intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận "Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt" gồm có những mục tiêu nghiên cứu sau đây: Hệ thống hóa lý luận về giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển; phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt (Vica Logictics) giai đoạn 2013-2015; đề xuất một số giải pháp nâng cao cũng như hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt

  1. i
  2. Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 ........................................................................................ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngành Kinh tế đối ngoại Đề tài Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt Giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Mỹ Chương Sinh viên Phạm Thị Kim Ngân MSSV: 64011200696 ii
  3. LỜI CẢM ƠN Ngày nay, công tác đào tạo giáo dục là một hoạt động không thể thiếu trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. Để tạo ra môi trường học tập tốt, chất lượng cho sinh viên là một điều không dễ dàng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và năng động như trường Đại học Quốc tế Sài Gòn em thấy mình có đủ năng lực thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình sau khi tốt nghiệp. Vì em đã được thầy cô truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Và trong khoảng thời gian học tập tại trường, em đã được trải nghiệm thực tế khi kết thúc khóa thực tập tại công ty CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT (VICA LOGISTICS CORP). Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trường cao đẳng kinh tế Tp.HCM đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em tiếp cận kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế một cách tốt nhất. Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy NGUYỄN MỸ CHƯƠNG đã luôn giúp đỡ, đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực tập của em để em có thể hoàn thiện tốt khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian thực tập tại công tại công ty VICA LOGISTICS, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế. Các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn cách thức để em có thể làm việc đúng với khả năng chuyên môn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị đã lưu tâm giúp đỡ em nhiệt tình. Em kính chúc quý thầy cô trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, thầy NGUYỄN MỸ CHƯƠNG dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống để không chỉ có em mà còn thế hệ sinh viên khóa sau nữa có thể được thầy cô dẫn dắt để có kiến thức thật tốt cho công việc và phục vụ cho đất nước sau này. Kính chúc ban giám đốc công ty cùng các cô chú, anh chị trong công ty cũng luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc, kính chúc công ty ngày càng phát triển vững mạnh, có uy tín trên thị trường Việt Nam, cũng như quốc tế. Em xin chân thành cảm ơn ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2016 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Kim Ngân iii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….……… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……… iv
  5. v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT: VICA: công ty tiếp vận hàng hóa Việt B/L: Bill of lading MB/L: Master bill of Lading HB/L: House Bill of lading Km: kilomet Vnđ : Việt Nam đồng USD: đô la Mỹ iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2013-2015 Bảng 3.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa xuất khẩu từ 2013- 2015. v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty Vica Hình 2.2 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vica giai đoạn 2013-2015 Hình 3.1 Thông tin tờ khai xuất khẩu vi
  9. MỤC LỤC Commented [mn1]: Mục lục phải đánh số trang của các phần PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... trang 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ .............................. trang 13 1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận ............................................ trang 13 1.1.1. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận ........................................ trang 13 1.1.2. Người giao nhận ............................................................... trang 14 1.1.3. Hoạt động giao nhận là một phần của hoạt động Logistics trang 18 1.1.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics ............................ trang 19 1.1.5. Các hình thức giao nhận ................................................... trang 20 1.1.6. Các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu trang 21 1.1.7. Ý nghĩa nghiệp vụ giao nhận ............................................ trang 22 1.1.8. Vai trò của giao nhận ........................................................ trang 23 1.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận .............................. trang 23 1.1.10. Phạm vi hoạt động ........................................................... trang 26 1.1.11. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan .. trang 26 1.1.12. Tác động của nghiệp vụ giao nhận với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu .................................................................................................... ........................................................................................ Trang 29 1.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc ......................................... trang 29 1.2.1. Cơ sở pháp lý.................................................................... trang 29 1.2.2. Nguyên tắc .................................................................................... ............................................................................... 1.3. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biểntrang 32 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT (VICA LOGISTICS) ........................................................................... trang 35 2.1 ........................................................................................................................ Q úa trình hình thành và phát triển của công ty Vica Logistics ................ trang 35 2.1.1 ...................................................................................................................... L ịch sử hình thành............................................................ ......................... .trang 35 2.1.2 ...................................................................................................................... Q úa trình phát triển ................................................................................... trang 36 vii
  10. 2.2 ........................................................................................................................ C hức năng và phạm vi hoạt động của công ty ........................................... trang 37 2.2.1 ...................................................................................................................... C hức năng của công ty.............................................................................. trang 37 2.2.2 ...................................................................................................................... N hiệm vụ của công ty ............................................................................... trang 37 2.2.3 ...................................................................................................................... P hạm vi hoạt động của công ty ................................................................. trang 39 2.3 ........................................................................................................................ C ơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty ...................................... trang 40 2.3.1 ...................................................................................................................... S ơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ............................................................ trang 40 2.3.2 ...................................................................................................................... C hức năng của các phòng ban................................................................... trang 40 2.4 ........................................................................................................................ Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty các năm 2013-2015 ........ trang 43 CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT (VICA LOGISTICS CORP)... trang 45 3.1 Thực trạng hoạt động giao nhận xuất khẩu của công ty ........................ trang 45 3.2 Thực trạng quy trình giao nhận xuất khẩu của công ty Vica LogisticS trang 48 3.2.1 Giới thiệu một lô hàng xuất khẩu thực tế giữa Vica Logistics và khách hàng là công ty Jnet Việt Nam .......................................................................... trang 48 3.2.2 Các bước thực hiện quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container............................................................................ ....................... ..........trang 48 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VICA LOGISTICS ............. trang 57 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................... trang 57 4.1.1 Kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên kinh doanh đóng vai trò là cầu nối, góp phần tạo thuận lợi cho công việc ....................................................................... trang 57 4.1.2 Phương tiện vận tải chuyển hàng hóa được trang thiết bị tốt sẽ làm tăng năng suất lao động, làm giảm giá thành ............................................................ trang 57 viii
  11. 4.1.3 Nghiệp vụ của nhân viên phòng kinh doanh và phòng hiện trường trang 58 4.1.4 Cơ sở vật chất, các tài liệu nghiệp vụ............................................. trang 58 4.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty Vica Logistics .......................................................................................................... trang 58 4.2.1 Biện pháp nâng cao năng lực cho nhân viên phòng kinh doanh ..... trang 58 4.2.2 Biện pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ........................... trang 59 4.2.3 Biện pháp nâng cao sự tương tác giữa nhân viên phòng kinh doanh và phòng hiện trường............................................................................................. trang 59 4.3 Các kiến nghị đối với công ty................................................................... trang 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... trang 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỨNG TỪ KÈM THEO ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU Commented [mn2]: Tiêu đề cấp 1: font 16, chữ in đậm. Lý do chọn đề tài Thế giới đang hướng tới xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, chính vì thế sự Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cột mốc lịch sử đánh dấu quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam vào kinh tế toàn cầu. Nắm bắt xu thế phát triển này của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh hướng ra thị trường bên ngoài. Đặc biệt hơn là khi nói đến ngành giao nhận vần tải hàng hóa. Ngành sản xuất phát triển thì ngành giao nhận vận tải hàng hóa (gọi chung là Logistics) cũng phát triển. Nói một cách khác giao nhận vận tải hàng hóa là một chiếc cầu nối giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời ngành giao nhận và vận tải còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế vì vừa tạo việc làm cho người lao động và làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nếu trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng trưởng, sản xuất trì trệ, chậm phát triển thì ngành dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa cũng phải vận động không ngừng, giao hành hóa đến những nơi có nhu cầu. Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng các công ty giao nhận đã có mặt và ngày càng chuyên môn hóa chức năng cung cấp dịch vụ Logistics mang tầm quốc tế như : Công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại (VINALINK); công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETANS); công ty cổ phần quốc tế thái bình dương,… và công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa Việt (VICA LOGISTICS CORP) cũng là một trong số những công ty cung cấp dịch vụ LOGISTICS - giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thi trường giao nhận vận tải đang phải trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Các công ty Logistics nước ngoài với công nghệ vượt trội chắc chắn sẽ chiếm ưu thế hơn so với hoạt động giao nhận của các công ty nội địa. Chính vì thế đòi hỏi các công ty giao nhận Việt Nam phải nỗ lực mở rộng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ gồm cung cấp vận tải đường biển, hàng không, nội địa, khai thuê hải quan,… SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 1
  13. Trong thời gian thực tập tại công ty TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT (VICA LOGISTICS CORP), cọ xát với thực tế công việc em có cơ hội thấy được tiềm năng cũng như là thách thức đặt ra bởi công việc em có cơ hội thấy được tiềm năng cũng như là thách thức đặt ra bởi công việc trong ngành cũng như trong công ty. Chính vì những lí do như trên nên em chọn đề tài: “QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN CONTAINER XUẤT KHẨU BẲNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN HÀNG HÓA VIỆT (VICA LOGISTICS)” Mục đích nghiên cứu Commented [mn3]: Mục đích thì chung chung chung . Phải viết mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển. Commented [PN4]: - Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt (Vica Logictics) giai đoạn 2013-2015 - Đề xuất một số giải pháp nâng cao cũng như hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt. Mục tiêu nghiên cứu Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi theo đó là tình hình xuất khẩu hàng hóa. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia chính là hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, vì vậy Việt Nam luôn khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất và xuất khẩu để tạo ra nhiều nguồn lợi cho đất nước góp phần giúp tình hình kinh tế đi lên. Nhưng để xuất khẩu trong nước ngày một đi lên thì một thành phần không thể thiếu đóng góp cho sự phát triển là các công ty giao nhận. Do thấy nhu cầu trên cho nên các công ty giao nhận ngày một phát triển sâu rộng về cả quy mô lẫn chất lượng, cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ về giao nhận quốc tế. Có nhiều hình thức giao nhận khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả đó là giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Giao nhận hàng hóa bằng đường biển được hình thành sớm nhất và giờ được sử dụng rộng ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau như nước ta có đường bờ biển dài 3260km, có nhiều cảng biển nước sâu phù hợp cho việc di chuyển cũng như neo đậu SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 2
  14. tàu thuyền, ngoài ra cũng phải nói đến ưu điểm vượt trội của giao nhận hàng hóa bằng đường biển như: vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, cước phí vận chuyển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác, chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường biển thấp vì hầu hết là các tuyến giao thông tự nhiên (trừ các cảng biển). Tuy nhiên các công ty giao nhận vận tải của Việt Nam còn non trẻ và nhiều công ty còn thiếu độ chuyên nghiệp so với trình độ phát triển của các công ty giao nhận trên thế giới. Mặc dù với cơ sở vật chất hiện đại, nhân sự chất lượng cao, cùng với mô hình kinh doanh hiệu quả nhưng trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và có những rủi ro riêng. Vì vậy thấy rằng việc tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển là vô cùng cần thiết. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt thời gian Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt trong giai đoạn hiện nay, lấy số liệu thứ cấp từ năm 2013-2015 - Phạm vi về mặt không gian Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt từ tất cả các thị trường giao nhận hàng xuất khẩu. Trong đó, Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt đóng vai trò là người gom hàng, đại lý và làm thủ tục hải quan. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế. Phương pháp quan sát thực tế được áp dụng bằng cách thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại phòng Xuất-Nhập đường biển của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt - Thu thập dữ liệu thứ cấp SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 3
  15. Nguồn dữ liệu nội bộ của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt: các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo của phòng tài chính kế toán của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt trong giao đoạn 2013-2015 Nguồn dữ liệu bên ngoài: Các luận văn, chuyên đề, nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan của sinh viên trường Đại học Quốc tế Sài Gòn từ khóa 4 trở về trước. Thông tin, tài liệu, sách báo về giao nhận xuất nhập khẩu. Website của các Bộ, Ngành: Tài chính, Công thương, Viện Kinh tế, Viện Khoa học xã hội, Hải quan. Tài liệu của các tổ chức, doanh nghiệp. - Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thông tin và số liệu nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa thông qua dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của Công ty giai đoạn 2013-2015 Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở(chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn so sánh trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp này là các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và kết quả đạt được trong giai đoạn 2013-2015 của Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt. Hình thức so sánh được sử dụng trong phương pháp này gồm 2 hình thức là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Việc kết hợp hai hình thức này trong quá trình phân tích giúp đánh giá được một cách toàn diện khối lượng, giá trị hoạt động cũng như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. - Phương pháp phân tích là cách sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của Công ty trong kỳ phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu này. - Phương pháp tổng hợp : tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra được những nhận xét và đánh giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại Công ty Cổ phần tiếp vận hàng hóa Việt, từ đó đưa ra các giải pháp SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 4
  16. nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty. Cấu trúc của báo cáo: Đề tài của em gồm 5 phần: Phần mở đầu Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Tiếp vận hàng hóa Việt (VICA) Chương 2: Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại công ty VICA LOGISTICS Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Tiếp vận hàng hóa Việt (VICA) Phần kết luận SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 5
  17. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.1. Cơ sở lý luận về giao nhận 1.1.1. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái sản xuất của xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành. Giao nhận gắn liền và song hành với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận, các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ… Với nội hàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về dịch vụ giao nhận, “dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”. Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng(người nhận hàng). 1.1.2. Người giao nhận • Khái niệm: Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 6
  18. cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, “kiểm hóa”. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như: ▪ Biết kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau. ▪ Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ giao hàng. ▪ Biết kết hợp giữa vận tải – giao nhận – xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, bến cảng… ▪ Tạo điều kiện cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận cảu mình. Như vậy, nhà xuất nhập khẩu có thể sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê, từ đó giảm được chi phí sử dụng kho bãi. Bên cạnh đó cũng giảm được các chi phí như quản lí hành chính, bọ máy tổ chức đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (international frieght forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận. Hiện nay, các nhà giao nhận Việt Nam đã đảm đương nhiều công việc khác có liên quan đến đóng gói, phân phối hàng hóa, vận tải đa phương thức. Phù hợp xu thế chung của quốc tế gọi họ là cung ứng dịch vụ logistics nên Việt Nam đã ban hành Luật thương mại 2005 trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bên trong hoạt động dịch vụ Logistics (bao hàm cả khái niệm giao nhận hàng hóa). Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 7
  19. ▪ Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lí khác. ▪ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. ▪ Quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. ▪ Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm. ▪ Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lí. Trách nhiệm của người giao nhận ▪ Khi là đại lý của chủ hàng Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: o Giao hàng không đúng chỉ dẫn. o Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn. o Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. o Chở hàng đến nơi sai quy định. o Giao hàng cho người không phải là người nhận. o Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. o Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. o Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2