YOMEDIA
ADSENSE
Luận văn TH ỰC TR ẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I HÀ NỘI
95
lượt xem 21
download
lượt xem 21
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hay dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất căn cứ vào các Nghị định thư ký kết giữa hai Chính Phủ hoặc ngoài Nghị định thư, thông qua các hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với nhau. Hàng hoá có thể là hàng hoá sản xuất trong nước hay hàng hoá tạm nhập tái xuất.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn TH ỰC TR ẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I HÀ NỘI
- Luận văn TH ỰC TR ẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I HÀ NỘI
- 2 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. 1 .1.1. Vị trí vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. Xuất khẩu là ho ạt động bán hàng hoá hay dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất căn cứ vào các Nghị định thư ký kết giữa hai Chính Phủ hoặc ngoài Nghị đ ịnh thư, thông qua các hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với nhau. Hàng hoá có th ể là hàng hoá sản xuất trong nước h ay hàng hoá tạm nhập tái xuất. Kinh doanh xuất khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng lưu thông h àng hoá trong nước và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng rất lớn đ ến việc sản xuất trong nước, là hoạt động mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đ ất nước. Xuất phát từ vị trí đó, vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được thể hiện trên những mặt sau: - Xuất khẩu góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia, đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân thương mại, giảm tình trạng nhập siêu.
- 3 - Xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Xuất khẩu làm cho sản xuất của quốc gia tăng lên thông qua m ở rộng thị trường quốc tế, góp phần tăng tích luỹ vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế - Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc và công n ghệ hiện đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Xuất khẩu có tác động đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân. Sản xuất h àng xu ất khẩu thu hút h àng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập ổn định. - Xuất khẩu tăng cường hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại ở tất cả các nước trong khu vực và trên th ế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”. Như vậy, hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò là hoạt động mũi nhọn trong phát triển kinh tế mà còn trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội thông qua thực hiện các mục tiêu chung về y tế, giáo dục, phúc lợi công cộng… Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu, nhà nước ta đã có những chủ trương kế hoặc khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh n ghiệp có điều kiện mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài. 1.1.2. Các trường hợp được coi là xuất khẩu hàng hoá. Theo quy định, hàng hoá được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau: - Hàng bán cho doanh nghiệp nước ngo ài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh toán bằng ngoại tệ. - Hàng bán cho khách nước ngo ài hoặc Việt kiều thành toán bằng ngoại tệ. - Các d ịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng n goại tệ. - Hàng viện trợ ra nước ngo ài thông qua các hiệp định, nghị thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng lại được thực hiện qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Hàng bán cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán cho doanh nghiệp trong khu ch ế xuất.
- 4 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu h àng hoá được thực hiện thông qua hợp đồng n goại thương ký kết giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau hoặc một bên trong hợp đồng có trụ sở thuộc các khu chế xuất 100% vốn nước ngoài. Do vậy, không ph ải hoạt động xuất khẩu n ào hàng hoá cũng được xuất khẩu ra khỏi biên giới. Ngược lại, không phải h ành vi đưa hàng hoá ra khỏi biên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá như: đưa hàng hoá tham dự hội chợ triển lãm ở nước n goài, các hoạt động viện trợ bằng h àng hoá… - Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hoá: Th ời gian lưu chuyển hàng hoá xu ất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giai đoạn là mua hàng ở thị trường trong nước và bán h àng cho thị trường ngoài nước. - Đặc điểm về tập quán, pháp luật: Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương khác nhau. Vì vậy, phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và lu ật thương mại quốc tế. - Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh xuất, nhập khẩu bao gồm nhiều lo ại, xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng thuộc về thế mạnh trong nước. Hàng hoá xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu m ã bao bì đ ẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực, từng quốc gia, từng thời kỳ. - Đặc điểm về th ời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: điều kiện về mặt đ ịa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán làm cho thời gian giao hàng và th ời gian thanh toán có khoảng cách khá xa nhau. - Đặc điểm về phương thức thanh toán: trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, phương thức thanh toán đ ược sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Ngoài ra các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương thức khác như phương thức chuyển tiền, ph ương th ức nhờ thu, phương thức ghi sổ hay mở tài kho ản. 1.1.4. Các phương thức và hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. 1.1.4.1. Các phương thức xuất khẩu
- 5 Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến h ành xuất khẩu theo 2 phương thức: xuất khẩu theo nghị định thư và xu ất khẩu ngo ài ngh ị định thư. Xuất khẩu theo nghị định thư: Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các chính phủ đ àm phán, ký kết với nhau b ằng văn bản, hiệp định, nghị định về trao đổi hàng hoá d ịch vụ, và việc đ àm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở nội dung đ ã ký kết, nh à nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. Theo cách này, nhà nước cấp vốn, vật tư và các điều kiện khác để doanh nghiệp thay m ặt nhà nước thực hiện những hợp đồng cụ thể. Khi xuất khẩu, toàn bộ số n goại tệ thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí bằng ngoại tệ, đơn vị phương thức thanh toán phải nộp quỹ tiền tệ chung của nhà nước thông qua các tài khoản của Bộ th ương mại. Ở nước ta, ph ương th ức này chủ yếu được áp dụng trong cơ ch ế tập trung quan liêu bao cấp trước đây. 1.1.4.2. Các hình thức xuất khẩu Xuất khẩu ngoài nghị định thư: Các quan hệ đ àm phán ký kết hợp đồng do các doanh nghiệp trực tiếp tiến h ành trên cơ sở các quy định trong chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với những hợp đồng này, các đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện cũng như phân phối kết quả thu được từ các ho ạt động đó. Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có đủ khả năng tổ chức giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, am hiểu đối tác, am hiểu thị trường cũng như mặt h àng xuất khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp này thường có doanh số xuất khẩu lớn, có uy tín trên thị trường quốc tế và có đội ngũ nhân viên thành th ạo trong ho ạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Xuất khẩu uỷ thác: Là hình thức mà các doanh nghiệp, đơn vị được cấp giấy phép xuất nhập khẩu không có điều kiện đ àm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất nhập khẩu hộ (đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoản hoa hồng cho đơn vị
- 6 nhận uỷ thác theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng) hoặc ngược lại, đơn vị được một đ ơn vị khác giao uỷ thác xuất nhập khẩu một lô hàng mà đơn vị có đủ điều kiện xuất khẩu (doanh thu của đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu trong trường hợp này là số hoa hồng mà đơn vị được hưởng). Hiện nay để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thường ký kết cả hai hình thức trên. Doanh nghiệp vừa tiến h ành xu ất khẩu trực tiếp, vừa nhờ các đ ơn vị khác xuất khẩu hộ hoặc xuất khẩu hộ các đơn vị khác. Các hình thức xuất khẩu trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, n goài ra còn có thể thực hiện theo hiệp định, nghị định của Chính Phủ. 1.1.4.3. Phương thức tính giá và ký k ết điều khoản trong kinh doanh xuất k hẩu Giá bán hàng xuất khẩu được xác định chủ yếu theo 2 loại giá là giá FOB và giá CIF. Giá FOB Là giá giao hàng tính đến khi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng, ga, biên giới nước người xuất khẩu. Như vậy giá FOB bao gồm giá thực tế của hàng hoá cộng với khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp h àng hoá lên tàu. Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển không thuộc trách nhiệm của người bán, vật tư hàng hoá thuộc sở hữu của người mua kể từ khi giao hàng xong lên phương tiện vận chuyển. Do điều kiện nền kinh tế nước ta cũng như kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nên giá FOB được sử dụng phổ biến hơn cả vì đảm bảo an toàn cho người xu ất khẩu, đồng thời người xuất khẩu tránh phải làm thủ tục phức tạp như thuê tàu, ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên hạn chế của việc sử dụng giá FOB là chưa tạo điều kiện cho các công ty vận tải và bảo hiểm trong n ước. Giá CIF Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người mua. Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán ph ải chịu trách nhiệm. Vật tư hàng hoá ch ỉ chuyển sang người mua khi h àng hoá đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển của người bán.
- 7 Giá C&FOB Là giá xuất khẩu bao gồm giá thực tế của hàng xuất cho đến khi hàng lên phương tiện vận chuyển cộng với giá vận chuyển cho đến đích, phí bảo hiểm do n gười mua chịu. Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, dựa vào các điều khoản về cách thức quy đ ịnh giá, doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất. Một số loại giá thường sử dụng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu là: - Giá cố định: Là giá được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi nếu không có sự thoả thuận khác giữa các bên tham gia. Giá cố định được sử dụng phổ biến trong ngoại thương nhất là đối với các mặt hàng có th ời gian chế tạo n gắn ngày. - Giá quy định sau: Là giá không được quy định khi ký kết hợp đồng và được h ai bên thoả thuận dựa trên những nguyên tắc nhất định vào một thời điểm n ào đó sau khi ký kết hợp đồng. - Giá di động: Là giá được xác định lại sau khi giao nhận h àng trên cơ sở giá quy định ban đầu có đề cấp tới những biến động về chi phí trong quá trình thực h iện. - Giá linh hoạt: Là giá được quy định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng xem xét lại nếu vào lúc giao hàng giá thị trường của mặt h àng đó có sự biến động tới một mức nhất định. 1.1.5. Các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 1.1.5.1. Các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu Phương thức chuyển tiền (Remittance) Đây là phương th ức thanh toán đ ơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) uỷ nhiệm cho ngân h àng phục vụ mình trích từ tài khoản của m ình một số tiền nhất đ ịnh chuyển cho một người khác (người bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán mua bán hàng hoá, mà thường sử dụng trong trường hợp trả tiền ứng trước, tiền hoa hồng, dịch vụ bởi việc
- 8 trả tiền theo phương thức này ph ụ thuộc vào chi phí của người mua, quyền lợi của n gười xuất khẩu không đảm bảo. Phương tiện thanh toán theo phương thức này thường là trả tiền bằng điện (telegraphic transfer - T/T) hoặc bằng th ư (mail transfer - M/T) thông qua ngân h àng trung gian doanh nghiệp phải chi trả tiền thủ tục phí. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) Phương thức này, người bán sau khi ho àn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành u ỷ thác cho ngân hàng của m ình thu n ợ số tiền của người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Các loại thanh toán nhờ thu gồm có: - Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở n gười mua căn cứ vào hối phiếu do m ình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Phương thức này hoàn toàn bất lợi cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán ch ậm và ngân h àng ch ỉ đóng vai trò trung gian đơn thu ần. Vì vậy, chỉ nên áp dụng phương th ức n ày khi hai bên mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau, hoặc dùng để thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng… - Nhờ thu kèm ch ứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu m à còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo hối phiếu với điều kiện là nếu n gười mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu th ì ngân hàng mới trao bộ chứng từ h àng hoá cho người mua để nhận hàng. So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu kèm chứng từ đ ã đ ảm bảo cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng. Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có thể bị đe doạ nếu người mua không muốn nhận hàng và từ chối nhận chứng từ trong khi hàng đã gửi đi rồi. Thời gian thu tiền còn quá chậm, vốn người bán bị ứ đọng. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) Là sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng m ở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách h àng (người mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ 3 (người được h ưởng số tiển của thư tín dụng) hoặc chấp
- 9 nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình cho Ngân hàng toàn bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đ ề ra trong thư tín d ụng. Đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất vì nó đ ảm bảo quyền lợi đồng th ời của hai b ên mua và bán: người bán yên tâm khi xuất hàng ra sẽ thu được tiền còn người mua yên tâm rằng chỉ thanh toán khi đã nh ận được hàng. 1.1.5.2. Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ Ngo ại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất, nhập khẩu thực hiện các thương vụ kinh doanh. Theo nguyên tắc chung, kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 – VAS 10 ban hành và công bố tại Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 105/2003/TT-BTC, ngày 04/11/2003. Nh ững ảnh hưởng của việc thay đ ổi tỷ giá hối đoái luôn chi phối độ lớn các ch ỉ tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu. Bởi vậy việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh có gốc phát sinh bằng ngoại tệ là cần thiết. Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được n êu rõ trong VAS 10 chủ yếu tại phần “Nội dung chuẩn mực” đoạn 07; 08; 09; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16… Có th ể khái quát các nguyên tắc chủ yếu sau: Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ - Nguyên tắc dùng tỉ giá thực tế áp dụng cho các doanh nghiệp ít phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỉ giá hạch toán để ghi số. Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng được công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Chênh lệch ngoại tệ được ghi thu, chi hoạt động tài chinh. Cuối năm điều chỉnh các số dư chỉ tiêu theo gốc ngoại tệ, theo tỷ giá thực tế ngày cuối năm chênh lệch tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ sau khi bù trừ được ghi thu, chi tài chính trước khi khoá sổ kế toán. Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ - Nếu đơn vị áp dụng tỷ giá hạch toán để ghi phán ánh các nghiệp vụ thu, chi, mua, bán, chuyển đổi tiền tệ và thanh toán thì cần tuân thủ các quy định: + Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu,nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phát sinh được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.
- 10 + Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh thu nhập khẩu, chi phí ngoại tệ cho nhập khẩu, cho xuất khẩu, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và ghi sổ theo tỉ giá thực tệ tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ hoặc tỉ giá thực tế bình quân liên ngân hàng. + Chênh lệch giữa tỷ giá cố định ( tỷ giá hạch toán ) với tỷ giá thực tế giao d ịch được ghi thu, chi tài chính tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm điều chỉnh theo tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ cho tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ còn dư cu ối năm; ch ênh lệch phát sinh giữa các loại tỷ giá ghi sổ trong kỳ so với tỷ giá thực tế cuối năhm được điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng trên, đồng thời ghi riêng kho ản ch ênh lệch do thay đổi tỷ giá hối đoái trên tài khoản “ Ch ênh lệch ngoại tệ”. Sau khi bù trừ chênh lệch tăng, giảm chênh lệch ngoại tệ, chênh lệch cuối cùng (lãi, lỗ) được ghi thu, chi hoạt động tài chính cho năm tài chính trước khi khoá sổ kế toán. Hạch toán chi tiết, tổng hợp những ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái tới chỉ tiêu kinh doanh được thực hiện theo chế độ hiện hành. 1.2. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. 1.2.1. Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hoá Xuất phát từ đặc điểm riêng của hoạt động xuất khẩu m à kế toán nghiệp vụ xuất khẩu phải thực hiện các yêu cầu sau: - Theo dõi ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu từ khâu mua hàng, xuất hàng và thanh toán, từ đó giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Kế toán bán hàng xuất khẩu phải ghi chép, theo dõi phản ánh từng hợp đồng từ khi đ àm phán, ký kết đến khi thực hiện thanh toán hợp đồng. - Tính toán, xác định chính xác giá mua h àng, thuế và các khoản phí liên quan đến h ợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu. - Ph ản ánh tình hình kế hoạch chi tiêu thu gom hàng xu ất khẩu và xuất khẩu: Đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế toán xuất khẩu vì thông qua việc phản ánh của kế toán, nhà lãnh đ ạo sẽ nắm bắt được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó đưa ra các chủ trương kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp.
- 11 - Kiểm tra đánh giá tình hình công nợ và thanh toán công nợ. - Kiểm tra tình hình chi phí và sử dụng tiết kiệm các loại vật tư tiền vốn. - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động xuất khẩu, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập kế hoạch kỳ sau. - Thực hiện nghiêm túc kế toán ngoại tệ của các chỉ tiêu đ ể cung cấp thông tin chính xác cho hoạt động xuất khẩu. 1.2.2. Nguyên tắc, thủ tục, chứng từ Sau khi thương lượng, hai b ên mua, bán tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế về việc xuất - nhập khẩu hàng hoá. Nếu thanh toán theo phương thức tính dụng chứng từ thì sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, b ên bán sẽ yêu cầu bên mua mở L/C. Khi nhận được giấy báo mở L/C do ngân hàng gửi đến, doanh nghiệp phải kiểm tra k ỹ các điều kiện trên L/C xem có phù hợp với điều kiện ghi trên h ợp đồng không? Có phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp không? Nếu thấy không phù h ợp b ên bán sẽ thông báo ngay cho người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi các điều khoản cho phù hợp. Việc sửa đổi phải được thực hiện trước lúc giao h àng. Bước tiếp theo và có tính ch ất rất quan trọng là xin giấy phép xuất khẩu, đây chính là tiền đề cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Chỉ khi nào có được giấy phép xuất khẩu, bên bán mới có thể làm các thủ tục kiểm nghiệm, kiểm dịch, hải quan và các thủ tục khác cần thiết cho việc xuất khẩu h àng hoá. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hoá, bên xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hoá, giao h àng và lập chứng từ thanh toán. Để xuất khẩu được một lô h àng th ị việc hoàn thành các thủ tục cảng, ga, biên giới nước xuất khẩu là không thể thiếu, nên kế toán phải sử dụng bộ chứng từ phù h ợp với thông lệ thanh toán quốc tế. Một bộ chứng từ phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế bao gồm các chứng từ chủ yếu sau: - Hợp đồng kinh tế và các phụ kiện hợp đồng. - Giấy báo của ngân h àng về việc mở L/C của người nhập khẩu (nếu có). - Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng đ ã ghi trên hoá đ ơn. Hoá đơn nói rõ đ ặc điểm hàng hoá, đơn giá, tổng giá trị của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức chuyển h àng và phương thức thanh toán.
- 12 - Vận đơn đường biển (Bill of lading: B/L), vận đơn đường không (Air way Bill)...: là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hoá đã được tiếp nhận để vận chuyển. - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin: C/O): là ch ứng từ xác nhận phẩm chất của h àng hoá th ực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp với điều kiện hợp đồng. - Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality): là chứng từ xác nhận phẩm chất của h àng hoá th ực giao và chứng minh phẩm chất hàng hoá phù hợp với điều kiện hợp đồng. - Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quanity): là ch ứng từ xác nhận số lượng h àng hoá thực giao. - Chứng từ bảo hiểm: đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm. - Bảng kê đóng gói (Packing list): bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng. - Tờ khai hải quan. - Hối phiếu - Ngoài bộ chứng từ trên thì kế toán nghiệp vụ xuất khẩu còn phải sử dụng các chứng từ khác như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, giấy báo có và các chứng từ về vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá... 1.2.3. Tài khoản sử dụng Số lượng tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và nhu cầu thông tin mà doanh nghiệp muốn có các chứng từ sổ sách kế toán. Để phản ánh các thông tin về nghiệp vụ xuất khẩu, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau: Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá đã chuyển đến cho khách hàng nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. Bên Nợ: - Ph ản ánh trị giá hàng hoá đã gửi cho khách hàng nhưng chưa được xác định là tiêu thụ.
- 13 - Kết chuyển cuối kỳ trị giá hàng hoá đã gửi đi bán nhưng được khách hàng chấp nhận thanh toán (nếu doanh nghiệp áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên Có: - Ph ản ánh trị giá của hàng hoá đã được khách hàng thanh toán ho ặc đã ch ấp nhận thanh toán. - Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách hàng trả lại. - Kết chuyển trị giá hàng hoá đ ã gửi đi bán nhưng chưa được khách hàng ch ấp nhận thanh toán cuối kỳ (nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo ph ương pháp kiểm kê định kỳ) Dư Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tài kho ản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực h iện trong một kỳ kế toán hoạt động kinh doanh và các kho ản giảm trừ doanh thu. Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng th ực tế của hàng hoá đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại. - Kết chuyển doanh thu thuần về bán h àng và cung cấp dịch vụ vào tài khoản xác đ ịnh kết quả kinh doanh. Bên Có: phản ánh doanh thu bán h àng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực h iệ trong kỳ kế toán. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành tài khoản cấp 2. - TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá - TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm - TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá. - TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu t]
- 14 Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: Phản ánh trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ. Tài khoản 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốn của hàng xuất bán. Với các doanh nghiệp kinh doanh th ương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng đã bán trong k ỳ (theo từng hoá đơn) - Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ tiền bồi thường - Chi phí xây dựng cơ b ản vượt định mức bình thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng. - Số trích lập dự phòng giảm giá h àng tồn kho. Bên Có: - Trị giá vốn của hàng hoá đã bán bị trả lại - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn h àng hoá đã bán trong k ỳ sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh Với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kỳ - Số trích lập dự phòng giảm giá h àng tồn kho Bên Có: - Trị giá vốn hàng hoá đ ã bán nhưng bị khách hàng trả lại - Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Kết chuyển trị giá vốn của h àng hoá đ ã tiêu thụ trong kỳ vào tài kho ản xác định kết quả. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. Ngoài ra còn có một sổ tài khoản liên quan như tài kho ản 111, 112, 131, 515, 635, 413,...
- 15 1.2.4. Trình tự hạch toán. 1.2.4.1. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp. (1a) Hàng đi đường, hàng xu ất kho chuyển di xuất khẩu (1b) Mua hàng hoá chuyển thẳng đi xuất khẩu (2) Các phí tổn liên quan trực tiếp đến hàng xuất khẩu (3) Xác định giá vốn hàng xuất khẩu (4) Phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu (5) Kê khai xác đ ịnh thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng xu ất khẩu (6) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái (7) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái (8) Kết chuyển doanh thu thuần hàng xu ất khẩu sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ. (9) Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu sang tài kho ản xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ. Chú ý: Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định k ỳ thì chỉ khác doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên ở việc xác định giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán không ghi theo từng nghiệp vụ bán h àng mà ghi một lần vào cuối kỳ thông qua kết quả kiểm kê, các nghiệp vụ khác giống như phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác Hạch toán tại đơn vị giao ủy thác xuất khẩu (1a) Giao hàng cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu (1b) Mua hàng hoá chuyển cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu (2) Đơn vị nhận ủy thác đ ã xuất khẩu hàng, kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu (3) Phản ánh doanh thu bán hàng xuất khẩu (4) Số thuế xuất khẩu của hàng xu ất khẩu ủy thác phải nộp (5) Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu nộp hộ thuế xuất khẩu vào ngân sách Nhà nước (6) Trả tiền cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu về thuế xuất khẩu nộp hộ (7) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận ủy thác về các khoản đã chi hộ liên quan đến h àng xu ất khẩu uỷ thác và phí ủ y thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu
- 16 (8) Nh ận số tiền bán hàng ủ y thác xuất khẩu còn lại (9) Kết chuyển giá vốn hàng bán cuối kỳ. (10) Kết chuyển doanh thu thuần cuối kỳ Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu Nhận h àng của đơn vị giao ủy thác xuất khẩu: Nợ TK 003 - Theo giá bán Khi bán đư ợc hàng ủ y thác xuất khẩu : Có TK 003 - Theo giá bán 1 .3.So sánh giữa chuần mực kế toán việt nam với chuẩn mực kế toán quốc tề về hạch toán xuất khẩu hàng hoá Với xu thế to àn cầu hoá hiện nay, hàng loạt các nhân tố quốc tế nảy sinh tác động tới sự thay đổi về kế toán, đó là: sự độc lập về kinh tế, chính trị, đầu tư nước n goài trực tiếp, các chiến lược kinh doanh đa quốc gia, sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, sự mở rộng các dịch vụ tài chính kinh doanh quốc tế… Tính đa d ạng của kế toán tồn tại ngay mỗi quốc gia. Sự toàn cầu hoá thị trường vốn rộng lớn, chính vì vậy phải có một ngôn ngữ kế toán chung là chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc nghiên cứu kê toán quốc tế ngày càng cần thiết hơn đối với các doanh n ghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Chu ẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành muộn hơn so với chuẩn mực kế toán quốc tế và hiện nay vẫn đang cần thời gian để thử nghiệm và hoàn thiện hơn nữa. Đối với xuất khẩu h àng hoá, hiện nay trong chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có ba chu ẩn mực để hướng dẫn cho nghiệp vụ này, đó là: - VAS 2 về hàng tồn kho - VAS 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái - VAS 14 về doanh thu Những điểm tương đồng: Về xác định trị giá hàng tồn kho: - Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2): + Xác định giá trị h àng tồn kho: Hàng tồn kho phải được ghi nhận theo giá th ấp hơn giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện theo nguyên tắc thận trọng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí khác phát sinh đ ể có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong
- 17 đó chi phí chế biến bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất chung biến đổi, chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ dựa trên công suất b ình thường của máy móc sản xuất. + Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Phương pháp giá đích danh Phương pháp giá b ình quân gia quyền Phương pháp giá nhập trước xuất trước + Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính trừ đi các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ. Những ước tính này phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được vào thời điểm ước tính. Mụe đích giữ hàng tồn kho phải được tính đến khi đ ưa ra ước tính, h àng tồn kho phải được điều chỉnh giảm xuống bằng giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc: Theo từng khoản mục Theo các kho ản mục tương tự nhau Theo từng dịch vụ được hạch toán như một khoản mục riêng + Nh ững khoản mục được ghi nhận chi phí Giá trị hàng tồn kho đ ã đ ược bán ra Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được Mất mát h àng tồn kho Hao phí bất th ường Chi phí sản xuất chung không phân bổ - Việc ghi nhận giá vốn kinh doanh trong kỳ cả chuẩn mực quốc tế và Việt Nam đều tuân thủ theo nguyên tắc phù h ợp giữa chi phí và doanh thu. Giá vốn bao gồm giá gốc h àng tồn kho, chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát, chi phí sản xuất chung không phân bổ. - IAS 2 cũng quy định với các loại hàng hoá có cùng đ ặc điểm và mục đích sử dụng với doanh nghiệp thì áp dụng nhất quán một phương pháp tính giá, nhưng đối với các loại h àng hoá khác nhau thì có thể áp dụng phương pháp khác nhau. Về xác định doanh thu hàng hoá tiêu thụ (IAS 18)
- 18 - IAS 18 quy đ ịnh việc hạch toán doanh thu có được từ bán h àng, cung cấp dịch vụ, cho thuê tài sản thu lãi, tiền bản quyền, cổ tức. Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông th ường và làm tăng vốn chủ sở hữu, chứ không phải phần đóng gop của những người tham gia góp vồn cổ phần. Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho b ên thứ ba nh ư VAT Chiết khấu thương m ại và giảm giá hàng bán được ghi giảm doanh thu, còn chiết khấu thanh toán không được tính vào giảm doanh thu. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi lấy h àng hoá và dịch vụ khác có tính ch ất và giá trị tương tự th ì doanh thu được tính theo giá trị hợp lý cảu hàng hoá và dịch vụ nhận được. Việc hạch toán doanh thu từ những hoạt động thông thường được quy định như sau: + Doanh thu được phân biệt với các loại thu nhập khác (Thu nhập bao gồm doanh thu và các kho ản lợi nhuận thu được). + Khi ghi nhận doanh thu cần phải xác định: thời điểm ghi nhận doanh thu, giá trị ghi nhận doanh thu. Về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (IAS 21) - Chu ẩn mực kế toán quốc tế về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá (IAS 21) quy đ ịnh một giao dịch bằng ngoại tệ ghi sổ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hạch toán tại ngày giao dịch (tỷ giá thực tế) Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 thì quá trình h ạch toán cũng sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán và ghi sổ kế toán (Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì có thể sử dụng tỷ giá hách toán). Những điểm không tương đồng. Về cơ bản, những chuẩn mực kế toán Việt Nam n êu trên đều kế thừa và tương tự như các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, đi sâu vào cụ thể từng chuẩn mực, th ì các chuẩn mực này cũng có một số nét khác biệt nhất định: - Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của IAS 2 được thực hiện khi giá bán của h àng hoá thay thế bị giảm xuống và có tính đ ến tổn thất của bộ phận hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời.
- 19 Tuy nhiên các quy đ ịnh về lập dự phòng giảm giá h àng tồn kho theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 (VAS 2) chỉ tính đến khả năng hàng hoá bị giảm giá trên thị trường, mà không tính đến tổn thất do hàng hoá b ị hư hỏng hoặc lỗi thời không tiêu thụ được, hoặc phải phân bổ thêm chi phí để ho àn thiện hàng hoá và bán. - Chu ẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18) quy định cụ thể h ơn về đ iều kiện ghi nhận doanh thu so với chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 14). Doanh thu từ một giao dịch như ho ạt động bán hàng sẽ chỉ ghi nhận ghi mọi rủi ro và lợi ích cùng với quyền sở hữu h àng hoá được chuyển sang cho người mua, doanh n ghiệp không tham gia kiểm soát hàng bán ra, giá trị doanh thu và chi phí để hoàn thành giao dịch phải được tính vào doanh thu mà khả năng thu hồi không chắc chắn thì khoản tiền n ày sẽ được kế toán nh ư là một khoản chi phí. Việc quy định rõ ràng như vậy tạo điều kiện cho việc kế toán thống nhất, cụ thể là kế toán doanh thu đ ể đ ảm bảo nguyên tắc phù hợp và thận trọng của kế toán. PHẦN II TH ỰC TR ẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I HÀ NỘI
- 20 2.1 Đặc điểm công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu rau quả I Hà Nội 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu rau quả I Hà Nội Công ty cổ phần XNK rau quả I Hà Nội được th ành lập ngày 12/6/1985 theo quyết định số 49/QĐ-CNPT-TCCB của Bộ Công nghiệp và thực phẩm (cũ) nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ n gày 01/01/1986, thời kỳ đầu công ty có tên gọi là Công ty Xuất Nhập khẩu rau quả I Hà Nội, nhiệm vụ của công ty lúc n ày là XNK các mặt hàng nông sản như: rau, quả , gia vị chủ yếu cho các nước Đông Âu. Từ năm 1988 đến năm 1999, theo các quyết định của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty Xuất Nhập khẩu rau quả I Hà Nội đ ã lần lượt sát nhập với các đơn vị: Công ty giao nh ận Hàng Hải, nhà máy lạnh hữu nghị Việt Xô-Hải - Phòng theo quyết định số 262/QĐ- NN-TCCB ngày 31/05/1988. Công ty thực phẩm xuất khẩu Hà Nội mà trước kia là nhà máy đ ồ hộp - xuất khẩu Hà Nội vào năm 1997 theo quyết định số 3223/QĐ-NN-TCCB n gày 12/12/1997 của Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đối với Công ty thực phẩm và xuất khẩu Hà Nội và công ty Xuất nhập khẩu rau quả I. Công ty thực phẩm rau quả Vĩnh Phúc vào năm 1999 theo quyết định - số 79/QĐ-NN- TCCB ngày 13/05/1999 Giai đoạn từ trước năm 1990 là thời kỳ nền kinh tế nước ta vẫn còn ho ạt đồng theo cơ chế bao cấp mặc đù công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ ch ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ Đại hội Đảng VI(1996).Ngành rau qu ả nói chung và Công ty Xuất nhập khẩu rau quả nói riêng có nguồn h àng và th ị trường đầu ra ổn định m à chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn