Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 15
download
Nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo và thực nghiệm ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân vào trợ giúp một tình huống NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nói riêng, đồng thời góp phần phá triển nghề CTXH với NCT ở Việt Nam nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGỌC MAI CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƢỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI THỊ MAI ĐÔNG HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện cùng sự hướng dẫn của TS. Bùi Thị Mai Đông. Nội dung số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn trung thực, khách quan và phù hợp với phạm vi nghiên cứu và chưa từng được công bố trong các tài liệu nghiên cứu trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Mai
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƢỜI CAO TỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO...................... 11 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 11 1.2. Lý luận về Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ........... 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ...................................................................................................... 27 Chƣơng 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƢỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH ............................ 32 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu....................................... 32 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn ........................................................ 42 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ...................................................................................................... 55 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀO TRỢ GIÚP NGƢỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ .................................... 62 3.1. Thực nghiệm ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ............................................................................. 62 3.2. Một số đề xuất .............................................................................................. 72 3.3. Một số khuyến nghị...................................................................................... 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 79
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung cụ thể BHYT Bảo hiểm y tế CTXH Công tác xã hội CTXHCN Công tác xã hội cá nhân NCT Người cao tuổi LĐ-TBXH Lao động - Thương binh xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Đặc điểm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ........................... 34 Bảng 2.2: Khó khăn của người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo ...................... 39 Bảng 2.4: Nội dung truyền thông nâng cao nhận thức .................................... 43 Bảng 2.5: Hình thức truyền thông nâng cao nhận thức ................................... 45 Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đối với hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức .................................................................. 46 Bảng 2.7: Các chính sách người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo được tiếp cận 48 Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo đối với . 49 các chính sách được hỗ trợ tiếp cận ............................................................... 49 Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đối với hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ............................................................................. 52 Bảng 2.10: Đánh giá của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo về mức độ giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức ..................................................................................... 53 Bảng 2.11: Mức độ hài lòng của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo ........................ 54 về thái độ trợ giúp pháp lý ............................................................................ 54 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phả hệ .............................................................................. 66 Sơ đồ 3.2. Cây vấn đề ................................................................................. 67 Bảng 3.4: Bảng phân tích điểm mạnh - điểm yếu ........................................ 69 Bảng 3.5: Kế hoạch can thiệp cho thân chủ ................................................. 70
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Già hóa dân số đang là một trong những quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Già hóa dân số là một thành quả của khoa học y tế, của phát triển, phúc lợi xã hội nhưng già hóa cũng sẽ tác động đến phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và hệ thống phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi. Người cao tuổi là lớp người có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại, là lớp người nhiều tri thức, kinh nghiệm để truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Cho đến khi đã về già, nhiều người cao tuổi vẫn tham gia lao động với những hình thức và mức độ khác nhau, họ cũng cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ… Vì vậy, người cao tuổi cần được con cháu trong gia đình cũng như xã hội quan tâm chăm sóc về vật chất và tinh thần. Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có nhân viên công tác xã hội. Tuy nhiên, Công tác xã hội ở Việt Nam còn trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, đặc biệt công tác xã hội với người cao tuổi còn rất manh nha, vì vậy còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Nhiều địa phương chưa có nhân viên công tác xã hội, hoặc có nhưng cũng chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy nên các hoạt động công tác xã hội còn chưa rõ nét và thiếu chuyên nghiệp. Lương Sơn là một huyện cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình, với tổng dân số 96.423 người, trong đó người cao tuổi là 11.219 người ( nữ 7.583 người, nam 3.636 người) chiếm 11,6% dân số toàn huyện. Cũng như người cao tuổi khác trên cả nước, người cao tuổi huyện Lương Sơn cũng cần được hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc từ gia đình và cộng đồng. Trong số người cao tuổi sống trên địa bàn huyện, người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo là đối tượng đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần tới sự trợ giúp của cộng đồng. Họ là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội vì họ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiềm ẩn như: nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bị phân biệt đối xử... Là học viên cao học ngành Công tác xã hội, tác giả rất quan tâm đến nhóm đối tượng đặc biệt khó khăn này. Với mong muốn mang những kiến thức và kỹ năng học được trong 1
- những năm đại học và cao học áp dụng vào thực tiễn chăm sóc người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, tác giả đã chọn đề tài “ Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” để làm luận văn thạc sĩ của mình. Đó sẽ là tiến trình giúp đỡ của một nhân viên công tác xã hội giúp đỡ thân chủ thay đổi suy nghĩ, hành động của mình mà qua đó bản thân tác giả sẽ được tiếp cận thêm nhiều kiến thức thực tế trong quá trình làm việc với thân chủ, sẽ có được nhận thức rõ ràng hơn về nghề Công tác xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, người cao tuổi và các vấn đề của người cao tuổi đều nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả đã chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết, tạp chí, đề tài tiêu biểu có nội dung liên quan: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) dẫn ra một số nghiên cứu về sự lão hóa có liên quan đến chất lượng sống của tuổi già: đó là sự tách rời, sự tiếp tục hoạt động và sự liên tục. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các kiểu hình về chất lượng sống tuổi già của một số tác giả, ông đã kết luận về việc nâng cao chất lượng cuộc sống chính là tăng sức khỏe, niềm vui của tuổi già [24, pg.43]. Năm 1998, các nhà tâm lý học M. Pinquart, H. Newman đã chứng minh tuy người cao tuổi có sức khỏe kém hơn những người trẻ tuổi nhưng trạng thái hạnh phúc không giảm đi ở tuổi già, có nghĩa là trạng thái hạnh phúc ở người cao tuổi không hề thấp hơn trạng thái hạnh phúc ở người trẻ tuổi hơn [25]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên quy mô toàn cầu, số người già sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ người cao tuổi theo dự báo sẽ tăng từ 8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ lệ 2
- trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số tuổi 80+ sống ở những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050 [26]. Theo Báo cáo “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế (HelpAge International), London năm 2012 đã phân tích thực trạng của người cao tuổi và rà soát tiến độ thực hiện các chính sách và hành động của chính phủ và các cơ quan liên quan kể từ khi Hội nghị Thế giới lần thứ hai về Người cao tuổi về thực hiện Kế hoạch Hành động quốc tế Madrid về Người cao tuổi nhằm đáp ứng với những cơ hội và thách thức của một thế giới đang già hóa. Báo cáo đưa ra nhiều ví dụ minh họa sinh động về các chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công với vấn đề già hóa và các mối quan tâm của người cao tuổi. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả NCT và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những phúc lợi xã hội đó. Theo báo cáo, năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến 2012, số NCT tăng gần 810 triệu người. Dự tính con số này là 1 tỷ người trong vòng 10 năm nữa và đến 2050 sẽ tăng gấp đôi là 2 tỷ người. Trong khi đó, có sự khác nhau giữa các vùng, các dân tộc, các giới tính …[27]. Golandaj và cộng sự (2013) sử dụng số liệu Điều tra Phát triển Con người Ấn Độ năm 2004-2005 đã cho thấy 17% dân số già chỉ sống với vợ hoặc chồng, 2% sống một mình, 85% sống cùng với các con. Họ cũng cho thấy, với NCT, gia đình có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và hỗ trợ NCT và rằng nhà dưỡng lão không hẳn là sự thay thế lý tưởng cho gia đình trong việc hỗ trợ NCT về mặt xã hội, kinh tế và tình cảm. Tương tự, nghiên cứu của Lu (2012) với 289 người cao tuổi ở Đài Loan cũng cho thấy thái độ tích cực về sự già hóa của người già và nhận thức, quan niệm xã hội về NCT có tính quyết định tới dự định của NCT trong công việc, cuộc sống. Tác giả cho thấy cần có chính sách duy trì hình ảnh tích cực về già hóa dân số, về NCT... Sự tự tin và tương tác với người trẻ trong cộng đồng sẽ giúp người già tiếp tục làm việc cũng như hòa đồng với xã hội [28]. 3
- 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu “ Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” năm 2001 do Help Age International phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Viện Xã hội học và Trung tâm nghiên cứu Hỗ trợ người cao tuổi thực hiện. Nghiên cứu đã tiến hành thực hiện tại 1 thôn của 5 tỉnh/thành phố ( thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Phú Yên). Nghiên cứu tập trung nội dung: Định nghĩa về tuổi già và thái độ của xã hội đối với người cao tuổi; các phương kê mưu sinh và đóng góp của người cao tuổi; khó khăn và mối quan tâm chủ yếu của người cao tuổi, hệ thống hỗ trợ người cao tuổi’ [14]. Trong đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009) đã đưa ra một số vấn đề về người cao tuổi như: điều kiện sống ngày một tăng góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khỏe của người cao tuổi; công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được quan tâm; công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng còn ít, tại nhiều địa bàn khảo sát tình trạng người cao tuổi hoạt động đơn lẻ, tự phát phổ biến; điều kiện sống của người cao tuổi đang dần được cải thiện cùng với cuộc sống của toàn xã hội [13] Báo cáo thực tập “ Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Ba Vì - Hà Nội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội” năm 2013 của Lê Thảo Vy đã nhấn mạnh và nâng cao vai trò, những kiến thức và kỹ năng của nhân viên công tác xã hội [20] Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam” của tác giả Phạm Vũ Hoàng năm 2013, nghiên cứu chung ở tầm vĩ mô trên cả nước về chăm sóc người cao tuổi, tác giả đã lựa chọn Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thiên Đức tại huyện Từ Liêm, Hà Nội để đánh giá chất lượng chăm sóc người cao tuổi. Đề tài đánh giá về thực trạng chăm sóc, chất lượng chăm sóc người cao tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người cao tuổi, nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong chất lượng chăm 4
- sóc người cao tuổi. Trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam [10]. Công trình nghiên cứu “ Một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của Lê Ngọc Lân - Viện nghiên cứu Gia đình và giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đề tài đã đề cập tới một số nội dung như: khái niệm, các tiếp cận nghiên cứu về người cao tuổi, kinh nghiệm nghiên cứu người cao tuổi ở các nước và quan điểm của Đảng về người cao tuổi, một số vấn đề trong chăm sóc người cao tuổi trong các gia đình, cộng đồng và xã hội. Trên cơ sở đó, đề tài cũng là cơ sở thực tiễn để điều chỉnh chính sách nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của người cao tuổi và chăm sóc người cao tuổi tốt hơn trong giai đoạn 2011 - 2015 [12]. Đề tài khoa học “ Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi (nghiên cứu tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng và xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” năm 2016 của TS Bùi Thị Mai Đông - Học viện Phụ nữ Việt Nam: Nghiên cứu đã chỉ ra NCT có rất nhiều nhu cầu, trong đó nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội là nhu cầu cao. Tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu đó thì ở khu vực đô thị sẽ khác với khu vực nông thôn. Tác giả đã so sánh nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội thì nhu cầu là như nhau. Tuy nhiên nhu cầu của NCT ở thành thị khác với nhu cầu của NCT ở nông thôn, NCT ở thành thị rất thích tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, đi du lịch; còn NCT ở nông thôn thì có nhu cầu về lễ hội, chùa chiền, chăm sóc gia đình nhiều hơn [4] Đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền năm 2017 đã nêu được đặc điểm thực trạng người cao tuổi, những vấn đề và nhu cầu người cao tuổi đang gặp phải, cần tới sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể, nhân viên công tác xã hội. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của hoạt động công tác xã hội cá nhân trong cộng đồng với thực trạng hiện nay. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất phương pháp hỗ trợ cho người cao tuổi bị khủng hoảng tâm lý nói riêng và người cao tuổi nói chung có thể trở về trạng thái cân bằng và hòa nhập lại với cuộc sống hàng ngày [7]. 5
- Đề tài “ Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” của tác già Đặng Thị Phương Liên năm 2018 đã đánh giá được thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo, nhằm giúp cho người cao tuổi nói chung và người cao tuổi thuộc hộ nghèo nói riêng đảm bảo sức khỏe tốt, phát huy vai trò, năng lực của họ đối với cộng đồng [13]. Qua những nghiên cứu kể trên, tác giả nhận thấy đã có rất nhiều tác giả và công trình nghiên cứu về NCT như: thực trạng đời sống, những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, những vấn đề về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cũng như các mô hình chăm sóc dành cho NCT. Tuy nhiên có rất ít công trình chuyên sâu nghiên cứu về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi tại cộng đồng. Do vậy, đề tài nghiên cứu Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là một đề tài mới mẻ, có giá trị tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, hoàn thiện phát triển nghề công tác xã hội nói chung và công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo và thực nghiệm ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân vào trợ giúp một tình huống NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nói riêng, đồng thời góp phần phát triển nghề CTXH với NCT ở Việt Nam nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng các khái niệm công cụ và cơ sở lý luận về CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. 6
- - Mô tả thực trạng CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. - Thực nghiệm ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân vào trợ giúp NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về khách thể nghiên cứu: 20 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo. Ngoài ra khách thể nghiên cứu mở rộng là: cán bộ lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa bàn khảo sát. - Về đối tượng nghiên cứu: CTXH cá nhân là phạm trù tương đối rộng có nhiều khía cạnh để nghiên cứu. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả đi sâu nghiên cứu các hoạt động CTXH nói chung đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo và thử nghiệm áp dụng tiến trình CTXH cá nhân vào trợ giúp một trường hợp cụ thể. - Về địa bàn nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được khảo sát tại 15 xã có người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn được tiến hành từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. Các số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018 -2019. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - LeNin, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về thế giới khách quan. Mỗi khi nghiên cứu ta thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh được những quy luật cơ bản thể hiện sự luận giải và nguyên tắc chung cho khoa học. Khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt đối tượng, cụ thể ở đây là NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trong hoàn 7
- cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động công tác xã hội cá nhân triển khai. Từ những đánh giá thực trạng về đời sống, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi trên địa bàn rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân nói riêng và công tác xã hội nói chung trên địa bàn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này rất quan trọng trong nghiên cứu CTXH. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm để thu thập thông tin từ những nguồn như: tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo luận văn, luận án tiến sĩ nghiên cứu về NCT và nghiên cứu các tài liệu có liên quan và cách hỗ trợ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo như: danh sách hộ nghèo, hộ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo của huyện Lương Sơn, các báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện, báo cáo của Hội người cao tuổi huyện… Ngoài ra phương pháp này cũng nhằm thu thập tất cả những thông tin về chính sách ban hành về NCT nói chung và NCT cô đơn thuộc hộ nghèo nói riêng để tổng quan các nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Phỏng vấn bằng bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm, nó là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở logic bảo đảm theo nội dung của vấn đề nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài, mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả thiết kế bảng hỏi gồm 18 câu hỏi dùng để hỏi 20 NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn để tìm hiểu những thông tin cơ bản về khách thể nghiên cứu, về đời sống vật chất và tinh thần, những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng và các hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo tại huyện Lương Sơn. 8
- 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là phương pháp được sử dụng để có được những thông tin cần thiết từ thân chủ. Thông qua cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên CTXH với thân chủ, người làm CTXH và những NCT cô đơn thuộc hộ nghèo đang sống tại cộng đồng. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đối tượng cần can thiệp. Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên CTXH sử dụng những kỹ năng chuyên sâu như: kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng khuyến khích với thân chủ và đối tượng cần phỏng vấn để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong những lời nói và câu chuyện của đối tượng. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 NCT cô đơn thuộc hộ nghèo; 05 cán bộ lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa bàn khảo sát (01 PCT UBND xã; 01 cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện, 01 cán bộ y tế xã, 01 cán bộ mặt trận tổ quốc xã, 01 chủ tịch hội NCT) để tìm hiểu sâu về những khó khăn, nhu cầu của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo, tìm hiểu thực trạng các hoạt động công tác xã hội CTXH cá nhân đối với NCT cô đơn thuộc hộ nghèo... để rút ra những kết luận cần thiết. 5.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Tác giả vận dụng tiến trình CTXH cá nhân vào thực tiễn để trợ giúp một tình huống NCT cô đơn thuộc hộ nghèo cụ thể trên địa bàn để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng tiến trình vào hoạt động trợ giúp, từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị Tiến trình CTXH cá nhân gồm 6 bước sau: Bước 1: Tiếp cận thân chủ Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Đánh giá và xác định vấn đề Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp Bước 5: Triển khai kế hoạch can thiệp Bước 6: Lượng giá và kết thúc/chuyển giao 9
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn “Công tác xã cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ một số khái niệm, đặc điểm, khó khăn, nhu cầu của NCT cô đơn thuộc hộ nghèo và các lý thuyết ứng dụng như: khái niệm người cao tuổi, NCT cô đơn, NCT cô đơn thuộc hộ nghèo, các tiêu chí đo lường nghèo đói, các hoạt động trợ giúp NCT nghèo cô đơn trong cộng đồng. Đề tài cũng khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng tiến trình CTXH cá nhân trong việc giúp đỡ NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trong điều kiện hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực trạng sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho NCT cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn. Là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách khi hoạch định chính sách ở địa phương để xây dựng kế hoạch phát triển ở địa phương. Là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên các trường đang nghiên cứu về CTXH. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, các phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương sau đây: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo Chƣơng 2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Chƣơng 3: Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo và một số đề xuất, khuyến nghị. 10
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƢỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN THUỘC HỘ NGHÈO 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT; Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ “người già”, “người cao niên” để chỉ những người có tuổi, hiện nay thuật ngữ “người cao tuổi” được sử dụng nhiều hơn. Theo quan điểm y học: NCT là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Theo WHO, NCT phải từ 70 tuổi trở lên. Quy định độ tuổi của NCT ở mỗi nước có sự khác nhau do các biểu hiện về già của người dân ở các nước khác nhau ở các độ tuổi; Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao, do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Hầu hết các nước phát triển như: Đức, Hoa K , Nhật bản… quy định NCT là những người từ 65 tuổi trở lên. Quỹ dân số Liên hợp quốc cũng định nghĩa “Người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên”. Ở Việt Nam, tại Điều 2, Luật Người cao tuổi, Luật số 39/2009/QH12 đã được Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2009 qui định: “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [17] Người cao tuổi là những người đang trong quá trình lão hóa nên diện mạo thay đổi (tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn…), chức năng của các cơ quan như: nội tạng, cảm giác suy giảm, hoạt động kém hiệu quả, khả năng tình dục giảm. Bên cạnh sự thay đổi về mặt sinh lý, tâm lý của NCT cũng có sự thay đổi khi bước sang giai đoạn tuổi già. Họ thường có tâm lý hướng về quá khứ, thích ôn lại quá khứ; tâm trạng chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” do khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi; NCT cảm thấy cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn khi con cháu thường 11
- bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho NCT cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình. 1.1.2. Khái niệm người cao tuổi cô đơn Tại khoản 2, Điều 6, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của Thủ tướng chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội qui định: “Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân” [18] Người cao tuôi cô đơn mang những đặc điểm chung của NCT đồng thời họ còn mang những đặc điểm riêng do hoàn cảnh cô đơn mang lại, chủ yếu là đặc điểm về tâm lý. Họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và hay buồn chán, ít khi chia sẻ tâm sự với những người xung quanh. 1.1.3. Khái niệm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo Tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định: “Hộ nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn” [2], cụ thể: Ở khu vực nông thôn, hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Ở khu vực thành thị, hộ nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; 12
- - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Từ khái niệm NCT cô đơn và khái niệm hộ nghèo nói trên, người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo trong luận văn này được hiểu “là những người cao tuổi cô đơn, sống độc thân, được Ủy ban nhân dân xã cấp giấy xác nhận hộ nghèo” Ngoài những đặc điểm chung của NCT, những đặc điểm của NCT cô đơn, người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo còn có những đặc điểm tâm lý của người nghèo. Mặc dù cảm giác cô đơn luôn thường trực nhưng thực tại cuộc sống vẫn bắt buộc họ phải tìm kế sinh nhai hàng ngày nên ý thức tự lực cao, tinh thần chịu đựng lớn. Trước những khó khăn, họ ít kêu ca, phàn nàn. Họ rất nặng tình cảm hàm ơn người khác nếu được ai giúp đỡ dù là việc nhỏ. Do tuổi già sức yếu lại mất nguồn nuôi dưỡng, họ cảm nhận sâu sắc khó khăn của mình hơn so với lúc còn trẻ nên có tâm trạng lo lắng thường xuyên về ngày mai. Nhìn chung các cụ đều có ý thức chủ động lo liệu cho lúc ốm đau và lúc từ giã cõi đời của mình tuy khả năng lo liệu là rất nhỏ… 1.1.4. Khái niệm Công tác xã hội Thuật ngữ CTXH được dùng khá rộng rãi để chỉ các hoạt động (cá nhân, nhóm, tổ chức, đoàn thể) từ những hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân thiếu hụt chức năng xã hội. Mặc dù vậy, nếu xét dưới góc độ khoa học thì cách áp dụng đó hoàn toàn chưa phù hợp và đúng ý nghĩa khi nhiều nhà khoa học khẳng định rằng CTXH là một ngành khao học, một nghề chuyên môn. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, tùy thuộc vào thời gian và không gian văn hóa, mỗi quốc gia sẽ có những cách khác nhau để định nghĩa, cụ thể như sau: Theo từ điển Bách khoa ngành CTXH định nghĩa: “CTXH đó là một ngành khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng tâm lý xã hội của mình một cách có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người”. Nó còn là “Một nghệ thuật, một khoa học, một nghề nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề từ cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng” [19]. 13
- Theo Hiệp hội quốc gia Nhân viên CTXH Mỹ (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống [9]. Định nghĩa của Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW) cho rằng CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. [8] Cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nhân viên Công tác xã hội quốc tế và đại hội đồng các trường đào tạo Công tác xã hội quốc tế tháng 7/2014 đã thống nhất định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là một nghề, dựa trên những vấn đề thực tiễn và kiến thức khoa học nhằm thúc đẩy sự thay đổi và gắn kết xã hội. Công tác xã hội hướng tới sự trao quyền và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của con người, nền tảng triết liết của công tác xã hội là công bằng xã hội, nhân quyền, tính trách nhiệm và việc tôn trọng sự đa dạng của con người, đặt nền tảng bởi các lý thuyết về công tác xã hội và các ngành khoa học xã hội khác cũng như những nền văn hóa riêng của từng khu vực công tác xã hội sẽ thúc đẩy con người tham gia vào quá trình giải quyết những vấn đề, thách thức trong cuộc sống và nâng cao an sinh xã hội cho con người. Theo Đề án 32 phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [2]. Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh: “CTXH là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. 14
- Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” [15]. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đã định nghĩa: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cánhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. [11]. 1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân Có nhiều cách định nghĩa về Công tác xã hội cá nhân như sau: Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998): “CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình”.[15] Theo tác giả Lê Chí An ( 2006): “CTXH cá nhân là một phương pháp giúp đỡ con người giải quyết các vấn đề khó khăn. Nó mang tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có những vấn đề riêng cũng như vấn đề bên ngoài và vấn đề môi trường. Đó là một phương pháp giúp đỡ thông qua mối quan hệ để khai thác tài nguyên cá nhân và những tài nguyên khác nhằm giải quyết vấn đề. Lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia và đánh giá là những công cụ chủ yếu của CTXH cá nhân. Nhờ tính năng động trong CTXH cá nhân mà cá nhân thân chủ thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi của mình”. [1] Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Nhập môn công tác xã hội thì công tác xã hội cá nhân được định nghĩa là “hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ một – một” [11]. 1.1.6. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 441 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 253 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 326 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 207 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 137 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 203 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 200 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 151 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 104 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
0 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 149 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 120 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 127 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn