LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
lượt xem 41
download
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và văn minh, quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật , bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
- Lời nói đầu Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và văn minh, quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật , bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Việc lập quy hoạch sử dụng đất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Quy hoạch sử dụng đất nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch đất chi tiết trên địa bàn lãnh thổ, là căn cứ pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí và bất hợp lý, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất , phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường, kìm hãm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Qua quá trình thực tập tại Phòng Nghiên cứu Triển khai pháp luật về đất đai và pháp chế của Trung tâm nghiên cứu Chính sách pháp luật đất đai thuộc Viện Nghiên cứu Địa chính. Với sự hướng dẫn giúp đỡ của các cán bộ, công nhân viên chức của Trung Tâm cũng như sự hướng dẫn giúp nhiệt tình của các thầy, cô trong Trung tâm Đào tạo Địa chính và KD Bất động sản cộng với quá trình nghiên cứu đối với huyện Phù Yên tỉnh Sơn La về vấn đề sắp xếp ổn định dân cư, bố trí tái định cư hậu thuỷ điện Hoà Bình trên địa bàn huyện cho nên em chọn đề tài “ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La” làm chuyên đề thực tập. Dựa trên chuyên đề này em có thể hiểu rõ hơn về cơ sở của việc quy hoạch sử dụng đất cũng như quá trình xây dựng một bản quy hoạch sử dụng đất trên thực tế qua đó cũng hiểu được công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất và cũng có một số phương hướng đề xuất việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu vĩ mô và vĩ mô - Phương pháp nghiên cứu thống kê dự báo - Phương pháp định tính
- - Phương pháp bản đồ - Phương pháp cân đối. Kết cấu của chuyên đề được thể hiện như sau: Chương I : Cơ sở lý luận về Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Chương II : Phương án Quy hoạch sử dụng đất của huyện Phù Yên tỉnh Sơn La Chương III : Các giải pháp thực hiện Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. chương I cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện I. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất. 1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất. “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái”.
- Khái niệm trên cho thấy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai được hiểu là những thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất dược thể hiện ở hiệu quả kinh tế , xã hội và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế – xã hội phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế.Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật biểu hiện ở các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... Tính pháp lý có nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo các quy định của pháp luật. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại loại đất vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai.
- 2. Đặc điểm quy hoạch sử dụng đất . Quy hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý khoa học của Nhà nước. ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất đai. Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử. Quá trình quy hoạch đã diễn ra từ lâu, nó được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển lâu đời của đời sống. Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất. Quy hoạch sử dụng đất đai có tính dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn.Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế – xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế , tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động..., xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai.Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến lược như : phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và việc phân bố quỹ đất; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và ngắn hạn. Quy hoạch sử dụng đất mang tính pháp lý cao, nó được lập cho việc sử dụng đất đai trước mắt và định hướng nhu cầu sử dụng đất đai dài hạn. Đó là cơ sở quan trọng để người sử dụng đất có định hướng sử dụng đất lâu dài trên mảnh đất mình được giao, được thuê, từ đó họ yên tâm đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối.
- Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử dụng đất đai trong khoảng thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế – xã hội , môi trường , kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ xung, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết. II. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đai đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước.Thông qua quy hoạch, thông qua việc bố trí, sắp xếp sử dụng các loại đất đai dã dược phê duyệt và được thể hiện trên các bản quy hoạch, Nhà n ước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn chăn dược tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. Mặt khác thông qua quy hoạch, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai chỉ dược phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Điều này cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai chắc chắn và trật tự hơn, các vương mắc, tranh chấp đất đai có cơ sở để giải quyết tốt hơn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch và kế hoạch chi tiết sử dụng đất đai.Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu, quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực hiện và việc cụ thể hoá đó thông qua kế hoạch. Như vậy việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào quy hoạch, phải coi quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa học càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện bấy nhiêu. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý nhà nước đối với đất đai, làm cở sở cho việc giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Quy hoạch đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựngchính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong
- quản lý sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực trang chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá cả các loại đất một cách hợp lý. Việc tính thuế , xác định giá cả các loại đất phải dựa vào việc đánh giá, phân hạng các loại đất đai và quy mô đất đai của các đối tượng sử dụng. Những vấn đề cơ bản trên được thể hiện trong các văn bản quy hoạch. Như vậy quy hoạch đất đai càng có cơ sở khoa học, thì việc tính thuế , giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác hơn. III.Căn cứ quy hoạch sử dụng đất. 1. Căn cứ pháp lý. _ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 có quy định “ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. _Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật của Nhà nước có liên quan. Chương I Điều 6: Quản lý Nhà nước về đất đai ( Khoản 2 mục d) Quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Chương II Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý Nhà nước về đất đai. Mục 2: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai _Nghị định số: 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai năm 2003. ( Chương III Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ) Điều 21: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh; 2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê, xét duyệt; 3. Quy hoạch sử dụng đất cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới; 4. Sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả; 5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; 6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- 7. Dân chủ và công khai; 8. Quy định kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó. Điều 23: Nội dung quy hoạch sử dụng đất a) Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai; b) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch; c) Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh; d) Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án e) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường; f) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. _ Thông tư số : 30/TT- BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. _ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Kỳ họp thứ 2, Khoá IX của Trung ương Đảng chỉ đạo tất cả các tỉnh, huyện, thị xã trong cả nước đến năm 2005 phải lập xong quy hoạch sử dụng đất đai. 2. Căn cứ lập quy hoạch. a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương; b) Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước; c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường ; d) Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; đ) Định mức sử dụng đất; e) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất; g) Kết quả thực hiện quy hoach sử dụng đất kỳ trước; IV. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. A. Trình tự xây dựng quy hoạch sử dụng đất 1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- 1.1. Điều tra, thu tập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên theo vùng lãnh thổ gồm đặc điểm địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên biển, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái. 1.2. Thu thập các thông tin về chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất địa phương; chỉ tiêu quy hoạch phát triển của các ngành tại địa phương. 1.3. Thu thập các thông tin về hiện trạng kinh tế, xã hội của địa phương theo các thông tin sau: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành kinh tế; Dân số, lao động, việc làm và thu nhập; tập quán có liên quan đến sử dụng đất; Phân bố, mức độ phát triển các đô thị và các khu dân cư nông thôn; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thuỷ lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá, y tế giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao. 1.4. Thu thập các thông tin về quy hoạch sử dụng đất của cấp trên có liên quan đến việc lập quy hoạch của địa phương. Đối với cấp huyện thì thu thập thông tin về quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh đã xét duyệt; 1.5. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương, của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp và bản đồ quy hoạch phát triển của các ngành tại địa phương. 2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm trong đó làm rõ diện tích đất trồng lúa nước); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong mỗi loại rừng cần phân biệt rõ diện tích có rừng tự nhiên, có rừng trồng, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và diện tích trồng rừng); đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác. Đất ở (đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị); đất chuyên dùng (đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng); đất sông, ngòi, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác.
- Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. 3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ của địa phương - Đối với đất nông nghiệp cần đánh giá tích thích nghi, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai; khả năng chuuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước. - Đối với đất phi nông nghiệp cần đánh giá tính phù hợp hoặc không phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy mô sử dụng đất. - Đối với đất chưa sử dụng cần đánh giá tiềm năng để đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. 4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước - Đánh giá về số lượng, chất lượng kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất gồm: Chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất; Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất; Chỉ tiêu đưa các loại đất chưa sử dụng vào sử dụng. - Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 5. Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương - Xây dựng quan điểm sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và xa hơn. - Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng và theo các vùng lãnh thổ. 6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch - Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp và của các ngành tại địa phương.
- - Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp và của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp và của các ngành tại địa phương. - Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. 7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất 7.1. Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội quốc, phòng, an ninh của địa phương gồm: - Xác định diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, của ngành gồm đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm trong đó làm rõ diện tích đất trồng lúa nước , đất trồng cây lâu năm); đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong mỗi loại rừng cần phân biệt rõ diện tích có rừng tự nhiên, có rừng trồng, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và diện tích trồng rừng); đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất chuyên dùng (đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng); đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phi nông nghiệp khác; - Đối với mỗi mục đích sử dụng đất quy định như trên cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất; diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch, trong đó phải xác định rõ diện tích đất phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng và diện tích đất dự kiến phải thu hồi (nếu có); - Xác định diện tích đất chưa sử dụng dưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp, trong đó xác định rõ diện tích đất trồng rừng mới và diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng; nuôi trồng thuỷ sản; làm muối; nông nghiệp khác; phi nông nghiệp. 7.2. Khoanh định lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương các khu vực sử dụng đất theo từng phương án phân bổ quỹ đất đã được xác định và có diện tích từ bốn mi-li- mét vuông (4mm2) trở lên và thể hiện các khu vực sử dụng đất đã được khoanh định trong quy hoạch sử dụng đất của cấp trên.
- 8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất 8.1. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Trung ương và của địa phương, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế của địa phương, khái quát về hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên mặt bằng sử dụng đất theo từng phương án quy hoạch sử dụng đất. 8.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng phương án quy hoạch sử dụng đất theo dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. 8.3. Đánh giá khả năng bảo đảm an ninh lương thực của từng phương án quy hoạch sử dụng đất . 8.4. Đánh giá hiệu quả xã hội của từng phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ nhà ở , mức độ ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. 8.5. Đánh giá khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tác động đến môi trường của từng phương án quy hoạch sử dụng đất. 8.6. Đánh giá khả năng phát triển diện tích phủ rừng của từng phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo tồn hệ sinh thái. 8.7. Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc của từng phương án quy hoạch sử dụng đất. 9. Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý Việc lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý của địa phương được thực hiện căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án quy hoạch sử dụng đất. 10. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất Phân chia các chỉ tiêu sử dụng theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối. 11. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất có tỷ lệ bằng tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương trên cơ sở việc khoanh đã thực hiện tại điểm 7.2 đã nêu đối với phương án quy hoạch sử dụng đất đã được lựa chọn. 12. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường 12.1. Biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua, phèn; trồng cây chắn sóng, chắn cát; nâng cao độ phì của đất; chống ô nhiễm môi trường đất; khôi phục mặt bằng sử dụng đất. 12.2. Biện pháp sử dụng tiết kiệm bề mặt, khai thác triệt để không gian chiều sâu; phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất. 12.3. Khai hoang, phục hoá, lấn chiếm, đưa diện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá đưa vào sử dụng. 13. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 13.1. Tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa có đời sống ổn định, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo quy hoạch; tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. 13.2. Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường. 13.3. Khuyến khích khai hoang phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến bộ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ bằng rừng; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng. 13.4. Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chưc tốt việc định canh, định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng. 13.5. Huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến bộ thực hiện các công trình, dự án. 13.6. Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo
- dục - đào tạo, y tế, thể dục – thể thao; thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi. 13.7. Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. 13.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định. B) Nội dung của 1 bản quy hoạch sử dụng đất. 1. Điều tra, nghiờn cứu, phõn tớch, tổng hợp điều kiện tự nhiờn, kinh tế, xó hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch. 2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo cỏc mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cõy hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phũng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuụi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nụng nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xõy dựng trụ sở cơ quan và công trỡnh sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phũng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nụng nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sụng, ngũi, kờnh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cõy. 3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phự hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phỏt triển kinh tế - xó hội, khoa học - cụng nghệ theo quy định sau: a) Đối với đất đang sử dụng thỡ đánh giá sự phự hợp và khụng phự hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - cụng nghệ trong sử dụng đất; b) Đối với đất chưa sử dụng thỡ đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho cỏc mục đích. 4. Đánh giá kết quả thực hiện cỏc chỉ tiờu quy hoạch sử dụng đất đó được quyết định, xột duyệt của kỳ quy hoạch trước.
- 5. Xác định phương hướng, mục tiờu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phự hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội của cả nước, của các ngành và các địa phương. 6. Xõy dựng các phương án phân bổ diện tớch cỏc loại đất cho nhu cầu phỏt triển kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau: a) Khoanh định trờn bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cỏc khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nụng thụn, khu hành chớnh, khu cụng nghiệp, khu cụng nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phũng, an ninh và cỏc cụng trỡnh, dự ỏn khỏc có quy mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng. Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất; b) Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi để thực hiện cỏc cụng trỡnh, dự ỏn. 7. Phõn tớch hiệu quả kinh tế, xó hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất theo nội dung sau: a) Phõn tớch hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến cỏc nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cỏc loại thuế có liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phúng mặt bằng, tái định cư; b) Phõn tớch ảnh hưởng xó hội bao gồm việc dự kiến số hộ dõn phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; c) Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất. 8. Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phõn tớch hiệu quả kinh tế, xó hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này.
- 9. Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trờn bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 10. Xỏc định cỏc biện phỏp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải ỏp dụng đối với từng loại đất, phự hợp với địa bàn quy hoạch. 11. Xác định giải phỏp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phự hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch. V Phương pháp xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai 1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ phát triển kinh tế – xã hội gây áp lực đối với đất đai. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi vừa mang tính thực tiễn, vùa mang tính khoa học. Người lập quy hoạch sử dụng đất cần có sự nhạy bén nắm bắt những vấn đề sử dụng đất có tính quy luật đó đưa ra những phán đoán của mình. Phương pháp kết hợp này được thực hiện theo trình tự phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. 2. Phương pháp phân tích kết hợp vi mô, vĩ mô. Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất trên bình diện rộng: tổng thể nền kinh tế quốc dân. Phân tích vi mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất mang tính cục bộ từng ngành, từng bộ phận. Việc xây dựng quy hoạch đất đai phải chú ý bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, chiến lược của quy hoạch tổng thể, đông thời căn cứ vào thực tế của các đối tượng sử dụng đất để cụ thể hoá, làm sâu thêm nhằm hoàn thiện và tối ưu quy hoạch. 3. Phương pháp toán kinh tế và thống kê dự báo. Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi sức sáng tạo. Để áp dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc dự báo sử dụng tài nguyên đất.
- Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất phải đạt mục đích là xác định được hàm mục tiêu tối ưu: thu được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. VI Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện với các quy hoạch khác. 1. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp trên và quy hoạch sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới. Khi lập quy hoạch sử dụng đất phải thu thập nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của các đơn vị hành chính trực thuộc; nhu cầu này do Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp gửi đến bằng văn bản. Trong quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ quỹ đất cho các đơn vị hành chính trực thuộc là chỉ tiêu định hướng; chỉ tiêu này được tính toán lại trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của các đơn vị hành chính trực thuộc và trở thành chỉ tiêu pháp lệnh sau khi quy hoạch sử dụng (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của các đơn vị hành chính trực thuộc xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp chỉ xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cấp mình, diện tích phải thu hồi đất nhằm bảo đảm quỹ đất để thực hiện các công trình, dự án thuộc thẩm quyền của cấp mình phê duyệt mà có diện tích trên bản đồ từ bốn mi-li-mét vuông (4mm2) trở lên; phần diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất, diện tích phải thu hồi đất nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cấp dưới trực thuộc được xác định và khoanh định trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất (hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết) trong quy hoạch sử dụng đất (hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết) của đơn vị hành chính trực thuộc. Trong quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp (hoặc quy hoạch sử dụng đất chi tiết của xã) phải thể hiện phương án phân bổ quỹ đối với diện tích thuộc nhiệm vụ quy hoạch của cấp mình và phương án phân bổ quỹ đất đối với diện tích đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp trên. 2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội bao gồm nhều phương án kinh tế, xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất không gian (lãnh thổ) có chú ý đến chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới. Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội phải đảm bảo luận chứng khoa học. Quy hoạch tổng
- thể kinh tế- xã hội là căn cứ khoa học của việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và là bước tiền kế hoạch. Trong đó, việc sử dụng đất đai được đề cập ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch tổng hợp chuyên ngành mà đối tượng của nó là tài nguyên đất. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quy hoạch sử dụng đất đai điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, đồng thời xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai một cách thống nhất và hợp lý. 3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành. Quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Quy hoạch các ngành vừa là cơ sở, đồng thời vừa là bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng đất đai. Mặt khác, quy hoạch ngành lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy vậy, giữa hai loại quy hoạch trên có sự khác nhau về tư tưởng chỉ đạo, đối tượng và phạm vi, nội dung. Quy hoạch các ngành biểu hiện sự sắp xếp chiến thuật cụ thể, cục bộ còn quy hoạch sử dụng đất đai là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và tổng hợp. CHƯƠNG II Phương án quy hoạch sử dụng huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đến năm 2010. I Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phù Yên. 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Phù Yên là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, diện tích tự nhiên là 122.731 ha, chiếm 8,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Có toạ độ địa lý từ 23026’ đến 23070’ vĩ độ Bắc và từ 184047’ đến 184091’ kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái - Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình - Phía Tây giáp huyện Bắc Yên - Phía Nam giáp huyện Mộc Châu.
- Huyện nằm trên trục Quốc Lộ 37, cách Hà Nội 174 km, cách Thị xã Sơn La 135 km. Tổng dân số toàn huyện 102.327 người, mật độ dân số xấp xỉ 84 người/km2. Trên địa bàn toàn huyện có QL37, QL32B, QL43, TL114 và đặc biệt có sông Đà chảy qua vì vậy đã tạo nên sự đa dạng về giao thông đường bộ, đường thuỷ giúp cho việc giao lưu, thông thương rất thuận lợi. Là huyện miền núi nhưng huyện Phù Yên không quá xa Thủ đô Hà Nội, lại ở vào vị trí cầu nối giữa trung tâm kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng với các trung tâm kinh tế, văn hoá miền Tây Bắc và các công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới. 1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Phù Yên có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Các sông suối, đồi núi hầu hết chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía Sông Đà và tạo nên 4 tiểu vùng rõ rệt: * Tiểu vùng I: bao gồm 6 xã Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang, có diện tích tự nhiên là 46.529ha, chiếm 37,9% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Đông Bắc của huyện, bao gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. * Tiểu vùng II: gồm 9 đơn vị hành chính đó là thị trấn Phù Yên và 8 xã Huy Hạ, Huy Bắc, Huy Tường, Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù, có diện tích 19.430 ha, chiếm 15,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Nam huyện, địa hình lòng chảo được bao quanh bởi các dãy núi cao. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng so với các vùng khác trong huyện, độ cao trung bình khoảng 175m so với mặt nước biển. * Tiểu vùng III: gồm 9 xã vùng Sông Đà: Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Tiến, Xập Xa, Đá Đỏ, Tân Phong, Tường Phong, Bắc Phong, Nam Phong, có diện tích là 32.638 ha, chiếm 26,6% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nằm về phía Đông Nam của huyện, địa hình phức tạp, phần lớn là các dãy núi cao, độ dốc lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, ở giữa là Sông Đà và suối Sập. Tiểu vùng có diện tích mặt nước hồ Sông Đà rộng 3.079 ha, độ cao trung bình khoảng 250 – 300m so với mặt nước biển. * Tiểu vùng IV: gồm 3 xã vùng cao Kim Bon, Suối Tọ, Suối Bau. Diện tích tự nhiên 24.144 ha chiếm 19,6% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng nằm về phía Tây và Tây Bắc của huyện, địa hình đồi núi cao, phức tạp, đất đai thường bị rửa trôi, bạc màu.
- 1/3 diện tích tự nhiên của vùng là đồi trọc (cỏ lau và lau lách). Độ cao trung bình của vùng 800 – 1000 m so với mặt nước biển. Địa hình huyện Phù Yên nhìn chung phức tạp, 4 tiểu vùng có đặc điểm khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng. Vùng lòng chảo địa hình tương đối bằng phẳng, đây là vùng trọng điểm về trồng lúa nước, sản xuất lương thực, thực phẩm của huyện với quy mô tập trung, diện tích lớn và có sự đầu tư thâm canh cao. Các vùng còn lại phát triển sản xuất nông nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, năng suất, sản lượng thấp. Nhưng hạn chế là do địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và sự giao lưu thông thương trao đổi hàng hoá giữa các vùng. 1.3. Khí hậu Huyện Phù Yên nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa phân bố không đều, tập trung nào tháng 6; 7; 8 (chiếm 80% lượng mưa trong năm), cùng với địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường hay gây ra lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cộng với gió tây khô nóng làm cho mùa này thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt sản xuất nông, lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. - Nhiệt độ không khí trung bình là 20,90C ; độ ẩm không khí dao động từ 75 – 85%; lượng mưa trung bình: 1.500 – 1.600 mm/ năm; Lượng bốc hơi trung bình : 800 mm/ năm. - Tổng số giờ nắng bình quân năm là 1.825 giờ/ năm, số giờ nắng chênh lệch giữa hai mùa không lớn tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. - Về hướng gió: Thịnh hành 2 hướng gió chính, gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng. 1.4. Thuỷ văn Phù Yên có hệ thống sông suối khá dày, toàn huyện có 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phễu đầu nguồn chảy vào 4 hệ thống suối chính là: Suối Tấc, Suối Sập, Suối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội"
94 p | 2593 | 741
-
Luận văn: “Quy Hoạch Sử Dụng Đất Xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội"
95 p | 650 | 183
-
Luận văn tốt nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
99 p | 332 | 86
-
LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp Thanh Trì - Hà Nội
139 p | 288 | 76
-
Luận văn: Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương
52 p | 271 | 64
-
LUẬN VĂN: Quy hoạch sử dụng đất thị trấn An Lão, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 - 2010
83 p | 180 | 64
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
24 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
93 p | 22 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
87 p | 55 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”
34 p | 102 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá mức độ phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa
129 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
93 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bản Minh Châu, xã Châu hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
145 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô và tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bản Minh Châu, xã Châu Hạnh, huyện Quỳnh Châu, tỉnh Nghệ An
145 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiệp và tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm - nông nghiệp xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
130 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
115 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
129 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn