Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang – (CTG-Logistics)
lượt xem 16
download
Thông qua đề tài này tác giả muôn đi sâu vào chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Công ty TNHH Cát Tường Giang để làm sáng tỏ vai trò quan trọng của dịch vụ này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang – (CTG-Logistics)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn :TH.S Ngô Ngọc Cương Sinh viên thực hiện :Hoàng Thị Minh Xuân MSSV: 0834030018 Lớp: 08VQT1 TP. Hồ Chí Minh, 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện HOÀNG THỊ MINH XUÂN
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ - Tp Hồ Chí Minh, cũng như các thầy cô của khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận tụy giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết cho em trong bốn năm qua. Đặc biệt, em xin được gửi lời cám ơn trân trọng nhất của em đến cô, Thạc sĩ Ngô Ngọc Cương đã không ngại bớt chút thời gian của mình để hướng dẫn cho em. Những sự chỉnh sửa, nhắc nhở bổ sung bài của cô đã là một nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với em để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này thật tốt. Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH CÁT TƯỜNG GIANG và các anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp tại công ty, góp phần giúp cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công tới toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ - Tp Hồ Chí Minh và ban lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp tại Công ty TNHH CÁT TƯỜNG GIANG.
- MỤC LỤC Danh mục: Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ .............................. vi LỜI MỞ ĐẦU: .................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ..................................................................... 3 1.1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ............................... 3 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm...................................................................................................... 3 1.1.3. Vai trò .......................................................................................................... 4 1.2. Người giao nhận................................................................................................... 4 1.2.1. Khái niệm và địa lý pháp lý của người giao nhận ............................... 4 1.2.2. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận ................................................... 5 1.2.3. Vai trò người giao nhận trong thương mại quốc tế ............................ 6 1.3. Giao nhận ngoại thương đường biển .............................................................. 6 1.3.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 6 1.3.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu............................................. 8 1.3.2.1. Đối với hàng hóa không phải lưu kho, lưu bãi của cảng .......... 8 1.3.2.2. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi của cảng ...................... 9 1.3.2.3. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container.......................... 10 1.3.2.4. Các chứng từ liên quan ................................................................ 11 1.3.3. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu ................................................. 15 1.3.3.1. Đối với hàng hóa không phải lưu kho, lưu bãi của cảng ........ 15 1.3.3.2. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi của cảng .................... 15 1.3.3.3. Đối với hàng nhập khẩu đóng trong container......................... 17 1.3.3.4. Các chứng từ liên quan ................................................................ 17 Chương 2: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG ......................... 20 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Cát Tường Giang ........................................ 20 i
- 2.1.1. Giới thiệu về công ty................................................................................ 20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 20 2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.............................. 21 2.1.2.2. Tình hình nhân sự của công ty .................................................... 22 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty ...................................................... 23 2.1.3.1. Các loại hình dịch vụ của công ty .............................................. 23 2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2011 ....... 24 2.2. Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công Ty TNHH Cát Tường Giang ................................................................................. 27 2.2.1. Quy trình giao nhận tại nước xuất khẩu............................................. 27 2.2.1.1. Nhận thông tin đặt chỗ................................................................. 29 2.2.1.2. Liên hệ lưu khoang ....................................................................... 31 2.2.1.3. Tổ chức giao hàng lên tàu ........................................................... 32 2.2.1.4. Nhận chi tiết làm vận đơn và phát hành vận đơn nhà cho khách hàng ....................................................................................................... 35 2.2.1.5. Gửi chi tiết làm vận đơn và nhận vận đơn chủ từ hãng tàu .... 37 2.2.1.6. Gửi Pre-Alert cho đại lý của Công ty TNHH Cát Tường Giang . ......................................................................................................... 39 2.2.1.7. Theo dõi hàng hóa ........................................................................ 39 2.2.2. Quy trình giao nhận tại nước nhập khẩu ........................................... 41 2.2.2.1. Trước khi tàu cập cảng ................................................................ 42 2.2.2.2. Khi tàu cập cảng ........................................................................... 42 2.2.2.3. Tổ chức nhận hàng và giao hàng cho chủ hàng ....................... 44 2.3. Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang ................................................................. 45 2.3.1. Các ưu điểm .............................................................................................. 45 2.3.2. Các nhược điểm ....................................................................................... 46 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG ............................................................................................................. 47 3.1. Phương hướng phát triển của công ty .......................................................... 47 3.1.1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 47 ii
- 3.1.2. Xây dựng hoạt động marketing ............................................................. 47 3.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ................................................................. 47 3.1.4. Hiện đại hóa hệ thống thông tin ........................................................... 47 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang ...............48 3.2.1. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .......................................................... 48 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ............................................... 49 3.2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý ....................................................... 49 3.2.2.2. Tuyển dụng nhân viên ................................................................. 50 3.2.2.3. Đào tạo hoàn thiện quá trình tác nghiệp của nhân viên ......... 50 3.2.2.4. Hoàn thiện phương pháp đánh giá và đãi ngộ nhân viên ....... 52 3.2.2.5. Giải pháp marketing .................................................................... 53 3.2.2.6. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu .................................................. 54 3.2.2.7. Phát triển dịch vụ khai thuê hải quan ........................................ 55 3.2.2.8. Giải pháp cho hệ thống thông tin ............................................... 55 3.2.3. Một số giải pháp khác ............................................................................. 56 3.2.3.1. Xây dựng mối quan hệ với các đối tác liên quan ..................... 56 3.2.3.2. Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ..................................... 57 3.2.3.3. Hoàn thiện khâu kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại....... 58 3.2.3.4. Nâng cao và giữ ổn định khả năng tài chính.............................. 58 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 62 iii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A/N : Arrival Notice- Thông báo tàu đến AWB : Air Way Bill – Vận đơn hàng không B/L : Bill Of Lading- Vận đơn đường biển CFS : Container Freight Station- Kho hàng lẻ CTG : Cát Tường Giang CY : Container Yard – Bãi container D/O : Delivery Order- Lệnh giao hàng DEPT : Department – Phòng, ban DOCS : Document – Chứng từ ETA : Estimated Time Arival – Dự kiến thời gian đến ETD : Estimated Time Departue – Dự kiến thời gian khởi hành FCL : Full Container Load – Hàng nguyên container HBL : House Bill Of Lading – Vận đơn nhà ICD : Inland Container Depot – Cảng nằm sâu trong nội địa LCL : Less Than Container Load- Hảng lẻ MBL : Master Bill Of Lading – Vận đơn chủ POD : Port of Discharge – cảng dỡ hàng SI : Shipping Instructions – Chi tiết làm vận đơn TNHH : Trách nhiệm hữu han XNK : Xuất nhập khẩu iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục .............................................................................................Trang 1) Bảng 2.1 : Tình hình nhân sự của công ty CTG .............................................. 22 2) Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTG......................................... 24 v
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Danh mục..................................................................................................................... Trang 3) Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty CTG ................................................... 20 4) Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh thu và chi phí ....................................................... 25 5) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ lợi nhuận qua các năm.................................................... 26 6) Sơ đồ 2.4: Quy trình giao nhận tại nước xuất khẩu ......................................... 27 7) Sơ đồ 2.5: Quy trình nhận thông tin đặt chỗ .................................................... 29 8) Sơ đồ 2.6: Quy trình liên hệ lưu khoang ........................................................... 31 9) Sơ đồ 2.7: Quy trình hãng tàu gửi booking confirmation............................... 32 10) Sơ đồ 2.8: Quy trình CTG gửi booking note ................................................... 33 11)Sơ đồ 2.9 : Quy trình đưa hàng ra cảng và hoàn tất thủ tục hải quan ........... 34 12)Sơ đồ 2.10: Quy trình nhận SI và phát hành HBL........................................... 35 13)Sơ đồ 2.11: Quy trình gửi SI và nhận MBL ..................................................... 37 14)Sơ đồ 2.12: Quy trình giao nhận tại nước nhập khẩu...................................... 41 15)Sơ đồ 2.13: Quy trình đại lý gửi Pre-Alert ....................................................... 42 16)Sơ đồ 2.14: Quy trình chứng từ khi tàu cập cảng đến.................................... 43. vi
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 LỜI MỞ ĐẦU Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Khi nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng biển lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới. Trải qua hơn 07 năm hoạt động, Công Ty TNHH Cát Tường Giang đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty cần có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để thúc đấy hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công Ty TNHH Cát Tường Giang, với kiến thức của một sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công Ty TNHH Cát Tường Giang – (CTG-Logistics)”. Thông qua đề tài này em muôn đi sâu vào chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của Công ty TNHH Cát Tường Giang để làm sáng tỏ vai trò quan trọng của dịch vụ này. Mong rằng qua khóa luận này bản thân em có SV: Hoàng Thị Minh Xuân 1 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 cơ hội mở rộng kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh tại công ty. Mục tiêu nghiên cứu: – Hệ thống lý thuyết và thực tế dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang. – Đánh giá thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang tìm ra điểm mạnh, điểm yếu – Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang. Giữ khách hàng hiện có, phát triển khách hàng trung thành, nâng cao sự hài lòng cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phạm vi nghiên cứu: – Công ty TNHH Cát Tường Giang trụ sở chính tại TP.HCM. – Nghiên cứu các vấn đề dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Cấu trúc bài khóa luận tốt nghiệp: – Chương 1: Cơ sở lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. – Chương 2: Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang – Chương 3: Giải pháp nâng cao chất dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH Cát Tường Giang. – Kết luận. – Tài liệu tham khảo. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 2 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển 1.1.1. Khái niệm Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải thông qua vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vậy giao nhận là gì? Hàng hải có rất nhiều định nghĩa về giao nhận. Theo quy tắc mẫu vủa Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA): (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu – PGS.TS Hoàng Văn Châu) Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo điều 163 Luật Thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Như vậy, về cơ bản: Giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). 1.1.2. Đặc điểm Không tạo ta sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó. Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ ba… SV: Hoàng Thị Minh Xuân 3 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ. 1.1.3. Vai trò Vai trò quan trọng của giao nhận ngày càng được thể hiện rõ trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Thông qua: Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tác nghiệp. Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác. Giao nhận giúp giảm giá thành các hàng hóa xuất nhập khẩu do đó giúp các nhà xuất khẩu giảm bớt chi phí như: Chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,… 1.2. Người giao nhận 1.2.1. Khái niệm và địa lý pháp lý của người giao nhận Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về người giao nhận nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế chấp nhận. Theo quy tắc mẫu của (FIATA): (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu – PGS.TS Hoàng Văn Châu) người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải người chuyển chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên qua đến hợp đồng giao nhận như: Bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,… Người giao nhận có thể là: Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình. Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 4 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Vậy người giao nhận là người: Hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng. Lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Anh ta có thể là người có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng anh ta ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng là người giao nhận chứ không phải là người vận tải. Làm một số việc khác nhau trong phạm vi ủy thác của chủ hàng. Ở các nước khác nhau tên gọi của người giao nhận có khác nhau ( Forwarder, Freight forwarder, Forwarding agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là: người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight forwarder) và cùng làm dịch vụ giao nhận. Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về địa vị pháp lý của người giao nhận nên ở các nước khác nhau thì địa lý pháp lý của người giao nhận có khác nhau. Theo các nước sử dụng luật Common Law: Người giao nhận có thể lấy danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) chỉ địa vị người giao nhận dựa trên khái niệm về địa lý. Hay có thể đảm nhận vai trò của người ủy thác (nhân danh và hành động bằng lợi ích của chính minh). Tự mình chịu trách nhiệm trong quyền hạn của chính minh. Theo các nước sử dụng luật Civil law: Có quy định khác nhau nhưng thông thường người giao nhận lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác họ vừa là người ủy thác và vừa là đại lý. 1.2.2. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp. Tổ chức xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng Tư vấn, nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa Ký hợp động vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước Làm thủ tục nhận, gửi hàng, thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch Mua bảo hiểm cho hàng hóa, thanh toán thu đổi ngoại tệ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyển chở và giao cho người nhận hàng; nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng SV: Hoàng Thị Minh Xuân 5 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Thu xếp chuyển tải hàng hóa. Thông báo tổn thất với người chuyên chở Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa, lưu kho, bảo quản hàng hóa Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi… Thông báo tình hình đi và đến của phương tiện vận tải, giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường, Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lới (giao nhận công trình), vận chuyển hàng triển lãm… Thêm vào đó người giao nhận còn đóng vai trò trong MTO (Ministry of Transportation of Ontario là bất kỳ một hợp đồng vận chuyển đa phương thức và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở) và phát hành cả chứng từ vận tải. 1.2.3. Vai trò người giao nhận trong thương mại quốc tế Ngày nay cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế thì các phương thức vận tải ngày càng phát triển: vận tải container, vận tải đa phương thức (VTĐPT), người giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một vai chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier). Người giao nhận đã đóng vai trò: Môi giới hải quan: Người giao nhận thay mặt người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan. Đại lý: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên chở để thực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cở sở hợp đồng ủy thác. Người gom hàng: người chuyên chở đóng vai trò là đại lý hoặc người chuyên chở. Đặc biệt là không thể thiếu trong vận tải container nhằm thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Người chuyên chở: Trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở (người thầu chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế). Hoặc trong trường hợp người giao nhận cung cấp vận tải đa phương thức. 1.3. Giao nhận ngoại thương đường biển 1.3.1. Cơ sở pháp lý SV: Hoàng Thị Minh Xuân 6 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải quan cho nên khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lý trực tiếp và gián tiếp điều tiết hoạt động đó. Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn vận tải, công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa); các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và tín dụng thư. Các công ước quốc tế bao gồm: - Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế. - Các công ước về vận tải như Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy tắc Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất 1968 tại Visby nên được gọi là nghị định thư Visby 1968 và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979 gọi là Nghị định thư SDR. Ngoài ra còn có Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày 31/3/1978 thường gọi tắt là Công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978. - Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiện thương mại của phòng thương mại quốc tế. - Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UPC 500 của phòng thương mại quốc tế Paris. Bên cạnh luật pháp quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, giao nhận hàng hàng hóa xuất nhập khẩu như Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐ-GTVT quy định thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFAS ban hành trên cơ sở của FIATA), luật kinh doanh bảo hiểm, rồi Luật thuế… Các hợp đồng làm cơ sở cho hoạt động giao nhận bao gồm hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận, hợp đồng bảo hiểm. Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 7 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhận hàng hóa. Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa XNK tại cảng là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác với cảng. Người được chủ hàng ủy thác thường là người giao nhận. Đối với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì chủ hàng hoặc người được ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác. Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện. Nếu chủ hàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng phải thỏa thuận với cảng và phải trả lệ phí liên quan, nếu có. Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức ấy. Người giao nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hóa ghi trong chứng từ. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã ra khỏi cảng. Việc giao nhận được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức là chủ hàng ủy thác việc gì thì chỉ làm việc đó. Ngoài ra còn có những quy tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu. 1.3.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 1.3.2.1. Đối với hàng hóa không phải lưu kho, lưu bãi của cảng Đây là hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Đưa hàng đến cảng Làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu. Chủ hàng phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ. Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch… Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng SV: Hoàng Thị Minh Xuân 8 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tàu và ghi vào tally sheet ( phiếu kiểm kiện) Lập biên lai thuyền phí ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dấu. Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu cần) Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm ( nếu có) 1.3.2.2. Đối với hàng hóa phải lưu kho, lưu bãi của cảng Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu. Giao hàng xuất khẩu cho cảng bao gồm các công việc: Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng. Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ Danh mục hàng hóa xuất khẩu (cargo list) Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (shipping order) nếu cần. Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note) Giao hàng vào kho, bãi cảng Cảng giao hàng cho tàu Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: o Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm o Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR. o Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân, người áp tải nếu cần. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 9 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao dịch cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện. Khi giao nhận xong một lô hoặc tại tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L) Lập bộ chứng từ thanh toán Thông báo cho người mua về việc giao hàng Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng Tính toán thưởng phạt, xếp dỡ nếu có. 1.3.2.3. Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container 1.3.2.3.1. Gửi hàng nguyên (FCL) Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục xuất khẩu (cargo list) Sau khi đăng ký booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn. Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình. Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container. Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container. Sau khi container đã xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn. 1.3.2.3.2. Gửi hàng lẻ (LCL) Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 10 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
- Khóa Luận Tốt Nghiệp Lớp: 08VQT1 Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho người chuyển chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD quy định. Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn. Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến. 1.3.2.4. Các chứng từ liên quan Chứng từ sử dụng đối với hàng xuất khẩu. Khi xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển, người giao nhận được uỷ thác của người gửi hàng lo liệu cho hàng hoá từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên tàu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau: Chứng từ hải quan.: • 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp. • 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu. • 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng. • 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). • 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất). Tờ khai hải quan: là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt nam quy định việc khai báo hải quan là việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua cửa khẩu quốc gia. Mọi hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ quan hải quan xử lý theo luật pháp hiện hành. SV: Hoàng Thị Minh Xuân 11 GVHD: TH.S Ngô Ngọc Cương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn