Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận văn đã kết hợp giữa hệ thống lý thuyết về QHCC hiện đại thực tiễn QHCC tại Việt Nam để khảo sát mức độ tình cảm đang tồn tại mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam, những biểu hiện và ảnh hưởng từ mối quan hệ này tới nghề nghiệp của hai bên. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp để phát triển một cách tích cực yếu tố “duy tình” giữa nhân viên QHCC và nhà báo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGÀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH" TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội – 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ NGÀ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ "DUY TÌNH" TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2013 2
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 8 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................... 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 12 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 13 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................... 13 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 15 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................... 19 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO.......................................... 20 1.1 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông ............................ 20 1.1.1 Khái niệm “duy tình” .................................................................. 20 1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình” ....................................... 22 1.2 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ............................. 26 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của mối quan hệ ......................................... 26 1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố ”duy tình” tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ................................................................................ 33 Tiểu kết chương 1...................................................................................... 41 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO TẠI VIỆT NAM.................................. 43 2.1 Quá trình thiết kế nghiên cứu ....................................................... 43 5
- 2.2 Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam...................... 48 2.2.1 Biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ................................................................................ 48 2.2.2 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ................................................................ 53 Tiểu kết chương 2...................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ NHÀ BÁO ................................................................................................................... 70 3.1 Cách xây dựng và duy trì tính tích cực của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo .................................... 70 3.1.1 Duy trì việc gặp gỡ và liên lạc thường xuyên giữa hai nhóm ....... 70 3.1.2 Xây dựng sự tin tưởng, kiểm soát, cam kết, hài lòng và thể diện trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ........................... 78 3.1.3 Tôn trọng và thấu hiểu tính chất nghề nghiệp của hai bên ........... 80 3.1.4 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên QHCC .. 83 3.1.5 Sự thiện chí của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan báo chí ........ 84 3.2 Cách tiết chế ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố "duy tình" trong quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo .................................................... 87 Tiểu kết chương 3...................................................................................... 90 KẾT LUẬN ............................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 96 PHỤ LỤC................................................................................................ 104 6
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nhận diện dạng tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 2.2: Đánh giá về nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 2.3: Biểu hiện thường thấy của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 2.4: Quan điểm về hình thức tặng quà bằng phong bì đối với nhà báo Bảng 2.5: Đánh giá về lợi ích trong công việc khi nhân viên QHCC và nhà báo xây dựng được mối quan hệ thân thiết Bảng 2.6: Đánh giá về lợi ích có được nguồn tin nhanh và chính xác khi xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 2.7: Nhân viên QHCC được ưu ái trong xử lý khủng hoảng khi xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo Bảng 2.8: Quan điểm về việc hình thành mẫu quan hệ truyền thông tích cực khi xây dựng mối quan hệ có tình cảm giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 3.1: Quan điểm về việc nhân viên QHCC nên duy trì việc tặng quà nhà báo Bảng 3.2: Các hoạt động khác cần duy trì để tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên QHCC và nhà báo Bảng 3.3: Cách thức để nhân viên QHCC và nhà báo cảm nhận được tình cảm lẫn nhau Bảng 3.4: Giải pháp tiết chế để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo 7
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông hiện nay thì các mối quan hệ truyền thông cũng được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC luôn được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Không phải ngẫu nhiên mà trong một nghiên cứu về quan hệ truyền thông đã khẳng định: “Mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng (QHCC) và nhà báo đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của quan hệ truyền thông” (Shin & Kim, 2002). Ở cả góc độ lý thuyết và thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện vai trò rất quan trọng đối với quan hệ xã hội nói chung và quan hệ truyền thông nói riêng. Tại Việt Nam, quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ngày càng phát triển ở mức sâu rộng. Dễ dàng bắt gặp những tờ báo, những hoạt động tài trợ, những chương trình truyền hình, thậm chí là những tin tức hàng ngày đều có bóng dáng của hoạt động QHCC. Cho nên, ở khía cạnh nào đó, có thể nói báo chí hiện nay gần như không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động truyền thông của các công ty truyền thông, các phòng QHCC, nhân viên làm QHCC của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các bộ, ngành… [52]. Trên thế giới, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng được quan tâm và khai thác từ lâu, thể hiện qua hàng loạt các nghiên cứu có giá trị như: Relationship management in Public Relations: Dimensions of an Organization Public Relationship (John A. Ledingham and Stephen D. Bruning, 1998), A Cross – Cultural, Multiple – Item Scale for Measuring Organization Public Relationship (Yi-Hui Huang, 1997), Face and favor: the Chinese power game (Hwang, K. 1987), Journal of Public Relations 8
- research (Broom, G., Casey, C. & Ritchey, J. 1997), Media relations in Korea Cheong between journalist and PR (Dan Berkowitz, Jonghyuk Lee, 2004)…. Có một điểm chung trong các nghiên cứu này, đó là các mối quan hệ truyền thông đều được xây dựng trên nền tảng văn hóa vùng miền, môi trường truyền thông… của từng quốc gia cụ thể. Thực tiễn cũng cho thấy, ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, mối quan hệ giữa các nhân viên QHCC và nhà báo được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí coi thường nhau, với một mức độ nhất định của khoảng cách xã hội tồn tại giữa 2 nhóm (Cameron, G. T., Sallot, L. M.,&Curtin, P. A, 1997). Ngược lại, đối với văn hóa phương Đông, sự lấn át của quan hệ cá nhân đang ảnh hưởng tới mối quan hệ đặc biệt giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Cụ thể như, một phương diện của văn hóa Hàn Quốc, được gọi là “Cheong” đã tạo nên một đặc điểm chung của mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, mang 2 nhóm lại gần nhau hơn mà không làm ảnh hưởng đến đẳng cấp chuyên nghiệp của hai ngành [23]. Cũng như vậy, ở Trung Quốc, người ta dùng 4 nguyên tắc vàng là Guanxi, Mianzi, Renqing và Bao làm nền tảng cho sự ứng xử giữa báo chí với doanh nghiệp (Kwang-kuo Hwang, 1987). Ở các nước châu Á cũng có những nghiên cứu dựa trên các nền văn hóa độc đáo của họ như các nghiên cứu của Hanpongpandh (2002); Huang (2000); Kelly, Masumoto & Gibson (2002). Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, mối quan hệ thành công giữa nhân viên QHCC và nhà báo tương ứng với từng tình hình văn hóa cụ thể, vẽ nên sắc thái cho phong cách văn hóa của việc tương tác giữa người với người, chứ không hẳn là được chuẩn hóa trong các xã hội và hệ thống báo chí [33]. Nằm trong vùng văn hóa phương Đông, nền văn hóa Việt Nam có bản sắc đậm đà và được khái quát bằng chữ “Tình” hay còn gọi là “duy tình” 9
- theo chữ của Trần Quốc Vượng [19]. Người Việt Nam đặt yếu tố “duy tình” lên trên tất cả các mối quan hệ ứng xử trong xã hội, và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo không nằm ngoài điều đó. Duy tình là đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt thông qua các biểu hiện như coi trọng tình cảm, coi trọng cộng đồng, biết giữ thể diện cho nhau… Mặt khác, khái niệm về Quan hệ công chúng (Public relation) có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng khi vào Việt Nam đã được “Việt hóa” theo văn hóa bản địa. Để hiểu đúng và vận dụng đúng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cần phải nghiên cứu nó trong bối cảnh truyền thông và văn hóa của Việt Nam.Từ góc nhìn quan trọng này, người nghiên cứu đã phát hiện ra một vấn đề khá thú vị và mới mẻ cần được nghiên cứu dưới góc nhìn liên ngành báo chí và QHCC. Đó là đề tài : “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam”. Có thể nói, mối quan hệ nghề nghiệp bao hàm luôn quan hệ công việc và mối quan hệ tình cảm. Trong đó, quan hệ công việc chịu ảnh hưởng nhiều hơn của yếu tố “duy lý” – một yếu tố đương nhiên trong mối quan hệ nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở góc độ quan hệ tình cảm lại chịu sự chi phối của yếu tố “duy tình” – yếu tố “mềm” có ảnh hưởng ít nhiều tới mối quan hệ nghề nghiệp, nhất là mối quan hệ dựa trên một nền văn hóa như Việt Nam. Việc đưa yếu tố “duy tình” vận dụng hiệu quả trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì hầu như các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa nhắc đến. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong 10
- mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” sẽ giúp giải đáp được câu hỏi: có thực sự tồn tại yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ này hay không? Nếu có, nó đã và đang tồn tại ở mức độ nào? Những mặt tích cực và tiêu cực của nó? Nếu muốn vận dụng yếu tố “duy tình” này trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì nên vận dụng và tiết chế ra sao? Lời đáp cho các câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta tìm thấy được giải pháp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên QHCC và nhà báo đạt hiệu quả tốt nhất. Điều này rất hữu ích cho cả nhà báo, nhân viên QHCCvà sự phát triển của ngành truyền thông ở Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu QHCC là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong nghiên cứu về truyền thông đại chúng. Trong thực tiễn, đây cũng là bộ phận rất được các doanh nghiệp chú trọng và được đặt riêng cho sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ sống còn của QHCC đó là xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí hay cụ thể hơn là với các nhà báo, bởi các doanh nghiệp không thể xây dựng thương hiệu của mình một cách thuận lợi nếu thiếu đi sự trợ giúp từ các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và các nhà báo nói riêng. Tuy nhiên, xây dựng mối quan hệ này ở mức độ thân thiết, hiệu quả bằng cách vận dụng văn hóa “duy tình” của người Việt thì không hề dễ dàng bởi ranh giới giữa tính tích cực và tiêu cực của nó rất mỏng manh. Luận văn đã kết hợp giữa hệ thống lý thuyết về QHCC hiện đại thực tiễn QHCC tại Việt Nam để khảo sát mức độ tình cảm đang tồn tại mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam, những biểu hiện và ảnh hưởng từ mối quan hệ này tới nghề nghiệp của hai bên. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất những giải pháp để phát triển một 11
- cách tích cực yếu tố “duy tình” giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Những kết quả này đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng quan hệ báo chí tại các doanh nghiệp hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong thực tiễn. Cụ thể, trong nội dung nghiên cứu luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổng hợp các cơ sở lý luận về các vấn đề xây dựng và phát triển mối quan hệ nói chung, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói riêng và những tác động của mối quan hệ này. Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và QHCC tại Việt Nam hiện nay Khám phá ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam nói chung, của yếu tố tình cảm cá nhân (ở đây là yếu tố “duy tình”) trong văn hóa Việt Nam nói riêng đến mối quan hệ của nhân viên QHCC và nhà báo Đề xuất phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ 2 chiều giữa 2 nhóm: nhân viên QHCC và nhà báo một cách có hiệu quả cao nhất cho lợi ích của hai bên 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo dưới sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong văn hóa Việt Nam, trong bối cảnh truyền thông được phát triển mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, tổ chức. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai nhóm đối tượng sau: 12
- - Nhân viên QHCC đang làm việc trong bộ phận QHCC của các doanh nghiệp có uy tín tại Việt Nam và có mối quan hệ với các phóng viên, nhà báo. - Nhà báo Việt Nam làm việc tại các cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng internet, thông tấn xã..., có mối quan hệ với các nhân viên QHCC thuộc các doanh nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về truyền thông, QHCC liên quan đến đề tài đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng. Cụ thể, luận văn sẽ tiến hành bằng bảng hỏi với 2 nhóm đối tượng là nhân viên QHCC đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí….về quan điểm của họ về sự tồn tại và các biểu hiện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa 2 nhóm đối tượng, đóng góp ý kiến để xây dựng mối quan hệ này. Đồng thời, luận văn kết hợp phỏng vấn sâu với các cặp nhân viên QHCC và nhà báo để làm rõ hơn thái độ, hành vi, cách thức…xây dựng mối quan hệ trở nên thân thiết, có “Tình” giữa họ. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Có thể nói, mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lý thuyết về QHCC và truyền thông đại chúng hiện đại. Trong những năm qua, các nhà nghiên 13
- cứu về truyền thông thế giới đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những công trình lý luận về vấn đề này. Trong những năm gần đây, QHCC (PR) đã trở thành một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam, năm 2007, nghề QHCC được xếp hạng là 10 nghề “nóng” nhất trên thị trường [8, tr.28]. Nhiều công ty liên doanh, công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng như các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã có sự quan tâm hơn đến việc phát triển các phòng, ban, bộ phận hay sử dụng dịch vụ QHCC trong tổ chức của mình. Thực tế này cũng đòi hỏi những người làm trong ngành QHCC tại Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu về lĩnh vực này để có một hệ thống lý thuyết vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu về QHCC còn rất mới mẻ ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu sâu còn rất ít. Luận văn là tài liệu tổng quan về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, về những phương thức xây dựng, duy trì, và phát triển mối quan hệ thân thiết mang lại lợi ích nghề nghiệp giữa hai nhóm này. Với ý nghĩa đó, luận văn có thể góp phần xây dựng hệ thống lý luận về QHCC nói chung qua việc nghiên cứu cụ thể về hoạt động QHCC từ bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. Những vấn đề lý luận mà luận văn đề cập, phân tích, đúc kết sẽ giúp những người đào tạo, nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn hiện nay. Thông qua những khảo sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo. Đồng thời, luận văn khảo sát được mức độ tình cảm, những biểu hiện cũng như ảnh hưởng mối quan hệ giữa họ hiện nay, cũng như chỉ ra những nhóm giải pháp để duy trì tính tích cực, tiết chế 14
- tính tiêu cực và vận dụng hiệu quả mối quan hệ này trong công việc của cả hai nhóm. Một khi đã nhận diện được rõ ràng bản chất của chữ Tình và các giải pháp để vận dụng vào thực tiễn thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho người học về QHCC, cho nhà báo, cho các tổ chức – cơ quan – doanh nghiệp, cho sự phát triển của ngành truyền thông tại Việt Nam. Nó cũng giúp cho các nhân viên thực hành QHCC hiểu được những vấn đề cốt lõi trong mối quan hệ với báo chí, áp dụng các phương pháp để xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp với nhà báo nói riêng và các nhóm công chúng khác nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng dành cho những ai quan tâm đến lĩnh vực QHCC nói chung, QHCC ở Việt Nam nói riêng. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự liên hệ giữa các ngành nghề với nhau như bác sĩ với nhân viên quan hệ công chúng, y tá với bác sĩ… đều là những đề tài được khoa học trên thế giới phát hiện và khai thác. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo thì được quan tâm hơn khi các học giả, các nhà nghiên cứu và thậm chí là cả giới QHCC và nhà báo cũng đã bắt tay vào tìm hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, những vấn đề nghiên cứu xuất phát từ mối quan hệ này vẫn không ngừng được khai thác. Điều này được lý giải bởi sự thay đổi của môi trường xã hội, môi trường truyền thông diễn ra từng ngày và mối quan hệ giữa giới báo chí và QHCC cũng dần thay đổi để thích nghi với thực tế hơn. Do đó, luôn phải nghiên cứu để có cái nhìn mới nhất, cách vận dụng mới nhất quan hệ truyền thông này tạo hiệu quả tốt nhất cho nghề nghiệp của cả hai nhóm. Trên thế giới, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như việc khái quát các chiến lược khác nhau để một tổ chức tiếp cận và xây dựng, 15
- phát triển mối quan hệ với các nhóm công chúng (Cutlip, 2000) hay Sriramesh và Yi-Hui Huang đi sâu nghiên cứu các thang đo mức độ thân thiết của các mối quan hệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố nền như bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội; Samsup Jo và Yungwook Kim (2004) thì quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở các nền văn hóa phương Đông…Ngoài ra, còn có một số tác phẩm nghiên cứu cụ thể như: Using Role theory to study cross perceptions of journalist and PR practitioner (Andrew Belz, Albert D. Talbott, Kenneth Starek): Các tác giả đã sử dụng lý thuyết Role để nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC. The Excellence Theory (James E. Grunig, Larissa A. Grunig and D.M. Dozier, 2002): Đây là lý thuyết về phòng QHCC chuyên nghiệp, các tác giả đã khái quát mô hình các mối quan hệ giữa một tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu của nó. Image of “Hong Bo (PR)” and PR in Korean newspaper (Jongmin Park, 2001): Công trình này nghiên cứu những đặc điểm của khái niệm “Hong Bo” và QHCC trên báo chí Hàn Quốc. On Deadline: Management Media Relations (Management Media Relations, 2000): Công trình nghiên cứu về quản lý quan hệ truyền thông. Effective PR (Scott M.Cutlip, AllenH.Center, Glen M.Broom, 2001): Công trình nghiên cứu về hiệu quả của quan hệ công chúng 16
- The Chinese Concepts of Guanxi, Mianzi, Renqing and Bao Their Interrelationships and Implications for International Business (Alvin M. Chan, 2002): nghiên cứu về 4 khái niệm có sự ảnh hưởng trong quan hệ làm ăn ở Trung Quốc là Quan hệ, Thể diện, Thiện ý và Sự báo đáp. The Roles of Xinyong and Guanxi in Chinese Relationship marketing (Leung, Lai, Chan, Wong, 2005): Nghiên cứu về mối quan hệ của Sự tin cậy và Mối quan hệ trong tiếp thị tại Trung Quốc… Ở Việt Nam, một trong những nghiên cứu đầu tiên về QHCC là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2001) về “Quan hệ công chúng và báo chí ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận văn này đã bước đầu xây dựng hệ thống khái niệm về QHCC, và chỉ ra các đặc điểm trong mối quan hệ giữa QHCC và báo chí ở Việt Nam, tuy nhiên, chưa đề cập đến các phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và các nhà báo. Năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu đồng định hướng (co-orientation study) về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam thông qua luận án tiến sĩ bảo vệ tại Hàn Quốc (Huyen, 2009). Trong luận án đó, ngoài các nội dung nghiên cứu khác, tác giả đã sử dụng các thang đo mối quan hệ của Yi-Hui Huang (2001) và mô hình nghiên cứu của Sriramesh (1986) để đánh giá mức độ hiểu biết, tin tưởng, hài lòng, và cam kết hợp tác giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu khác về QHCC được công bố tại Việt Nam như: “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” (2007), “Ngành PR tại Việt Nam” (2010), “PR lý luận và ứng dụng” (2010) của PGS. TS. Đinh Thị 17
- Thúy Hằng gần như là khung lý thuyết cơ bản và đầu tiên cho các học viên của ngành. Năm 2010, TS. Đỗ Thị Thu Hằng cũng cho ra mắt cuốn sách “PR – công cụ phát triển báo chí” xoay quanh các kỹ năng thực hiện, quản trị và giải pháp thực thi nhằm phát triển PR của các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, các công trình này mới tập trung vào các vấn đề của ngành QHCC chứ chưa đi sâu vào khía cạnh “mối quan hệ” cũng như chưa đưa ra phương thức cụ thể để xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo hiện nay. Trong các luận văn thạc sĩ bên dưới, các tác giả đã bước đầu đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài của luận văn này: “Tác động của báo chí với doanh nghiệp” (Nguyễn Thanh Hương, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2010), “Hiện trạng và giải pháp về hoạt động quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam” (Đặng Thị Châu Giang, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2006), “Vai trò của báo chí trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiện nay, khảo sát trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Lao Động và Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2008 – 2010” (Trần Thị Tú Mai, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2010), “Mối quan hệ giữa PR và báo chí, khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 – 2008” (Nguyễn Thị Nhuận, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2008), “Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu” (Đỗ Thị Hoa Quỳnh, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, 2009)… Các luận văn nói trên đã đem đến nhiều góc nhìn sinh động về thực trạng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, nhưng đều chưa lý giải được mối quan hệ đó từ góc nhìn lý luận QHCC, và trong một số trường hợp còn tỏ ra nhầm lẫn về quan niệm QHCC như một chức năng quản trị thương 18
- hiệu tổ chức/ doanh nghiệp thay vì chỉ là công cụ đánh bóng tên tuổi của tổ chức/ doanh nghiệp trên báo chí mà thôi. Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong các doanh nghiệp Việt Nam” của Vũ Thu Hà (2012) đã làm sáng tỏ hơn mối quan hệ truyền thông này bằng các lý thuyết QHCC, đưa ra các phương thức xây dựng mối quan hệ hai chiều… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về sự tác động của yếu tố văn hóa tới mối quan hệ này thì hầu như chưa có nghiên cứu nào trước đó đề cập đến một cách kỹ lưỡng. Như vậy, đề tài “Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam” là một hướng nghiên cứu mới mẻ và không hề trùng lặp, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng quan hệ truyền thông nước nhà ngày càng phát triển. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC với nhà báo Chương 2: Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam Chương 3: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa nhân viên QHCC với nhà báo 19
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI NHÀ BÁO Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phƣơng Đông 1.1.1 Khái niệm “duy tình” Văn hoá “duy tình” là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam. Khái niệm này nhằm nhấn mạnh một trong những đặc điểm của người Việt là coi trọng tình cảm. Tâm lí coi trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của người Việt được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: với xã hội, với thiên nhiên ... Nói về lối sống duy tình, từ rất sớm, tác giả Đào Duy Anh đã nhắc đến trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương”: “Ở trong gia tộc và con ăn ở với nhau chỉ cốt cảm tính ..trong việc giao thiệp với người dưng hàng xứ cũng chỉ trọng cảm tình, chỉ căn cứ vào lòng tín nghĩa” [1, tr. 327]. Trong các nghiên cứu về văn hóa Việt Nam sau này, lối sống trọng cảm tình đó được các nhà nghiên cứu gọi tên là “duy tình” hay “trọng tình”. Trong khi xem xét môi trường xã hội Việt Nam với 4 yếu tố, giáo sư Trần Quốc Vượng đã dùng chữ “duy tình” ở yếu tố thứ tư "văn hóa Việt Nam có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước, mang tính chất tiểu nông, duy tình với cơ cấu tĩnh (tương đối)…" [19, tr.42]. Cũng trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam này, tác giả tiếp tục gọi tên lối sống của người Việt ta bằng khái niệm “trọng tình”: “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định với nhau nên phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận, lấy tình nghĩa làm đầu” [19, tr. 71]. 20
- Cũng với ý nghĩa phản ánh về lối sống “lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã sử dụng thuật ngữ “lối sống trọng tình” [17, tr.158]. Hoặc khi bàn về nghệ thuật ngôn từ của người Việt, tác giả cũng dùng thuật ngữ “văn hóa trọng tình”. Trần Ngọc Thêm cũng khẳng định “đặc trưng của văn hóa nông nghiệp là sống trọng tình” [17, tr.296]. Như vậy, cùng một văn hóa giao tiếp nhưng có 2 cách gọi tên là “duy tình” và “trọng tình”. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chọn sử dụng thuật ngữ “duy tình” vì nó gợi mở đến thuật ngữ “duy lý”. “Duy tình” và “duy lý” là hai biểu hiện đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương Tây. Lối sống “duy tình” này trái ngược với lối sống “duy lý” của phương Tây. Trong khi “duy tình” đặt chữ Tình lên trên mọi mối quan hệ và lấy đó làm nguyên tắc ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội thì “duy lý” luôn coi trọng quy luật khách quan, coi trọng lý trí và tư duy logic. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, tư duy “trọng tình” có nguồn gốc từ nền văn hóa gốc nông nghiệp. Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình” (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Ngược lại, duy lý có nguồn gốc từ văn hóa du mục với nguyên tắc tổ chức cộng đồng là trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới [17]. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa gốc nông nghiệp, xã hội Việt Nam hàng ngàn năm nay là một xã hội nông nghiệp. Vì thế, căn tính nông dân và văn hóa tiểu nông đã ăn sâu trong đời sống, tiềm thức, lối sinh hoạt và ứng xử của con người Việt Nam, trong đó, các giá trị gia đình và cộng đồng luôn được đặt lên trên các giá trị cá nhân. Văn hóa “duy tình” được thể hiện qua 21
- tâm lý coi trọng tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với người. Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh hướng tình cảm, thân mật. Bên cạnh đó là tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng ghi nhận lối sống, cách cư xử khéo léo, hòa hảo trong ngoại giao với các nước láng giềng đặc biệt là sự khoan dung, cách giữ thể diện của người Việt ngay cả đối với kẻ thù đã bị thua trận. Như vậy, “duy tình” là một đặc trưng về lối sống được người Việt sử dụng trong toàn bộ quá trình giao tiếp, ứng xử của mình. Tuy nhiên, yếu tố “duy tình” không chỉ tồn tại trong văn hóa Việt Nam mà có trong nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Ví dụ, ở Trung Quốc, không có mối quan hệ nào đơn thuần chỉ là mối quan hệ mà giữa chúng luôn tồn tại một sợi dây liên hệ nào đó. Guanxi, Mianzi, Renqing và Bao cũng chính là những khái niệm văn hóa cơ bản của người Trung Quốc, được vận dụng sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giao thương nói riêng. Trong văn hóa Hàn Quốc, tình “Cheong” là một yếu tố không thể thiếu trong nền tảng các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội… 1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình” Lấy chữ “Tình” làm nguyên tắc ứng xử Đối với văn hóa phương Đông, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước, những người trong làng sống nương tựa vào nhau, vì nhau, sống theo tinh thần cộng đồng, do đó họ đối xử với nhau rất có tình cảm. Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con, láng giềng 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 106 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay
266 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 56 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn