intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào hoạt động giám sát của cộng đồng trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những hoạt động nhân viên công tác xã hội đã thực hiện trong quá trình hỗ trợ phụ nữ Êđê tại thành phố Buôn Ma Thuột tham gia vào Ban giám sát cộng đồng trong dựán Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào hoạt động giám sát của cộng đồng trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------- VŨ PHƢƠNG LINH HỖ TRỢ PHỤ NỮ N TỘ T M V O O T ỘN MS T Ủ ỘN ỒNG TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Ơ SỞ H TẦNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN T I THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈN ẮK LẮK LUẬN VĂN T SĨ ÔN T XÃ ỘI Hà Nội - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜN Ọ K O Ọ XÃ Ộ V N N VĂN ------------------------------------------- VŨ PHƢƠNG LINH HỖ TRỢ PHỤ NỮ N TỘ T M V O O T ỘN MS T Ủ ỘN ỒNG TRONG DỰ ÁN PHÁT TRIỂN Ơ SỞ H TẦNG NÔNG THÔN PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN T I THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈN ẮK LẮK Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số : 60 90 01 01 LUẬN VĂN T SĨ ÔN T XÃ ỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng Hà Nội – 2019 1
  3. LỜ M O N Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hỗ trợ tận tình từ phía giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhân xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng một số đánh giá và số liệu và sơ đồ của các tác giả, tổ chức và cơ quan khác cũng đƣợc thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nghiên cứu đảm bảo tính pháp lý, không sử dụng những tƣ liệu của Ngân hàng Châu Á, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan khác khi chƣa đƣợc công bố chính thức trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Nếu có bất kỳ gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 06 năm 2019 Ngƣời cam đoan Vũ Phƣơng Linh 2
  4. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................7 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................9 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................10 1. L o h n t i ..........................................................................................10 2. T ng qu n v t nh h nh nghi n u ....................................................................12 3. ngh nghi n u ......................................................................................17 3.1 ngh a l luận ....................................................................................................17 3.2 ngh a thực tiễn .................................................................................................18 4. M h nhiệm v nghi n u ...................................................................18 4.1 Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................18 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................18 5. it ng h h th v ph m vi nghi n u .....................................................19 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................19 5.2 Khách thể nghiên cứu..........................................................................................19 5.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................19 5.3.1 Phạm vi không gian ...................................................................................19 5.3.2 Phạm vi thời gian.......................................................................................20 5.3.3 Giới hạn nội dung ......................................................................................20 6. u h i v gi thuy t nghi n u .......................................................................20 6.1 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................20 6.2 Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................20 7. h ng ph p nghi n u ...................................................................................21 3
  5. 7.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu ............................................................................21 7.2 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ...............................................................................21 7.3 Phƣơng pháp thảo luận nh m tập trung ..............................................................22 7.4 Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ..............................................................22 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................23 1. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................23 1.1 Các khái niệm công cụ ....................................................................................23 1.2 Lý thuyết áp dụng ...........................................................................................27 1.3 Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên (PRICHP) ....................................................................................................30 1.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ........................................................................31 1.5 Những phong tục tập quán, tín ngƣỡng, văn hoá của dân tộc Êđê .................33 1.6 Khuôn khổ pháp lý và thể chế của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến giới và trong việc thành lập Ban giám sát cộng đồng ...........................................................35 1.7 Những quy định riêng của dự án về việc thành lập Ban giám sát cộng đồng.38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................40 2. Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC ÊĐÊ TRONG DỰ ÁN NÂNG CẤP CSHTNT PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN ....................................41 2.1. Đặc điểm hoạt động giám sát ..........................................................................41 2.1.1. Mục đích và đối tƣợng của hoạt động giám sát ....................................41 2.1.2. Chủ thể của hoạt động giám sát ............................................................42 2.2. Sự tham gia của phụ nữ trong Ban giám sát cộng đồng .................................44 2.2.1. Đánh giá của các cấp lãnh đạo đối với sự tham gia của phụ nữ đồng bào Êđê trong Ban giám sát cộng đồng ..............................................................45 4
  6. 2.2.2. Đánh giá của đồng nghiệp đối với sự tham gia của phụ nữ đồng bào Êđê trong Ban giám sát cộng đồng .....................................................................47 2.2.3. Đánh giá của ngƣời dân vùng dự án đối với sự tham gia của phụ nữ đồng bào Êđê trong Ban giám sát cộng đồng .....................................................50 2.2.4. Đánh giá của phụ nữ đồng bào Êđê về quá trình tham gia Ban giám sát cộng đồng ...........................................................................................................59 2.3 Những rào cản, kh khăn của phụ nữ Êđê khi tham gia hoạt động giám sát cộng đồng ..................................................................................................................63 2.3.1 Nhận định của đồng nghiệp .......................................................................63 2.3.2 Nhận định của ngƣời dân vùng dự án .......................................................65 2.3.3 Nhận định của phụ nữ Êđê trong Ban giám sát cộng đồng .......................68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................74 Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ ÊĐÊ THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG DỰ ÁN ......................................................................................................................75 3.1 Thực trạng hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại phƣờng Ea Tam và Khánh Xuân trong việc hỗ trợ phụ nữ đồng bào Êđê tham gia Ban giám sát cộng đồng ...........................................................................................................................75 3.1.1 Hoạt động với vai trò tuyên truyền viên ...............................................75 3.1.2 Hoạt động với vai trò ngƣời giáo dục ...................................................79 3.1.3 Hoạt động với vai trò nhà tƣ vấn, tham vấn .........................................82 3.1.4 Hoạt động với vai trò ngƣời môi giới (vận động và kết nối nguồn lực) 84 3.1.5 Hoạt động với vai trò ngƣời tạo sự thay đổi .........................................85 3.2 Những yếu tố tác động đến việc thực hiện vai trò của nhân viên CTXH .......87 3.2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc và pháp luật .............................87 3.2.2. Những chỉ đạo định hƣớng của cán bộ lãnh đạo ..................................88 5
  7. 3.2.3. Nhận thức của bản thân nhân viên CTXH đối với ngành nghề của họ 91 3.2.4. Một số hạn chế từ nhận thức của những ngƣời xung quanh về vai trò của nhân viên CTXH ..........................................................................................92 3.3 Những giải pháp hỗ trợ nhân viên CTXH thực hiện tốt vai trò thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ Êđê vào Ban giám sát cộng đồng ............................................93 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................99 KẾT LUẬN .............................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................102 PHỤ LỤC 1: BẢNG TRƢNG CẦU Ý KIẾN NGƢỜI DÂN ................................106 PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM THÀNH VIÊN NỮ ÊĐÊ BAN GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG .....................................................................................113 PHỤ LỤC 3: PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ VÀ NGƢỜI DÂN ...........................132 6
  8. N MỤ TỪ V ẾT TẮT ABD Ngân hàng Châu Á BGSCĐ Ban giám sát cộng đồng CHPs Các tỉnh Tây Nguyên CTXH Công tác xã hội GoV Chính phủ Việt Nam PRICHP Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên 7
  9. N MỤ BẢN Bảng 2.1: Trình độ học vấn của các thành viên Ban giám sát cộng đồng ......... 43 Bảng 2.2: Nghề nghiệp các thành viên trong Ban giám sát cộng đồng .............. 43 Bảng 2.3: Quan điểm của ngƣời dân về sự tham gia Ban giám sát cộng đồng của phụ nữ đồng bào đê ....................................................................................... 52 Bảng 2.4: Quan điểm của ngƣời dân về sự tham gia Ban giám sát cộng đồng của phụ nữ đồng bào đê theo trình độ học vấn.................................................. 53 Bảng 2.5: Nhận thức của ngƣời dân về trách nhiệm hỗ trợ phụ nữ đê của các đơn vị trong cộng đồng ........................................................................................... 58 Bảng 2.6: ánh giá của phụ nữ đê trong Ban giám sát cộng đồng về các điều kiện tập huấn ........................................................................................................... 62 Bảng 2.7: ánh giá của đồng nghiệp về những khó khăn của phụ nữ đê trong quá trình tham gia Ban giám sát cộng đồng ......................................................... 64 Bảng 2.8: ánh giá của ngƣời dân về những tác nhân gây rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ đê trong Ban giám sát cộng đồng .................................... 66 Bảng 2.9: Nhận định của ngƣời dân vùng dự án về những khó khăn của phụ nữ đê khi tham gia Ban giám sát cộng đồng theo giới tính .............................. 67 Bảng 2.10: Nhận định của ngƣời dân vùng dự án về những khó khăn của phụ nữ đê khi tham gia Ban giám sát cộng đồng theo dân tộc ................................ 68 Bảng 2.11: ánh giá của phụ nữ đê về những khó khăn họ gặp phải trong quá trình tham gia Ban giám sát cộng đồng theo thang điểm 10 ....................... 72 8
  10. N MỤ B ỂU Ồ Biểu đồ 2.1: Ảnh hƣởng của phong tục tập quán theo dân tộc đến sự tham gia của phụ nữ đồng bào đê vào các công việc xã hội ............................................. 48 Biểu đồ 2.2: Mức độ nắm bắt thông tin của ngƣời dân về Ban giám sát cộng đồng ............................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.3: ánh giá của ngƣời dân về mức độ ảnh hƣởng của phong tục tập quán đến sự tham gia của phụ nữ đê trong Ban giám sát cộng đồng .............. 55 Biểu đồ 2.4: ánh giá của ngƣời dân về những phong tục tập quán ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ đê trong Ban giám sát cộng đồng ....................... 56 Biểu đồ 2.5: Nhận thức của ngƣời dân về những hình thức hỗ trợ phụ nữ đồng bào đê tham gia Ban giám sát cộng đồng ........................................................... 57 Biểu đồ 3.1: Cách thức tuyên truyền của nhân viên CTXH bán chuyên nghiệp77 9
  11. P ẦN MỞ ẦU 1. Cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản nhằm đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng. Tuy vậy, để những dự án phát triển, nâng cấp sơ sở hạ tầng đến những khu vực nông thôn không phải dễ dàng do nguyên nhân chính xuất phát từ sự kh khăn trong di chuyển, đi lại. Hơn thế nữa, chi phí thực hiện các dự án phát triển, nhƣ chi phí phát triển cho mỗi đối tƣợng hƣởng lợi, đối với các vùng dân cƣ thƣa thớt thƣờng thấp hơn. Chi phí xây dựng ở đây lại cao hơn do địa hình đồi núi phức tạp. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là một yếu tố mang tính thiết yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề này thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt ở những vùng nông thôn kh khăn, không c điều kiện tiếp cận với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại (đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống đƣờng sắt, đƣờng thủy,…) thông qua nguồn vốn của Chính phủ, vốn viện trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nhà tài trợ khác. Nhờ có những dự án đầu tƣ nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nƣớc ta đã c những bƣớc phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, phát triển các l nh vực văn h a, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Nhiều công trình hiện đại đã đƣợc đầu tƣ xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo diện mạo mới của đất nƣớc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Năng lực công nghệ và chất lƣợng nguồn nhân lực trên các l nh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ 626 tầng đƣợc nâng lên [13, tr. 266] Trong các dự án nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, Chủ đầu tƣ luôn nhấn mạnh đến vai trò và sự tham gia của nữ giới vào bộ máy giám sát. Các kế hoạch hành động giới đƣợc xây dựng dựa trên việc cải thiện sự tham gia của nữ giới về cả số lƣợng và chất lƣợng. Những mục tiêu đƣa ra đều dựa trên cơ sở nghiên cứu khảo sát 10
  12. và những hoạt động hỗ trợ đã đƣợc xây dựng trƣớc đ . Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đƣợc triển khai cho thấy việc phát triển có sự tham gia của những ngƣời dân địa phƣơng và đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ chƣa đƣợc thiết lập một cách đầy đủ. Họ chƣa c kinh nghiệm trong việc tham gia vào những hoạt động phát triển xã hội. Kết quả từ Báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2012 thuộc Dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên đã chỉ ra rằng: “Phần lớn các đại biểu dự họp đều có vị trí trong chính quyền xã hoặc bản. Phụ nữ thƣờng ít giữ các vị trí này. Mặc dù c đề nghị các đại biểu nữ trong xã và từ Hội Phụ nữ tham gia phiên họp, nhƣng số lƣợng phụ nữ trong các phiên họp thƣờng ít hơn nhiều so với nam giới”. Những kết quả đề cập ở trên phần nào cho thấy phụ nữ tại khu vực Tây Nguyên (thuộc địa bàn dự án) còn gặp nhiều kh khăn trong việc tham gia các hoạt động chung của cộng đồng cũng nhƣ hoạt động giám sát dự án. Không chỉ phụ nữ giữ các chức vụ tại xã/phƣờng, thôn/bản cảm thấy thiếu tự tin và ít xuất hiện tại các cuộc họp mà những phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số lại càng hiếm c cơ hội đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động giám sát, đánh giá, quản l , lãnh đạo. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến nhóm phụ nữ dân tộc Êđê – một trong những dân tộc có nhiều nét văn h a dân tộc đặc trƣng với đời sống tinh thần phong phú tại khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Việc nghiên cứu về những hoạt động hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trong sự tham gia giám sát cộng đồng là cơ sở tham chiếu vào các hoạt động của ngành công tác xã hội – một ngành khoa học ứng dụng nhằm nghiên cứu về các thực trạng, việc thực hiện các chính sách và chức năng của các nh m đối tƣợng cụ thể. Đồng thời đây cũng là một nghề thực tiễn mà nhân viên công tác xã hội bằng những kiến thức, kinh nghiệm, k năng,… thực hiện bốn vai trò cụ thể: vai trò giáo dục, vai trò điều phối kết nối, vai trò cung cấp dịch vụ và vai trò biện hộ nhằm hỗ trợ cho những ngƣời yếu thế. Công tác xã hội đồng thời cũng là công cụ thực hiện an sinh xã hội hƣớng đến việc đảm bảo cho xã hội công bằng, bền vững và ổn định. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đề xuất cần phải c một nghiên cứu về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc 11
  13. hỗ trợ phụ nữ dân tộc tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động xã hội để từ đ c những phân tích khách quan và rút ra những kinh nghiệm trong việc thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào các hoạt động giám sát trong những dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trong tƣơng lai. Với những l do nêu trên, chúng tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Hỗ tr ph nữ n tộ th m gi v o ho t ộng gi m s t ộng ồng trong D án Phát tri n sở h tầng nông thôn ph c v s n xuất cho các tỉnh Tây Nguyên t i thành ph Buôn Ma Thuột, tỉnh ắk Lắk”. 2. T Trong bối cảnh thế giới đề cao tính bình đẳng giới, ngày càng nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng và hƣớng đến việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động của dự án. Đồng thời, những dự án này đã áp dụng biện pháp tăng cƣờng năng lực để theo dõi những tác động của sự phân biệt giới tính. Các dự án đã đƣa ra những giả thiết và loại bỏ các rào cản khiến phụ nữ và nam giới gặp kh khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng mới. Nghiên cứu tổng quan về 1246 dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng với vốn vay của Ngân hàng Thế giới (1995 – 2009) cho thấy, có sự tiến bộ trong quá trình hội nhập giới trong các hoạt động cơ sở hạ tầng. Trong khi trung bình 14% các dự án cơ sở hạ tầng vào năm 1995 áp dụng một số chú ý về vấn đề giới, thì con số này đã tăng lên 36% vào năm 2009. Nghiên cứu năm 2009 thống kê: Các cặp khu vực nhƣ Đông Á và Thái Bình Dƣơng, Trung Đông và Bắc Phi, Nam Á và Châu Phi đều có các mối quan tâm về giới trong kế hoạch của ít nhất 50% các dự án cơ sở hạ tầng của họ [34, tr. ix]. Các hoạt động trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc thiết kế dựa trên nhu cầu và ràng buộc giữa phụ nữ và nam giới nhằm tăng cƣờng cơ hội cho phụ nữ đƣợc làm việc trong các hoạt động cộng đồng một cách chính thức. Đồng thời, các hoạt động dự án cũng nhằm nâng cao vai trò ra quyết định của phụ nữ, hỗ trợ họ nâng cao tiếng nói của mình trong xã hội. Nhiều dự án đƣợc xây dựng và yêu cầu đảm bảo phụ nữ và nam giới đều đƣợc tham gia vào các công việc xây dựng liên quan đến dự án và các nhóm giám sát và bảo trì. Một số dự án cũng cung cấp đào 12
  14. tạo k năng, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và thị trƣờng và tạo điều kiện tiếp cận với các hoạt động ở cấp độ vi mô. Theo kết quả tổng hợp của Ngân hàng Thế giới, lợi ích đem lại từ sự tham gia bình đẳng của nam giới và nữ giới trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đã giúp các thiết kế đƣợc cải thiện, triển khai hiệu quả hơn, minh bạch hơn và trách nhiệm trong xây dựng và bảo trì, cũng nhƣ kết quả tốt hơn và bền vững hơn. Nghiên cứu Kinh nghiệm giới trong dự án nƣớc và vệ sinh ở Peru đã cho thấy những thay đổi tích cực trong sự tham gia của nữ giới vào các công việc trong dự án. Dự án này nhằm mở rộng cấp nƣớc và vệ sinh cho hơn 800.000 ngƣời ở khu vực nông thôn của đất nƣớc Peru. Mục tiêu phát triển dự án đã khẳng định rằng việc cung cấp nƣớc đầy đủ và bền vững chỉ có thể đạt đƣợc bằng cách trao quyền và cung cấp cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái là những ngƣời hƣởng lợi chính bằng cách tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và quản l các chƣơng trình thuộc dự án. Thông qua những nghiên cứu tiền khả thi dự án, một kế hoạch về việc bổ sung lực lƣợng nữ giới vào công tác giám sát và triển khai công tác phát triển cơ sở hạ tầng nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn cho khu vực. Kết quả sau khi dự án kết thúc kết luận: Quyền tham gia và sự trao quyền cho phụ nữ đã và đang g p phần quan trọng vào sự bền vững của địa phƣơng [32, tr. 17]. Không những thế, nhiều phụ nữ trong khu vực dự án đã đảm nhận các vị trí lãnh đạo mới trong những ngôi làng nơi họ sinh sống với tƣ cách là thành viên trong Ủy ban sử dụng nƣớc và các nhóm y tế địa phƣơng. Nhiều phụ nữ đƣợc phân công vai trò thủ qu cho các chƣơng trình tín dụng luân chuyển. Thông qua những hoạt động mà phụ nữ Peru đã cùng tham gia, có thể thấy rõ vai trò của họ trong hoạt động kiếm thu nhập, từ đ nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng của họ. Theo Maria Teresa Gutierrez và Maria Kuiper (Tổ chức Lao động Quốc tế) đƣa ra những phân tích trong nghiên cứu Phụ nữ trong các công trình cơ sở hạ tầng: Thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển nông thôn [33, tr. 3], có sự khác nhau giữa tỷ lệ công nhân xây dựng là phụ nữ giữa các chƣơng trình công trình công cộng, giữa các vùng, cũng nhƣ từ khu vực dự án này sang khu vực dự án khác 13
  15. và giữa các loại cơ sở hạ tầng trong cùng một chƣơng trình trong cùng khu vực hoặc tỉnh. Trong nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố cơ bản gây ra những rào cản, khó khăn cho phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ nông thôn, phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng, nh m dân tộc thiểu số. Từ những kh khăn mà nghiên cứu đã chỉ ra, những tác giả đã đƣa ra những phƣơng án hỗ trợ để giảm thiểu những kh khăn cho phụ nữ trong quá trình tham gia vào các hoạt động trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Họ đƣợc khuyến khích tham gia vào các hoạt động xã hội, đƣợc hỗ trở trong tuyển dụng, trả lƣơng một cách công bằng và đề xuất tham gia trực tiếp vào công tác giám sát công trình. Bởi lẽ, các hoạt động giám sát sẽ khắc phục đƣợc khó khăn về mặt thời gian của phụ nữ. Bản thân họ sẽ chủ động sắp xếp thời gian hơn. Đồng thời, các tổ chức phi chính phủ cũng đƣa ra những khuyến khích về sự tham gia đầy đủ của cả nam giới và nữ giới trong quá trình vận hành và bảo trì trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Dự án Năng lƣợng hộ gia đình và tiếp cận nông thôn toàn cầu (HEURA) [34, tr. 51] đã thu hút sự tham gia của phụ nữ - chiếm khoảng 45% số thành viên tham gia trong các hợp tác xã đƣợc thành lập với tƣ cách thành viên thị trƣờng gỗ ở nông thôn. Đồng thời, phụ nữ cũng là những nhà cung cấp chính của các vƣờn ƣơm. Các nền tảng đa chức năng đã giải phóng 2-6 giờ trong một ngày cho những ngƣời phụ nữ nông thôn. Điều này cũng đồng ngh a với việc cung cấp các cơ hội tạo thu nhập, nâng chủ sở hữu thu nhập hàng năm từ 40 đô la M lên 100 đô la M cho họ. Kết quả cuối cùng từ dự án cho thấy những nỗ lực của Ban quản lý dự án cũng nhƣ những thành viên trực tiếp triển khai dự án. Những nỗ lực này đã g p phần hỗ trợ phụ nữ, tạo tâm thế chủ động cho họ và nâng cao năng lực, vị thế của họ trong công cuộc nâng cao thu nhập. Dự án quản lý năng lƣợng có sự tham gia bền vững của Sénégal [34, tr. 51-52] (Từ năm 1997 đến năm 2004) đã cho thấy những vai trò của ngƣời phụ nữ vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi các hoạt động chăn nuôi gia súc và gỗ lớn chủ yếu do nam giới lãnh đạo, tất cả các hoạt động khác thƣờng đƣợc phụ nữ quản l và điều hành trực tiếp. Thống kê từ dự án, hơn 3,7 triệu đô la M (30%) 14
  16. là do các hoạt động kinh tế do phụ nữ lãnh đạo. Việc nhắm mục tiêu vào hoạt động giám sát, quản lý, hỗ trợ tổ chức và thể chế, và tài trợ đầu tƣ trực tiếp cho cộng đồng nông thôn dựa trên tiêu chí cân bằng giới, dự án đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm, vai trò của phụ nữ. Đồng thời, dự án cũng chứng minh rằng năng lực hấp thụ không phải là vấn đề. Hoạt động trao quyền của phụ nữ đƣợc đánh giá c hiệu quả cao trong dự án Ấn ộ: Dự án giao thông đô thị Mumbai (từ năm 2002 đến năm 2009) [34, tr. 57]. Dự án đã đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động phát triển xã hội. Quan trọng hơn, thành viên và lãnh đạo của nó đƣợc phân bổ hầu nhƣ chỉ dành cho phụ nữ trong khu ổ chuột. Làm việc cùng nhau, phụ nữ đã c thể trao quyền cho chính mình. Các tổ chức dựa vào cộng đồng đã thực hiện một loạt các cuộc điều tra kinh tế xã hội cơ bản đƣợc sử dụng để tập hợp các hộ gia đình thành các cụm, để đƣợc tái định cƣ tập thể, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, vì sự tƣơng tác của họ thƣờng bị hạn chế trong các hộ gia đình và khu phố lân cận. Các kế hoạch tái định cƣ đảm bảo rằng những ngƣời phụ nữ tái định cƣ c thể tiếp tục các hệ thống hỗ trợ và các hoạt động kinh tế mà họ c trƣớc khi tái định cƣ. Thiết kế Dự án quản lý thành phố phi tập trung thứ hai của Belarut (Từ năm 2006 đến năm 2011) [34, tr. 62] đã tập trung vào việc đƣa phụ nữ gần hơn với nhiều hoạt động ra quyết định. Các tổ chức phụ nữ đ ng vai trò quan trọng trong việc xác định các hộ nghèo để phục vụ, quản lý các ki-ốt. Đồng thời, phụ nữ cũng tham gia vào bộ máy quản l và giám sát các đơn vị tƣ nhân nhƣ: Nêu kiến và tiến hành biểu quyết với các mức dịch vụ và thuế quan, giám sát nhà điều hành tƣ nhân về cấp nƣớc (Tổ chức bởi Ngân hàng Thế giới năm 2008). Ngoài ra, dự án phối hợp chặt chẽ với Chƣơng trình AIDS đa ngành (MAP), để các vấn đề về giới trong HIV/AIDS đƣợc đánh giá và giải quyết khi thực hiện dự án (Tổ chức bởi Ngân hàng Thế giới năm 2006). Ngoài những dự án nghiên cứu về phụ nữ và phụ nữ đồng bào thiểu số trong những vai trò và trách nhiệm đối với cộng đồng, một số nghiên cứu còn tìm hiểu về đặc điểm của những ngƣời phụ nữ dân tộc đê và đƣa ra những 15
  17. luận điểm khác nhau về tầm quan trọng của ngƣời phụ nữ trong các gia đình đồng bào đê: Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn về Bình đẳng giới trong gia đình ngƣời dân tộc đê ở ắk Lắk tại Tạp chí Xã hội học số 2 năm 2012 đã đƣa ra những phân tích dựa trên cơ sở thực tiễn với những số liệu khảo sát về tính bình đẳng giới trong các gia đình ngƣời dân tộc Êđê tại Đắk Lắk. Tác giả nghiên cứu đã khẳng định những ngƣời phụ nữ Êđê luôn đ ng vai trò quan trọng trong các công việc của gia đình. Chế độ mẫu hệ cũng đƣợc nhìn nhận một cách trực quan qua lăng kính của nhà nghiên cứu. Tác giả nhận định, chế độ mẫu hệ không phải là sự phủ nhận nam quyền hay việc hạ thấp vai trò của ngƣời đàn ông và suy tôn nữ quyền. Mà ngƣợc lại, vai trò của ngƣời phụ nữ và ngƣời đàn ông vẫn có sự song hành cộng sinh lẫn nhau khi mà mỗi phái mang trong mình những nhiệm vụ khác nhau. Ngƣời phụ nữ - gắn lền với thiên chức của ngƣời làm vợ, làm mẹ, quyết định các việc lớn trong gia đình; còn ngƣời đàn ông đi lấy vợ - gắn liền với việc gánh vác những công việc nặng nhọc, kh khăn trong gia đình. Sự cộng sinh này làm bật lên những ƣu thế của 2 giới tính khác nhau nhƣng cùng nhau kết hợp để phát triển gia đình của ngƣời đồng bào Êđê. Theo tác giả, ở một khía cạnh nào đ , c thể nói trong xã hội hiện đại ngày nay, chế độ mẫu hệ này đang đƣợc giao thoa với chế độ phụ quyền phổ biến của ngƣời Kinh và nó tạo ra một sự bình đẳng tƣơng đối trong mối quan hệ vợ - chồng trong các gia đình ngƣời Ê đê sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk [9, tr. 88]. Nghiên cứu về ịa vị phụ nữ và sức khỏe sinh sản nghiên cứu so sánh giữa hai dân tộc Thái và đê của tác giả Đoàn Kim Thắng và Nguyễn Lan Phƣơng đã đƣa ra những so sánh về chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của các gia đình theo chế độ Mẫu hệ và Phụ hệ. Các yếu tố nhƣ văn h a vùng, thiết chế phong tục tập quán, nhu cầu về sức khỏe lao động, những quy định về văn h a xã hội đã khiến cho địa vị của ngƣời phụ nữ dân tộc Êđê bị đảo ngƣợc. Theo tác giả, mặc dù sống trong thiết chế của chế độ mẫu hệ nhƣng địa vị thực sự của ngƣời phụ nữ Êđê lại không đƣợc đánh giá về tầm quan trọng nhƣ những gì chế độ mẫu hệ đã định ra. Không những thế, thực tế đã đƣợc chứng minh trong nghiên cứu cho thấy mặc dù 16
  18. chế độ mẫu hệ coi ngƣời đàn ông chỉ để giải quyết nhu cầu về sức lao động cơ bắp nhƣng trên thực tế, những công việc gia đình quan trọng lại do những ngƣời đàn ông quyết định. Sự quá tải trong công việc thuộc phạm vi, quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời phụ nữ Êđê cũng đƣợc cho là một lý do khiến địa vị của họ bị giảm đi. Từ những dẫn chứng đƣợc nêu ra trong nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất hai biện pháp chính nhằm nâng cao địa vị của ngƣời phụ nữ dân tộc Êđê trong các gia đình. Thứ nhất, việc nâng cao các hoạt động truyền thông về nâng cao độ tuổi kết hôn và quản l hành chính đã đƣợc thực hiện tốt, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Thứ hai, việc tăng cƣờng thông tin truyền thông phù hợp với những đặc thù cơ bản của khu vực sinh sống nhƣ địa lý, phong tục tập quán,… cũng sẽ góp phần hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê đảm bảo những yêu cầu cơ bản trong việc chăm s c sức khỏe sinh sản [8, tr. 72]. Có thể thấy, có rất nhiều những dự án phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc triển khai trên Thế giới và ở Việt Nam. Những dự án này không chỉ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và còn hƣớng đến việc nâng cao năng lực cho phụ nữ. Thông qua những kế hoạch và hoạt động thực tiễn đƣợc triển khai, kết quả đánh giá cho thấy phụ nữ khi tham gia vào các hoạt động quản l , giám sát đã phát huy đƣợc quyền chủ động của bản thân, góp phần lớn vào sự cải thiện trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội tại địa bàn các dự án. Tuy vậy, những nghiên cứu chủ yếu nhằm mục đích xác định vai trò của những phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số trong hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mà chƣa c những đánh giá, phân tích về vai trò của những nhân tố tác động đến việc thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các ban ngành trong các dự án. Do đ , cần phải có những nghiên cứu để tìm hiểu về vai trò của những nhân tố tác động, cải thiện thực trạng tham gia của phụ nữ và phụ nữ dân tộc thiểu số vào ban giám sát, phát triển hạ tầng. 3. u - Kết quả nghiên cứu g p phần làm sáng tỏ một số l thuyết khoa học nhƣ: thuyết vai trò, thuyết trao quyền 17
  19. - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc thực hiện hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào Ban giám sát cộng đồng của dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và các Ban ngành ở nhiều cấp độ khác nói chung. - Trên thực tế hiện nay, không ít ngƣời cho rằng các hoạt động hỗ trợ cho các nh m đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng không cần đến sự tham gia của nhân viên công tác xã hội. Do đ , kết quả nghiên cứu sẽ làm thay đổi cách nhìn sai lệch về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ các nh m đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội ngày nay. - Kết quả nghiên cứu góp phần giúp ngƣời đọc có thêm một góc nhìn về những rào cản, kh khăn của phụ nữ dân tộc Êđê trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội - Đ ng g p cơ sở dữ liệu cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận của công tác xã hội đối với phụ nữ dân tộc thiểu số - Đƣa ra những giải pháp mới mang tính ứng dụng vào tình hình thực tế hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội cũng nhƣ hỗ trợ Êđê tham gia vào Ban giám sát cộng đồng. 4. ệm Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những hoạt động nhân viên công tác xã hội đã thực hiện trong quá trình hỗ trợ phụ nữ Êđê tại thành phố Buôn Ma Thuột tham gia vào Ban giám sát cộng đồng trong dự án Nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên. 4.2 N ệm - Nhận diện đặc điểm và khả năng tự tham gia vào Ban giám sát cộng đồng của phụ nữ đồng bào Êđê sinh sống ở địa bàn thực hiện dự án Phát triển cơ sở hạ 18
  20. tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột - Tìm hiểu các rào cản đối với phụ nữ dân tộc Êđê trong quá trình tham gia vào Ban giám sát cộng đồng thuộc dự án - Xác định các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê - Xác định vai trò của các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê và tham chiếu những vai trò đ với vai trò của nhân viên công tác xã hội (nghiên cứu coi các ngƣời thực các hoạt động hỗ trợ là nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp) - Đề xuất các hoạt động nhằm trợ giúp phụ nữ dân tộc Êđê tham gia Ban giám sát cộng đồng không chỉ ở dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên mà còn nhiều những dự án trong tƣơng lai khác một cách c hiệu quả. 5. m Hoạt động hỗ trợ phụ nữ dân tộc Êđê tham gia vào hoạt động giám sát của cộng đồng trong Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - Phụ nữ dân tộc Êđê tham gia Ban giám sát cộng đồng của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên tại 2 phƣờng Ea Tam và Khánh Xuân thuộc thành phố Buôn Ma Thuột - Cán bộ giới và cán bộ có trách nhiệm liên quan tại UBND phƣờng Ea Tam và Khánh Xuân. m 5.3.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại 2 phƣờng: Ea Tam và Khánh Xuân thuộc Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thực tế, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên đƣợc triển khai trên 9 phƣờng/xã trên toàn tỉnh Đắk Lắk. Tại thành 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2