Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
lượt xem 11
download
Luận văn "Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xã hội, nạn nhân bị bạo lực gia đình, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ ĐÌNH MINH PHỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 87 60 101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG - năm 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ ĐÌNH MINH PHỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 87 60 101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS-GVC. ĐỒNG VĂN TOÀN BÌNH DƢƠNG - năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Đồng Văn Toàn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Luận văn thạc sĩ về “Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Bình Dương, tháng 9 năm 2019 Tác giả Luận văn Lê Đình Minh Phụng ii
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đồng Văn Toàn ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô giảng dạy chƣơng trình cao học Công tác xã hội tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích về ngành Công tác xã hội, đặc biệt là vị trí, ý nghĩa và vai trò quan trọng của nó trong xã hội phát triển hiện đại. Tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên, ngƣời dân trên địa bàn chọn mẫu khảo sát đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý chân tình của Quý thầy cô, nhà nghiên cứu và đọc giả để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 9 năm 2019 Tác giả Luận văn Lê Đình Minh Phụng iii
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi ngƣời và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức đƣợc giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại đƣợc những giây phút thƣ giãn trong sự ấm áp, thân thƣơng của gia đình. Dù chúng ta có đi đâu, làm công việc gì thì cũng hƣớng về nơi có gia đình mình đang ở đó. Với ý nghĩa nhƣ vậy, nhƣng không phải ai cũng ý thức đƣợc giá trị của gia đình, có những ngƣời đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi ngƣợc lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng đánh vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và ngƣời già. Những hành vi ấy làm băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình. Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn đối với xã hội. Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thƣơng mại, nông nghiệp; năm 2011, tỷ lệ công nghiệp 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp 0,36%. Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng; vận dụng kiến thức và kỹ năng của CTXH, các phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội, cụ thể các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp phỏng vấn sâu; phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình; phƣơng pháp thống kê trong toán học. Đặc biệt, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp CTXH nhóm để nghiên cứu rõ hơn về bạo lực gia đình để tìm hiểu về công tác xã hội với bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dƣơng. Tác giả đã lựa chọn iv
- và phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan đƣợc khái quát, tổng hợp ở phần tổng quan nghiên cứu cả nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn và vận dụng các lý thuyết nhƣ thuyết nhu cầu, thuyết thuyết hệ thống, thuyết nữ quyền; thuyết gia đình trong quá trình nghiên cứu thực tiễn. Áp dụng cả phƣơng pháp định lƣợng và định tính để tiếp cận và thu thập thông tin một cách tốt nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời dân ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng có xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa thỉnh thoảng. Khi khảo sát hầu hết ngƣời dân đã phân biệt và đánh giá đƣợc những hành vi bạo lực gia đình; đồng thời đánh giá đƣợc mức độ bạo lực gia đình ở địa phƣơng, cũng nhƣ đánh giá đƣợc nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích ngƣời nghiên cứu đã thu nhận đƣợc hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình tại địa phƣơng. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng giúp ngƣời dân nâng cao nhận thức về ảnh hƣởng của bạo lực gia đình đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái. Qua nghiên cứu cho thấy, ngƣời dân rất cần đƣợc hỗ trợ, can thiệp về bạo lực gia đình của chính quyền địa phƣơng, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng là thông tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy đƣợc ý nghĩa và vai trò của nhân viên công tác xã hội với các vấn đề của xã hội nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia đình nói riêng. Tiến hành phỏng vấn sâu với những câu hỏi đã đƣợc ngƣời nghiên cứu chuẩn bị từ trƣớc. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã v
- chủ động trong cuộc sống và đƣơng đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống. Qua kết quả phỏng vấn sâu và can thiệp với phƣơng pháp làm việc nhóm tác giả cho rằng để giảm thiểu các vấn đề của xã hội và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực gia đình thì cần thiết xây dựng mô hình câu lạc bộ để các thành viên nâng cao nhận thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề của cuộc sống xã hội và các nan đề của thân chủ đang đối diện. Tóm lại: Luận văn đã hệ thống và làm phong phú thêm khung lý luận về công tác xã hội với bạo lực gia đình; cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thông tin này là cơ sở để các nhà quản lý, chính quyền địa phƣơng, nhân viên công tác xã hội hoạch định hoàn thiện các biện pháp, cải tiến hệ thống tiếp cận luật và thể chế nhằm đem lại bình an, hạnh phúc, trật tự cho ngƣời dân trên địa bàn. vi
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………...………………..... ii LỜI CẢM ƠN…………………………………………….…………..... iii TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………...... iv MỤC LỤC……………………………………………………………... vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………….. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………….. xii DANH MỤC BIỂU BẢNG…………………………………………..... xiii MỞ ĐẦU……………………………………………….……………… 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu…………………………………. 3 4. Giả thiết nghiên cứu……………..…………………………….......... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….. 4 6. Câu hỏi nghiên cứu………………………………….…………………….. 4 7. Phạm vi nghiên cứu……………………..........……………………... 5 8. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….. 5 9. Ý nghĩa nghiên cứu………………………………………………………… 6 10. Cấu trúc của luận văn………………………..…………………………… 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN 7 NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH ………………………………………... vii
- 1.1. Một số lý thuyết công tác xã hội ứng dụng trong nghiên cứu......... 7 1.2. Phƣơng pháp công tác xã hội nhóm………………………………. 25 1.3. Một số lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia 27 đình……………………………………………………………………... 1.4. Các dạng bạo lực gia đình………………………………………… 31 1.5. Hậu quả của bạo lực gia đình…………………………………….. 31 Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG……………………..…... 34 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu………………….... 34 2.2. Thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………………………....... 37 2.2.1. Nhận thức của ngƣời dân về các hành vi bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……………………………………........ 37 2.2.2. Mức độ biểu hiện bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………..…………………………. 39 2.2.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………………………………….…………………………….. 40 2.2.4. Các hình thức bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……………………………………………………..……………………. 42 2.2.5. Đối tƣợng can thiệp khi có hiện tƣợng xảy ra bạo lực gia đình ở 43 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………………………………. viii
- 2.2.6. Các hình thức ngăn chặn bạo lực gia đình của chính quyền địa phƣơng ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……………………………. 45 2.2.7. Các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………………………………. 46 2.2.8. Những ảnh hƣởng của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh 47 Bình Dƣơng……………………………………………………………………. 2.2.9. Lực lƣợng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………………….…………………… 49 2.2.10. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình……………………………………..... 50 Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………….. 52 Chƣơng 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG……………………................ 53 3.1. Cơ sở lý luận đề xuất biện pháp can thiệp bạo lực gia đình............. 53 3.2. Một số biện pháp can thiệp bạo lực gia đình của công tác xã hội tại thị xã thuận An, tỉnh Bình Dƣơng………………………………............ 54 3.3. Kết quả ban đầu của biện pháp từ gốc độ công tác xã hội……………………………………………………..………………... 64 Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………...... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………….………………... 76 ix
- PHỤ LỤC……………………………………………….……………… 79 x
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CBNV Cán bộ nhân viên 2 CTXH Công tác xã hội 3 BLGĐ Bạo lực gia đình 4 NN Nạn nhân 5 HPN Hội phụ nữ 6 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 7 LĐTBXH Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 8 BTNNBBL Bảo trợ nạn nhân bị bạo lực 9 TXTA Thị xã Thuận An 10 BTXH Bảo trợ xã hội 11 QLTH Quản lý trƣờng hợp 12 CQĐP Chính quyền địa phƣơng 13 TGPL Trợ giúp pháp lý 14 CTTT Công tác tuyên truyền 15 NKT Ngƣời khuyết tật 16 DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội 17 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 18 GDP Tổng sản phẩm nội địa 19 NAV Tổ chức Nordic Assistance to Vietnam xi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………………………………..…………. 41 Biểu đồ 2.2. Các hình thức tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng…………………….…… 46 xii
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Biểu hiện về các hành vi bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……………………………………………………….… 37 Bảng 2.2. Mức độ biểu hiện bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng...……………………………………………………………. 39 Bảng 2.3. Các hình thức bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……………………………………………………………………. 42 Bảng 2.4. Đối tƣợng can thiệp khi có hiện tƣợng xảy ra bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ....................................................... 44 Bảng 2.5. Các hình thức ngăn chặn bạo lực gia đình của chính quyền địa phƣơng ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng……….………………….. 45 Bảng 2.6. Những ảnh hƣởng của bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ........................................................................................ 47 Bảng 2.7. Lực lƣợng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng ..................................................................... 49 Bảng 2.8. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình ......................................................... 51 xiii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi ngƣời và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức đƣợc giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại đƣợc những giây phút thƣ giãn trong sự ấm áp, thân thƣơng của gia đình. Dù chúng ta có đi đâu, làm công việc gì thì cũng hƣớng về nơi có gia đình mình đang ở đó. Với ý nghĩa nhƣ vậy, nhƣng không phải ai cũng ý thức đƣợc giá trị của gia đình, có những ngƣời đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi ngƣợc lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng đánh vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và ngƣời già. Những hành vi ấy làm băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình. Bạo lực gia đình đang là một vấn nạn đối với xã hội. Ngày 14/5/2014, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo với nhan đề “Tiếng nói và Năng lực” cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo lực gia đình và phần lớn trong số họ hầu nhƣ không có khả năng bảo vệ chính bản thân mình. Báo cáo cũng cho biết tình hình bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng là nạn nhân bạo lực gia đình. Tình trạng bị bạo hành cùng với những thua thiệt mang tính hệ thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản trở sự tiến bộ và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo. [35] Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam đƣợc chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2010, cứ 03 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một 1
- ngƣời (chiếm 34%) họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng là thể xác, tình dục và tinh thần thì có 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị ngƣời khác lạm dụng. Tại một số vùng cứ 10 ngƣời phụ nữ thì có 4 ngƣời nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. [35] Thị xã Thuận An có diện tích tự nhiên 8.426 ha, nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dƣơng; phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;[5] Trong những năm qua, thị xã Thuận An luôn là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dƣơng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ- thƣơng mại, nông nghiệp; năm 2011, tỷ lệ công nghiệp 73,35%, dịch vụ 26,29% và nông lâm nghiệp 0,36%. Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc; trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp. [5] Các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực theo định hƣớng, hài hòa với phát triển kinh tế. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, tết Nguyên đán và các sự 2
- kiện của địa phƣơng. Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tƣợng chính sách, xã hội đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục, y tế đƣợc thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất trƣờng lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. [5] Vì là một thị xã có nền công nghiệp phát triển nên số lƣợng dân nhập cƣ từ các tỉnh, thành khác trong cả nƣớc đến đây sinh sống và làm việc rất lớn. Cho nên các khu nhà trọ cũng mọc lên nhanh chóng. Cho nên tình hình bạo lực gia đình cũng diễn ra hết sức phức tạp. Vì lẽ đó tôi chọn đề tài “Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng”. Với hy vọng qua nghiên cứu sẽ đem những ánh sáng của lý thuyết công tác xã hội và kỹ năng thực hành của nó vào những công việc cụ thể của địa phƣơng và cũng từ những kinh nghiệm thực tế nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp những kinh nghiệm của thị xã Thuận An vào trong lý thuyết và kỹ năng công tác xã hội của cả nƣớc. [5] 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xã hội, nạn nhân bị bạo lực gia đình, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình, trên cơ sở đó đƣa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3
- Công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng bạo lực gia đình và vai trò của công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng 4. Giả thuyết nghiên cứu Trong xã hội hiện đại bạo lực gia đình ngày càng gia tăng về mức độ, biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nếu làm tốt công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình nhƣ đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hậu quả để có biện pháp can thiệp kịp thời trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng thì sẽ có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn đem lại quyền bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn bao gồm: - Khái quát hóa một số lý luận về CTXH và các khái niệm công cụ có liên quan đến bạo lực gia đình. - Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội trong giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình. - Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng đang ở mức độ nào? - Những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình? - Bạo lực gia đình để lại hậu quả, tác hại nhƣ thế nào đối với gia đình và xã hội? 4
- - Có những biện pháp, mô hình hỗ trợ nào của nhân viên công tác xã hội nhằm trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình? 7. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung sau: vai trò của công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình; nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình; các biện pháp hay mô hình can thiệp, trợ giúp của công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình. - Về không gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng. Cụ thể ở: - Xã An Sơn; - Phƣờng Bình Nhâm; - Phƣờng Hƣng Định, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng. - Về khách thể nghiên cứu: Khảo sát Cán bộ phƣờng, xã và ngƣời dân về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng. Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống, trong mối quan hệ tổng thể và đƣợc xem xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. 8.2. Các phương pháp thu thập thông tin - Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích thông tin có sẵn từ các tài liệu nghiên cứu, bài viết, báo cáo liên quan tới đề tài. - Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 217 ngƣời; trong đó Cán bộ phƣờng xã 57 ngƣời; ngƣời dân 160 ngƣời. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 6 khách thể nghiên cứu trong đó gồm: 3 cán bộ phƣờng, xã; 3 ngƣời dân. - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tiễn của NKT, cán bộ quản lý và nhân viên tại các cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT. 5
- 8.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin Mục đích chính của phƣơng pháp này là xử lý thông tin thu đƣợc một cách chính xác, khoa học để đƣa ra những kết luận cụ thể về đối tƣợng nghiên cứu. Các công thức trong thống kê toán học để xử lý các thông tin thu đƣợc nhƣ: - Số trung bình cộng X x 1i N Trong đó: + X : Số trung bình cộng + x1i : Tổng điểm đạt đƣợc của khách thể khảo sát + N : Số khách thể khảo sát Trong đó: + rs là hệ số tƣơng quan thứ hạng + d là hiệu số thứ bậc các cặp so sánh + n là số cặp so sánh Các dữ liệu định lƣợng thu thập đƣợc từ điều tra đƣợc xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), phiên bản 16.0 để đánh giá thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng. 9. Ý nghĩa nghiên cứu 9.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình cũng nhƣ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực chuyên ngành. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thông tin này là 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 436 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 244 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 323 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 204 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 134 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 200 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 150 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 197 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 29 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 101 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 146 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 40 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 30 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 110 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội
0 p | 123 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 122 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn