Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại quận Đống Đa
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng, những yếu tố ảnh hưởng tới việc hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại quận Đống Đa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI NGỌC HÀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Công tác xã hội Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI NGỌC HÀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng Hà Nội - 2020
- Mục Lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn .............................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu...................................................... 5 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 5 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................. 12 1.1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................... 12 1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu về hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng ............................................................. 21 1.2.1. Các khái niệm công cụ chính của đề tài .............................................. 21 1.2.1.1. Người khuyết tật và người khiếm thị ........................................... 21 1.2.1.2. Lao động và việc làm................................................................... 25 1.2.1.3. Phục hồi chức năng và phục hồi chức năng lao động. .................. 26 1.2.1.4. Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị....................... 28 1.2.1.5. Dựa vào cộng đồng...................................................................... 28 1.2.1.6. Nhu cầu và nguồn lực hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị. ....................................................................................... 29 1.2.1.7. Hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng ................................................................................................ 31 1.2.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 32 1.2.2.1. Lý thuyết nhu cầu ........................................................................ 32 1.2.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái......................................................... 34 1.2.2.3. Mô hình phát triển cộng đồng với tư cách dựa vào cộng đồng ..... 36 1.3. Chính sách phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị của Nhà nước ........................................................................................... 38 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 40 1.5. Chân dung xã hội của người khiếm thị tại quận Đống Đa. ..................... 42 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 44
- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG .................................................................. 45 _Toc47080300 2.1. Thực trạng về lao động, việc làm của người khiếm thị tại địa bàn nghiên cứu. ... 46 2.1.1. Mức độ quan tâm đến lao động, việc làm của người khiếm thị và vai trò của lao động, việc làm đối với người khiếm thị tại cộng đồng. ............ 46 2.1.2. Tình hình lao động, việc làm của người khiếm thị tại địa bàn. ........ 47 2.2. Thực trạng về hoạt động hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng ................................................................................... 59 2.2.1. Thực trạng về hoạt động hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng. ................................................................... 63 2.2.1.1. Những hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng........................................................................... 63 2.2.1.2. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. ................................................................................. 73 2.2.1.3. Những khó khăn của hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. ...................................... 75 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 79 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TRONG CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI VIỆC HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ. ........................................................... 80 3.1. Vai trò của cá nhân người khiếm thị trong việc phục hồi chức năng lao động tại cộng đồng ...................................................................................... 80 3.2. Vai trò của các hệ thống trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị. ................................................................................... 82 3.2.1. Vai trò của gia đình, bạn bè. ........................................................... 88 3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể. .................. 89 3.2.3. Vai trò của các tổ chức xã hội, các tổ chức dành cho người khiếm thị. . 90 3.2.4. Vai trò của các đơn vị kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn quận....................................................................................................... 92 3.2.5. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội. ........................................... 93 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 101 PHỤ LỤC ................................................................................................... 1140
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Trịnh Văn Tùng. Việc trích dẫn trong luận văn đã được thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có việc sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Người thực hiện Bùi Ngọc Hà
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, cô giáo Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; lãnh đạo và Cán bộ, hội viên Hội Người mù Việt Nam, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Trịnh Văn Tùng. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy./. Học viên Bùi Ngọc Hà
- DANH MỤC VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội NKT Người khiếm thị PHCN Phục hồi chức năng PHCNLĐ Phục hồi chức năng lao động
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình trạng đi làm của người khiếm thị tại cộng đồng hiện nay…43 Bảng 2.2. Mức độ hiệu quả của các hoạt động phục hồi chức năng lao động dựa vào cộng đồng (%)……………………………………………………..60 Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của người khiếm thị về các hoạt động phục hồi chức năng lao động tại cộng đồng (%)……………………………………..62
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2 1. Nguồn thông tin việc làm và thị trường lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng (%)…………………………………………………40 Biểu đồ 2.2. Nguồn lực hỗ trợ thông tin về việc làm và thị trường lao động (%)…………………………………………………………………………...41 Biểu đồ 2.3. Vai trò của lao động, việc làm đối với người khiếm thị (%)…..42 Biểu đồ 2.4. Các hình thức việc làm đã và đang tham gia(%)………………44 Biểu đồ 2.5. Thu nhập bình quân 1 tháng của người khiếm thị (%)…………45 Biểu đồ 2.6. Các lĩnh vực PHCN mà NKT đã từng tham gia (%)……….......47 Biểu đồ 2.7. Các hoạt động PHCN mà NKT đã tham gia (%)………………48 Biểu đồ 2.8. Địa điểm PHCN cho người khiếm thị (%)……………………..49 Biểu đồ 2.9. Cách hiểu của người khiếm thị về PHCNLĐ (%)……………...51 Biểu đồ 2.10. Việc thực hiện PHCN lao động cho NKT (%)………………..53 Biểu đồ 2.11. Các hoạt động PHCN lao động về nhận thức (%)…………….55 Biểu đồ 2.12. Các hình thức hỗ trợ PHCN lao động về xã hội cho NKT tại cộng đồng (%)..………………………………………………………………56 Biểu đồ 2.13. Nguồn lực hỗ trợ PHCN lao động cho NKT tại cộng đồng…..58 Biểu đồ 2.14. Sự thay đổi của bản thân NKT sau khi được hỗ trợ PHCN lao động (%)……………………………………………………………………..61 Biểu đồ 2.15. Các chức năng lao động mà NKT có nhu cầu được hỗ trợ…...63 Biểu đồ 2.16. Nhu cầu nâng cao nhận thức của NKT (%)…………………..64 Biểu đồ 2.17. Những rào cản trong quá tình tìm kiếm việc làm của NKT…..65 Biểu đồ 2.18. Vai trò các tổ chức xã hội của NKT…………………………..73
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người khuyết tật được coi là một trong những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Vì tình trạng khuyết tật khiến họ phải chịu những thiệt thòi trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội như sức khỏe kém hơn, các cơ hội tiếp cận về giáo dục kém hơn, mức độ tham gia kinh tế ít hơn và nghèo khổ hơn những người không khuyết tật. Theo số liệu năm 2015 của Liên Hợp Quốc, số người khuyết tật trên thế giới khoảng 1 tỷ trong số 7,3 tỷ người, chiếm 13,6% tổng dân số. Nếu cộng cả số người trong gia đình của người khuyết tật thì số dân toàn cầu có liên quan chiếm khoảng 25% và phần lớn trong số họ là những người nghèo và không tiếp cận được các dịch vụ cơ bản cho người khuyết tật.[10] Tại Việt Nam, tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 đã phân loại khuyết tật thành 4 dạng cơ bản, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm xấp xỉ 7,8% dân số, tương đương gần 6,1 triệu người, trong đó có 385 nghìn người khuyết tật nặng.[35] Năm 2010 ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích...[16]. Khuyết tật nhìn (hay khiếm thị) thuộc một trong số các loại hình khuyết tật của con người. Số liệu từ WHO cho thấy, trên thế giới hiện nay có trên 285 triệu người mù và suy giảm thị lực, trong đó 39 triệu người mù và 246 triệu người suy giảm thị lực ở mức trung bình hoặc nặng. Hiện có 90% số người mù sống ở các nước thu nhập thấp, 80% số người bị suy giảm thị lực có thể phòng, chữa được; 65% trong tổng số người suy giảm thị lực là người trên 50 tuổi - trong khi tổng số người trong nhóm tuổi này chỉ chiếm 20% trên thế giới.[29] 1
- Tại Việt Nam, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, hiện có trên 409.000 người mù lòa, 1/3 trong số này là những người nghèo không có tiền điều trị, 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được (bao gồm 69% là có thể chữa được và 15% có thể phòng ngừa được).[29] Xã hội ngày càng phát triển về những công nghệ hiện đại về y học và khoa học, những khó khăn của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng cũng dần được khắc phục. Do vậy, họ dễ dàng hòa nhập và lao động tại cộng đồng. Lao động và việc làm là một trong những nhu cầu của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Một trong những kiến nghị của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam đó là “Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật giúp người khuyết tật nâng cao vị thế, tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống”.[18]. Kiến nghị chính sách đó với mục đích nhằm tác động tích cực tới người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, giúp họ có thêm nhiều động lực để tham gia lao động tại cộng đồng. Hiện nay trên địa bàn quận Đống Đa có nhiều tổ chức liên quan đến người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, có nhiều các cơ quan, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động khiếm thị. Tuy nhiên, chưa có mô hình nào hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. Khi tiến hành phỏng vấn ông Đ.T.T – Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam, ông cho biết hiện nay mới có các mô hình doanh nghiệp người khiếm thị, chủ yếu là các ngành nghề xoa bóp bấm huyệt, mây tre đan hoặc đính kết hạt cườm, đá,… tuy nhiên quy mô của những mô hình đó đều chưa lớn. Mặt khác, hiện nay, tại cộng đồng mới chỉ tập trung vào hỗ trợ người khiếm thị về mặt thực thể và tâm lý, còn chưa chú trọng tới khía cạnh về nhận thức và xã hội. Vì vậy, hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị trên địa bàn quận là một trong những mục tiêu mà các tổ chức xã hội 2
- (như Hội người khuyết tật, Hội người khiếm thị quận Đống Đa,… hướng đến. Với những thực trạng nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng tại quận Đống Đa, Hà Nội", làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn nghiên cứu này qua việc thu thập thông tin thực tế trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 2. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài “Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu tại quận Đống Đa, Hà Nội” góp phần cung cấp thêm một góc nhìn mới về phục hồi chức năng lao động cho một nhóm xã hội đặc thù. Bằng việc phân tích vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn công tác xã hội trên cơ sở một số lý thuyết được vận dụng như Lý thuyết về nhu cầu, Lý thuyết hệ thống sinh thái, Mô hình phát triển cộng động với tư cách dựa vào cộng đồng, nghiên cứu này sẽ đưa ra một số kết luận khái quát về PHCN cho Người khiếm thị. Những kết luận khái quát này góp phần mở rộng sự hiểu biết mang tính lý luận về một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội của người khiếm thị - cho đến nay lĩnh vực này chưa được nghiên cứu thỏa đáng ở Việt Nam dưới góc nhìn Công tác xã hội. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đề tài “Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng nghiên cứu tại quận Đống Đa, Hà Nội” là việc làm thực sự có ý nghĩa thực tiễn trên các bình diện cụ thể sau đây. Thứ nhất, bằng việc chỉ ra thực trạng đời sống xã hội, cụ thể là đời sống lao động của người khiếm thị, những khó khăn mà họ gặp phải trong lao động, nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hình thành thái độ đúng đắn hơn của cộng đồng xã hội và các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội đối với một trong những nhu cầu lao động của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Thứ hai, qua việc đánh giá được mức độ chuyên nghiệp trong các hoạt động, 3
- dịch vụ liên quan đến phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị từ góc nhìn Công tác xã hội, nghiên cứu này sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của các hoạt động, dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động và việc làm của người khiếm thị. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần làm cơ sở trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp người khiếm thị tham gia lao động và việc làm dưới sự hỗ trợ của các dịch cụ cộng đồng. Cuối cùng, cần phải nói thêm rằng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo, tài liệu học tập phục vụ đào tạo, tập huấn trong các chương trình đào tạo, tập huấn Công tác xã hội; đặc biệt là CTXH với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng, những yếu tố ảnh hưởng tới việc hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả thực trạng về hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị hiện nay tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị hiện nay tại địa bàn nghiên cứu. - Khảo sát nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng lao động của người khiếm thị. - Phân tích những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị. - Đánh giá nguồn lực, mức độ chuyên nghiệp của các hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng. - Phân tích vai trò của các cá nhân, tổ chức trong việc hỗ trợ PHCN lao động 4
- cho người khiếm thị tại cộng đồng 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Người khiếm thị tại quận Đống Đa - Người thân, người chăm sóc của những người khiếm thị. - Các cơ sở dạy nghề dành cho người khiếm thị - Các cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa đang có người lao động khiếm thị. - Các tổ chức xã hội như Hội người khuyết tật, Hội người mù,… - Các tổ chức chính trị - xã hội tại quận Đống Đa. - Y bác sĩ tại các bệnh viện hoặc trung tâm PHCN chăm sóc thực thể cho người khiếm thị. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: từ năm 2017 đến năm 2020. Phạm vi không gian: đề tài thu thập thông tin từ Phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận Đống Đa, Hội người mù Việt Nam, Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội,… Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng; những yếu tố rào cản, khó khăn đối với hoạt động hỗ trợ PHCN lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng; tìm hiểu những nhu cầu của họ và từ đó, đề xuất giải pháp để cải thiện hoạt động hỗ trợ PHCN lao động dựa vào cộng đồng cho người khiếm thị đạt hiệu quả tốt hơn. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động 5
- hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng? - Những khó khăn trong việc hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng là gì? - Những nhu cầu của người khiếm thị trong quá trình phục hồi chức năng lao động tại cộng đồng là gì? Các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng hỗ trợ PHCNLĐ cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng như thế nào? - Những nguồn lực hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng là gì? Nhân viên Công tác xã hội và các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng đóng vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ PHCNLĐ cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu o Giả thuyết thứ nhất: Hiện nay, hoạt động phục hồi chức năng lao động cơ bản do đội ngũ y, bác sỹ, gia đình hỗ trợ thực hiện và hội người mù thực hiện, chưa phát huy được hệ thống chính trị vào cuộc. Số ít người khiếm thị trên địa bàn phường tìm kiếm được việc làm, hoặc những người đang lao động thì chỉ ở mức thu nhập trung bình trở xuống. o Giả thuyết thứ hai: Sự kỳ thị, sự tự kỳ thị và những khó khăn trong tìm kiếm việc làm là những yếu tố rào cản quan trọng nhất ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị tại quận Đống Đa. Những người khiếm thị gặp khó khăn do bị kì thị về khiếm khuyết, do họ chưa có điều kiện tiếp cận học nghề và chưa được kết nối phù hợp. o Giả thuyết thứ ba: Nhu cầu của người khuyết tật trong việc phục hồi chức năng lao động thể hiện ở việc họ sẽ được đào tạo nâng cao tay nghề, kết nối với các cơ sở để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho họ. Đối với những người đang tham gia lao động thì họ có thể tiếp cận với những việc làm tạo ra thu nhập cao hơn, ổn định cuộc sống bình thường. o Giả thuyết thứ tư: Hiện nay, những người khiếm thị mới chỉ làm việc trong các cơ sở của người thân, bạn bè, hoặc được gia đình đầu tư để kinh doanh mà chưa có những tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ hay nhiều cơ sở khác tuyển dụng. Đã có một số chính sách liên quan đến lao động, việc làm dành cho người khuyết tật nói 6
- chung và người khiếm thị nói riêng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chưa triệt để và chưa có sự tham gia của Công tác xã hội chuyên nghiệp. o Giả thuyết thứ năm: Đối với vấn đề phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị, Nhân viên xã hội có thể đóng vai trò như sau: + Nhà nghiên cứu, đánh giá thực trạng lao động, việc làm của người khiếm thị hiện nay; ngoài ra, NVXH còn phải đánh giá được nhu cầu phục hồi chức năng lao động của người khiếm thị. + Bên cạnh vai trò đánh giá, NVXH còn là người kết nối, vận động nguồn lực tới những người khiếm thị để họ có thêm nhiều cơ hội phát triển bản thân. + Nhân viên xã hội còn là nhà tham vấn, tư vấn tâm lý mỗi khi người khiếm thị gặp khó khăn về tâm lý, khiến họ cảm thấy chán nản và mất phương hướng. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Xuất phát điểm nghiên cứu đề tài của tôi dựa trên cơ sở nền tảng phương pháp luận. Nó giúp định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ Phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. Nhằm chứng minh cho tính tất yếu, khách quan của vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận khoa học để nhận thức, xem xét vị trí và mối quan hệ biện chứng của người khiếm thị trong các nhóm hệ thống, đặc biệt là gia đình và cộng đồng. Theo đó, người khiếm thị cũng được xem là một thành viên trong cộng đồng, họ cũng có những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội. Tuy nhiên, những chức năng đó của họ đang bị thiếu hụt một phần. Do vậy, sự tác động tích cực của gia đình, cộng đồng tới những người khiếm thị sẽ giúp cho họ bù đắp và cải thiện những thiếu hụt đó, giúp họ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và tham gia vào các hoạt động xã hội tại cộng đồng. Bên cạnh đó, khi nhận được những tác động tích cực, người khiếm thị sẽ được cải thiện bản thân và có những đóng góp lại cho cộng đồng và xã hội. Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa người khiếm thị và cộng đồng là vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng lao động cho những người 7
- khiếm thị. Nhân viên công tác xã hội cần dựa trên phương pháp luận này để xem xét các vấn đề của người khiếm thị trong mối quan hệ với cộng đồng, từ đó, họ mới phát huy được các nguồn lực cộng đồng để đạt được mục tiêu hỗ trợ phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để có các dẫn chứng, căn cứ cho nhưng luận điểm mà tác giả đưa ra. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo từ sách, báo, luận văn thạc sĩ, các luận án Tiến sĩ...chọn lọc những kiến thức và thông tin thiết thực, phục vụ cho việc giải thích và làm rõ những quan điểm, lý thuyết liên quan đến đề tài luận văn. Phương pháp này được sử dụng bằng cách tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu có sẵn từ những bài báo khoa học (Ví dụ: Tạp chí Giáo dục và xã hội, Tạp chí Tâm lý học, Tạp chí Khoa học xã hội…), các luận văn Thạc sỹ, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học có liên quan đến vấn đề Công tác xã hội với người khuyết tật, các bài viết liên quan đến người khuyết tật hoặc người khiếm thị trong và ngoài nước. Các nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: - Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt về vấn đề lao động và việc làm của người khuyết tật, người khiếm thị… - Văn bản pháp lý: Pháp lệnh về Người khuyết tật, Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật 2006, Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010. - Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về người khuyết tật, người khiếm thị, lao động và việc làm của người khiếm thị, phục hồi chức năng lao động dựa vào cộng đồng của người khuyết tật, người khiếm thị của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Trong khuôn khổ của đề tài, 17 phỏng vấn sâu đã được thực hiện nhằm thu thập thông tin định tính phục vụ mục đích nghiên cứu. Trong số 17 phỏng vấn sâu, 8
- có 08 phỏng vấn sâu đối với những người khiếm thị trên địa bàn quận. Ngoài 08 phỏng vấn sâu đối với người khiếm thị, 04 cán bộ thuộc các trung tâm dạy nghề và tổ chức xã hội dành cho người khiếm thị; 03 người thân của người khiếm thị tại cộng đồng, là những người trực tiếp chăm sóc, người đỡ đầu hoặc sống cùng với người khiếm thị cũng đã được phỏng vấn; 02 bác sĩ làm tại các cơ sở y tế. Nội dung của các cuộc phỏng vấn sâu tập trung thu nhận những thông tin định tính về thực trạng việc hỗ trợ PHCN lao động dựa vào cộng đồng của người khiếm thị, nguồn lực hỗ trợ PHCN lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng, vài trò của CTXH trong việc hỗ trợ PHCN lao động cho người khiếm thị tại cộng đồng. 6.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đối với luận văn, phương pháp này được sử dụng đối với những người khiếm thị trong độ tuổi lao động trên địa bàn quận Đống Đa. Việc khảo sát bảng hỏi đối với những lao động là người khiếm thị, người khảo sát sẽ hỗ trợ đọc phiếu và các đáp án lựa chọn để người được phỏng vấn hiểu và lựa chọn phương án trả lời phù hợp. Tổng số phiếu hỏi phát ra là 110 phiếu, tương ứng với 110 người khiếm thị trong độ tuổi lao động trên địa bàn quận. Về cấu trúc bảng hỏi, bảng hỏi có 28 câu. Cấu trúc của bảng hỏi cụ thể gồm 3 phần: Phần thứ nhất của bảng hỏi là phần về thông tin chung, thực trạng đời sống của người được hỏi; Phần thứ hai thu thập thông tin về nhu cầu hỗ trợ PHCN lao động dựa vào cộng đồng của người khiếm thị; Phần thứ ba bao gồm những câu hỏi liên quan đến thực trạng các hoạt động hỗ trợ, phục hồi chức năng lao động cho người khiếm thị. Về quá trình thu thập thông tin, việc thu thập thông tin tại các phường được thực hiện theo phương pháp “cuốn chiếu”. Thời gian thu thập thông tin là 15 ngày. Điều tra viên là bản thân tác giả luận văn và một số người hỗ trợ đã được tập huấn kỹ lưỡng về nội dung bảng hỏi và phương pháp thu thập thông tin. Bên cạnh đó, quá trình thu thâp thông tin còn có sự hỗ trợ trả lời phiếu của người chăm sóc cho người khiếm thị. Trong quá trình khảo sát, tác giả gặp những khó khăn cụ thể như sau: Do mẫu khảo sát là người khiếm thị ở độ tuổi 26 – 43 tuổi sống rải rác tại các gia đình và các trung tâm trên địa bàn quận Đống Đa nên quá 9
- trình chọn mẫu gặp khó khăn. Cụ thể là việc tìm gặp và xin phỏng vấn những người khiếm thị cần nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì. Về việc xử lý phiếu điều tra sau khi thông tin được thu thập, thông tin thu được từ điều tra được kiểm tra thủ công ngay sau khi thu thập tại địa bàn. Sau đó, các phiếu đã điền đầy đủ thông tin lại được kiểm tra về tính lôgic của các câu trả lời một cách thủ công trước khi nhập vào máy tính. Toàn bộ thông tin được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1. Sau đó, số liệu được chuyển sang phần mềm SPSS 22 để xử lý. Việc phân tích thống kê được thực hiện trên cơ sở mục đích nghiên cứu. 6.3. Mẫu nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện, cụ thể là người nghiên cứu được cung cấp số lượng và danh sách người khiếm thị trên địa bàn quận (tổng là 202 người khiếm thị) từ Phòng Lao động, thương binh và xã hội của quận. Từ đó, người nghiên cứu áp dụng công thức để tính số người cần để nghiên cứu đạt độ tin cậy trên 95% và chọn ra 110 người đang trong độ tuổi lao động hoặc sắp tham gia lao động. Một số đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát cụ thể như sau: Về độ tuổi, người khiếm thị được khảo sát ở độ tuổi 26 - 43 tuổi trong đó từ 26 - 30 tuổi chiếm 21,8%, từ 31- 35 tuổi chiếm 43,6%, trên 36 tuổi chiếm 34,5%. Độ tuổi trung bình của người khiếm thị trong mẫu khảo sát là 34 tuổi, thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 43 tuổi. Về giới tính, tỷ lệ người khiếm thị được khảo sát tại địa bàn là 43 nam (chiếm 39,1%), 67 nữ (chiếm 60,9%). Về hôn nhân, 53,6% người khiếm thị chưa kết hôn, 22,7% người khiếm thị đã kết hôn, 23,6% người khiếm thị đơn thân. Về học vấn, 6,5% người khiếm thị có trình độ đại học; 15% người khiếm thị có trình độ cao đẳng; trình độ trung cấp chiếm 42,7%; trình độ dưới trung cấp chiếm 35,8%. Về mức độ khiếm thị về chức năng nhìn, 49,1% người khiếm thị không nhìn được hoàn toàn; 28,2% người khiếm thị nhìn các vật mờ mờ, không rõ; 10
- 9,1% chỉ nhìn thấy vât to, không nhìn thấy vật nhỏ; 7,3% người khiếm thị chỉ nhìn thấy các vật ở gần, không nhìn thấy các vật ở xa; 6,4% người khiếm thị chỉ nhìn thấy các vật ở xa, không nhìn thấy các vật ở gần. Về lý do bị khiếm thị, 63,6% người khiếm thị do bẩm sinh; 30,9% người khiếm thị do bệnh lý; 5,5% người khiếm thị do tai nạn. Về mức sống hiện nay của gia đình, 13,6% gia đình người khiếm thị ở mức nghèo; 86,4% gia đình người khiếm thị ở mức trung bình. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 441 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 253 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 326 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 207 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 137 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 203 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 200 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 151 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 104 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
0 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 149 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 120 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 127 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn