Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa" là nghiên cứu tiêu chuẩn và kỹ thuật lập trình ứng dụng của truyền hình ghép HbbTV qua các phiên bản khác nhau (HbbTV 1.0, HbbTV 1.5, HbbTV 2.0). Từ đó xây dựng ứng dụng minh họa để mô tả cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và xây dựng ứng dụng minh họa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM ------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN TRỌNG ĐĂNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRUYỀN HÌNH LAI GHÉP HBBTV VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA TP.HỒ CHÍ MINH – Tháng 7, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TP.HCM ------------------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN TRỌNG ĐĂNG NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRUYỀN HÌNH LAI GHÉP HBBTV VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Mã số: 60480201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRẦN MINH THƢ TP.HỒ CHÍ MINH - Tháng 7, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân với các kinh nghiệm kiến thức mà tôi hiểu. Các số liệu trình bày trong nội dung luận văn rõ ràng và có trích dẫn cụ thể từ các bài báo khoa học, các chuẩn truyền hình, các trang web và thông tin được xác thực từ nước ngoài và trong nước. TP.HCM, ngày….tháng 7 năm 2019 Học viên Nguyễn Trọng Đăng i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Trần Minh Thư đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Bước đầu với công tác nghiên cứu khoa học còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu sót và hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm, rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH HBBTV.................... 4 1.1 Giới thiệu truyền hình HbbTV ................................................................ 4 1.2 Chuẩn truyền hình HbbTV ...................................................................... 5 1.2.1 Sự ra đời của chuẩn truyền hình HbbTV ..................................... 5 1.2.2 Phạm vi hỗ trợ của chuẩn HbbTV ................................................ 6 1.2.3 Chấp nhận chuẩn HbbTV trên thế giới ........................................ 7 1.2.4 Một số chuẩn khác........................................................................ 9 CHƢƠNG 2: CÁC DỊCH VỤ HBBTV TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CHO MẠNG QUẢNG BÁ .................................. 11 2.1 Hướng phát triển dịch vụ ở các nước trên thế giới ............................... 11 2.2 Khả năng triển khai HbbTV cho mạng quảng bá. ................................. 19 2.2.1 Thách thức của kết nối băng rộng đến truyền hình quảng bá .... 19 2.2.2 Khả năng cung cấp dịch vụ HbbTV của nhà quảng bá .............. 20 2.2.3 Khả năng triển khai HbbTV tại Việt Nam ................................. 21 2.2.4 Một số mô hình ứng dụng HbbTV phát đồng bộ với quảng bá . 22 CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH TRUYỀN HÌNH HBBTV .............................. 27 3.1 Phiên bản HbbTV 1.0 ............................................................................ 27 3.1.1 Mô hình tổng quan hệ thống HbbTV 1.0 ................................... 27 iii
- 3.1.2 Mô hình thiết bị HbbTV 1.0 ....................................................... 28 3.1.3 Mô hình tiêu chuẩn HbbTV 1.0 ................................................. 30 3.2 Phiên bản HbbTV 1.5 ............................................................................ 32 3.2.1 Mô hình hệ thống HbbTV 1.5 .................................................... 32 3.2.2 Mô hình thiết bị HbbTV HbbTV 1.5 ......................................... 33 3.2.3 Mô hình tiêu chuẩn HbbTV phiên bản 1.5 ................................. 33 3.3 Phiên bản HbbTV 2.0 ............................................................................ 35 3.3.1 Mô hình hệ thống phiên bản HbbTV 2.0 ................................... 35 3.3.2 Mô hình thiết bị hỗ trợ phiên bản HbbTV 2.0 ........................... 36 3.3.3 Mô hình tiêu chuẩn HbbTV phiên bản 2.0 ................................. 40 CHƢƠNG 4: KỸ THUẬT CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH HBBTV ....................................................................................................... 42 4.1 Ứng dụng liên quan đến quảng bá......................................................... 42 4.2. Ứng dụng độc lập quảng bá ................................................................. 43 4.3 Vòng đời của một ứng dụng liên quan tới quảng bá ............................. 43 4.4 Truyền ứng dụng trong HbbTV ............................................................ 44 4.4.1 Báo hiệu ứng dụng, dịch vụ ....................................................... 44 4.4.2 Khai báo dòng con AIT .............................................................. 50 4.4.3 Truyền ứng dụng ........................................................................ 52 4.5 Đồng bộ ứng dụng HbbTV.................................................................... 52 4.5.2 Kích hoạt sự kiện........................................................................ 55 4.5.3 Sự kiện „do-it-now‟ .................................................................... 57 CHƢƠNG 5: TÌM HIỂU MÔI TRƢỜNG TRIỂN KHAI VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA HBBTV.......................................................... 60 5.1 Môi trường triển khai ứng dụng HbbTV ............................................... 60 5.1.2 Ứng dụng HbbTV so với trang web thông thường .................... 61 5.2 Xây dựng ứng dụng minh họa trên nền tảng HbbTV ............................ 65 iv
- 5.2.1 Giới thiệu chung về ứng dụng. ................................................... 65 5.2.2 Tóm tắt các chức năng ứng dụng ............................................... 66 5.2.3 Thiết kế chức năng ứng dụng ..................................................... 67 5.2.4 Một số hình ảnh ứng dụng.......................................................... 70 5.2.5 Kết quả lập trình ......................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN ............................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 75 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Ký hiệu Tiếng anh Tiếng Việt HbbTV Hybrid broadcast and broadband TV Truyền hình lai ghép IPTV Internet Protocol TV Truyền hình internet MHP Multimedia Home Platform Tiêu chuẩn hệ thống trung gian mở API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng OIPF Open IPTV forum Diễn đàn IPTV CEA-2014 Consumer electronics Association Hiệp hội điện tử tiêu dùng DVB Digital video broadcast Chuẩn truyền dẫn phát sóng của truyền hình kỹ thuật số DVB-T Digital Video Broadcasting – Chuẩn truyền phát sóng của Terrestrial truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-S Digital Video Broadcasting Satellite Chuẩn truyền phát sóng của truyền hình kỹ thuật số qua vệ tinh DVB-C Digital video broadcasting-Cable Chuẩn truyền phát sóng của truyền hình kỹ thuật số qua cáp W3C World Wide Web Consortium Tiêu chuẩn phát triển web EPG Event Information Table Bảng thông tin sự kiện ETSI European Telecommunications Viện tiêu chuẩn viễn thông Standards Institute châu Âu AIT Application Information Table Bảng thông tin ứng dụng VOD Video-On-Demand Video theo yêu cầu STB Set Top Box Đầu thu kỹ thuật số vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Cấu trúc AIT .............................................................................................45 Bảng 4.2: Giá trị mã kiểm soát ứng dụng .................................................................46 Bảng 4.3: Cấu trúc bộ mô tả transport_protocol_descriptor ...................................46 Bảng 4.4: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua OC) ............................................................................................................................47 Bảng 4.5: Cấu trúc thông tin bổ sung của transport_protocol_label (truyền qua băng rộng) .................................................................................................................47 Bảng 4.6: Cấu trúc bộ mô tả application_descriptor ...............................................48 Bảng 4.7: Cấu trúc bộ mô tả simple_application_location_descriptor ...................49 Bảng 4.8: Cấu trúc bộ mô tả application_signalling_descripor ..............................50 Bảng 4.9: Cấu trúc bộ mô tả data_broadcast_id_descriptor ...................................51 Bảng 4.10: Cấu trúc bộ mô tả stream_identifier_descriptor ....................................51 Bảng 4.11: Cấu trúc bộ mô tả carousel_identifier_descriptor ................................51 Bảng 4.12: Cấu trúc đối tượng BIOP::StreamEventMessage ..................................53 Bảng 4.13: Cấu trúc DSMCC_section ......................................................................56 Bảng 4.14: Cấu trúc khai báo loại dòng thành phần................................................57 Bảng 5.1: Hằng số đăng ký phím trên remote-control .............................................63 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV ................................................4 Hình 2.1: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình Das Erste ..............13 Hình 2.2: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF ......................13 Hình 2.3: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình RTL .......................14 Hình 2.4: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình TF1 .......................16 Hình 2.5: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình M6 .........................16 Hình 2.6: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV trên kênh truyền hình ZDF ......................17 Hình 2.7: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV truyền hình FREEVIEW plus ...................18 Hình 2.8: Các ứng dụng dịch vụ HbbTV của truyền hình 9now ..............................19 Hình 3.1: Tổng quan về mô hình hệ thống phiên bản HbbTV 1.0 ............................27 Hình 3.2: Mô hình thiết bị hỗ trợ chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV 1.0 ...............28 Hình 3.3: Tổng quan về mô hình tiêu chuẩn HbbTV 1.0 ..........................................30 Hình 3.4: Mô hình hệ thống tiêu chuẩn HbbTV phiên bản 1.5 .................................32 Hình 3.5: Mô hình thiết bị hỗ trợ HbbTV phiên bản 1.5 ..........................................33 Hình 3. 6: Mô hình tiêu chuẩn kỹ thuật phiên bản HbbTV 1.5 .................................33 Hình 3.7: Mô hình hệ thống HbbTV phiên bản 2.0...................................................35 Hình 3.8: Mô hình thiết bị đầu cuối hỗ trợ HbbTV Phiên bản 2.0 ...........................36 Hình 3.9: Mô hình tiêu chuẩn kỹ thuật phiên bản HbbTV 2.0 ..................................40 Hình 4.1: Ứng dụng nút đỏ liên quan tới quảng bá ..................................................43 Hình 4.2: Kênh ứng dụng số teletext .........................................................................43 Hình 4.3: Mô hình phát lặp dữ liệu theo giao thức OC ............................................53 Hình 5.1: Sơ đồ Use Case mô tả chức năng hệ thống ..............................................67 Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ HbbTV .................................................69 Hình 5. 3: Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ HbbTV trên môi trường giả lập ..........69 Hình 5.4: Hiển thị tín hiệu ứng dụng ........................................................................70 Hình 5.5: Hiển thị danh sách tour du lịch ................................................................71 Hình 5.6: Hiển thị danh sách ứng dụng trên broadcast ...........................................71 Hình 5.7: Trang chủ ứng dụng du lịch ......................................................................72 viii
- LỜI MỞ ĐẦU Internet hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, trên các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh hay máy tính bảng đều có thể kết nối được internet, không chỉ dừng lại ở đó trong những năm gần đây internet đang dần phát triển và ngày càng mạnh mẽ vào các thiết bị giải trí truyền hình. Trên thị trường đa phần xuất hiện các loại TV thông minh của các hãng khác nhau cho phép có thể kết nối internet. Việc này giúp cho người dùng có thể truy cập vào các dịch vụ giải trí khác nhau như: video trực tuyến, mua sắm online, hay các dịch vụ giải trí khác ngay trên màn hình TV. Bên cạnh đó giúp cho người dùng có thể xem thêm nhiều kênh giải trí mới với nội dung phong phú từ internet. Chính những điều này làm cho nội dung truyền hình ngày càng giảm đi lượt thu hút với một số đối tượng khản giả. Nhằm giải quyết những khó khăn này và nắm bắt nhu cầu người dùng, chuẩn truyền hình HbbTV ra đời nhanh chóng thúc đẩy các dịch vụ lai ghép “tivi có thể kết nối song song broadcast và broadband” .Với ưu thế về nội dung mới và phong phú, vì thế các đài truyền hình tập trung cung cấp những dịch vụ riêng dựa vào lợi thế của mình, đặc biệt là dịch vụ đồng bộ. Đó là các dạng dịch vụ theo ngữ cảnh, xuất hiện đúng lúc và phù hợp với nội dung quảng bá, mang đến những trải nghiệm tương tác đặc biệt như quảng cáo tương tác, mua sắm, bình chọn theo chương trình, tham gia cùng gameshow… Để có cái nhìn tổng quan về chuẩn truyền hình mới trong tương lai này, đề tài được thực hiện để nghiên cứu về truyền hình lai ghép HbbTV và từ đó xây dựng ứng dụng minh họa cho kết quả nghiên cứu”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tiêu chuẩn và kỹ thuật lập trình ứng dụng của truyền hình ghép HbbTV qua các phiên bản khác nhau (HbbTV 1.0, HbbTV 1.5, HbbTV 2.0). Từ đó xây dựng ứng dụng minh họa để mô tả cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV. 1
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu cấu trúc hệ thống, cơ chế hoạt động, các công nghệ, tiêu chuẩn hỗ trợ phát triển truyền hình lai ghép HbbTV. Bên cạnh đó nghiên cứu các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ viết ứng dụng trên nền tảng truyền hình lai ghép HbbTV. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu các tài liệu liên quan, các bài báo khoa học về các tiêu chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV qua các phiên bản khác nhau. - Nghiên cứu các dịch vụ, ứng dụng mà truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại lượng khán giả tham gia. - Nghiên cứu các cách tiếp cận, các kỹ thuật các phương pháp hiện trạng đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến công nghệ truyền hình lai ghép HbbTV. - Nghiên cứu các ngôn ngữ, quy tắc lập trình ứng dụng có thể chạy trên nền tảng HbbTV. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan khác có thể phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn. Dự kiến kết quả đạt đƣợc Đưa ra kết quả nghiên cứu về truyền hình lai ghép HbbTV, các tính năng ứng dụng có thể đáp ứng cho đài truyền hình, hiểu về quy tắc, ngôn ngữ lập trình ứng dụng trên nền tảng HbbTV từ đó đưa ra ứng dụng minh họa. Báo cáo toàn luận văn được trình bày trong 5 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV: Giới thiệu tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV, đánh giá tình hình phát triển trong nước và ngoài nước, các dịch vụ mà truyền hình lai ghép có thể mang đến người dùng. Chƣơng 2: Các dịch vụ HbbTV trên thế giới và khả năng triển khai cho mạng quảng bá: Khảo sát đưa ra số liệu và các dạng ứng dụng mà các nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng trong truyền hình lai ghép HbbTV, từ đó đưa ra các nhóm dịch vụ có thể áp dụng cho mạng quảng bá, cũng như cho các nhà đài tại Việt Nam. 2
- Chƣơng 3: Mô hình truyền hình lai ghép HbbTV và sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau: Nghiên cứu mô hình, tính năng, cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV trên 3 phiên bản chính là HbbTV 1.0, HbbTV 1.5 và HbbTV 2.0. Chƣơng 4: Kỹ thuật cung cấp ứng dụng truyền hình lai ghép HbbTV: Tìm hiểu về các dạng ứng dụng và các giao thức truyền tín hiệu trong truyền hình lai ghép HbbTV. Chƣơng 5: Tìm hiểu về môi trƣờng triển khai và xây dựng ứng dụng minh họa trên nền tảng HbbTV: Tìm hiểu về ngôn ngữ, môi trường lập trình ứng dụng, từ đó xây dựng ứng dụng minh họa nhằm mô tả cách thức hoạt động của truyền hình lai ghép HbbTV. 3
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH HBBTV 1.1 Giới thiệu truyền hình HbbTV HbbTV là một chuẩn công nghệ truyền hình mới, có sự kết hợp hài hòa giữa truyền hình quảng bá (Broadcast TV) và băng thông rộng (Broadband) trên cơ sở hạ tầng internet, cung cấp các dịch vụ giải trí cho người dùng qua SmartTV, STB. Truyền hình lai ghép HbbTV có thể sử dụng trên 3 hạ tầng: truyền hình số mặt đất (DVB-T/T2), truyền hình số cáp (DVB-C/C2), truyền hình số vệ tinh (DVB-S/S2) làm hình thức phát trong các kênh truyền hình quảng bá. Với các ứng dụng truyền hình internet, các tiêu chuẩn của truyền hình lai ghép HbbTV tương tự như truyền hình IPTV. Như chúng ta thấy ưu điểm lớn nhất của truyền hình lai ghép được thể hiện rõ trong hình 1.1 là người dùng có thể xem đồng thời truyền hình quảng bá truyền thống (broadcast) và băng thông rộng (broadband) thông qua thiết bị truyền hình mới như Smart TV hoặc thiết bị truyền hình cũ kết hợp với một bộ giải được tích hợp sẵn trên TV hoặc Set-top-box (STB) riêng. Hình 1.1: Tổng quan về truyền hình lai ghép HbbTV 4
- 1.2 Chuẩn truyền hình HbbTV 1.2.1 Sự ra đời của chuẩn truyền hình HbbTV Mặc dù trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại TV thông minh cho phép đưa nội dung internet lên màn hình TV. Tuy nhiên các thiết bị này vẫn chưa thể hiện đầy đủ khả năng trong ngữ cảnh mới, có thể nói đó chỉ đơn thuần là những thiết bị có thể sử dụng cho nhiều mục đích trên cùng màn hình như xem chương trình truyền hình hoặc truy cập một số nội dung và chức năng khác thông qua kết nối internet. Màn hình TV độ phân giải cao hiện nay cho phép xem nội dung từ internet. Tuy nhiên yêu cầu hiển thị nội dung trên TV không giống như cách hiển thị trên máy tính, khoảng cách từ người dùng đến màn hình TV lớn hơn nhiều so với màn hình máy tính nên hầu hết các dịch vụ internet trở nên quá nhỏ trên màn hình TV. Hơn nữa, nội dung internet được thiết kế để thao tác với con trỏ chuột và bàn phím nên không thích hợp với remote thông thường. Trong khi số lượng remote truyền thống gồm các phím di chuyển và phím màu vẫn đang chiếm ưu thế. Từ quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, có hai vấn đề được nêu ra: Thứ nhất, mỗi nhà sản xuất thiết bị sử dụng trình duyệt khác nhau, hỗ trợ các giao thức và định dạng khác nhau. Vì thế phải điều chỉnh nội dung để tương thích riêng với từng nhà sản xuất. Sự không đồng nhất này gây cản trở đối với thị trường dịch vụ năng động luôn biến đổi. Thứ hai là về thiết bị lai ghép, mặc dù nội dung được hiển thị trên cùng màn hình, nhưng nó lại khác hoàn toàn trong môi trường internet và môi trường truyền hình. Việc chuyển qua lại giữa hai môi trường này bằng remote mà không có sự tham chiếu lẫn nhau, điều này làm ảnh hưởng đến việc xem truyền hình của khán giả. Một thiết bị lai ghép thực sự phải có sự liên kết giữa nội dung truyền hình và nội dung từ internet, nghĩa là khán giả có thể đồng thời xem nội dung đến từ 2 môi trường này mà không bị gián đoạn. Chính vì vậy, từ năm 2009, hầu hết các công ty lớn trong trong ngành công nghiệp truyền hình, cả về phần cứng lẫn phần mềm gồm ANT, ASP, IRT, Open TV, Phillips, French HD Forum, Samsung, Sony cùng hợp tác phát triển một nền tảng 5
- kỹ thuật chung cho phép khả năng kết nối thông minh trên các thiết bị giải trí truyền hình, khai thác nhiều loại nội dung và tính năng từ internet. Các mục tiêu đặt ra khi phát triển hệ thống lai ghép đó là: - Được chuẩn hóa và mở, cho phép phát triển nội dung hiệu quả và độc lập với nhà sản xuất thiết bị, nhà quảng bá. - Dựa trên các công nghệ chuẩn mở hiện nay. - Chỉ xác định các chức năng và thành phần yêu cầu tối thiểu, vì thế có thể được hỗ trợ bởi nhiều bên tham gia. - Cho phép kết hợp tất cả hệ thống quảng bá (mặt đất, cáp, vệ tinh) với tất cả các công nghệ truy cập internet (xDSL, cáp, WiFi…). - Cho phép kết nối giữa nội dung truyền hình và dịch vụ gia tăng. - Cho phép sử dụng kênh quảng bá để phân phối dịch vụ gia tăng. - Rất thích hợp cho loại dịch vụ Teletext thế hệ mới. - Không làm ảnh hưởng đến chương trình quảng bá. Các trang HTML đi kèm có thể được khởi động ngay trong chương trình truyền hình. Chất lượng hiển thị teletext tốt hơn theo tiêu chuẩn độ phân giải cao. Các thông tin thêm kèm theo được đặt lên trên và có thể nhìn xuyên xuống lớp nội dung video bên dưới. Hình ảnh chương trình truyền hình có thể thu nhỏ vào trong trang HTML và có thể thực hiện chuyển kênh ngay trong trang. Lí do quan trọng khi sử dụng HTML chính vì dễ dàng chuyển các dịch vụ đã được phát triển trên internet sang môi trường mới. Theo cách này, các dịch vụ hấp dẫn có thể mang vào thị trường HbbTV nhanh chóng như những gì đang thấy qua cổng dịch vụ internet trong các TV thông minh hiện nay. Mục tiêu xây dựng chuẩn theo các tính năng trên đạt được khi chuẩn HbbTV chính thức được công bố vào đầu năm 2010. Hiệp hội HbbTV hiện có hơn 50 thành viên trong ngành công nghiệp quảng bá và điện tử gia dụng. 1.2.2 Phạm vi hỗ trợ của chuẩn HbbTV Thiết bị đầu tiên hỗ trợ HbbTV có mặt trên thị trường vào đầu năm 2010 là đầu thu vệ tinh Humax iCord HD. Sau đó, nhiều hãng sản xuất đầu thu vệ tinh khác gồm Video web, Smart, Inverto cũng giới thiệu các sản phẩm với tính năng tương 6
- tự. Tại triển lãm thiết bị điện tử IFA diễn ra tại Đức năm 2010, nhiều thương hiệu lớn như Phillips, LG, Toshiba, Loewe, Technisat,…đã bắt đầu tham gia vào thị trường này, đặc biệt là các TV tích hợp đầu thu (iDTV) có hỗ trợ HbbTV. Tính đến thời điểm hiện tại ở Đức, thị trường HbbTV phát triển nhất hiện nay, có khoảng 30 thương hiệu cung cấp thiết bị hỗ trợ cho HbbTV. Ngoài ra HbbTV cũng được hỗ trợ trên đầu đọc đĩa Blu-ray. Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngành công nghiệp điện tử, số lượng iDTV tương thích HbbTV bán ra chiếm tỉ lệ ngày càng tăng và càng phổ biến trong các hộ gia đình tại Đức. HbbTV có thể áp dụng cho hạ tầng truyền dẫn DVB bao gồm vệ tinh, cáp, mặt đất. Ngoài ra IPTV cũng chính là phần quan trọng trong đặc tả chuẩn. Một vài nhà cung cấp dịch vụ IPTV cũng đã bắt đầu hỗ trợ chuẩn này trên các đầu thu của họ. Như vậy có thể nói, HbbTV đang trở thành chuẩn truyền hình lai ghép chung cho nhiều mạng khác nhau. 1.2.3 Chấp nhận chuẩn HbbTV trên thế giới Chuẩn HbbTV hiện đang được triển khai và thử nghiệm rộng rãi tại châu Âu. Có khoảng 35 nước đã triển khai dịch vụ truyền hình lai ghép HbbTV. Nhiều cuộc thảo luận với các đối tác trên thế giới cho thấy HbbTV đang thu hút sự quan tâm ở các thị trường khác ngoài thị trường châu Âu. Tại Đức, theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu thị trường bán lẻ Đức (GfK Retail and Technology), có khoảng 5 triệu thiết bị hỗ trợ HbbTV tại các hộ gia đình Đức trong tổng số ước tính 7 triệu thiết bị vào cuối năm 2013. Khoảng 50% lượng TV bán ra có hỗ trợ HbbTV. Đức là nước tiên phong trong việc triển khai HbbTV với sự tham gia của bốn hệ thống truyền hình quảng bá và thương mại chính gồm ARD, ZDF, RTL và Pro7at1. Bốn mạng này hiện chiếm khoảng 90% thị trường truyền hình Đức. Các dịch vụ được cung cấp chủ yếu trên hệ thống truyền dẫn vệ tinh và mặt đất. Tại Pháp, với sự tham gia trực tiếp của HD-Forum (diễn đàn nghiên cứu phát triển truyền hình độ nét cao HD-Forum của Pháp), Pháp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chuẩn ngay từ khi dự án HbbTV bắt đầu. HbbTV đang được triển khai trên các mạng quảng bá lớn của Pháp gồm TF1, France TV, Canal+, Arte. 7
- Dịch vụ được phát trên mạng vệ tinh và mặt đất. Việc triển khai trên mạng IPTV đang được đầu tư thử nghiệm. Tại Tây Ban Nha, đầu năm 2011, Bộ công nghiệp và các mạng truyền hình quảng bá Tây Ban Nha gồm Mediaset Espana, Telefonica, VeoTV và RTVE cùng phối hợp với 54 công ty sản xuất thiết bị tiến tới triển khai rộng rãi HbbTV tại nước này. Ở khu vực Bắc Âu, gồm các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển trước đây đã từng sử dụng chuẩn truyền hình MHP. Nay họ thay thế bằng chuẩn mới HbbTV làm API chung cho các đầu thu lai ghép. Lí do chính là vì chuẩn HbbTV đang được thị trường chấp nhận rộng rãi với nhiều dịch vụ lai ghép và ứng dụng tương tác mới. Ngoài ra, nhiều nước châu Âu khác cũng đồng ý sử dụng HbbTV là chuẩn kết nối lai ghép như Romani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Netherlands, Switzerland, Áo, Cộng hòa Zech, Balan, Nga [1] Tại châu Á, HbbTV đang thu hút sự chú ý của các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore. Đặc biệt, Malaysia đã chọn HbbTV trong đặc tả kỹ thuật đầu thu số mặt đất dựa trên chuẩn DVB-T2 được triển khai vào năm 2014. Tại Việt Nam truyền hình lai ghép cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Cụ thể công ty VTV BROADCOM trực thuộc đài truyền hình Việt Nam đã đăng ký thực hiện đề tài trọng điểm cấp nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ truyền hình lai ghép băng rộng và quảng bá" mã số KC.01.11/11-15 từ năm 2012 đến 2013 [2] và gần đây nhất 11/7/2016 công nghệ âm thanh Dolby Audio™ mới được thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật truyền hình (VTV- BRAC) trên nền tảng truyền hình lai ghép HbbTV [3]. Chuẩn truyền hình lai ghép HbbTV đang trở thành một nền tảng chi phối trong việc kết hợp giữa quảng bá và kết nối băng rộng. So với các chuẩn như Youview ở Anh hay MHP ở Ý, rõ ràng chuẩn HbbTV đạt được sự thành công vượt trội. Nguyên nhân chính là vì chuẩn này không đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mới mà chủ yếu dựa trên các nền tảng công nghệ hiện có. Dựa trên nền tảng chung, 8
- HbbTV cho phép các hãng sản xuất thiết bị, công ty phát triển ứng dụng hay nhà quảng bá khả năng sáng tạo nhiều dịch vụ mới. Và điều cốt lõi chính là sự tham gia của đa số hãng sản xuất thiết bị thu tương thích HbbTV. Phần mềm HbbTV được các hãng sản xuất chipset hàng đầu như Broadcom và Sigma Designs tích hợp sẵn trong sản phẩm lai ghép của họ. Hầu hết các đối tác quan trọng liên quan đến lĩnh vực truyền hình lai ghép đều là thành viên của hiệp hội HbbTV. 1.2.4 Một số chuẩn khác Trước khi TV thông minh xuất hiện và trở nên phổ biến, thị trường đã tồn tại hai chuẩn truyền hình tương tác MHP và MHEG-5 xuất hiện khá lâu từ năm 2000. Phát triển qua một số phiên bản, kênh ngược băng rộng cũng được hỗ trợ trong hai chuẩn làm nền tảng để cung cấp các dịch vụ lai ghép. Phạm vi triển khai của mỗi chuẩn gắn với một số thị trường nhất định. Chuẩn truyền hình Youview: Ở Anh, MHEG-5 trở thành chuẩn chung trên tất cả các mạng quảng bá mặt đất và một số mạng vệ tinh. Mô hình dịch vụ FreeView phát miễn phí trên hệ thống truyền hình số mặt đất được triển khai tương tự tại một số nước như New Zealand, Ireland, Áo, Hồng Kông, Ấn Độ. Tuy nhiên từ khi được công bố, chuẩn này không định nghĩa kênh ngược. Dịch vụ cung cấp chỉ gồm các ứng dụng thông tin đơn giản được truyền trong dòng quảng bá. Năm 2009, kênh ngược IP mới được bổ sung vào chuẩn với đặc tả MHEG-IC (Interactive Channel). Từ đó, khán giả Anh có thể truy cập nhiều hơn vào các dịch vụ mới kết hợp từ internet với tên gọi YouView. Dịch vụ chính cung cấp trên nền IP gồm catch-up và video theo yêu cầu. Tổ chức DTG của Anh công bố phiên bản kế tiếp của chuẩn truyền hình kết nối, được biết với tên gọi D-Book 7 part B, hòa vào xu hướng chung của thế giới về truyền hình kết nối. Phiên bản này có tham chiếu từ chuẩn HbbTV, cộng thêm một số tính năng riêng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ở Anh. Chuẩn truyền hình MHP: Là một chuẩn do DVB định nghĩa nên MHP được hưởng ứng mạnh mẽ từ nhiều nước, đặc biệt tại các nước sử dụng hệ thống truyền hình số theo tiêu chuẩn 9
- DVB. Kênh ngược IP cũng được hỗ trợ ngay trong phiên bản đầu tiên. Phần lõi của chuẩn được định nghĩa trong đặc tả GEM (Global Executed MHP) nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi MHP trên nhiều loại mạng khác nhau. Sau thời gian ngắn xuất hiện, MHP được triển khai tại nhiều nước như Hàn Quốc (DVB-S, IPTV), Italia (DVB-T, DVB-S), Austria (DVB-T, DVB-C), Tây Ban Nha (DVB-T), Bỉ (DVB-C), Ba Lan (DVB-S2, DVB-C), Na Uy (DVB-T), Arab Saudi (DVB-S), Switzerland (DVB-C), Đức (DVB-S), Đài Loan (DVB-T, DVB-C), Mỹ (cáp với chuẩn OCAP). Tuy nhiên hiện nay, đa số các nước Bắc Âu đều dừng cung cấp các dịch vụ MHP và chuyển sang HbbTV. MHP chỉ còn hiện diện tại một số thị trường. Điển hình là Italia, nhờ sự tài trợ của chính phủ trong thời gian đầu đã thúc đẩy thị trường thiết bị thu và dịch vụ phát triển. Hiệp hội các nhà quảng bá Italia DGTVi vẫn thường xuyên đưa ra những cập nhật trong đặc tả HD-Book để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ lai ghép. Một số nguyên nhân chính làm thu hẹp sự phát triển của chuẩn MHP có thể kể đến như chi phí thiết bị cao, phí bản quyền nhà quảng bá phải trả khi cung cấp dịch vụ, sự đa dạng dịch vụ chưa thể đáp ứng nhu cầu khán giả. Có thể thấy dù trước đó DVB đã sớm đưa ra đặc tả kỹ thuật cho các dịch vụ lai ghép, nhưng chuẩn MHP vẫn chưa đủ hấp dẫn để tạo ra một xu hướng truyền hình lai ghép thực sự. Những gì đang góp phần vào thành công nhanh chóng bước đầu đối với HbbTV là nhờ sự hội tụ đúng lúc của một số công nghệ nền tảng và vai trò nội dung giải trí từ internet đã được đáp ứng. Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình, cấu trúc hoạt động và tính năng trên truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại người dùng. Vậy tiêu chuẩn truyền hình lai ghép gồm những gì? Quá trình phát triển nó ra sao? Những tính năng nào mà truyền hình lai ghép HbbTV có thể mang lại? Trong chương tiếp theo của luận văn sẽ làm rõ các câu hỏi này. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ công nghệ thông tin: Ứng dụng mạng Nơron trong bài toán xác định lộ trình cho Robot
88 p | 701 | 147
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống ngô (Zea maysL.) bằng chỉ thị RAPD
89 p | 294 | 73
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 277 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tối ưu hóa truy vấn trong hệ cơ sở dữ liệu phân tán
75 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng tính năng cảnh báo tấn công trên mã nguồn mở
72 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp quản trị rủi ro hướng mục tiêu và thử nghiệm ứng dụng trong xây dựng cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
75 p | 49 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phát triển hệ thống quảng cáo thông minh trên mạng xã hội
76 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng mô hình các chủ đề và công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa
94 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng Gis phục vụ công tác quản lý cầu tại TP. Hồ Chí Minh
96 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phương pháp phân vùng phân cấp trong khai thác tập phổ biến
69 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác tập mục lợi ích cao bảo toàn tính riêng tư
65 p | 45 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu được cập nhật
60 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác mẫu tuần tự nén
59 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Sử dụng cây quyết định để phân loại dữ liệu nhiễu
70 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Kỹ thuật Matrix Factorization trong xây dựng hệ tư vấn
74 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác Top-rank K cho tập đánh trọng trên cơ sở dữ liệu có trọng số
64 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ truy vấn ngữ nghĩa đa cơ sở dữ liệu trong một lĩnh vực
85 p | 33 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng Hadoop để khai thác tập phổ biến
114 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn