intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với người bệnh Đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Công tác xã hội nhóm với người bệnh Đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực trạng công tác xã hội nhóm và các yếu tố ảnh hưởng với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của công tác xã hội nhóm đối với người bệnh ĐTĐ trong điều kiện nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với người bệnh Đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG PHONG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8 76 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2022
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG PHONG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8 76 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS ĐỖ HẠNH NGA BÌNH DƯƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, được trích nguồn một cách đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những cam đoan này. Tp. Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Người cam đoan Học viên: Nguyễn Hoàng Phong i
  4. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: – Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng các Quý Thầy/Cô đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. – Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS Đỗ Hạnh Nga là người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. – Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế về khả năng, kinh nghiệm và kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyên sâu. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy/ cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 02 năm 2022 Người thực hiện Học viên: Nguyễn Hoàng Phong ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi MỤC LỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................... vii MỤC LỤC BẢNG .................................................................................................. viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................2 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................3 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................4 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................6 3.1. Mục tiêu chung ................................................................................................6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu. .....................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................7 5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................7 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................8 6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính..................................................................8 6.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................... 8 6.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................... 8 6.1.3. Phương pháp quan sát ........................................................................ 9 6.1.4. Phương pháp chuyên gia................................................................... 10 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................10 6.3. Phương pháp công tác xã hội nhóm ..............................................................10 6.4. Xử lý số liệu thu thập ....................................................................................12 7. Đóng góp mới của nghiên cứu ..............................................................................13 8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................13 iii
  6. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .....................................................................14 1.1. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu ............................................................. 14 1.1.1. Lý thuyết hệ thống ........................................................................... 14 1.1.2. Lý thuyết nhận thức – hành vi .......................................................... 17 1.2. Các khái niệm chính sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 19 1.2.1. Công tác xã hội và công tác xã hội nhóm.......................................... 19 1.2.2. Đái tháo đường ............................................................................... 26 1.2.3. Người bệnh ĐTĐ và người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại BV ............. 28 1.2.4. Công tác xã hội nhóm với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú BV .......... 30 1.3. Cơ sở pháp lý về CTXH nhóm với NB ĐTĐ điều trị nội trú tại BV ............ 37 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VỚI NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC - TỈNH ĐỒNG THÁP ...41 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 41 2.1.1. Sơ lược về thành phố Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp ................................. 41 2.1.2. Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp .................................... 41 2.1.3. Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc ........................ 412 2.2. Thực trạng CTXH nhóm đối với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp ....................................................................... 42 2.2.1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 42 2.2.2. Thực trạng các hoạt động nhóm của người bệnh ĐTĐ tại BV ............. 47 2.2.3. Đánh giá của người bệnh với việc sinh hoạt nhóm. ............................ 50 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH nhóm đối với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại BV .................................................................................................. 52 2.3.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................... 52 2.3.2. Yếu tố khách quan............................................................................ 59 iv
  7. Chương 3 CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SA ĐÉC – TỈNH ĐỒNG THÁP ....................66 3.1. Áp dụng công tác xã hội nhóm ..................................................................... 66 3.2. Thực nghiệm mô hình công tác xã hội nhóm ................................................ 67 3.2.1 Giai đoạn thành lập nhóm .................................................................. 67 3.2.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động .................................................... 76 3.2.3. Giai đoạn can thiệp .......................................................................... 83 3.2.4. Giai đoạn lượng giá .......................................................................... 94 3.3. Đánh giá kết quả mô hình công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ điều trị nội trú cho người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện ................................................. 99 3.4. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại bệnh viện ............................................. 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 109 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BV Bệnh viện CTXH Công tác xã hội ĐH Đường huyết ĐTĐ Đái tháo đường NB Người bệnh WHO Tổ chức Y tế Thế giới vi
  9. MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Độ tuổi và giới tính của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ....................... 43 Biểu đồ 2.2. Chỉ số BMI và chỉ số ĐH của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ............. 43 Biểu đồ 2.3. Tham gia bảo hiểm y tế và nơi ở của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú .. 44 Biểu đồ 2.4. Nghề nghiệp của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú .................................. 45 Biểu đồ 2.5. Trình độ học vấn của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ........................... 45 Biểu đồ 2.6. Tình trạng hôn nhân của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ...................... 46 Biểu đồ 2.7. Người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú được người thân hỗ trợ ....................... 46 Biểu đồ 2.8. Cảm nhận của người bệnh khi tham gia sinh hoạt nhóm ......................... 51 Biểu đồ 2.9. Lợi ích cho bản thân người bệnh khi tham gia sinh hoat nhóm .............. 51 Biểu đồ 2.10. Kiến thức của người bệnh về phòng bệnh ĐTĐ .................................... 56 Biểu đồ 2.11. Cách phòng bệnh của người bệnh chọn phòng bệnh ĐTĐ .................... 57 Biểu đồ 2.12. Thay đổi lối sống tác dụng có tích cực đến điều trị bệnh ĐTĐ ............. 57 Biểu đồ 2.13. Chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh ĐTĐ ..................................................................................................................... 59 Biểu đồ 2.14. Người thân hỗ trợ ................................................................................... 60 Biểu đồ 2.15. Nhu cầu hỗ trợ trong quá trình điều trị nội trú ....................................... 61 Biểu đồ 2.16. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý trong quá trình điều trị nội trú ........................... 61 vii
  10. MỤC LỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Hoạt động nhóm của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ..................... 48 Bảng 2.2. Tham gia hoạt động nhóm của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú ...... 49 Bảng 2.3. Ý kiến người bệnh cho rằng bệnh ĐTĐ nguy hiểm .......................... 55 Bảng 2.4. Sự tuân thủ chế độ điều trị bệnh ĐTĐ............................................... 55 Bảng 2.5. Quan điểm của người bệnh về bệnh ĐTĐ ......................................... 58 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà Nước ta. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính Trị ngày 23-5-2005 về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Đảng ta đã nhấn mạnh: Nhà nước cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Việt Nam đến năm 2020, định hướng cho lộ trình phát triển ngành y tế Việt Nam. Quan điểm này của Đảng đã được quán triệt và cụ thể hóa trong Quyết định số 122/QĐ-TT ngày 10-01-2013 về Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030, trong đó đã chỉ rõ: Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; Hướng tới xây dựng hệ thống y tế công bằng - hiệu quả - phát triển; Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm của Nhà nước nhưng đồng thời cũng là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình, của mỗi lực lượng kinh tế - xã hội và của cả cộng đồng. Đây cũng là mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Đái tháo đường (ĐTĐ) là căn bệnh được biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hóa đường (glucose), nồng độ đường trong máu ngày càng tăng và xuất hiện đường trong nước tiểu. Theo báo cáo của Hiệp hội ĐTĐ thế giới IDF Diabetes Atlas, tại Việt Nam, năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh, và dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Bệnh ĐTĐ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm, không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn ảnh hưởng của ĐTĐ lên cuộc sống và gia đình người bệnh. Nếu người bệnh ĐTĐ không được chữa trị kịp thời thì sẽ bị những biến chứng hết sức nặng nề như: bệnh tim, gây nhồi máu cơ tim; bong võng mạc và dẫn đến mù lòa… thậm chí tử vong do biến chứng của nó. Chính những biến chứng của ĐTĐ để lại tổn hại nhiều đến bản thân người bệnh về sức 1
  12. khỏe và khả năng lao động, mà còn gánh nặng cho gia đình người bệnh, gánh nặng cho ngành y tế về chi phí y tế và nguồn nhân lực để chăm sóc và điều trị cho bệnh ĐTĐ, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc hỗ trợ người bệnh ĐTĐ không những cần có sự chăm sóc của các y bác sĩ tại bệnh viện mà còn có sự hỗ trợ của các hoạt động CTXH trong bệnh viện. Với việc ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT vào ngày 26 tháng 11 năm 2015, Bộ Y Tế đã xác định CTXH trong BV có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh và thân nhân người bệnh. Trong đó đã quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH trong BV. Nhờ đó, hệ thống CTXH trong các bệnh viện đã dần được hình thành và ngày càng phát triển, đến năm 2019, có 100% bệnh viện tuyến Trung ương; 96,14% tuyến tỉnh và 88,65% tuyến huyện đã thành lập Phòng hoặc tổ CTXH. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên CTXH chuyên trách và được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH còn rất khiêm tốn, đại đa số đều là nhân viên y tế được điều chuyển sang làm nhiệm vụ CTXH (Phạm Tiến Nam, Nguyễn Hoàng Sơn và cộng sự, 2020). Hoạt động CTXH tại các BV tuyến tỉnh và huyện ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh hoàn thành các thủ tục hành chính khi đến bệnh viện khám chữa bệnh. Hầu như chưa có bệnh viện tuyến tỉnh và huyện nào thực hiện hỗ trợ người bệnh về mặt tâm lý hay can thiệp CTXH để giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Do đó, CTXH trong bệnh viện hiện nay ở Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp nói riêng, còn nhiều bất cập và chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong công tác hỗ trợ người bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Công tác xã hội nhóm với người bệnh Đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp” nhằm tìm ra giải pháp hỗ trợ người bệnh ĐTĐ giảm bớt hậu quả những biến chứng của căn bệnh, giảm gánh nặng của gia đình người bệnh và giảm gánh nặng cho xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính nhiều người mắc phải. Trong những năm gần đây, có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu nhằm chữa trị cho người 2
  13. bệnh ĐTĐ cải thiện sức khỏe ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu về việc hỗ trợ người bệnh ĐTĐ từ góc độ CTXH thì vẫn còn hạn chế. Dưới đây là tổng quan một số nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú. 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ĐTĐ là căn bệnh được biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hóa đường (glucose), nồng độ đường trong máu ngày càng tăng và xuất hiện đường trong nước tiểu. Theo Harrison's (2015), bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ tới 60 – 70% các bệnh nội tiết nói chung và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Thống kê của Liên đoàn Y tế thế giới, năm 2015 có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) đang sống với bệnh ĐTĐ. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người lớn sẽ có bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh ĐTĐ này (chiếm 45%) không được chẩn đoán. Nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán thì thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh. Nghiên cứu ở Da Qing, Trung Quốc (1997 – 2003) trên 110.660 đối tượng từ 33 trung tâm y tế được sàng lọc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose tìm ra 577 đối tượng đạt tiêu chuẩn giảm dung nạp glucose theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới, và được chia làm 3 nhóm can thiệp gồm chế độ ăn, vận động thể lực và cả hai yếu tố trên. Nghiên cứu cho thấy can thiệp dự phòng đã giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ. Nghiên cứu phòng ngừa ĐTĐ ở Phần Lan (2003) trên 522 người trung niên thừa cân có giảm dung nạp đường, mục tiêu của nhóm can thiệp là làm giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều mỡ, tăng vận động thể lực và ăn nhiều chất xơ. Kết quả của nghiên cứu có cải thiện nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp sẽ làm ĐH ổn định tăng hiệu quả điều trị bệnh ĐTĐ. Nghiên cứu của Chương trình Phòng ngừa ĐTĐ Mỹ năm 2011 cho thấy rằng một chế độ ăn kỹ lưỡng và can thiệp tập luyện làm giảm xảy ra ĐTĐ. 3
  14. Về hoạt động CTXH trong BV trên thế giới đã có từ rất lâu đời và các công trình nghiên cứu về hoạt động CTXH trong BV cũng đã giúp cho việc thực hành nghề CTXH trong BV ngày càng phát triển. Công trình nghiên cứu đầu tiên về CTXH được nghiên cứu tại Mỹ vào năm 1905 và cho đến này thì hầu hết các BV ở Mỹ đã thành lập phòng CTXH và hoạt động rất hiệu quả trong việc giúp đỡ NB và thân nhân NB (Bùi Thị Xuân Mai, 2016). 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi. Do đó, ngày 30 tháng 12 năm 2020 Bộ Y Tế đã ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2” (theo Quyết định số 5481/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y Tế). Từ năm 2003 đến năm 2009 có nhiều công trình điều tra dịch tễ học ĐTĐ trong nước trên nhiều tỉnh thành cho nhiều kết quả khác nhau. Theo điều tra ĐTĐ toàn quốc cuối năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gần gấp đôi năm 2002 và tỷ lệ này tăng nhanh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Tạ Văn Bình, 2007). Nghiên cứu năm 2010 của Nguyễn Thị Tuyết Vân cùng cộng sự về kiến thức của người bệnh ĐTĐ tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp cũng cho thấy thành thị bị bệnh ĐTĐ nhiều hơn ở nông thôn. Nghiên cứu khác tại Khoa Nội tổng hợp - BV Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Thanh Duyên cùng cộng sự về sự hiểu biết người bệnh ĐTĐ típ 2 về điều trị bệnh ĐTĐ cho kết quả ĐTĐ là một bệnh thường gặp và chế độ điều trị đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp. Người bệnh ĐTĐ có tỉ lệ hiểu biết về các chế độ điều trị bệnh không đồng đều ở các lứa tuổi. Người bệnh ở thành thị thì sự hiểu biết các chế độ điều trị bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn người bệnh ở nông thôn. Người bệnh là nữ giới hiểu biết về các chế độ điều trị bệnh nhiều hơn người bệnh là nam giới. 4
  15. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu cùng cộng sự về đánh giá việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ tại BV Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp năm 2014 cho kết quả: Người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại bệnh viện có đặc điểm: người bệnh trẻ nhất là 31 tuổi, nữ nhiều nam và phần lớn sinh sống ở vùng nông thôn. Tỷ lệ người bệnh có hiểu biết và hiểu biết tốt về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, theo dõi & chăm sóc tăng cao giữa trước và sau khi được tư vấn hướng dẫn, đặc biệt là mức độ hiểu biết tốt. Cho thấy công tác tư vấn, hướng dẫn người bệnh đạt hiệu quả, người bệnh ĐTĐ có nhu cầu và quan tâm đến cách tự chăm sóc bản thân. Sau khi đã được tư vấn, hướng dẫn nhưng vẫn còn một số người bệnh chưa hiểu biết tốt về cách tự chăm sóc. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự (2004) trên đối tượng mắc bệnh ĐTĐ cho kết quả có sự thay đổi tích cực về kiến thức, thái độ, hành vi tự chăm sóc sau khi được giáo dục. Nghiên cứu này nếu chúng ta can thiệp trợ giúp người bệnh ĐTĐ nâng cao khả năng nhận thức về bệnh ĐTĐ vai trò của dinh dưỡng và luyện tập trong bệnh điều trị bệnh ĐTĐ hiệu quả hơn. Tác giả Nguyễn Vinh Quang (2007) nghiên cứu hiệu quả can thiệp trên cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình từ năm 2002 đến 2004 cho thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực về nhận thức và hành vi, giảm tỷ lệ tiến triển từ tiền ĐTĐ sang ĐTĐ, giảm chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) và cải thiện chỉ số ĐH. Nghiên cứu về Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trên vết loét nhiễm trùng bàn chân người bệnh ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2015 của tác giả Dư Quốc Thông cũng cho thấy rằng ý thức của người bệnh trong việc kiểm soát đường huyết chưa được tốt, chưa hiểu về việc kiểm soát đường huyết trong việc ngăn chặn các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ dẫn đến biến chứng bàn chân ở người bệnh ĐTĐ làm gánh nặng chi phí y tế, để lại khuyết tật cho người bệnh ĐTĐ. Năm 2019 hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ bệnh nhân ĐTĐ được đã được Phạm Thị Hồi nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho kết quả các hoạt động CTXH tại đây còn chưa đồng đều trong việc hỗ trợ người bệnh ĐTĐ cần phải triển khai và chú trọng hơn nữa. Tại nghiên cứu này cũng cho thấy yếu tố 5
  16. nhân viên CTXH ảnh hưởng mạnh và yếu tố đặc điểm, điều kiện của bệnh viện là yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến CTXH trong hỗ trợ bệnh nhân ĐTĐ. Một nghiên cứu năm 2019 của tác giả Ngô Ánh Minh đã nghiên cứu mô hình CTXH tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy rằng mô hình CTXH trong BV cần có nhưng ngành khoa học khác bổ sung như Y hoc. Giáo dục, Tâm lý…để CTXH trong BV ngày càng phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ NB. Qua một số công trình nghiên cứu khoa học, cho thấy rằng CTXH trong BV và người bệnh ĐTĐ luôn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nhưng phần lớn các tác giả chỉ nghiêng về nghiên cứu người bệnh hưởng lợi gì từ CTXH trong BV, Mô hình CTXH trong BV như thế nào, hành vi của NB ra sao, mà chưa quan tâm đến việc nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về bệnh ĐTĐ của người bệnh ĐTĐ thông qua sự hỗ trợ của nhân viên CTXH trong BV. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm với người bệnh Đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục đích kết hợp phương pháp điều trị y học với các can thiệp của phương pháp CTXH nhóm sẽ mang lại kết quả điều trị tích cực cho người bệnh ĐTĐ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng CTXH nhóm và các yếu tố ảnh hưởng với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của CTXH nhóm đối với người bệnh ĐTĐ trong điều kiện nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các cơ sở lý luận về CTXH, CTXH nhóm, bệnh ĐTĐ, người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh ĐTĐ. - Khảo sát thực trạng CTXH nhóm và các yếu tố ảnh hưởng với người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. 6
  17. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả CTXH nhóm với người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xã hội nhóm với người bệnh đái tháo đường đang điều trị nội trú. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về mặt thời gian, con người và tài chính nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi dưới đây: - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: + Khảo sát thực trạng CTXH nhóm với người bệnh ĐTĐ về căn bệnh ĐTĐ, các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp với bệnh ĐTĐ. + Sử dụng phương pháp CTXH nhóm để giúp người bệnh có kiến thức về chế độ dinh dưỡng và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ tại BV. - Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Khách thể của đề tài gồm: Khảo sát 101 người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. Phỏng vấn 02 bác sĩ điều trị người bệnh ĐTĐ và 02 điều dưỡng chăm sóc người bệnh ĐTĐ và 04 người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ 12/2020 đến 06/2021. - Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Nội tổng hợp - BV Đa khoa Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng CTXH nhóm đối với người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp hiện tại như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến CTXH nhóm với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp? - Mô hình CTXH nhóm với người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp mang lại hiệu quả gì? 7
  18. 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính giúp đề tài không chỉ khái quát được vấn đề nghiên cứu mà còn đi sâu phân tích những khía cạnh bên trong liên quan đến yếu tố tâm lý, tình cảm và những diễn biến hành vi của khách thể nghiên cứu (thành viên nhóm người bệnh ĐTĐ) trong quá trình áp dụng mô hình thực nghiệm CTXH với nhóm. Đồng thời phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính như đối với bản thân người bệnh ĐTĐ, những thông tin cần thu thập nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến tình trạng của bản thân; những khó khăn gặp phải trong cuộc sống; những mong muốn của cá nhân NB cũng như gia đình họ, những khó khăn của họ trong quá trình điều trị tại BV. CTXH BV được lồng ghép như thế nào trong quá trình trợ giúp người bệnh ĐTĐ và việc thực hiện các chương trình để hỗ trợ người bệnh ĐTĐ có hiệu quả chưa? 6.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng quan các tài liệu trong lĩnh vực người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại BV. Phương pháp này là nhà nghiên cứu sưu tầm, thu thập đọc các tài liệu thông tin, số liệu sẵn có từ các nguồn khác nhau như sách, tạp chí, báo cáo nghiên cứu, các luận văn, báo cáo để tìm hiểu những thông tin liên quan đến người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại bệnh viện, phương pháp CTXH nhóm, CTXH với người bệnh ĐTĐ và ứng dụng các lý thuyết. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích, giải thích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tài liệu đó nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đang quan tâm đảm bảo đề tài vừa mang tính lý luận vừa đảm bảo tính khoa học nhằm đề ra các biện pháp can thiệp hỗ trợ cho nhóm người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại BV được tốt hơn. 6.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thu thập thông tin định tính, tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn sâu có cấu trúc đối với các khách thể là người bệnh ĐTĐ và bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Dung lượng mẫu gồm có: + 4 người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại bệnh viện. 8
  19. + 2 bác sĩ đang trực tiếp điều trị người bệnh ĐTĐ. + 2 điều dưỡng đang trực tiếp chăm sóc người bệnh ĐTĐ. Yêu cầu của phương pháp này là: + Tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp từng người phỏng vấn để trao đổi thông tin. + Người được phỏng vấn sâu đồng ý trả lời trong bảng hỏi, với trạng thái tỉnh táo, vui vẻ. + Người được phỏng vấn sâu được hướng dẫn nội dung cần phỏng vấn sâu để đảm bảo tính chính xác và khách quan cho việc điều tra. + Nội dung câu hỏi được chuẩn bị trước và có thể sử dụng thêm hình thức phỏng vấn theo ngữ cảnh. Đối với người bệnh ĐTĐ tham gia sinh hoạt nhóm: Tìm hiểu những vấn đề khó khăn của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại bệnh viện, đánh giá quá trình thay đổi khi tham gia mô hình CTXH nhóm. Đối với bác sĩ đang trực tiếp điều trị người bệnh ĐTĐ: Đánh giá tác động và những khó khăn mà người bệnh ĐTĐ gặp phải về kiến thức, sự hiểu biết và chế độ điều trị về bệnh ĐTĐ của người bệnh ĐTĐ. Đối với điều dưỡng đang trực tiếp chăm sóc người bệnh ĐTĐ: Đánh giá tác động và những khó khăn mà người bệnh ĐTĐ gặp phải chế dộ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và kiến thức phòng bệnh ĐTĐ của người bệnh ĐTĐ. Đối với trưởng nhóm người bệnh ĐTĐ: Tìm hiểu hoạt động nhóm, đánh giá tác động khi sinh hoạt nhóm, những thay đổi hoạt động của nhóm trong thời gian tới. Theo dõi các hành vi mới được cải thiện phù hợp với chế độ bệnh lý ĐTĐ của các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, để thu thập thông tin, đề tài còn kết hợp với phương pháp quan sát và phương pháp chuyên gia: 6.1.3. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xuyên suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi chú trọng quan sát cách ứng 9
  20. xử, những hành động của người bệnh và những thay đổi hàng ngày của NB để có cái nhìn khách quan, sinh động về vấn đề nghiên cứu. 6.1.4. Phương pháp chuyên gia Nhằm thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến của các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Chuyên gia là những bác sĩ, điều dưỡng, những người điều trị và chăm sóc người bệnh ĐTĐ. Hỏi ý kiến về cách áp dụng chế độ điều trị, cách phòng tránh bệnh, phòng tránh các biến chứng, chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể lực phù hợp cho người bệnh ĐTĐ. 6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu nhập các số liệu liên quan đến những vấn đề khó khăn của người bệnh ĐTĐ điều trị nội trú tại BV. Công cụ thu thập thông tin được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định lượng là bảng hỏi. Bảng hỏi bao gồm hai phần: + Thông tin đặc điểm cá nhân + Những vấn đề khó khăn của người bệnh ĐTĐ Yêu cầu khi tiến hành điều tra là: + Người bệnh ĐTĐ phải trả lời độc lập theo nhận định cá nhân của mình dựa trên những phương án trả lời sẵn có được thiết kế trong bảng hỏi. + Phát phiếu tại Khoa Nội – BV Đa khoa Sa Đéc thông qua các hoạt động sinh hoạt hội đồng người bệnh trong bệnh, hướng dẫn người bệnh ĐTĐ cách trả lời và thu hồi lại trực tiếp sau khi phiếu đã có đầy đủ thông tin. Cách thức chọn mẫu: Nghiên cứu sẽ tiến hành chọn mẫu thuận tiện. Đồng thời, tùy thuộc vào tình hình lưu lượng người bệnh ĐTĐ thực tế đang điều trị nội trú tại BV và khả năng tiếp cận người bệnh ĐTĐ của tác giả nên chọn mẫu thuận tiện là phù hợp. Dung lượng mẫu: 101 người bệnh ĐTĐ đang điều trị nội trú tại BV 6.3. Phương pháp công tác xã hội nhóm Đối với trưởng nhóm người bệnh ĐTĐ: Tìm hiểu hoạt động nhóm, đánh giá tác động khi sinh hoạt nhóm, những thay đổi hoạt động của nhóm trong thời gian 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2