Luận văn:Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty TNHH Vận tải - Thương mại Quốc Việt
lượt xem 290
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn:quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của công ty tnhh vận tải - thương mại quốc việt', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của Công ty TNHH Vận tải - Thương mại Quốc Việt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA H NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI & THƯƠNG MẠI QUỐC VIỆT C TE Ngành : Quản trị Kinh doanh Chuyên Ngành : Quản trị Ngoại Thương U H Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ TRANG Sinh viên thực hiện : HÀ THỊ THÙY TRANG MSSV : 0854010376 Lớp : 08DQN1 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012 H C TE HÀ THỊ THÙY TRANG U H
- ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về nghiệp vụ Xuất nhập khẩu cũng như việc tổ chức, thực hiện giao nhận hàng hóa bằng đường biển trong thực tế. Đây là những kiến thức bổ ích cho công việc của tôi sau này. Có được kết quả như vậy, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Các thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh trường HUTECH đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản về Xuất nhập khẩu, đó là những cơ sở lý luận ban đầu giúp tôi có thể học tập nghiên cứu. Đặc biệt là cô ThS Trần Thị Trang đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình trong suốt khóa thực tập cũng như cả quá trình thực hiện báo cáo này. H Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị trong phòng C giao nhận của công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiếp xúc, nghiên cứu, luôn giúp đỡ tận tình về mặt TE chuyên môn và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập, nghiên cứu ngắn nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót U nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị trong công ty và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn. H Cuối cùng, tôi xin chúc các thầy cô trường HUTECH và các anh chị trong công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : HÀ THỊ THÙY TRANG MSSV : 0854010376 Khoa : Quản trị kinh doanh H 1. Thời gian thực tập 05/06 – 24/08/2012 2. Bộ phận thực tập C TE Phòng giao nhận 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… U ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài H ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập
- iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... H ......................................................................................................................... C ......................................................................................................................... TE ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... U ......................................................................................................................... H ......................................................................................................................... GVHD
- v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 3 H 1.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận ................................................................ 3 C 1.1.1. Thế nào là hoạt động giao nhận ................................................................. 3 TE 1.1.2. Phân loại giao nhận .................................................................................... 3 1.1.3. Người giao nhận ......................................................................................... 4 U 1.2. Cơ sở pháp lý, trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng ........ 8 1.2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 8 H 1.2.2. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng ............................... 8 1.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển ........................................................................................................... 13 1.3.1. Khái quát chung về giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển................................................................................................ 13 1.3.2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển......................................................................................................... 14 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ..............................................................................................................................16
- vi 1.4.1. Nhân tố khách quan................................................................................. 16 1.4.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY.... 19 2.1. Giới thiệu về công ty ...................................................................................... 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 19 H 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ........................................................ 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty............................................. 22 C 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 - 2011 ..................... 26 TE 2.2. Thực trạng về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty .......................................................................................... 33 2.2.1. Đàm phán, kí kết hợp đồng dịch vụ với chủ hàng nhập khẩu .................. 34 U 2.2.2. Nhận hồ sơ từ khách hang ........................................................................ 34 H 2.2.3. Kiểm tra bộ chứng từ ................................................................................ 35 2.2.4. Lấy D/O .................................................................................................... 38 2.2.5. Lên tờ khai ................................................................................................ 40 2.2.6. Đăng kí tờ khai Hải quan.......................................................................... 41 2.2.7. Kiểm hóa .................................................................................................. 46 2.2.8. Tính thuế................................................................................................... 50 2.2.9. Trả tờ khai ................................................................................................ 51
- vii 2.2.10. Tổ chức nhận hàng ................................................................................. 52 2.2.11. Kiểm tra hàng nhập khẩu và khiếu nại ................................................... 56 2.2.12. Thanh lý cổng ......................................................................................... 60 2.2.13. Giao hàng cho khách .............................................................................. 60 2.2.14. Quyết toán và trả bộ hồ sơ cho khách hang ............................................. 60 2. 3. Nhận xét về quy trình giao nhận hàng NK nguyên container bằng đường biển tại công ty Quốc Việt ...................................................................... 61 2.3.1. Ưu điểm .................................................................................................... 61 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................. 63 H C CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TE GIAO NHẬN .............................................................................................................. 64 3.1. Định hướng phát triển của công ty .....................................................................64 U 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận...................................64 3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ............................................. 64 H 3.2.2. Khắc phục những chậm trễ trong việc tiếp nhận chứng từ ...................... 67 3.2.3. Hoàn thiện nghiệp vụ khai báo Hải quan ................................................. 70 3.2.4. Hoàn thiện công tác vận chuyển hàng nhập khẩu cho chủ hàng .............. 73 3.3. Một số kiến nghị cho nhà nước .................................................................... 75 3.3.1. Xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin về thị trường ................................................................................................................ 75 3.3.2. Nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập
- viii khẩu ................................................................................................................... 75 3.3.3. Cải cách các thủ tục hành chính ............................................................... 76 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 78 H C TE U H
- ix DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA AWB Air Way Bill B/L Bill Of Lading C/O Certificate of Origin CFS Container Freight Station Cont Container COR Cargo Outturn Report CSC Certificate of Shortlanded Cargo H CTO Combined Transport Operator D/O Delivery Order C FCL Full Container Load TE GTGT Giá trị gia tăng ICD Inland Clearance Depot L/C Letter of Credit U LCL Less than a Container Load LOR Letter Of Reservation H NK Nhập khẩu ROROC Report on Receipt of Cargo TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- x DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ, kinh nghiệm lao động trong công ty ........................... 25 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 - 2011 ............... 26 Bảng 2.3: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm ............................ 26 Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ của công ty 2009 - 2011 .......................................... 28 Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường của công ty 2009 - 2011 ........................................... 30 H C TE U H
- xi DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2009 ................................................ 30 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2010 ................................................ 31 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường dịch vụ năm 2011 ................................................ 31 Đồ thị 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 - 2011 ............ 26 Đồ thị 2.2: Doanh thu dịch vụ của công ty 2009 - 2011 ....................................... 28 Sơ đồ 1.1: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển ........................................................................................................................ 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty ....................................................... 22 H Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng Nhập khẩu nguyên container bằng đường biển C tại công ty Quốc Việt ............................................................................................ 33 TE U H
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 1 GVHD: ThS Trần Thị Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, thị trường ngày càng mở rộng, hàng hóa xuất nhập khẩu được giao thương rộng rãi với các quốc gia. Do đó, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của thương mại quốc tế. Vì thế, ngoại thương là chiếc cầu nối có tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thông qua mua bán. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho quốc gia, đặc biệt là những nước phát triển như Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam trở thành thành H viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngoại thương. C Các quốc gia thường cách xa nhau về địa lý nên công tác giao nhận đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành hợp đồng mua bán ngoại thương. Để hoạt động TE xuất nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp. U Với nền kinh tế ngày càng phát triển, lượng hàng hóa lưu thông ngày càng nhiều thì vấn đề giao nhận hàng hóa cũng là một thách thức cho các công ty Xuất H nhập khẩu. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, các công ty dịch vụ giao nhận lần lượt ra đời để đảm nhận công việc này. Hơn thế nữa, khi được tiếp nhận vào thực tập, tôi được phân vào phòng giao nhận với công tác giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu. Bằng những kiến thức học được trên ghế nhà trường và tiếp nhận từ thực tế cũng như để hiểu hơn về công việc giao nhận này như thế nào? Tôi quyết định chọn đề tài: “Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt”. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 2 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu bằng đường biển cùng với việc phân tích cụ thể quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Quốc Việt. Qua đó, tôi nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế của quy trình giao nhận tại công ty. Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để cho quy trình giao nhận của công ty ngày càng hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Quốc Việt từ 2009 - 2011. Phạm vi nghiên cứu: • Phòng giao nhận của công ty Quốc Việt . H • Số liệu nghiên cứu lấy trong 3 năm 2009 -2011. C 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp của nhiều phương pháp. Phương TE pháp thu thập số liệu sơ cấp từ các phòng ban của công ty (thu thập bộ chứng từ, thu thập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán). Trong quá trình phân tích đánh giá, có sử dụng các phương pháp phân tích thống kê (trong đó sử dụng chủ U yếu phương pháp so sánh nhằm đánh giá các chỉ tiêu). 5. Kết cấu của đề tài H Đề tài được trình bày theo 3 chương • Chương 1: Cơ sở lý luận. • Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Quốc Việt. • Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty Quốc Việt. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 3 GVHD: ThS Trần Thị Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK 1.1.1. Thế nào là hoạt động giao nhận Điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người bán và người mua ở cách xa nhau. Việc di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác là do người vận tải đảm nhận, đây là một khâu rất quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, nếu thiếu nó hợp đồng ngoại thương không thể thực hiện được. Để cho qúa trình vận tải được Bắt Đầu – Tiếp Tục – Kết Thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình vận chuyển như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến…Tất cả các công việc này được gọi chung là “Nghiệp vụ giao H nhận – Forwarding”. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (Fédération C Internationale de Transitaires et Assimilés - FIATA) về dịch vụ giao nhận thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa như bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, TE gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa. U 1.1.2. Phân loại giao nhận 1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động H • Giao nhận quốc tế. • Giao nhận nội địa. 1.1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh • Giao nhận thuần tuý là hoạt động chỉ bao gồm thuần tuý việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng đến. • Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển, … 1.1.1.3. Căn cứ vào phương thức vận tải • Giao nhận đường biển. • Giao nhận hàng không. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 4 GVHD: ThS Trần Thị Trang • Giao nhận đường thuỷ. • Giao nhận đường sắt. • Giao nhận ôtô. • Giao nhận bưu điện. • Giao nhận đường ống. • Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation - CT), vận tải đa phương thức (Multimodel Transportation - MT). 1.1.1.4. Căn cứ vào tính chất giao nhận • Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ chức, không sử dụng lao vụ của Freight Forwarder (giao nhận dịch vụ). • Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty H chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận (chuyên nghiệp - Freight Forwarding) theo sự uỷ thác của khách hàng (dịch vụ giao nhận). C 1.1.3. Người giao nhận TE 1.1.3.1. Khái niệm Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là: “Người giao nhận – Forwarder - Freight Forwarder - Forwarding Agent”. U Theo luật Thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hóa là hành vi thương H mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào. 1.1.3.2. Nhiệm vụ của người giao nhận • Tổ chức chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến các điểm đầu mối vận tải và ngược lại. • Tổ chức xếp/dỡ hàng hóa lên xuống các phương tiện vận tải tại các điểm đầu mối vận tải. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 5 GVHD: ThS Trần Thị Trang • Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng. • Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận. 1.1.3.3. Vai trò của người giao nhận Do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ về vận tải và đóng vai trò như một bên chính (Principal) - Người chuyên chở (Carrier). Vai trò này thể hiện qua các chức năng sau: v Làm người giao nhận tại biên giới (Frontier Forwarder) Người giao nhận chỉ hoạt động trong nước với nhiệm vụ làm thủ tục hải quan H đối với hàng nhập khẩu, như môi giới hải quan. Sau đó, mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các C hãng tàu theo sự uỷ thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuỳ theo quy định của hợp đồng mua bán. TE v Làm đại lý (Agent) Trước đây, người giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở U và chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Bây giờ, người giao H nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho trên cơ sở hợp đồng uỷ thác. v Làm người gom hàng (Cargo Consolidator) Dịch vụ này đã xuất hiện rất sớm ở Châu Âu, chủ yếu phục vụ cho đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng càng không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (Less than a Container Load - LCL) thành hàng nguyên container (Full Container Load - FCL). Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 6 GVHD: ThS Trần Thị Trang v Làm người chuyên chở (Carrier) Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận đóng vai trò là người ký chuyên chở theo hợp đồng (Contracting Carrier) nếu người giao nhận ký hợp đồng mà không tiếp tục chuyên chở. Trong trường hợp người giao nhận trực tiếp chuyên chở thì họ chính là người chuyên chở thực tế (Performing Carrier). Dù là hình thức chuyên chở như thế nào thì người giao nhận vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa. v Làm người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) Người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi là “Vận tải từ H cửa tới cửa” thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải liên hợp (CTO/MTO). MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với C hàng hóa trong suốt quá trình vận tải. 1.1.3.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận TE 1.1.3.4.1. Quyền hạn và nghĩa vụ Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: U • Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. H • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. • Sau khi ký hợp đồng nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin thêm chỉ dẫn. • Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời gian cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 7 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.1.3.4.2. Trách nhiệm của người giao nhận v Khi người giao nhận là đại lý Người giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót hoặc sơ suất của mình hay người làm thuê các dịch vụ cho mình: • Giao hàng trái với chỉ dẫn. • Quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có chỉ dẫn. • Thiếu sót khi làm thủ tục Hải quan. • Giao hàng sai địa chỉ. • Giao hàng cho người không phải người nhận. • Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. H • Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. C • Những thiệt hại mất mát về người hoặc tài sản mà đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, người giao nhận không phải chịu trách TE nhiệm về hành vi sai trái của người thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận khác... nếu như chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. v Khi người giao nhận là người chuyên chở chính (Principal Carrier) U Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như H người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình, hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở. Được áp dụng các Công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau: • Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác. • Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. • Do bản chất của hàng hóa. • Do chiến tranh, đình công. • Do các trường hợp bất khả kháng. SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
- Khóa luận tốt nghiệp Trang 8 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.2. Cơ sở pháp lý, trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng 1.2.1. Cơ sở pháp lý Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như • Các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam. • Các công ước quốc tế về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa. Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế... • Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giao nhận vận tải. • Các loại hợp đồng và L/C đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư: Bộ luật hàng hải 1990; Luật thương mại 1997; Nghị định 25CP, 200CP, 330CP. H • Quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải: QĐ số 2106 (23/08/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam. C TE 1.2.2. Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng 1.2.2.1. Đối với hàng XK v Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng U Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để XK, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. H Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. • Ðưa hàng đến cảng (do các chủ hàng tiến hành): Làm các thủ tục XK, giao hàng cho tàu; Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ; Làm các thủ tục liên quan đến XK như hải quan, kiểm dịch…; Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu. • Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng. Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra trong khi xếp hàng lên tàu và ghi vào Tally sheet (Phiếu kiểm đếm). SVTH: Hà Thị Thùy Trang MSSV: 0854010376
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thực tập cuối khóa: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và những giải pháp phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn (Saigon Ship Chandler Joint Stock Company)
81 p | 3970 | 1678
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu
97 p | 292 | 62
-
Báo cáo thực tập: Quy trình giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại công ty TNHH giao nhận và vận tải Key Line
35 p | 226 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam
94 p | 147 | 38
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện quy trình kiểm soát giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng Container đường biển tại Indo Trans Logistics
102 p | 140 | 35
-
Luận văn tốt nghiệp: Giao nhận hàng LCL nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty TNHH Ecu Worldwide Việt Nam tại Hải Phòng
36 p | 146 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Vận tải & Thương mại Quốc Việt
114 p | 210 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tiên Phong
74 p | 125 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng container đường biển tại Công ty TNHH IFB International FreightBridge Việt Nam
62 p | 137 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản tri marketing: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần giao nhận vận tải Mỹ Á
64 p | 92 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang – (CTG-Logistics)
87 p | 69 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần Vinafreight
85 p | 11 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế: Thực trạng và giải pháp cải thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng container đường biển tại Công ty TNHH ITI Logistic (Việt Nam)
82 p | 35 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải tại Công ty TNHH Dịch vụ hàng hoá Con Thoi
103 p | 7 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Phúc Tâm
55 p | 4 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt
71 p | 11 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container đƣờng biển tại Công ty TNHH vận tải quốc tế và hậu cần Palm
85 p | 14 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn