intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài "Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương" là tìm hiểu thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn trên địa bàn thành phố TDM và thực trạng CTXH đối với trẻ em có bố mẹ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn CTXH hỗ trợ trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VI THỊ TÂM LAI CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ LY HÔN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƯƠNG – 2021 i
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VI THỊ TÂM LAI CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ LY HÔN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI THỊ XUÂN MAI BÌNH DƯƠNG – 2021 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Bùi Thị Xuân Mai. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn thạc sĩ về “Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Thành phố Thủ Dầu Một, tháng 06 năm 2021 Tác giả Vi Thị Tâm Lai iii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tâm và sự động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô, người thân và bạn bè. Hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý Thầy Cô trong Khoa Công tác xã hội và quý Thầy Cô tham gia giảng dạy chương trình cao học Công tác xã hội đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS. Bùi Thị Xuân Mai, người đã tận tình hướng dẫn và truyền thụ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như nghiên cứu hết sức quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các trẻ em và bố mẹ, các hiệu trưởng và giáo viên, các cơ sở xã hội, trung tâm công tác xã hội và nhân viên xã hội tại địa phương trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và tạo các điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý chân tình từ quý Thầy Cô, các nhà nghiên cứu và thực hành, các nhân viên xã hội và đọc giả để luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Thủ Dầu Một, tháng 06 năm 2021 Tác giả Vi Thị Tâm Lai iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ix DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. x DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .......................................................... xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 3 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 3.2. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 3 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................ 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 4.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 5.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 4 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................. 5 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 9 6. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................ 9 6.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................... 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 9 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ LY HÔN ............................................................ 11 v
  6. 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .. 11 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ...... 11 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ....... 12 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .......................................................................................................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .......................................................................................................... 13 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .......................................................................................................... 15 1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ......................................... 16 1.3.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................... 16 1.3.2. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển con người của Erikson ................ 16 1.3.3. Lý thuyết gắn bó .................................................................................... 18 1.4. Một số lý luận về gia đình, gia đình ly hôn và trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ...................................................................................................... 19 1.4.1. Một số lý luận về gia đình và gia đình ly hôn ........................................ 19 1.4.2. Khái niệm trẻ em và nhu cầu trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ......... 21 1.5. Một số lý luận về công tác xã hội và công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ................................................................................... 22 1.5.1. Khái niệm về công tác xã hội ................................................................. 22 1.5.2. Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn ................... 24 1.5.2.1. Khái niệm công tác xã hội với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn ........................................................................................................... 24 1.5.2.2. Các vấn đề của trẻ em và người chăm sóc trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ................................................................................................ 24 1.5.2.3. Nội dung các hoạt động chuyên môn (phương pháp) NVXH thực thi trong quá trình trợ giúp trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ............ 28 1.5.2.4. Yêu cầu chuyên môn đối với NVXH trong thực thi công tác trợ giúp trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn ................................................... 32 vi
  7. 1.5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn .................................................. 33 1.6. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, hỗ trợ trẻ em trong gia đình ly hôn ............................................................. 38 1.7. Khung phân tích ..................................................................................... 39 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 41 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ LY HÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................................. 42 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ......................... 42 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................. 42 2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu ............................................................. 43 2.2. Thực trạng đời sống của cha mẹ và trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn tại thành phố TDM, tỉnh Bình Dương ......................................................... 44 2.2.1. Thực trạng đời sống của cha mẹ trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn ..... 44 2.2.2. Thực trạng đời sống của trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn ...................... 47 2.3. Thực trạng công tác xã hội với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn . 55 2.3.1. Thực trạng các hoạt động chuyên môn CTXH cá nhân với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ................................................................................... 55 2.3.2. Thực trạng các hoạt động chuyên môn CTXH nhóm với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ................................................................................... 60 2.3.3. Thực trạng các hoạt động chuyên môn CTXH cộng đồng với nhóm trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn ............................................................................. 63 2.4. Một số yếu tố tác động đến hoạt động chuyên môn CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ............................................................................. 66 2.4.1. Yếu tố về chính sách .............................................................................. 66 2.4.2. Yếu tố về mạng lưới dịch vụ .................................................................. 68 2.4.3. Yếu tố về trình độ chuyên môn của nhân viên CTXH ........................... 70 2.4.4. Yếu tố về sự phối kết hợp các bên liên quan (Tư pháp, Y tế, LĐTBXH, Giáo dục, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM) ............................ 72 vii
  8. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 74 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TRẺ TRONG GIA ĐÌNH BỐ MẸ LY HÔN ..................................................................................................... 75 3.1. Định hướng phát triển các hoạt động chuyên môn CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ............................................................................. 75 3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động chuyên môn CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn ............................................................................. 77 3.2.1. Giải pháp về thực hiện chính sách ......................................................... 77 3.2.2. Giải pháp về phát triển mạng lưới dịch vụ ............................................. 79 3.2.3. Giải pháp về phát triển trình độ chuyên môn CTXH .............................. 81 3.2.4. Giải pháp về phía trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn và người chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................................................. 83 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88 PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 98 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 108 PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................... 119 viii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội NVXH Nhân viên xã hội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP TDM Thành phố Thủ Dầu Một ix
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Các hoạt động CTXH cá nhân trẻ có bố mẹ ly hôn Bảng 2.1 52 tiếp cận Các hoạt động CTXH nhóm trẻ có bố mẹ ly hôn Bảng 2.2 56 tiếp cận Các hoạt động CTXH cộng đồng trẻ có bố mẹ ly Bảng 2.3 59 hôn tiếp cận x
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình/Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Hình 1.1 Khung phân tích 39 Biểu đồ 2.1 Những khó khăn bố mẹ gặp phải sau ly hôn 44 Mức độ liên lạc và gặp gỡ của bố mẹ với mọi người Biểu đồ 2.2 45 sau ly hôn Người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sau khi bố mẹ ly Biểu đồ 2.3 46 hôn Tình trạng sức khỏe thể chất của trẻ trong gia đình Biểu đồ 2.4 47 có bố mẹ ly hôn Những việc thường làm hằng ngày của trẻ có bố mẹ Biểu đồ 2.5 47 ly hôn Những việc thường làm khi rảnh rỗi của trẻ có bố Biểu đồ 2.6 48 mẹ ly hôn Tình trạng học hành của trẻ trong gia đình có bố mẹ Biểu đồ 2.7 49 ly hôn Học lực và hạnh kiểm của trẻ em trong gia đình có Biểu đồ 2.8 49 bố mẹ ly hôn Những nơi trẻ tìm đến để được trợ giúp khi gặp khó Biểu đồ 2.9 64 khăn xi
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ bao đời nay, gia đình luôn được xem là tế bào của xã hội. Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên sự kết cấu chặt chẽ và phát triển lành mạnh của các tế bào gia đình. Tuy nhiên dù xã hội ở giai đoạn phát triển nào thì gia đình luôn phải đối mặt với những vấn đề cam go liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên trong gia đình. Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay là ly hôn và những hệ lụy của nó đối với trẻ em là con của các gia đình này. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2000 nước ta có 51.361 vụ ly hôn, đến năm 2005 con số này đã tăng lên thành 65.929 vụ (Vũ Hạnh, 2008). Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Viện Nghiên cứu gia đình và giới cho rằng Việt Nam có khoảng 60.000 vụ ly hôn/năm và xu hướng này tiếp tục gia tăng ở cả thành thị lẫn nông thôn (được trích dẫn bởi Lan Anh, 2008). Cũng theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2010 nước ta có khoảng 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009 (Đỗ Thị Thu Trang và Lê Bích Ngọc, 2016). Tại thành phố Thủ Dầu Một (TDM), theo nhận định của tòa án thì số lượng các vụ án ly hôn mà tòa phải thụ lý ngày càng nhiều, năm sau luôn cao hơn năm trước, ước tính chiếm hơn 60% trong tổng số các vụ án. Cụ thể, năm 2016 tòa án TDM đã thụ lý 917 vụ ly hôn, năm 2017 là 933 vụ và năm 2018 tăng lên đến 1.209 vụ. Trong số các vụ ly hôn thì có đến 91,7% gia đình ly hôn có trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 16 tuổi (Tòa án thành phố TDM, 2019). Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố TDM (2018), từ năm 2018 trở về trước địa bàn thành phố có 52.715 trẻ em từ 0- 16 tuổi thì trong đó có 5.975 trẻ là con của các gia đình ly hôn, chiếm tỷ lệ 11,3%. Trong số này trẻ sống với mẹ chiếm khoảng 82%, sống với cha khoảng 13% và sống với ông bà khoảng 5%; số trẻ đi học là 4.776 trẻ nhưng sau đó có đến 1.199 trẻ đã bỏ học, chiếm tỷ lệ 20%. Nếu kết hôn là cơ sở để tạo nên gia đình thì ly hôn lại làm tan vỡ gia đình và gây ra những tác động tiêu cực đến mọi thành viên trong gia đình, trong đó trẻ 1
  13. em là đối tượng phải chịu nhiều tác động và thiệt thòi sâu sắc nhất. Thực tế cho thấy rằng những đứa trẻ trong các gia đình ly hôn phần lớn thiếu đi sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của cha mẹ. Việc ly hôn của cha mẹ thường để lại hậu quả về mặt tâm lý cho các con cái của họ. Môi trường sống của trẻ bị xáo trộn cùng những cú sốc tâm lý có thể khiến trẻ mất niềm tin vào người lớn, dẫn đến nguy cơ dễ bị trầm cảm, thất bại ở trường học và vi phạm pháp luật. Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) được định nghĩa là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng tăng cường hoặc phục hồi năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ, đồng thời tạo ra những điều kiện xã hội thích hợp và thuận lợi để đạt được những mục tiêu ấy. Một trong những đối tượng quan trọng mà CTXH có trách nhiệm trợ giúp chính là trẻ em, trong đó có trẻ em sống trong gia đình bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên trong thực tế chưa có nhiều hoạt động và dịch vụ trợ giúp các đối tượng trẻ em này trên cả nước trong đó có tỉnh Bình Dương. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về gia đình và trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình ly hôn, tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng và tác động tiêu cực của việc ly hôn đối với trẻ em. Riêng những nghiên cứu liên quan đến CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn thì chưa có nhiều. Đặc biệt, ở tỉnh Bình Dương cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào trong lĩnh vực này. Xuất phát từ bối cảnh xã hội và nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy được trách nhiệm của bản thân cũng như tầm quan trọng của vấn đề này nên chọn đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn từ thực tiễn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công tác xã hội. Tác giả mong muốn đi sâu tìm hiểu đời sống của các trẻ em có bố mẹ ly hôn và các hoạt động chuyên môn CTXH đối với nhóm trẻ em này tại địa phương. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cần thiết. 2
  14. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn trên địa bàn thành phố TDM và thực trạng CTXH đối với trẻ em có bố mẹ ly hôn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn CTXH hỗ trợ trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cần được thực hiện là:  Khái quát hóa một số lý luận liên quan đến đề tài.  Mô tả và đánh giá thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn cũng như CTXH trong trợ giúp trẻ tại thành phố TDM, tỉnh Bình Dương.  Đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao CTXH trợ giúp trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho đề tài là:  Thực trạng đời sống của trẻ em trong những gia đình bố mẹ ly hôn diễn ra như thế nào?  Hiện nay có những hoạt động chuyên môn nào của các phương pháp CTXH trợ giúp đối tượng là trẻ em trong những gia đình bố mẹ ly hôn?  Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy và cải tiến CTXH trợ giúp nhóm đối tượng trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu của đề tài là sự ly hôn của bố mẹ tác động tiêu cực đến trẻ ở nhiều mặt khác nhau (cảm xúc, tâm lý, tinh thần, học tập, quan hệ với cha mẹ, ông bà và bạn bè) nhưng CTXH trong trợ giúp trẻ em ở gia đình có bố mẹ 3
  15. ly hôn còn hạn chế, nếu có những giải pháp can thiệp phù hợp thì vấn đề này sẽ được cải thiện. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Là các hoạt động chuyên môn của phương pháp CTXH được thực hiện để trợ giúp đối tượng trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là 84 trẻ em có bố mẹ ly hôn, 84 người là bố hoặc mẹ hiện đang nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sau khi gia đình ly hôn. Ngoài ra còn có các khách thể là một giáo viên chủ nhiệm của trẻ có bố mẹ ly hôn và ba nhân viên xã hội (NVXH) trẻ em đang làm việc tại địa phương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với các phạm vi sau:  Về nội dung: nghiên cứu đánh giá thực trạng đời sống trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn và chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động chuyên môn của phương pháp CTXH hỗ trợ nhóm trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn và các giải pháp thúc đẩy CTXH với nhóm trẻ em này.  Về không gian: nghiên cứu thực hiện ở ba phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ của thành phố TDM, tỉnh Bình Dương.  Về mặt thời gian: nghiên cứu các hoạt động chuyên môn CTXH trợ giúp nhóm trẻ có gia đình bố mẹ ly hôn từ năm 2019 đến nay.  Về mặt khách thể: Nghiên cứu tìm hiểu trên các trẻ có độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi có bố mẹ ly hôn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng. Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động chuyên môn của phương pháp CTXH được thực hiện để trợ giúp đối tượng trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn được xem xét trong bối cảnh phát triển công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay và trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước ở tất cả các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. 4
  16. Trong bối cảnh hiện nay, công tác xã hội được nhiều người dân nhìn nhận như là một hoạt động thiện nguyện nhiều hơn là nghề chuyên nghiệp có quan hệ chặt chẽ với hệ thống an sinh xã hội. Nhiều tổ chức, cơ quan chưa có nhân viên xã hội làm việc như ở các nước phát triển. Đề án 32 của Chính phủ ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam. Bối cảnh này được dùng trong quá trình khảo sát đối tượng nghiên cứu. Đó là tinh thần của cách tiếp cận duy vật biện chứng trong nghiên cứu này. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Đề tài sử dụng ba phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội dùng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu định tính. Với phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả tìm hiểu các số liệu phản ánh tình trạng ly hôn trong những năm vừa qua ở trong nước nói chung và thành phố TDM nói riêng và số liệu trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn tại thành phố TDM. Các số liệu được thu thập từ các cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án thành phố TDM, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố TDM, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Ủy ban Nhân dân các phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ. Các dữ liệu thứ cấp này được dùng để làm rõ tính cấp thiết của đề tài, qua đó thấy được bối cảnh nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, các số liệu thứ cấp thu thập từ các phường cũng giúp tác giả xác định kích thước mẫu điều tra xã hội. Với phương pháp điều tra xã hội, tác giả thực hiện điều tra trên mẫu các trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn và người chăm sóc chúng. Mẫu này được xác định dựa trên tổng thể các trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn và người chăm sóc chúng ở ba phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ, thành phố TDM. Cụ thể, dựa theo Báo cáo năm 2016, 2017 và 2018 của Tòa án nhân dân Thành phố TDM thì tính đến năm 2018, toàn thành phố có 3.059 vụ ly hôn và tổng số trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn dưới hoặc bằng 16 tuổi là 4.092 trẻ. Theo Báo cáo năm 2016, 2017 và 2018 của các Ủy ban nhân dân ba phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ thì tính đến 2018 phường Phú Tân có 110 trẻ tuổi từ 12 đến 16 trong gia đình bố mẹ ly hôn, phường Phú Hòa có 307 trẻ và phường Phú Mỹ có 5
  17. 274 trẻ. Vậy kích thước tổng thể khách thể là các trẻ dùng cho điều tra xã hội trong nghiên cứu là 691 trẻ. Từ kích thước tổng thể, tính kích thước mẫu theo công thức1: 1 𝑁−1 1 𝑒 2 −1 𝑛=[ + . ( ) ] 𝑁 𝑁 𝑝(1 − 𝑝) 𝑧1−𝛼 2 trong đó: n là kích thước mẫu, N là kích thước tổng thể, z là giá trị phân phối hai bên ứng với độ tin cậy lựa chọn, e là sai số chọn mẫu cho phép và p là tỷ lệ trong tổng thể của biến nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn z = 1,96 (ứng với  = 95%), e = 10%, p = 0,5 và N = 691, tính được kích thước mẫu điều tra là n ≈ 84. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng ta được cơ cấu mẫu như sau: Trẻ có gia đình bố mẹ Tỷ lệ Cơ cấu Phường ly hôn (12 – 16 tuổi) (%) mẫu Phú Tân 139 16,31 14 Phú Hòa 381 44,72 37 Phú Mỹ 332 38,97 33 Tổng cộng 691 100,00 84 Dựa trên cơ cấu mẫu này, tác giả thực hiện hai cuộc điều tra xã hội dùng bảng hỏi. Cuộc điều tra thứ nhất thực hiện trên khách thể là trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn. Cuộc điều tra thứ hai thực hiện trên khách thể là người trực tiếp nuôi trẻ sau khi bố mẹ ly hôn, có thể là bố, mẹ hoặc ông bà, họ hàng của trẻ. Cuộc điều tra thứ nhất được tiến hành bằng cách chọn ngẫu nhiên 14, 37 và 33 trẻ có độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi trong gia đình bố mẹ ly hôn tương ứng từ các phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ để trả lời bảng hỏi đã được thiết kế dùng cho nghiên cứu. Cuộc điều tra thứ hai được tiến hành bằng cách chọn người chăm sóc trẻ ứng với mỗi trẻ thuộc mẫu ngẫu nhiên của cuộc điều tra thứ nhất trả lời một 1 Nguyễn Thị Tuyết Mai chủ biên (2015). Giáo trình Phương pháp điều tra khảo sát: Nguyên lý và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 6
  18. bảng hỏi khác dành cho người chăm sóc. Như vậy mẫu điều tra thứ hai bao gồm 14, 37 và 33 người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sau khi bố mẹ ly hôn cũng tương ứng từ các phường Phú Tân, Phú Hòa và Phú Mỹ. Với phương pháp phỏng vấn sâu định tính, các khách thể nghiên cứu được chọn để trả lời phỏng vấn sâu bao gồm: một người là trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn; một người là cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ; một người là thầy giáo hoặc cô giáo đang là giáo viên chủ nhiệm của trẻ nếu trẻ còn đi học; và ba người là NVXH trẻ em địa phương hoặc cán bộ thực hiện hoạt động chuyên môn CTXH trợ giúp trẻ. Tác giả là người thực hiện phỏng vấn trực tiếp và loại hình phỏng vấn được dùng là phỏng vấn sâu bán cấu trúc. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong khoảng từ 45 đến 60 phút. Các nội dung cần tìm hiểu qua phỏng vấn sâu sẽ tùy theo đối tượng tham gia phỏng vấn. Đối với người tham gia phỏng vấn là trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn, các nội dung chính cần tìm hiểu là:  Đánh giá của trẻ về cuộc sống của mình từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay ở các mặt sức khỏe, học tập, sinh hoạt, giao tiếp, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.  Cảm nhận của trẻ về tác động của việc ly hôn của bố mẹ đến bản thân trẻ ở các mặt học tập, cảm xúc, giao tiếp và các mối quan hệ.  Sự giúp đỡ của các NVXH, cán bộ địa phương và giáo viên đối với trẻ từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay.  Nhu cầu cần giúp đỡ của trẻ nhằm hỗ trợ trẻ ứng phó và thích nghi với việc ly hôn của bố mẹ. Đối với người tham gia phỏng vấn là bố, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ sau khi bố mẹ ly hôn, các nội dung chính cần tìm hiểu là:  Đánh giá của người chăm sóc về cuộc sống của trẻ từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay ở các mặt sức khỏe, học tập, sinh hoạt, giao tiếp, quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.  Cảm nhận của người chăm sóc về tác động của việc ly hôn của bố mẹ đối với trẻ ở các mặt học tập, cảm xúc, giao tiếp và các mối quan hệ. 7
  19.  Sự giúp đỡ của các NVXH, cán bộ địa phương và giáo viên đối với gia đình và trẻ từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay.  Nhu cầu cần giúp đỡ của trẻ nhằm hỗ trợ trẻ ứng phó và thích nghi với việc ly hôn của bố mẹ. Đối với người tham gia phỏng vấn là giáo viên chủ nhiệm của trẻ có bố mẹ ly hôn, các nội dung chính cần tìm hiểu là:  Đánh giá của giáo viên về tình hình học tập, giao tiếp và ứng xử của trẻ từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay.  Cảm nhận của giáo viên về tác động của việc ly hôn của bố mẹ đối với trẻ ở các mặt học tập, cảm xúc, giao tiếp và ứng xử.  Sự giúp đỡ của các NVXH trường học nếu có, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đối với trẻ từ khi bố mẹ ly hôn cho đến nay.  Nhu cầu cần giúp đỡ của trẻ nhằm hỗ trợ trẻ ứng phó và thích nghi với việc ly hôn của bố mẹ. Đối với người tham gia phỏng vấn là NVXH hoặc cán bộ xã hội tại địa phương, các nội dung chính cần tìm hiểu là:  Cảm nhận của NVXH về tác động của việc ly hôn của bố mẹ đối với trẻ ở các mặt học tập, giao tiếp và ứng xử.  Những vấn đề tâm lý xã hội mà trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn thường gặp mà cần đến sự trợ giúp CTXH.  Những hoạt động chuyên môn CTXH tại địa phương trợ giúp trẻ trong gia đình có bố mẹ ly hôn.  Các chương trình hoặc hoạt động chuyên môn CTXH cần phát triển để có thể giúp trẻ ứng phó và thích nghi tốt hơn với việc ly hôn của bố mẹ. Do tính chất của phỏng vấn sâu bán cấu trúc nên tác giả có thể đặt thêm những câu hỏi khác tùy theo nội dung trả lời cụ thể của các khách thể nhằm làm rõ hơn thực trạng đời sống của trẻ trong gia đình bố mẹ ly hôn, tác động của việc bố mẹ ly hôn đến trẻ cũng như thực trạng hoạt động chuyên môn CTXH giúp đỡ các đối tượng trẻ này. Ngoài ra tùy theo bối cảnh phỏng vấn mà các cuộc phỏng vấn 8
  20. sâu có thể đi từ cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại. Đồng thời ngôn ngữ dùng trong phỏng vấn sâu cũng cần sử dụng phù hợp với đối tượng tham gia phỏng vấn, chẳng hạn đối với trẻ em các câu hỏi cần hết sức cụ thể, đơn giản và dễ hiểu. 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Các dữ liệu định lượng thu thập bằng phương pháp thứ cấp và điều tra qua bảng hỏi được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. Việc xử lý dữ liệu định lượng được thực hiện dùng phần mềm IBM SPSS phiên bản 20.0. Các dữ liệu định tính thu thập bởi các cuộc phỏng vấn sâu được xử lý bằng phương pháp phân tích quy nạp và phân tích lý thuyết nền. 6. Ý nghĩa nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về CTXH với trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn. Đồng thời những thông tin thu thập từ luận văn đóng góp như là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu này về lĩnh vực hỗ trợ trẻ em trong gia đình có bố mẹ ly hôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trước hết kết quả nghiên cứu giúp cho các NVXH và nhà quản lý cơ sở xã hội (CSXH) hiện đang làm việc trong lĩnh vực CTXH trẻ em hoặc trong hệ thống an sinh trẻ em thấy được bức tranh về thực trạng đời sống của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn cũng như thực trạng các hoạt động chuyên môn CTXH trợ giúp nhóm đối tượng trẻ em này. Những hiểu biết về thực trạng này sẽ giúp cho các NVXH và nhà quản lý CSXH hiểu rõ hơn những vấn đề và nhu cầu của trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn. Trên cơ sở đó họ có thể xây dựng các tiếp cận và cách thức hỗ trợ nhóm trẻ này hiệu quả hơn. Kế tiếp kết quả nghiên cứu là những khuyến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy và cải tiến các hoạt động chuyên môn CTXH với trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn. Những giải pháp này một mặt giúp tăng cường năng lực thực hành CTXH trẻ em cho các NVXH tổng quát cũng như các NVXH học đường, mặt khác giúp cho các nhà quản lý CSXH cũng như các nhà làm chính sách an sinh trẻ em có thêm ý 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2