intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội : Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:139

56
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại địa bàn nghiên cứu, qua đó đề xuất giải phát phát triển dịch vụ công tác xã hội tại xã để thực hiện tốt hơn trong việc hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội : Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XàHỘI   ĐỖ THỊ THU TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XàHỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI  CAO TUỔI CÔ ĐƠN TẠI XàLIÊN HIỆP, HUYỆN PHÚC  THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XàHỘI
  2. HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XàHỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XàHỘI   ĐỖ THỊ THU TRANG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XàHỘI TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI  CAO TUỔI CÔ ĐƠN TẠI XàLIÊN HIỆP, HUYỆN PHÚC  THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã ngành: 8760101  LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XàHỘI
  3. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN  ANH HÀ NỘI – 2018
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự  hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Thị Vân Anh. Các số liệu, những kết  luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 12  năm 2018 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thu Trang
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm  ơn Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy  giáo, cô giáo trong Trường Đại học Lao động ­ Xã hội, đặc biệt là PGS.TS.  Đỗ Thị Vân Anh ­ người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình hướng dẫn và   giúp đỡ  tôi trong quá trình thực hiện luận văn. \ Tôi cũng xin chân thành   cảm  ơn của tập thể  cán bộ  chính quyền và người cao tuổi cô đơn hiện   đang sinh sống tại địa bàn xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Thành phố  Hà  Nội đã giúp tôi rất nhiều để tôi hoàn thiện luận văn này. Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, Mặc dù đã có nhiều cố  gắng nghiên cứu, khai thác tài liệu, học hỏi cũng như  bản thân tác giả  còn  hạn hẹp về kinh nghiệm. Vì vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu   sót, tôi mong nhận được sự  chia sẻ, góp ý của quý thầy cô cùng toàn thể  bạn đọc. Chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày       tháng       năm 2018 Tác giả Đỗ Thị Thu Trang
  6. 6 MỤC LỤC  
  7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NCT : Người cao tuổi BTXH : Bảo trợ xã hội LĐ­TB&XH : Lao động ­ Thương binh và Xã hội CSSK : Chăm sóc sức khỏe TDTT : Thể dục thể thao CTXH : Công tác xã hội CLB : Câu lạc bộ
  8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ai trong cuộc sống này cũng muốn có một cuộc sống no đủ, hạnh   phúc. Nhưng thực tế thì có một bộ phận những người yếu thế trong xã hội  đang có một cuộc sống rất khó khăn, họ  thiếu hụt cả  những nhu cầu cơ  bản của con người như ăn, mặc, nhu cầu có một chỗ ngủ, nhu cầu an toàn  … và khi xã hội càng phát triển thì đằng sau nó bộ phận những người yếu   thế càng lớn dần lên đòi hỏi cộng đồng và xã hội cần phải có những sự trợ  giúp cho họ. Đặc biệt vai trò của Nhân viên công tác xã hội nhất là vai trò   cung cấp dịch vụ  giữ  một vị  trí quan trọng giúp họ  đáp  ứng được những  nhu cầu cơ  bản, nâng cao năng lực, giải quyết vấn đề  để  đáp ứng những   nhu cầu cấp cao trong cuộc sống.  Công cuộc đổi mới của Việt Nam đã trải qua gần ba thập kỷ. Để đất  nước thực sự phát triển bền vững trong những tiêu chí cần đạt được, phải   có một nền an sinh vững chắc để  mọi người trong xã hội được sống an  toàn, được nâng đỡ, bảo vệ, che chở và hạnh phúc. Theo thống kê, hiện nay  số  người cần trợ  giúp của các dịch vụ  công tác xã hội  ở  nước ta chiếm  khoảng 28% dân số, trong đó có 7,5 triệu người cao tuổi, 6,4 triệu người  khuyết tật, 1,4 triệu trẻ  em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người  nhiễm HIV đươc phát hiện, gần 170.000 người nghiện ma túy, hơn 15.000  người bán dâm [27]. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ  già hóa rất nhanh trên  thế  giới. Tỷ  lệ  NCT năm 2012 là 10,2%, năm 2013 là 10,3%, năm 2014 là   10,5% và sẽ  tang gấp đôi lên 23% vào năm 2040 (UNFPA, 2014) [48]. Tốc  độ  già hóa nhanh đã đặt ra những thách thức chính sách cho NCT khi thu  
  10. 10 nhập bình quân đầu người chưa cao và hệ  thống an sinh xã hội còn hạn   chế, đặt ra nhiều thách thức trong chăm sóc và đảm bảo an sinh cho NCT. Theo kết quả Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011, tới năm  2014, cả  nước có hơn 9,5 triệu người NCT, tỷ  lệ  nữ  cao hơn nam (xu   hướng tang cao  ở  nhóm từ  80 tuổi trở  lên cùng tình trạng đơn thân). Dù  kinh tế xã hội phát triển nhưng đời sống của nhiều NCT còn hạn hẹp. Gần   1/5 NCT sống dưới ngưỡng nghèo, hơn 1/3 trong số họ vẫn đang phải làm  việc, chủ  yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phí chính thức, với thu nhập   thấp và không  ổn định. Gần 70% NCT không có tích lũy vật chất, 27,6%  cho rằng kinh tế đang kém đi. Khoảng 18% NCT sống trong hộ nghèo, hơn  30% không biết chia sẻ  buồn vui cùng ai, 22% thất rất cô đơn (VNAS,  2012). Nguồn sống chính thức của NCT từ  con cháu chu cấp (41,2%), từ  lương hưu và trợ  cấp (25,5%) và từ  lao động của họ  (29,4%). Tính đến  tháng 6/2015, lương hưu, trợ  cấp xã hội có tỷ  lệ  bao phủ  đối với NCT là   37,4%, giảm hơn 1,24% tử năm 2012 đến nay. NCT tuổi càng cao thì sự lệ  thuộc vào chu cấp của con cháu càng lớn (tang từ 25,6% ở nhóm 60­69 lên   41,7% ở nhóm 70­79 và 68,3% ở nhóm 80+). Nguồn sống từ của cải tích lũy  từ trước và các nguồn khác 3,9% (UNFPA­GAI­Prudential, 2015). Trong số  đó có một bộ  phận người cao tuổi với các hoàn cảnh kém  may mắn như không chồng (vợ), không có con cái, hoặc có con nhưng con  đã chết vì bệnh tật, tai nạn … Nhiều người không có nhà cửa phải chung  sống dựa vào nhà anh, em họ  hàng, nhiều người không có thu nhập nuôi  sống bản thân, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải dựa vào hàng xóm láng  giềng, các nhà hảo tâm trong cộng đồng, nhiều người phải đi tha phương  cầu thực, làm thuê, nhặt rác, lang thang đầu đường xó chợ, màn trời chiếu  đất. 
  11. 11 Xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội là địa phương đi  đầu trong các phong trào của các hội đoàn thể  của huyện Phúc Thọ. Theo  thống kê đến cuối năm 2017, xã Liên Hiệp có tổng số  1.062 NCT, số  NCT   nghèo có 35 người, NCT cận nghèo có 39 người, NCT cô đơn có 59 người.  Chính quyền địa phương đã quan tâm, chăm sóc, trợ  giúp NCT đặc biệt là  người cao tuổi cô đơn, cụ thể các cơ quan đoàn thể như: Hội NCT, Cán bộ  chính sách xã hội, Mặt trận tổ  quốc, Hội Phụ  nữ, Đoàn Thanh niên, Hội  Cựu chiến binh, Hội Nông dân, cán bộ  y tế  xã, tình nguyện viên trợ  giúp  NCT tại cộng đồng… Đặc biệt chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ  trợ  cung cấp dịch vụ  xã hội cho người cao tuổi cô đơn. Hầu hết tất cả  người cao tuổi cô đơn tại xã đều được quan tâm và đảm bảo về  đời sống  vật chất, tinh thần và sức khỏe và được hưởng đầy đủ  các chính sách xã  hội nếu có. Xã Liên Hiệp từ nhiều năm qua luôn phát huy truyền thống tốt   đẹp, gia đình và cộng đồng cùng chung tay chăm sóc và phát huy vai trò  NCT nói chung đặc biệt là người cao tuổi cô đơn. Cùng với xu hướng già hóa dân số  nhanh và nhiều vấn đề  nảy sinh  từ  phía NCT cô đơn, rất cần được cung cấp các dịch vụ  công tác xã hội  trong việc hỗ  trợ  NCT cô đơn hiện đang sinh sống tại cộng đồng nhằm  bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp  đáp ứng nhu cầu về mọi mặt cho  NCT cô đơn. Dịch vụ  công tác xã hội tại cộng đồng đã phần nào đáp ứng  được nhu cầu, nguyện vọng của số đông NCT cô đơn và nguyện vọng của   xã hội, có những tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho NCT  cô đơn nói riêng cũng như  NCT nói chung  trên địa bàn huyện và Thủ  đô,   trong đó có NCT cô đơn tại địa bàn nghiên cứu thuộc xã Liên Hiệp, huyện   Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội. Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề  tài: “Dịch vụ  Công tác xã hội 
  12. 12 trong hỗ  trợ  người cao tuổi cô đơn tại xã Liên Hiệp ­   huyện Phúc  Thọ ­ Thành phố Hà Nội”. Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng  dịch vụ  CTXH trong hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại địa bàn nghiên cứu,   qua đó đề  xuất giải phát phát triển dịch vụ công tác xã hội tại xã để  thực  hiện tốt hơn trong việc hỗ trợ người cao tuổi cô đơn tại đây. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trước tình hình già hóa dân số  diễn ra mạnh mẽ   ở  nhiều quốc gia   trên thế giới, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các công trình nghiên  cứu về NCT với các mặt của đời sống xã hội để từ đó đưa ra các đề xuất,  giải pháp là các mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT phù hợp với bối cảnh hiện  nay. Trong Nghiên cứu “Barriers to Health Care Access Among the Elderly   and Who Prerceives Them” [40] (Những rào cản trong chăm sóc sức khỏe  NCT và nhận thức về chúng” của Anntte L.Fitzpatrick, Neil R. Powe,  Lawton S. Cooper, Diane G. Ives và John A. Robbins (Đại học Washington,  Đại học John Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California ­ Davis và  Đại học Wake Forest). Nghiên cứu này được tiến hành từ năm 1993 ­ 1994  tại Viện Nghiên cứu sức khỏe tim mạch bằng phương pháp nghiên cứu  định lượng bao gồm 5.888 người đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi  trở lên  được chọn ngẫu nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng  đồng: quận Forsyth, quận Sacramento, quận Washington và quận Alleghny.  Kết quả nghiên cứu trong hai năm cho thấy, các rào cản chủ yếu trong  chăm sóc sức khỏe như nhu cầu chăm sóc của các bệnh nhân lớn hơn  những đáp ứng của các bác sỹ; tình trạng bệnh nhân không có bảo hiểm y 
  13. 13 tế; rào cản ở bản thân bệnh nhân như tâm lý, thể chất ... chính những rào  cản đó đã ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người đàn ông  và phụ nữ từ 65 tuổi ở đây. Nghiên cứu này không chỉ là rào cản riêng ở  nước Mỹ mà là thực trạng chung, phổ biến ở mọi nơi ngay cả ở đất nước  nhỏ bé phía Đông Nam Á của chúng ta.   Trong Báo cáo “Report prepared for the Asian Population Conference   ­   Pacific   Fifth”  [44],   Bangkok   ­   Thái   Lan   (11­14/12/2002)   của tác   giả  M.Nizamuddin, báo cáo đã đề  cập tới vấn đề  già hóa dân số  và đề  xuất  những giải pháp cho tình hình già hóa dân số tại khu vực châu Á ­ Thái Bình  Dương, thực trạng quá độ nhân khẩu học đưa đến già hóa dân số, một hậu  quả không thể tránh khỏi của giảm sinh nhanh và duy trì cải thiện mức tử  vong là già hoá dân số  được nghiên cứu khá sâu cùng với đó là những tác  động về  mặt kinh tế  ­ xã hội... đối với già hóa dân số; Từ  đó đưa ra các  chính sách, chương trình, và các mô hình chăm sóc, trợ  giúp NCT, nhấn  mạnh với vai trò của gia đình, xã hội hoá trong chăm sóc NCT ở cộng đồng   để cùng ứng phó với vấn đề  già hóa. Tuy nhiên, do cấu trúc gia đình đang  chuyển dần từ gia đình đa thế hệ thành gia đình hạt nhân vì vậy việc người   thân và NCT cùng chung sống đang ngày càng trở  thành vấn đề  khó khăn.   Để giải quyết tình trạng đang diễn ra này trong cấu trúc gia đình, giải pháp   mà nhiều nước đã đưa ra là xây dựng nhà ở và các chương trình dựa trên cơ  sở cộng đồng cho NCT.  Tại  Hội nghị  thế  giới lần thứ  2 về  già hóa  [11] được tổ  chức tại  Madrid, Tây Ban Nha (do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc triệu tập) năm   2002, Đây là hội nghị  tham gia của nhiều quốc gia trên thế  giới đã đưa ra   tuyên bố chính trị bao gồm 19 điều, trong đó điều 14 đã khẳng định vai trò  của NCT trong đời sống, tầm quan trọng của cộng đồng, các cơ quan và tổ 
  14. 14 chức trong việc chăm sóc, hỗ trợ NCT; giúp NCT được tiếp cận các quyền  bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống vật chất và tinh   thần; Hội nghị đưa ra sự cần thiết phải có các chính sách và bổ  sung chính  sách về chăm sóc, điều trị và trợ giúp NCT về mọi mặt. Cùng với đó là đưa  ra những chiến lược hành động cụ thể, thiết thực mang tính toàn cầu trong  việc can thiệp, trợ  giúp và chăm sóc NCT nói chung, trong đó có NCT cô  đơn. Điều này sẽ  được vận dụng phù hợp vào từng điều kiện cụ  thể  và   tình hình đời sống của NCT ở từng quốc gia khác nhau. Tại một nghiên cứu “Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia  của cộng đồng về  chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông   thôn Mỹ” (2008) của Dean Blevins, Bridget Morton và Ren MCGovern [42].   Nghiên cứu này đánh giá sự  tham gia của của các bên trong cộng đồng về  chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi  ở nông thôn. Kết quả của  nghiên cứu cho thấy đa số  mọi người đều hài lòng với vai trò của họ  và   mức độ  thành công của chương trình. Từ  đó tác giả  của nghiên cứu cũng  đề  xuất những giải pháp để  cải thiện hơn nữa các dịch vụ  chăm sóc sức   khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ. Nghiên cứu này góp phần đánh  giá thực trạng sức khỏe tâm thần của NCT cô đơn mà chúng ta đang quan   tâm.  Theo một nghiên cứu mới của Đại học California ­ San Francisco,  Mỹ nghiên cứu đã tiến hành trên 1.600 người cao tuổi (độ tuổi trung bình là  71) với thời gian trong vòng 6 năm, nội dung đánh giá sự cô đơn, tình trạng  suy giảm chức năng và nguy cơ  tử  vong trong suốt thời gian nghiên cứu.  Kết quả  cho thấy, 23% những người già sống neo đơn đã qua đời trong 6   năm, nhưng chỉ  có 14% người già sống bên người thân, bạn bè qua đời  trong khoảng thời gian này. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 
  15. 15 43% người già trên 60 tuổi cảm thấy họ  bị  cô đơn. Theo kết quả  nghiên  cứu này thì vấn đề cô đơn mà NCT cô đơn đang phải đối mặt là rất lớn và   rất nghiệm trọng; tác giả  cũng nhận thấy vai trò quan trọng của người  thân, bạn bè, cộng đồng trong việc hỗ  trợ  NCT cô đơn là rất cần thiết.  Nghiên cứu này giúp tác giả hiểu về thực trạng cuộc sống của NCT cô đơn  và đi sâu làm rõ thêm trong nghiên cứu của tác giả. Trong chương Lão hóa và người lớn tuổi của tác phẩm  Sociology   (2004) [43]  của tác giả  John J.Macionis, cho biết  kết quả  nghiên cứu  từ  Viện Nghiên cứu Pháp (INED), thực hiện tại các nước thành viên Châu âu  (EU) bao gồm Bồ  Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Hà Lan, Đức, Italia,… nghiên  cứu đã chỉ ra tình hình NCT ở phía nam EU thì thích sống với những người  thân trong gia đình. Các nước phía bắc EU thì tình trạng NCT sống tại các  trung tâm dưỡng lão đang có xu hướng ngày càng tăng. Cụ  thể nghiên cứu   đã chỉ ra ở Hà Lan, chỉ có 8% số NCT trên 75 tuổi đã ly hôn, góa bụa, hoặc   độc thân sống chung với các thành viên khác trong gia đình, số còn lại sống  trong cơ  sở  xã hội. Cộng hòa Séc và Bồ  Đào Nha có đến 50% NCT sống   chung với người thân. Đức và Hà Lan rất nhiều người sống một mình trong  nhà của họ  vì các dịch vụ  tạo điều kiện chăm sóc tại nhà tương đối phát   triển. Sự  khác biệt trong cách chọn nhà của NCT  ở  nước EU là do chuẩn  mực về  văn hóa, lý do về  kinh tế, chính sách xã hội của từng quốc gia là   khác nhau. Đối với nước ta, sự  khác biệt về  văn hóa sẽ   ảnh hưởng đến  cách chọn nhà của NCT, hiện nay họ có xu hướng ở cộng đồng nhiều hơn  là nhà ở xã hội.  Trong   nghiên   cứu   của   United   Nations   World   Population   Prospects   (2007): The 2006 Revision Highlights [46] Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã  đưa ra những phân tích cảnh báo cho biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến  
  16. 16 2050 trên quy mô toàn cầu, số  người già sẽ  nhiều hơn số  trẻ  em dưới 14   tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, già hoá dân số  sẽ trở thành một vấn đề  lớn  ở  các nước đang phát triển, nơi mà dân số  sẽ  bị  già hoá nhanh chóng  trong nửa đầu của thế  kỷ  XXI. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, các nước  đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ NCT tăng cao nhất và nhanh nhất, theo dự  báo số NCT ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới. Tỷ lệ  NCT theo dự  báo sẽ  tăng từ  8% lên 19% vào năm 2025, trong khi đó tỷ  lệ  trẻ em sẽ giảm từ 33% xuống 22%. Hơn một nửa dân số  tuổi 80+ sống ở  những nước đang phát triển, dự báo sẽ tăng lên 71% vào năm 2050. Nghiên  cứu này cho thấychỉ  50 năm nữa thôi là hầu hết những nước đang phát  triển phải giải quyết thực trạng dân số  già, việc đề  ra những giải pháp là  vô cùng cần thiết.  Nghiên cứu  “Developing Model of Health Care management for the   Elderly by Community Participation in  Isan” [41] (Xây dựng mô hình quản  lý CSSK cho NCT có sự  tham gia của cộng đồng tại Isan) của Chanitta  Soommaht,   Songkoon  Chantachon   và  Paiboon   Boonchai.   Nghiên   cứu  này  được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2008 tại 7 tỉnh Đông Bắc Thái  Lan là Mahasarakham, Roiet, Sakon Nakhon, Nakhon Ratchasima, Bruriram,  Surin và Khon kaen bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu đã  phân tích và chỉ  ra các vấn đề  trong quản lý CSSK người cao tuổi tại các   cộng đồng ở Isan cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời các tác giả  cũng   tiến hành phân tích sự phát triển của việc CSSK cho NCT là do các tổ chức  cộng đồng Isan đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý các  tổ  chức cộng đồng trong việc CSSK người cao tuổi là phương pháp hiệu  quả nhất. Tất cả công dân cao tuổi trong cộng đồng đều đồng ý rằng, việc  chăm sóc y tế được cung cấp bởi  các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái 
  17. 17 và  ấm áp hơn, đây cũn là một trong những phát hiện lớn của nghiên cứu   này. Tuy nhiên, đối với NCT có sức khỏe quả  yếu thì mô hình quản lý  CSSK tại cộng đồng có vẻ mang lại những khó khăn, trong nghiên cứu về  dịch vụ  CTXH này tác giả  đi sâu về  tìm hiểu các dịch vụ  hỗ  trợ  NCT tại  địa bàn nghiên cứu trong đó có dịch vụ hỗ trợ CSSK đối với NCT cô đơn. Trong phiên họp toàn thể  ngày 18/12/2014, Liên Hợp Quốc đã thông  qua Nghị  quyết GA/RES/69/146 về  công tác người cao tuổi    [12], trong đó  Nghị  quyết đã đưa ra 52 điều cần thực hiện. Nghị  quyết đã đánh giá cao   hiệu quả  của nhóm công tác mở  của Liên Hợp Quốc về  NCT (OEWG)   được thành lập từ 2010, trong đó có dự thảo Công ước về Quyền của NCT   để đệ trình tại phiên họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; nội   dung Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia thành viên đóng góp ý kiến, đề  xuất biện pháp cụ  thể  trong việc đề  xuất chiến lược chăm sóc, trợ  giúp  NCT; vấn đề  đáng chú ý là Nghị  quyết đã đồng ý tổ  chức các phiên họp   định kỳ  để  lấy ý kiến của các quốc gia thành viên và của các tổ  chức phi  chính phủ  vào ngày 14 đến 16/07/2015 tại trụ  sở  của Liên hợp quốc tại   New York, Hoa Kỳ về hoạt động chăm sóc, trợ giúp NCT.  Hầu hết các nghiên cứu đi từ việc tìm hiểu thực trạng đời sống của  NCT, những vấn đề  họ  đang gặp phải trong cuộc sống, những rào cản   trong việc tiếp cận các dịch vụ, các mô hình chăm sóc cũng như  việc xây   dựng những mô hình, chương trình trợ  giúp cho NCT phù hợp với điều  kiện của mỗi quốc gia. Có thể  nói vấn đề  NCT đang là vấn đề  được các  nước quan tâm, đặc biệt là các nước phát triển khi mà dân số già đang diễn  ra. Như  vậy, có thể  thấy chủ  đề  NCT và mô hình chăm sóc, trợ  giúp  NCT nhận được rất nhiều sự  quan tâm của các cơ  quan, tổ  chức, các nhà 
  18. 18 nghiên cứu trên thế giới. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu các   vấn đề về NCT và mô hình chăm sóc, trợ giúp NCT cũng rất phong phú: từ  góc độ gia đình, xã hội; từ góc độ văn hóa, y tế cho đến góc độ dân số, kinh   tế, quản lý… Điều này cho thấy vai trò, vị  thế của NCT tại các nước trên  thế  giới rất được quan tâm, đề  cao. Tuy nhiên các nghiên cứu về  dịch vụ  công tác xã hội trong hỗ trợ NCT cô đơn vẫn còn chưa được nhiều và chưa  được quan tâm cao. 2.2. Một số nghiên cứu về người cao tuổi cô đơn ở Việt Nam Tại Việt Nam các nghiên cứu về NCT đã được quan tâm nghiên cứu   rất nhiều, từ  các giai đoạn trước đó. Các nghiên cứu được tiến hành, các  đề  tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề  như: Chăm sóc sức khỏe, chăm   sóc đời sống vật chất ­ tinh thần; các mô hình chăm sóc ­ trợ giúp NCT; An   sinh xã hội cho NCT; tạo việc làm cho NCT; những nghiên cứu mang tính  can thiệp về các vấn đề tâm sinh lý, bệnh tật ở NCT... Trong nghiên cứu “Cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách xã   hội với người già  ở  Việt Nam” [35] của Vụ  Các vấn đề  xã hội của Quốc  hội (2000). Nghiên cứu đã góp phần giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban   hành Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000 đặt nền móng cho những những   chính sách lớn về  NCT ra đời, hướng tới giúp đỡ  NCT cải thiện đời sống   của họ về mọi mặt.  Nghiên cứu về  “Đời sống người cao tuổi” [34] của Vụ các vấn đề  xã hội, Văn phòng Quốc hội, thực hiện năm 2000, nghiên cứu đã mang lại  kết quả  như  sau:  về  đời sống vật chất NCT: Trên 60% số  cụ  cho là khó  khăn, 37% coi là trung bình, 1,0% dư  dật. Hơn nữa, nghiên cứu còn cho   thấy, đời sống vật chất ở địa bàn Hà Nội cao hơn ở Thanh Hóa nhưng tỉ lệ  NCT cảm thấy không thoải mái lại cao gấp 5 lần ở Thanh Hóa. Ngược lại, 
  19. 19 ở  Thanh Hóa lại có tỉ  lệ  NCT cảm thấy có cuộc sống thoải mái cao gấp  hơn 3 lần Hà Nội. Điều đó làm rõ bức tranh đời sống của NCT về  sức   khỏe,   vật  chất  và  tinh  thần  cùng  những  khó  khăn  của  NCT   ở   mỗi   địa  phương, mỗi khu vực là khác nhau.  Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ Quốc tế Người cao tuổi (HAI) đã có cuộc  nghiên cứu về “Hoàn cảnh của người cao tuổi nghèo Việt Nam” [25] tại 5  điểm là khu ổ chuột TP. Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào   Cai, một làng người Kh’me  ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở  tỉnh  Ninh Thuận và một làng người Kinh  ở  tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này đã  mang lại bức tranh góc khuất là hoàn cảnh của NCT nghèo, về những đóng  góp chưa được biết đến của họ  và những mối quan tâm của họ  và họ  bị  phân biệt. Điều mới mẻ là nghiên cứu đã sử dụng phương pháp có sự tham   gia để khuyến khích người dân nông thôn nghèo, học vấn thấp có thể  trao  đổi cởi mở bằng ngôn ngữ và nhận thức của chính họ. Nghiên cứu này đã   góp phần cho bức tranh về cuộc sống của NCT cô đơn thêm sinh động và  dưới góc nhìn CTXH, cần có những phương pháp hỗ  trợ  kịp thời và hiệu   quả. Nghiên cứu: “Thực trạng người cao tuổi tại Hà Tây” [32], của  Ủy  ban Dân số, Gia đình và Trẻ  em tỉnh Hà Tây, năm 2003. Nghiên cứu này   được triển khai tại 3 xã, phường, đó là: xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai,   đại diện cho khu vực nông nghiệp; xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, đại diện  cho khu vực làng nghề; phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Đông đại diện cho   khu vực thành thị. Kết quả nghiên cứu làm rõ bức tranh đời sống người cao  tuổi tại Hà Tây. Những nhu cầu, nguyện vọng của NCT ở nơi đây... Nghiên  cứu đã đưa ra những giải pháp, giúp NCT nâng cao chất lượng cuộc sống   tại địa phương. 
  20. 20 Năm 2004, TW Hội Liên hiệp Phụ  nữ  Việt Nam tiến hành điều tra   “Thực trạng đời sống và tham gia Hội Phụ  nữ  của phụ  nữ cao tuổi Việt   Nam” [9] ở 7 tỉnh thành trên các vùng miền của cả nước với 557 phụ nữ từ  50 tuổi trở  lên. Thông qua hình thức phỏng vấn về  các thông tin liên quan  đến nhu cầu của phụ nữ cao tuổi và nhận thức của các cấp Hội phụ nữ về  các vấn đề liên quan đến NCT trong cộng đồng. Từ đó đưa ra các giải pháp  đề xuất để phát triển đáp ứng nhu cầu tham gia của Hội viên Hội phụ nữ. Nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình đối với NCT, Tác giả  đã  tiến hành nghiên cứu  tại 3 tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Đắk Lắk của Viện  nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam được xuất bản thành sách “Người   cao tuổi và Bạo lực gia đình” [18] do tác giả  Nguyễn Thế  Huệ  chủ  biên,  nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình đối với NCT, từ đó đã đề  xuất những cơ  chế  pháp lý trong việc xử  phạt hành vi bạo hành đối với  NCT, đề  xuất giải pháp hỗ  trợ  NCT bị  bạo hành. Đây là nghiên cứu giúp   tác giả thêm kiến thức về cuộc sống của NCT hiện nay. Trong “Nghiên cứu, điều tra thực trạng thu nhập và mức sống của   NCT Việt Nam” [28] năm 2004 của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Người  cao tuổi  (Trung  ương Hội NCT Việt Nam). Từ  nghiên cứu đã chỉ  ra đời   sống của NCT còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đời sống của hơn   70% NCT đang sống  ở  nông thôn không hưởng chính sách xã hội hoặc có   lương hưu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Nhà nước ban hành chính sách  trợ  giúp xã hội đối với nhóm người cao tuổi này   giúp NCT cải thiện thu  nhập và mức sống. Cũng về điều tra mức thu nhập và mức sống của NCT   trong “Điều tra thực trạng thu nhập và mức sống của NCT Việt Nam”  [30]  được Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ  trợ  Người cao tuổi (Trung  ương Hội  Người cao tuổi Việt Nam) triển khai thực hiện năm 2005, phạm vi điều tra 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2