm cùng cây vải vào một bó bằng dây vải buộc chéo chữ thập tiếp đó treo phiếu sản xuất ( không dùng dây vải mầu sẫm bó phôi mầu sáng và ngược lại ) - Trên phiếu sản xuất ghi các thông tin theo biểu mẫu.
- Mặt trước Biểu mẫu phiếu sản xuất Công ty dệt may Hà nội Nhà máy may 1 Phiếu sản xuất BM-NMM1-54 Mã : ....................................... Mầu : ..................................... A. Công đoạn cắt Mẻ vải : .................... Số TTC vải .................... Cỡ : ............. CLC Vải : ................. Ngày cắt : ............... Số CN cắt : ....... Mặt sau C. Công đoạn may 1........................................ ... 13 ......................................... ...... 2 ......................................... . 14 ......................................... ...... 3 ......................................... . 15 ......................................... * Phương pháp đánh số các chi tiết đi thêu in. - Đối với vải đồng mầu : đánh số trước khi đi thêu, in.
- Cách đánh số : số thứ tự cây vải /số tổ may - Đối với phôi vải kẻ : đánh số trước khi đi thêu, in Cách đánh số : số thứ tự lớp vải trong một cây vải/số thứ tự cây vải/số tổ may Đánh số bằng cách ghi các dữ liệu như hướng dẫn ở trên vào tem có một mặt chính, sau đó dính tem vào vị trí phôi sao cho không ảnh hưởng vị tríhình thêu, in. 2.1.3 Tìm hiểu quá trình may. 2.1.3.1 Quá trình tổ chức sản xuất trên dây chuyền may. Sơ đồ tổ chức chung của các tổ may Tổ trưởng Tổ phó kỹ Tổ phó kế thuật hoạch Công Công Công Công * Tổ trưởng tổ may là người nhận kế hoạch sản xuất từ nhà máy cùng với nhân May nhân nhân là nhân là tổ phó kế hoạch, tổ phó kỹ thuật chuẩn bị các điều kiện và triển khai thbao gói ực hiện kế kiểm mex hoạch sản xuất mà nhà máy đã vạch ra. - Là người trực tiếp bố trí lao động trên dây chuyền, có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát công nhân để thực hiện kế hoạch sản xuất có hiệu quả.
- - Là người quản lý trực tiếp bộ máy sản xuất của nhà máy ở cấp tổ. Quản lý kỹ thuật công nghệ, chất lượng, đào tạo, vệ sinh công nghiệp, vật tư hàng hoá. * Tổ phó kế hoạch : có trách nhiệm giúp việc cho tổ trưởng. - Nhận kế hoạch, chuẩn bị và kiểm tra sự đồng bộ về nguyên phụ liệu để triển khai sản xuất. Kiểm tra, kiểm soát số lượng phôi. - Là người quản lý vật tư sản xuất gồm phôi, phụ liệu. Nhận phụ liệu từ kho phụ liệu nhà máy . - Nhập sản phẩm ra khu vực là bao gói, kiểm tra và điều hành công nhân là bao gói thực hiện kế hoạch và tiến độ của nhà máy . * Tổ phó kỹ thuật : có trách nhiệm giúp việc cho tổ trưởng. - Quản lý công tác vệ sinh công nghiệp, sắp xếp mặt bằng của tổ. - Quản lý máy móc thiết bị, kiểm tra hướng dẫn nhắc nhở công nhân trong tổ thực hiện các quy định về an toàn, vận hành sử dụng thiết bị. - Sau khi nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật, phiếu công nghệ, mẫu từ kỹ thuật nhà máy tiến hành kiểm tra và đưa mã hàng vào sản xuất. - Hướng dẫn may theo phiếu công nghệ cho từng công nhân của tổ và trực tiếp may mẫu những công đoạn phức tạp. Đối với những công đoạn phức tạp phải kiểm tra những sản phẩm may đầu tiên của công nhân khi đạt yêu cầu mới cho phép công nhân may hàng loạt. - Là người triển khai, giám sát, kiểm tra quy trình thao tác, yêu cầu kỹ thuật chất lượng của các mã hàng sản xuất tại từng công đoạn của công nhân. -Thường xuyên kiểm tra chất lượng tại từng công đoạn để phát hiện những lỗi sai hỏng trên dây chuyền và có biện pháp ngăn chặn, sửa chữa tránh xảy ra đại trà. - Ngoài ra tổ phó kỹ thuật còn có trách nhiệm kèm cặp những công nhân có tay nghề yếu và đào tạo công nhân biết ngồi nhiều máy. * Công nhân kiểm phôi
- - Kiểm tra các thông tin trên biển bó phôi như mã, mầu, cỡ so với kế hoạch được giao và phiếu công nghệ. - Kiểm tra tổng thể bó phôi : . Tách riêng từng loại chi tiết phôi trong bó phôi. . Kiểm tra số lượng phôi trên một sản phẩm so với hình vẽ trong phiếu công nghệ. . Kiểm tra chiều tuyết của các tập chi tiết, các chi tiết trong một bó phôi phải cùng chiều tuyết. . Kiểm tra sự đồng màu giữa các tập chi tiết và trong một tập chi tiết. - Kiểm tra kích thước : . Mỗi tập chi tiết lấy ra một mẫu vị trí dưới cùng của tập để đo kiểm tra kích thước. . Trải phẳng mẫu ra đo và kiểm tra các kích thước mẫu so với phiếu công nghệ. - Kiểm tra các yêu cầu về hình dáng của chi tiết ( độ lượn của các đường cong, độ chồm vai, độ đối xứng của các chi tiết, độ đối xứng trong một chi tiết. - Kiểm tra lỗi ngoại quan ( lỗi gút bông, xơ bông, lỗi bẩn, loang mầu, chuyển mầu) và phân loại phôi làm 3 loại : xuất khẩu, nội địa, loại 3. - Tẩy những vết bẩn phát sinh từ phôi. - Có trách nhiệm giao phôi đi in, thêu cho công nhân vận chuyển phôi sau khi đã được tổ phó kỹ thuật ký vào biển bó hàng. - Nhập phôi loại 3 cho bộ phận chọn phôi loại 3. * Công nhân là mex : nhận kế hoạch từ tổ trưởng sản xuất là bẻ nẹp đã được ép mex, là dán miệng túi, là bẻ túi và các chi tiết khác có nhu cầu dán mex. Sửa túi in, thêu theo dưỡng. * Công nhân may : nhận kế hoạch sản xuất từ tổ trưởng, có trách nhiệm quản lý vật tư, máy móc thiết bị và phương tiện dụng cụ được giao.
- - Trước khi may cần chuẩn bị kéo, nhíp, kim máy, dưỡng may, thước đo. Theo sự phân công của tổ trưởng đưa bó hàng cần may về vị trí ngồi may. Nhận chỉ và phụ liệu cần thiết từ tổ phó kế hoạch. Đọc kỹ biển bó hàng theo mầu, mã, cỡ. Đọc sổ hướng dẫn may công đoạn. - Với công đoạn đơn giản tiến hành may xong 3 5 sản phẩm phải tự kiểm tra nếu đạt mới may đại trà. - Với công đoạn phức tạp khi cần thiết phải yêu cầu tổ phó kỹ thuật hướng dẫn cụ thể. Chỉ được may hàng loạt khi kỹ thuật đã kiểm tra và cho phép may tiếp. - Theo yêu cầu của từng mã hàng, loại vải phải sử dụng kim, chỉ, tơ và điều chỉnh mật độ mũi kim theo hướng dẫn cụ thể của kỹ thuật. - Trong khi may phải kiểm tra loại bỏ lỗi sai hỏng của công đoạn trước. Thường xuyên tự kiểm tra chất lượng đường may, phải sửa chữa khắc phục ngay những sai hỏng công đoạn của mình gây nên. - Với các sản phẩm có hình in phải gập gọn sau khi may sao cho hình in không dính vào nhau gây hỏng hình in. - Phải sửa chữa ngay các dạng lỗi của công nhân kiểm tra trả về. * Công nhân là bao gói nhận kế hoạch từ tổ trưởng. - Phát hiện lỗi của công đoạn may trong quá trình là bao gói như( sai chi tiết, ố bẩn rõ, sai hỏng hình thêu in, thiếu ... ) báo lại cho kỹ thuật là bao gói ghi lỗi và trả về công đoạn may. - Khống chế kích thước sản phẩm khi được tổ phó kỹ thuật thông báo và hướng dẫn. - Chịu trách nhiệm về số lượng phụ liệu bao gói được cấp phát ( hangtag, túi nilon, băng dính, đạn nhựa, ghim... ) và số lượng sản phẩm nhận từ công đoạn may đến khi nhập kho. - Quản lý vật tư, máy móc thiết bị và phương tiện dụng cụ được giao.
- - Trước khi là gấp một mã hàng phải đọc kỹ biển bó hàng và các tiêu chẩn kỹ thuật, kiểm tra dưỡng theo kích thước quy định của phiếu công nghệ. - Trải sản phẩm trên mặt bàn và là mặt trước của sản phẩm trên mặt bàn là. - Sản phẩm sau khi là xong phải phẳng bảo đảm hình dáng kích thước của sản phẩm, mặt vải không bị bóng, không để các vết hằn trên sản phẩm do hơi quá mạnh. - Không được xếp quá nhiều sản phẩm trên một chồng. Sản phẩm phải được đưa ra ngoài bàn là để hết hơi ẩm với thời gian ít nhất 30 phút mới được gấp. - Trong khi gấp sản phẩm phải dùng băng dính vệ sinh sạch bụi và chỉ trên sản phẩm. Sau khi gấp phải bao túi ngay không để quá 30 sản phẩm. 2.1.3.2 Công tác quản lý chất lượng may. * Kiểm tra chất lượng từng công đoạn may của mã hàng tại từng vị trí công nhân may. Đối với bó sản phẩm có số lượng 10 sản phẩm lấy 2 sản phẩm để kiểm tra. Đối với bó sản phẩm có số lượng > 10 và 20 sản phẩm lấy 4 sản phẩm để kiểm tra. Đối với bó sản phẩm có số lượng > 20 sản phẩm lấy 7 sản phẩm để kiểm tra. - Kiểm tra sự ghép màu giữa các chi tiết. - Kiểm tra chất lượng đường may, kiểm tra may đúng theo phiếu công nghệ. - Kiểm tra mầu chỉ, tơ mật độ mũi kim, phụ liệu may. - Kiểm tra việc cắt chỉ sạch khi may xong đường may.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Qúa trình sản xuất rượu Whisky
24 p | 995 | 217
-
Luận văn: Tự động hóa quá trình sản xuất - ĐH Bách Khoa Hà Nội
108 p | 596 | 182
-
Đề tài " quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải, Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà '
106 p | 737 | 100
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bánh mì ngọt nhân khoai môn
86 p | 442 | 63
-
Luận văn - Quá trình quản lý và kinh doanh của Công ty vận tải Biển Thuỷ Bắc.
90 p | 153 | 38
-
LUẬN VĂN:Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản
40 p | 235 | 37
-
Đề tài “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá.”
10 p | 186 | 34
-
Luận văn tốt nghiệp: Ảnh hưởng của của một số yếu tố lên quá trình sản xuất Syrup glucose từ tinh bột khoai mì
88 p | 129 | 30
-
LUẬN VĂN: Lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
16 p | 151 | 24
-
TIỂU LUẬN: Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá
10 p | 186 | 22
-
Luận văn: Quá trình bán hàng của đối thủ so với Công Ty Bia Hà Nội
40 p | 141 | 22
-
Luận văn : Quá trình hội nhập của việt nam vào kinh tế quốc tế phần 2
6 p | 103 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất tại Công ty TNHH Dinh dưỡng Sài Gòn – Saigon NutriFood
97 p | 69 | 15
-
Luận văn: Kế toán sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của công ty kính Đáp Cầu 1
16 p | 85 | 14
-
Tiểu luận môn Quá trình sản xuất và lưu thông Tư bản chủ nghĩa: Quan điểm của C.Mác về quan hệ sản xuất và quan hệ phân phối - Ý nghĩa
28 p | 111 | 11
-
Thu hồi vốn đã đầu tư trong quá trình sản xuất - kinh doanh được nhanh chóng, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,
50 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Quản lý chất lượng quá trình sản xuất của xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình khai thác dầu khí liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro
131 p | 32 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn