luận văn: Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 83
download
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên… Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm từ rất lâu....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn: Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam
- LU N VĂN T T NGHI P TÀI: “ S n ph m thân thi n v i môi trư ng – xu th t t y u trong tiêu dùng hi n i và hư ng i m i cho các doanh nghi p Vi t Nam.”
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, dân số không ngừng tăng lên… Tất cả đòi hỏi các quốc gia phải có những hướng đi mới, những giải pháp để khắc phục, vượt qua những khó khăn này. Phát triển bền vững đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm từ rất lâu. Đó là mấu chốt để chúng ta hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Một trong những cách để thực hiện phát triển bền vững là sản xuất và tiêu dùng các ản phẩm thân thiện với môi trường hay còn gọi là các sản phẩm s Xanh, sản phẩm sinh thái. Sản phẩm thân thiện với môi trường đang hiện hữu ngày càng nhiều trong đời sống của chúng ta, đặc biệt ở các nước phát triển. Đi vào đời sống người dân Việt Nam chưa lâu nhưng tôi tin rằng cùng với xu hướng trên toàn thế giới, các sản phẩm Xanh này sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam, trở thành xu hướng tất yếu. Tất nhiên, cùng với xu hướng này sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của chúng ta. Quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như gây được thiện cảm với người tiêu dùng. Với những lý do này, tôi quyết định chọn đề tài “Sản phẩm thân thiện với môi trường – xu thế tất yếu trong tiêu dùng hiện đại và hướng đi mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn hơn về sản phẩm thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đn các sản phẩm này và có được hướng phát triển phù hợp với ế doanh nghiệp mình. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung ở tất cả các lĩnh vực, nhưng chủ yếu tập trung vào hàng tiêu dùng, năng lượng, sản phẩm công nghệ… 1
- 3. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như đưa ra chương trnh phát triển các sản phẩm này trong các doanh ng hiệp Việt ì Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đưa ra các khái ni tiêu chí, ý nghĩa của sản phẩm thân thiện với môi ệm, trường và các vấn đề liên quan đến sản phẩm thân thiện với môi trường. - Tìm hiểu việc sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trên thế giới và bài học cho Việt Nam. - Đánh giá th trạng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi ực trường ở Việt Nam. Từ đó đưa ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp để phát triển các sản phẩm thân thiên với môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu : Một số phương pháp như phân tích tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, điều tra qua phiếu câu hỏi, phỏng vấn các doanh nghiệp … Đặc biệt là đưa ra chương trình phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam. 6. Bố cục khóa luận Khóa luận có 103 trang bao gồm cả danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có 7 bảng và 7 biểu đồ. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được chia làm ba chương: - Chương 1: Một số vấn đề về sản phẩm thân thiện với môi trường. - Chương 2: S phẩm thân thiện với môi trường – hướng đi mới cho các ản doanh nghiệp Việt Nam. - Chương 3: Các gi i pháp cơ bản nhằm thúc đầy sản xuất và tiêu dùng Sản ả phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Quản trị kinh doanh và các phòng ban khác của trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin vô cùng cảm tạ giáo viên hướng dẫn, TSKH. Nguyễn 2
- Văn Minh đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn tôi. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới thư viện quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, câu lạc bộ “Đạp xe vì môi trường” (C4E), bạn bè và người thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội tháng 5 năm 2009 Sinh viên Vũ Thị Xen 3
- CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG 1. Tiêu dùng bền vững 1.1. Khái niệm tiêu dùng bền vững Chủ nghĩa tiêu dùng đang đánh dấu thời đại của chúng ta. Nhưng từ khi biến đổi khí hậu diễn ra, con người không thể tiếp tục khai thác những nguồn tài nguyên trên Trái đất mà không nghĩ về tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đạt được nhiều hơn mà tổn thất ít hơn hay nói cách khác là làm thế nào để tiêu dùng bền vững? Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung ủa chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới c (WCED – World Commission on Environment and Development) nay Ủy ban là Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát tri n bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các ể nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [6, tr.3]. Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau. Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc biệt đúng cho người dân đang sống trong nghèo khổ thường có nhu cầu gia tăng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm th nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu ế dùng một cách thông minh hơn. Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu 4
- hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường. 1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện, cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ ch ức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và tài chính. Tiêu dùng tăng đ i hỏi tăng sản xuất và thư ờng dẫn đến việc sử dụng tài ò nguyên tăng lên, gây ô nhi môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có ễm thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu dùng gây ra. Những cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi phí như m nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, t hời ắc gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát triển bền vững. Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các nước phát triển. Song, các nước đang phát triển với khuynh hướng đi theo con 5
- đường của nước phát triển vẫn có cơ hội để tránh nhiều sai lầm liên quan tới tiêu dùng bằng cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng của họ ngay từ bây giờ. Chẳng hạn ở châu Á, dân số đông và tăng nhanh. Qu dân số Liên Hiệp ỹ Quốc UNFPA dự tính dân số thế giới sẽ tăng 41% khoảng 8,9 tỷ người vào năm 2050, phần lớn sự gia tăng này diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Nền kinh tế châu Á cũng tăng trưởng nhanh, nhiều thị trường mở cửa chịu ảnh hưởng do buôn bán quốc tế, tỷ lệ đô thị hóa tăng cùng với tuổi thọ của người dân cũng tăng. Vùng châu Á – Thái Bình Dương là nơi có 684 tri người tiêu dùng có thu nhập ệu trung bình trên 7000USD/ ầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonexia đ chiếm 63% nhóm người tiêu dùng này trong vùng và 25% toàn thế giới. Ngày nay, chỉ 25% dân số trong khu vực được xếp vào loại mức thu nhập trung bình cá nhân cao đó [6, tr.5]. Như vậy, hình thái sẽ là con số này tăng nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời ở các nước phát triển vốn có mức tiêu thụ tính theo đầu người cao quá mức, đã xuất hiện yêu cầu giảm mức tiêu thụ đó xuống, đạt độ bền vững hơn. Như vậy, tiêu dùng bền vững gắn liền với các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, tuy họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Vì vậy nhu cầu đạt đến sự tiêu dùng bền vững có tầm quan trọng với tất cả các nước, mọi người dân, cả giàu lẫn nghèo. 1.3. Những vấn đề chính trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững Dự án SC.Asia (Tiêu dùng bền vững châu Á) đã xác định một số vấn đề chủ yếu có thể làm nền tảng cho sự thành công của bất cứ chương trình tiêu thụ bền vững nào. Đó là các vấn đề về trình độ nhận thức, vai trò của Chính phủ, ưu tiên khác của quốc gia, và tiếp cận vốn với người mua [6, tr.14]. Thứ nhất, cần nhận biết rằng tiêu dùng (bền vững) không những là một vấn đề kinh tế kỹ thuật mà còn có nguồn gốc sâu xa trong bối cảnh xã hội văn hóa. Vì vậy, có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững như là một cơ hội để phát triển hoặc bảo vệ các giá trị khác trong xã hội. Những cơ hội dưới dạng thiết lập thị trường và công việc trong những lĩnh vực sử dụng/tận dụng tri thức truyền thống (du lịch và sản 6
- xuất lương thực theo phương thức truyền thống) và cách sống truyền thống có thể được phát huy để bảo đảm tiêu dùng bền vững. Thứ hai, bằng việc lồng ghép các hoạt động tiêu dùng bền vững vào trong các khuôn khổ hiện hành sẽ dễ đạt được kết quả hơn (và tránh trải rộng quá mỏng nguồn tài nguyên có sẵn). Quản lý chất thải, an toàn lương thực và giao thông là ba ví dụ về các lĩnh vực có độ ưu tiên cao trong phần lớn các nước mà các chương trình tiêu dùng bền vững có thể dễ dàng lồng ghép vào. Thứ ba, sự hiểu biết về tiêu dùng bền vững nói chung rất hạn chế và ý nghĩa cụ thể của khái niệm này chưa được hiểu một cách đầy đủ. Đó là sự thật đối với Chính phủ cũng như các thành phần xã hội liên quan khác. Vì vậy , các hoạt động tiêu dùng bền vững cần có một chiến lược truyền thông kỹ lưỡng. Mở rộng mạng lưới các đối tác cũng sẽ cho phép phổ biến nhanh hơn các ý tưởng và thúc đầy việc truyền bá các quan điểm tiêu dùng bền vững. Thứ tư, Chính phủ có vai trò kép, vừa là người điều chỉnh, khởi xướng vừa là người tiêu dùng chính. Trong vai trò người điều chỉnh, khởi xướng truyền thống, Chính phủ có thể thiết lập những chính sách và điều kiện kinh tế xã hội phù hợp cho người tiêu dùng, người sản xuất và những người khác để thực hiện theo hướng bền vững hơn. Là người tiêu dùng chính, Chính phủ có thể thông qua các quyết định mua sắm của họ, ủng hộ một số loại hàng hóa và dịch vụ và cũng có thể tạo ra một thị trường mới cho các sản phẩm bền vững. Cần luôn luôn nhớ tầm quan trọng của việc có một cơ quan trong Chính phủ, để điều phối các dự án và chính sách quốc gia về tiêu dùng bền vững. Thứ năm, vạch ra các giá trị trong tiêu dùng bền vững là có tính quyết định và phải đưa các đối tác chính, cụ thể là những người tiêu dùng, Chính ph các tổ ủ, chức và các ngành dân sự vào. Nếu các đối tác không tham gia trong phong trào tiêu dùng bền vững, tất sẽ rất khó khăn để thiết lập các ưu tiên thích hợp và thực hiện các hành động. Ngay cả phong trào người tiêu dùng không phả i lúc nào cũng biết được chương trình của tiêu dùng bền vững. Các tổ chức người tiêu dùng ở châu Á coi quyền của người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là một ưu tiên và vì 7
- vậy việc thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững ngày càng trở nên tích cực hơn. Thực hiện được các vấn đề này chắc chắn các quốc gia sẽ thúc đẩy được tiêu dùng bền vững trên mọi lĩnh vực và tác động được đến mọi người dân. 1.4. Các công cụ tiêu dùng bền vững Thúc đẩy và chấp nhận cách tiêu dùng bền vững là điều thiết yếu, nếu chúng ta muốn đạt tiến bộ trong phát triển bền vững. Tình hình tiêu dùng toàn cầu cho thấy tiêu dùng bền vững không giản đơn chỉ là một thách thức được giới hạn trong các nước phát triển quan tâm và thực hiện, mà còn liên quan nhiều đến các nước đang phát tri n. Hiện đang nổi lên một “giai cấp tiêu dùng toàn cầu” gồm những ể nhóm đông đ người tiêu dùng trung lưu ngày càng thể hiện mô hình tiêu dùng ảo giống nhau trên toàn thế giới. Những mô hình đó cũng xuất hiện ở phần lớn các nước châu Á khác nhau như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Vi t Nam. Tiêu dùng bền vững có thể đem lại những giải pháp môi ệ trường cũng như những lợi ích kinh tế xã hội ở các nước châu Á. Sự hợp tác toàn cầu về tiêu dùng bền vững có thể cho phép các nước đang phát triển tiến nhanh tới phát triển bền vững bằng cách tránh những sai lầm của các nước phát triển. Một số công cụ chính sách chủ yếu về tiêu dùng bền vững được bản Hướng dẫn Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người tiêu dùng Mục G xác định bao gồm bốn công cụ là thông tin sản phẩm, ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải, thực hành bền vững của Chính phủ và nhận thức, giáo dục và tiếp thị [6, tr.21] (xem bảng 1). 1.4.1. Thông tin sản phẩm Thông tin sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong các quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là bảo đảm tiếp cận được và hiểu được thông tin sản phầm về chất lượng, giá cả, sức khỏe và an toàn, hậu quả môi trường và xã hội. Có ba loại thông tin sản phẩm cần quan tâm là kiểm tra khách quan s n phẩm, cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm và cấp nhãn hiệu ả sinh thái. Kiểm tra các tiêu chí bền vững sẽ gồm các vấn đề thử theo chu kỳ tuổi thọ (giai đoạn sản xuất, tiêu dùng và tiêu hủy) của sản phẩm hay dịch vụ. Kiểm tra sản 8
- phẩm là ưu tiên chủ yếu của nhiều tổ chức người tiêu dùng vì nó thúc đẩy tiếp cận thông tin sản phẩm, xác định được sản phẩm không an toàn hoặc không thích hợp. Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm là việc các tổ chức cấp chứng chỉ sản phẩm độc lập xem xét sản phẩm có đạt đầy đủ các tiêu chí đã định theo tiêu chuẩn yêu cầu hoặc nhãn hiệu của sản phẩm cụ thể không. Để được cân đối và chấp nhận rộng rãi, các tiêu chuẩn phải được phát triển thông qua tham khảo nhiều quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng do thực hiện tiêu chuẩn đó. Những quy trình đó đặc biệt phải có sự tham gia của người tiêu dùng và người sử dụng cuối cùng các sản phẩm được chứng thực. Nhãn sinh thái là một phương pháp thực hiện môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một chủng loại sản phẩm hay dịch vụ cụ thể dựa trên những điều kiện của tuổi thọ. Nhãn sinh thái tồn tại để biểu dương và thúc đẩy các hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao về môi trường và cung cấp thông tin về chất lượng và năng lực sản xuất đối với các vấn đề như sức khỏe và tiêu dùng năng lượng. Nhãn sinh thái luôn được một bên thứ ba khách quan cấp và cho phép dùng nhãn trên sản phẩm với một chủng loại sản phẩm. 1.4.2. Phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải Theo hướng dẫn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, mục G đã đề cập “Chính phủ cần khuyến khích sự thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ an toàn có hiệu quả về năng lượng và tài nguyên trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của nó trong một chu trình sống. Chính phủ cần khuyến khích các chương trình tái chế, chương trình này khuyến khích người tiêu dùng tái chế chất thải và cả mua sản phẩm tái chế”. [6, tr.28]. Theo các khảo sát của Trung tâm Tài nguyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNEP, chất thải sản sinh hàng năm đang tăng lên ở các đô thị châu Á, chủ yếu do dân số tăng và lối sống thay đổi, thường là kết quả trực tiếp của sự phát triển kinh tế nhanh. Ví dụ, ở Bangkok, chất thải rắn tằng từ 3260 tấn/ngày năm 1985 lên 9472 ấn/ngày năm 2002. Ở nhiều thành phố Đông Nam Á, rác thải gia t tăng đã vượt xa khả năng của cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý. Ví dụ, ở Việt Nam, hiệu suất thu gom chất thải rắn đạt 40% đến 70% nhưng ở một vài thành phố, con 9
- số đó chỉ là 20% đến 40%. Chất thải điện tử là loại tăng trưởng nhanh nhất. Hàng năm người ta thải 4 triệu máy tính ở Trung Quốc. Ước tính ở châu Á đã dùng khoảng 150 triệu máy tính trong năm 2002, con số này đang tăng thêm hàng năm 15%. Ở Ấn Độ, chất thải điện tử (“Rác E”) đáng giá 1200 triệu Euros trong năm 2003. [6, tr.28] Bảng1: Một số công cụ chính sách về tiêu dùng bền vững Công cụ Ứng dụng Thông tin sản Trong lĩnh vực lương thực thực phẩm, việc chứng thực và mang phẩm nhãn hiệu của lương thực thực phẩm (ví dụ thông tin về dinh dưỡng, ngày hết hạn, thực phẩm hữu cơ, đặc điểm bao bì…) có thể cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, là một thành phần rất quan trọng của hệ thống an ninh lương thực và bảo đảm tiêu dùng bền vững. Ngăn ngừa và Công nghiệp tái chế tạo cơ hội việc làm, chẳng hạn tái chế vật liệu giảm thiểu rác thải thành sản phẩm mới có thể giúp người dân phá vỡ chu kỳ thải nghèo khổ. Thái độ cụ thể đối với rác thải như văn hóa tái sử dụng là ví dụ đầy hứa hẹn về hành vi bền vững. Thực hành bền Việc thực hiện chính sách mua sắm bền vững trong việc mua sắm vững của của Chính phủ phát triển được các thị trường cho sản phẩm bền Chính phủ vững. Đồng thời khuyến khích phát triển sản phẩm và cạnh tranh giá cho người tiêu dùng. Nhận thức, Nâng cao nh thức (chiến dịch, thông tin), giáo dục người tiêu ận giáo dục và dùng và tiếp thị là 3 hoạt động chủ yếu để chuyển thông tin đến tiếp thị người tiêu dùng. Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường (2005), Thúc đẩy tiêu dùng bền vững châu Á Phòng ngừa chất thải là tránh và/hoặc giảm sản sinh chất thải ngay từ đầu, bằng phương pháp sản xuất cải tiến và thiết kế sản phẩm. Ngăn ngừa chất thải cần ngăn chất thải sản sinh ra từ lúc bắt đầu sản xuất. Có thể thực hiện điều đó trong giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Trong việc giảm 10
- thiểu chất thải gồm các kỹ thuật sản xuất được cải tiến, thay đổi nguyên liệu, cải tiến công thức sản xuất sản phẩm và giảm thiểu bao bì đóng gói hoặc dùng vật liệu đóng gói tái chế được. Việc phòng ngừa chất thải có thể là một phương pháp mạnh mẽ để bảo đảm tiêu dùng bền vững. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia đã xác đị nh rằng yêu cầu quan trọng là cần có sự lồng ghép lẫn nhau giữa các hệ thống quản lý chất thải và các chiến lược tiêu dùng. Giảm thiểu chất thải gồm những hoạt động nhằm giảm lượng rác thải phải chôn lấp hoặc giải quyết cách khác. Có khi bằng cách chuyển đ ổi chất thải thành nguồn hữu ích. Giảm thiểu chất thải liên quan đến một loạt các hoạt động kỹ thuật nhằm quản lý sao cho lượng chất thải còn lại cần xử lý ở mức tối thiểu. Giảm thiểu gồm: giảm, sửa chữa, thu hồi, tái chế, ủ phân, thiêu đốt (với các kỹ thuật sạch và có thu hồi năng lượng) và chôn lấp. Nhiều nước EU và một số ở châu Á đã coi việc xử lý chất thải theo trình tự là một nguyên tắc hướng dẫn quản lý chất thải. Tái chế là một loạt các hoạt động nhằm thu hồi, phân loại, xử lý và chuyển hóa các v liệu phế thải thành nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Các hệ ật thống tái chế hướng tới người tiêu dùng giúp cho bản thân người tiêu dùng biết phân loại chất thải, dễ dàng tiếp cận các phương tiện thu hồi , thậm chí trong vài trường hợp tạo thu nhập khác trong việc gửi trả đồ thải. Cơ sở tái chế có thể thay đổi độ phức tạp, tùy theo nguồn lực và cơ sở hạ tầng hiện hữu. Ví dụ, việc vận chuyển, giá vận chuyển đồ thải có thể ảnh hưởng đến vật liệu tái chế một sản phẩm cụ thể có lợi ích kinh tế hay không? Cũng cần lưu ý rằng thị trường vật liệu tái chế có thể thay đổi. Vật liệu với số lượng nhiều được thu hồi là giấy, thủy tinh, kim loại, đồ nhựa, hàng điện tử. 1.4.3. Nhận thức, giáo dục và tiếp thị Nâng cao nh thức (thông qua cuộc vận động, thông tin), gi áo dục người ận tiêu dùng và tiếp thị là ba biện pháp chủ yếu để truyền tải thông tin đến người tiêu dùng, trong đó Chính ph giữ vai trò tích cực để hướng mô hình tiêu dùng đến sự ủ bền vững. Tức là thay đổi thái độ của người tiêu dùng theo hường mua sắm và sử dụng những hàng hóa và dịch vụ thay thế. 11
- Nâng cao nhận thức là nâng cao hiểu biết và nhận thức của công chúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững, giới thiệu cho họ những phương án nhằm theo đuổi lối sống bền vững Giáo dục người tiêu dùng là làm cho họ trở nên có trách nhiệm với tập quán tiêu dùng hàng ngày ủa họ. Trong bối cảnh tiêu dùng bền vững, giáo dục người c tiêu dùng chủ yếu giúp cho người tiêu dùng có khả năng chọn lựa những sản phẩm bền vững hoặc sử dụng sản phẩm một cách bền vững hơn. Tiếp thị là thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích duy nhất là khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hoặc sử dụng một sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể. Tiếp thị sản phẩm để khuyến khích tiêu dùng bền vững là cung cấp thông tin sản phẩm h oặc dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng mà không tổn hại đến cơ cầu xã hội hoặc môi trường 1.4.4 Thực hành bền vững của Chính phủ Trong phần lớn các nước, Chính phủ và cơ quan nhà nước là khách hàng lớn nhất của các loại hàng hóa và dịch vụ, từ những hàng hóa tiêu dùng cơ bản đến thiết bị công nghệ cao. Tác động của việc mua sắm đó đối với thị trường là một trong các đòn bẩy tiềm năng bảo đảm cho sản xuất và tiêu dùng bền vững. Một thị trường lớn như vậy có thể là chìa khóa cho việc chỉ đạo xu hướng dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ bền vững hơn. Chính phủ mua hàng với số lượng lớn, do đó có vị thế thương lượng giá cả cũng như chất lượng tốt và thúc đẩy các công ty th mãn các đơn đặt hàng. M ua ỏa sắm của Chính phủ cũng có thể thúc đẩy sáng kiến bền vững. Chính phủ xác định điều kiện và quy cách cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, mặt “cầu” có thể thúc đẩy các nhà sản xuất và hướng sáng kiến của họ vào những giải pháp bền vững hơn. Công chúng ở nhiều nước đang đòi hỏi sự minh bạch về vấn đề chi tiêu v ốn nhà nước. Vì vậy, mua sắm bền vững của nhà nước có thể lấy làm ví dụ. Ước tính tiêu dùng của Chính phủ chiếm tới 20 – 25% tổng chi phí tiêu dùng ở các nước châu Á. Mua sắm ở quy mô đó có thể ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế vùng và môi trường. Thực hiện mua sắm bền vững không nên xem là một thay đổi cơ bản của chiến lược mua sắm của bất kỳ tổ chức nào. Đó đơn giản là một cách nhìn lại các 12
- phương pháp mua sắm cũ, đứng từ quan điểm trách nhiệm mới rộng rãi hơn. Những chỉ đạo chính để thực hiện mua sắm bền vững là: - Tổ chức hiệu quả, có những chính sách rộng rãi để bảo đảm mọi người nhận thức được chiến lược. - Huấn luyện và hướng dẫn giúp người tham gia hiểu được mua sắm bền vững và ước tính chi phí cho cả chu trình sống. - Kiểm toán và theo dõi đều đặn để đánh giá xem tổ chức có đúng mua sắm bền vững không và ở đâu có thể tiến bộ hơn trong lĩnh vực đó. - Cam kết thực hiện phát triển bền vững. - Ủng hộ và giáo dục các bên cung cấp. - Tạo mối liên hệ với các tổ chức khác để học hỏi kinh nghiệm. - Đóng góp mua sắm bằng cách lập tổ hợp mua sắm. Bảng 2: Danh sách các NSDS (chiến lược phát triển bền vững quốc gia) và PRS (chiến lược giảm nghèo) của các nước tham gia Dự án Tiêu dùng bền vững châu Á (SC.Asia) Tình hình NSDS Tình hình PRS Nước Đang soạn Đang phát Đang đợi phê Đã tiến hành thảo triển duyệt Bangladesh √ √ Campuchia √ √ Trung Quốc √ X Ấn Độ √ √ Indonexia √ √ Lào √ √ Malaysia √ X Nepan √ √ Philipin √ X Sri Lanca √ √ Thái Lan √ √ Việt Nam Đã phê duyệt √ Chú thích: “√” là có, “X” là không. Nguồn: Trang web của RRCAP của UNEP, Ngân hàng Thế giới, UNDESA và UNDP 13
- 2. Sản phẩm thân thiện với môi trường 2.1. Khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường Trước khi đi vào khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng ta cùng tìm hiều về sản phẩm liên quan đến môi trường, hay còn gọi là những sản phẩm nhạy cảm với môi trường (environment sensitive commodities) là những sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây tác hại tới sức khỏe của con người, động thực vật… và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực nhằm xử lý các tác hại đó. Đánh giá mức độ liên quan của một sản phẩm đối với môi trường hay nhận biết một sản phẩm liên quan đến môi trường thường được xác định theo các tiêu chí: - Độ nguy hại của chất thải đi kèm hoặc tồn tại trong sản phẩm. - Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm tới môi trường không khí. - Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm tới đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. - Quy trình sản xuất sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường. Cùng v khái niệm các sản phẩm nhạy cảm đối với môi trường, trong ới thương mại quốc tế hiện nay cũng bắt đầu xu ất hiện một thuật ngữ khác là “Sản phẩm thân thiện với môi trường”. Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thâ n thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch. Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi trường 14
- khi và ch khi nó đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi ỉ trường từ giai đoạn sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất) cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ sau khi sử dụng (tính chất có thể tái chế được, không gây tổn hại cho môi trường tại bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Các tiêu chuẩn để đánh giá tính thân thiện rất khác nhau qua từng vùng lãnh thổ, từng khu vực trên thế giới, cho nên khái niệm “Sản phẩm thân thiện với môi trường” luôn luôn chỉ có thể mang tính chất tương đối. 2.2. Các tiêu chí sản phẩm thân thiện với môi trường Nếu người tiêu dùng yêu cầu những sản phẩm thân thiện với môi trường – sản phẩm xanh, chắc chắn thị trường sẽ cung cấp cho họ. Vậy sản phẩm xanh là những sản phẩm nào? Cái gì để biết một sản phẩm là thân thiện với môi trường và làm sao để chọn lựa các sản phẩm này? Quan trọng hơn, nhà sản xuất đang đặt câu hỏi “Làm thế nào để chúng tôi sản xuất ra những sản phẩm xanh hơn?” Một sản phẩm được xem là xanh nếu đáp ứng được một trong bốn tiêu chí dưới đây 1: → Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần (sử dụng để lót nồi) là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm được tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp. → Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống . Ví dụ, các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư. → Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì). Người tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng một lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế. 1 www.donre.hochiminhcity.gov.vn 15
- → Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn) và cải thiện chất lượng chiếu sáng. Với thiết kế xanh, sự chọn lựa sản phẩm được đặt mục tiêu là giảm thiểu ô nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm chất lượng chất thải sinh ra trong quá trình sử dụng sản phẩm. Một sản phẩm được mua từ nguồn địa phương hoặc khu vực sẽ giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy kinh tế địa phương. Nhật Bản đã có rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng xanh. Công ty Chikuma & Co.Ltd đã cung cấp cho thị trường tiêu dùng thân thiện với môi trường một loại vải may đồng phục văn phòng chứa tối thiểu 55% nhựa polyester tái chế từ chai nước uống làm từ nhựa PET 2. Loại vải này giúp tiết kiệm tài nguyên dầu mỏ và đưa các chai nhựa PET đã qua sử dụng sang một hướng sử dụng khác tốt hơn. Hãng Philip đang tạo ra các dòng sản phẩm xanh, đem đến cho khách hàng một lợi thế môi trường được cải thiện theo nghĩa tiêu thụ năng lượng, bao bì, chất độc hại, trọng lượng, tái chế, có độ tin cậy cao hơn về tuổi thọ sản phẩm. 2.3. Ý nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường Các sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi trường sống của con người (môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật, nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất, nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người). Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên để 2 Nhựa PET là polyethylene terephthalate, một loại nhựa tổng hợp trong nhóm polyester. Luật tái chế loại bao bì này của Nhật Bản, có hiệu lực năm 1997, quy định các chính quyền địa phương phải thu gom chai PET để tái chế. 16
- gia tăng không gian sống cho con người có thể làm cho chất lượng không gian sống mất khả năng tự phục hồi. Trước thế kỷ 21, ít khi người ta để ý đến ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe, cuộc sống con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và đã bước đầu chú trọng đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu cần có nhận thức cao hơn về chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sản phẩm sinh thái được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Các khái niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn phát triển của sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Thêm vào đó, trong suốt quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước là đồng hành với ít rác, ít ô nhiễm hơn. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm sinh thái có thể giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, II, III theo bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3. Bên cạnh đó, những sản phẩm được đưa vào cơ sở dữ liệu của Mạng lưới thu mua Xanh cũng được coi là sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái thư ờng được phân theo nhóm sản phẩm như: thiết bị điện, điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển máy móc, cơ khí, đồ nội th ất trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao bì gói, sản 3 ISO 14024 (Nhãn loại I): là nhãn sinh thái được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sản xuất theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người tiêu dùng bởi Chính phủ hoặc tổ chức độc lập với người sản xuất hoặc người tiêu dùng.. ISO 14021 (Nhãn loại II): là nhãn sinh thái tự công bố, do các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối đưa ra, dựa trên những chứng cứ và kết quả tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi các bên liên quan khác theo yêu cầu của họ. ISO 14025 (Nhãn loại III): là nhãn tự nguyện, là nhãn của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương tr ình t ự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất. 17
- phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an ninh an toàn và y tế năng lượng, dịch vụ sinh thái du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm sinh thái cũng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan tự do hóa thương m làm cho các doanh ại nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Mặc dù sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng đến mục tiêu rộng lớn, đó là thông qua sản phẩm sinh thái sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội theo hướng thân thiện với môi trường. Khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sản phẩm sinh thái, việc cam kết thực hiện c hương trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm sinh thái này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ môi trường. II. SẢN PHẨM THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG – XU THẾ TẤT YẾU TRONG TIÊU DÙNG HIỆN ĐẠI 1. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay 1.1. Tình chung về môi trường Việt Nam Hiện nay, môi trường không khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung là tương đối tốt, nhưng chất lượng môi trường không khí ở các thành phố lớn, tại một số khu công nghiệp và làng nghề đang ngày càng suy giảm. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Đối với NO 2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau [1, tr.21] (xem bảng 3). 18
- Bảng 3: Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của Việt Nam năm 2005 Ngành sản xuất CO NO2 SO2 VOCs Nhiệt điện 4.562 57.263 123.665 1.389 Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, 54.004 151.031 272.497 854 sinh hoạt Giao thông vận tải 301.779 92.728 18.928 47.462 Tổng 360.345 301.022 415.090 49.705 Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường (2006), Báo cáo Môi trường quốc gia 2007 Một khảo sát do Cục Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 2007 tại Phú Thọ và Nam Định cho thấy ước tính mỗi năm, mỗi người dân phải chi khoảng 295.000 đồng để khám và chữa các bệnh có nguyên nhân trực tiếp từ ô nhiễm môi trường không khí. Nếu giả thiết tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động tới sức khỏe đối với người dân Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh tương tự như ở Nam Định và Phú Thọ thì Hà Nội với 3,2 triệu dân mỗi ngày sẽ thiệt hại trên 2,5 tỷ đồng; Tp.Hồ Chí Minh với 6,1 triệu dân mỗi ngày là gần 5 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, không khí ở các thành phố lớn này còn ô nhiễm hơn rất nhiều lần so với hai tỉnh được khảo sát. Vì vậy, thiệt hại kinh tế đối với sức khỏe cộng đồng ở những thành phố này sẽ phải lớn hơn rất nhiều. Không chỉ có vậy, các chất SO2, NOx trong môi trường không khí còn gây ra hiện tượng mưa axit. Đây chính là nguyên nhân làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Ô nhiễm không khí sẽ làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, mất các chi tiết trang trí…, gây hao mòn công trình, dẫn tới giảm tuổi thọ làm tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Ô nhiễm môi trường không khí còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới thiên nhiên như đa dạng sinh học và các hệ sinh thái [1, tr.57]. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cầu I Thăng Long”
71 p | 2758 | 1768
-
Luận văn đề tài : Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel
97 p | 129 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin
115 p | 89 | 27
-
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Cổ Phần Than Vàng Danh - TKV
136 p | 87 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Carton Sóng thuộc Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất Nhập khẩu bao bì Hà Nội
97 p | 98 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam
94 p | 140 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng và Phát triển Công nghệ 79
111 p | 97 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán: Hoàn thành công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hồng Dương
98 p | 78 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần và tư vấn đầu tư & Kiểm định xây dựng
94 p | 68 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
129 p | 50 | 16
-
Tiểu luận: NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG LY, HỘP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
9 p | 140 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân ở Việt Nam
31 p | 95 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định mức sẵn lòng chi trả của khách hàng cho hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp sản phẩm túi thân thiện với môi trường tại siêu thị big C miền Đông thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thực phẩm và đồ uống có bao bì thân thiện môi trường
111 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phân bón Thần nông Thanh Hóa
18 p | 57 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần DTO
93 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam - công ty than Mạo Khê TKV
11 p | 49 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn