intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh dưới tiếp cận công tác xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

44
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài ứng dụng lý thuyết phát triển cộng đồng vào thực hiện các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất các khuyến nghị về giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành an toàn giao thông cho thanh niên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh dưới tiếp cận công tác xã hội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Trần Minh Hiếu HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH DƯỚI TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Trần Minh Hiếu HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH DƯỚI TIẾP CẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội (Định hướng ứng dụng) Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà GS.TS. Phạm Tất Dong Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn trung thực. Các trích dẫn chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả. Tác giả luận văn Trần Minh Hiếu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn vấn đề can thiệp............................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ can thiệp .......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi can thiệp ....................................................................... 3 4. Câu hỏi và giả thuyết can thiệp ........................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIAO THÔNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ ........................................................................................ 7 1.1. Khái niệm công cụ trong can thiệp ...................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về thanh niên ............................................................................. 7 1.1.2. Văn hóa giao thông .................................................................................... 8 1.1.3. Tuyên truyền và tuyên truyền về an toàn giao thông ............................... 10 1.1.4. Thực hiện An toàn giao thông .................................................................. 12 1.2. Lý thuyết áp dụng trong can thiệp ..................................................................... 14 1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa ................................................................................. 14 1.2.2. Lý thuyết vai trò ........................................................................................ 17 1.2.3. Lý thuyết phát triển cộng đồng ................................................................. 19 1.3. Khái quát chung về đoàn thanh niên và chức năng hoạt động của đoàn ........... 21 1.4. Khái quát chung về tình hình an toàn giao thông tại thành phố Cẩm Phả ......... 23 1.4.1. Nhận thức của thanh niên về thực hiện an toàn giao thông .................... 23 1.4.2. Thái độ hành vi của thanh niên về thực hiện an toàn giao thông ............ 26 1.4.3. Nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.................................................................................................................... 28 1.5. Đặc điểm địa bàn can thiệp ................................................................................ 31 1.5.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh ................................ 31 1.5.2. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .............. 33
  5. CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ ................... 35 2.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 35 2.1.1. Mục đích ................................................................................................... 35 2.1.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 36 2.1.3. Chỉ tiêu cơ bản ......................................................................................... 37 2.1.4. Kế hoạch can thiệp cụ thể ........................................................................ 37 2.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 40 2.2.1. Thực hiện tuyên truyền về ATGT thông qua kết hợp các chuyên đề về ATGT với hoạt động văn hóa văn nghệ cho thanh niên tại địa phương .............. 40 2.2.2. Lồng ghép và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về ATGT với nội dung giảng dạy, học tập cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố .............................................................................................. 46 2.2.3. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên phương tiện truyền thông đại chúng ................................................................................................................... 51 2.2.4. Tổ chức các buổi diễu hành trên địa bàn thành phố ................................ 55 2.3. Lượng giá kết quả hoạt động tuyên truyền về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 58 2.3.1. Lượng giá kết quả hoạt động tuyên truyền về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả .............................................................................. 58 2.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động tuyên truyền về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ...................................... 59 2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả .............................................................................. 60 2.4. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 1 ATGT An toàn giao thông 2 CĐ Cao đẳng 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 CN-HCSN-LLVT Công nghiệp, hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang 5 CQĐP Chính quyền địa phương 6 ĐH Đại học 7 ĐTN Đoàn thanh niên 8 ĐVTN Đoàn viên thanh niên 9 GDCD Giáo dục công dân 10 GDNN&GDTX Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên 11 GDPL Giáo dục pháp luật 12 GV Giáo viên 13 HĐND Hội Đồng nhân dân 14 NN Nhà nước 15 MTTQ Mặt trận tổ quốc 16 LHTN Liên hiệp thanh niên 17 PHHS Phụ huynh học sinh 18 PT - TH Phát thanh - Truyền hình 19 THCS Trung học cơ sở 20 THPT Trung học phổ thong 21 TP Thành phố 22 UBND Ủy ban nhân dân 23 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề can thiệp Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, độ tuổi lái xe gây tai nạn giao thông từ 16-24 tuổi chiếm 34,4%. Nguyên nhân do hành vi đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, đi dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ, say rượu bia, chở quá số người quy định vẫn đang phổ biến. Tình trạng phụ huynh học sinh cho phép học sinh đi mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi (dưới 18 tuổi) vẫn đang là vấn đề nhức nhối của nhà trường và xã hội. Theo điều tra của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia gần 80% số người bị xử lý khi tham gia giao thông có độ tuổi từ 16 đến 35; gần 80% sinh viên khi đi xe máy không có giấy phép lái xe; 95% sinh viên điều khiển xe sai kỹ thuật. Qua các con số thống kê cho thấy, thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông có đến hơn 80% đều thuộc lỗi chủ quan của người tham gia giao thông. Con số này nói lên rằng, ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hóa của người tham gia giao thông còn rất kém. Điều này phản ánh việc đào tạo và cấp bằng cho người điều khiển các phương tiện giao thông ở nhiều nơi bị buông lỏng và sơ sài. Một vấn đề nổi cộm hiện nay là giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, đặc biệt là tại các trường học phổ thông chưa đạt hiệu quả cao. Học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không có bằng lái xe, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng... Vẫn có rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy đến trường với những hình ảnh phản cảm như chở ba, không đội mũ bảo hiểm đang gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, không chỉ có học sinh, ngay cả phụ huynh và người tham gia giao thông cũng rất kém ý thức, luôn luôn ứng phó linh hoạt với mọi tình huống như đứng đón con tràn lề đường, tắc đường thì cứ cố leo lên vỉa hè, đi ngược đường... khiến đường đã tắc lại càng thêm tắc. Chỉ cần trực tiếp tham gia giao thông trong vài giờ đồng hồ, bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy sự "thiếu văn hóa" của người tham gia giao thông. Các 1
  8. phương tiện tham gia giao thông trên đường như một bầy ong vỡ tổ mạnh ai nấy đi, không phân biệt làn đường, vạch phân làn, vượt xe khác chẳng theo bất kỳ một quy định nào. Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi diễn ra như chuyện thường ngày ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt tại những nơi không có cảnh sát giao thông. Tình hình vi phạm luật an toàn giao thông vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp, mặc dù Chính phủ, các cơ quan chức năng đã áp dụng rất nhiều biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua tìm hiểu, việc phân tích thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của nhóm thanh niên đô thị trong thực hiện an toàn giao thông có thể là phương pháp thích hợp trong nghiên cứu luận văn này. Để thay đổi hành vi của con người đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và phải thay đổi cả thái độ và hành vi ứng xử của con người trong cách thức tham gia giao thông an toàn. Xác định công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ trong thanh niên có ý nghĩ hết sức quan trọng. Trăn trở từ những vấn đề đó tôi quyết định chọn đề tài luận văn hướng đến việc thực hiện các “Hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh dưới tiếp cận công tác xã hội”. Luận văn nhằm góp thêm những khuyến nghị về thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành vi tham gia giao thông của nhóm thanh niên đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội. 2. Mục đích, nhiệm vụ can thiệp 2.1. Mục đích can thiệp Ứng dụng lý thuyết phát triển cộng đồng vào thực hiện các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất các khuyến nghị về giải pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành an toàn giao thông cho thanh niên ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 2
  9. 2.2. Nhiệm vụ can thiệp - Tìm hiểu cơ sở lý luận về các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông cho thanh niên. - Lên kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông cho các thanh niên ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. - Thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho thanh niên tại thành phố Cẩm Phả về an toàn giao thông. - Lượng giá kết quả tuyên truyền an toàn giao thông đối với thanh niên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. - Bài học kinh nghiệm cho công tác tuyên truyền an toàn giao thông đối với thanh niên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi can thiệp 3.1. Đối tượng can thiệp Thanh niên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi can thiệp * Không gian: thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. * Giới hạn nội dung can thiệp: Các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. * Giới hạn can thiệp: Thanh niên trường học, đô thị, nông thôn được lựa chọn ở độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi. 4. Câu hỏi và giả thuyết can thiệp - Những vấn đề chính về an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Cẩm Phả hiện nay như thế nào? - Làm thế nào để hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông đối với thanh niên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả cao nhất? - Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông cho thanh niên có tác dụng như thế nào? 3
  10. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin phục vụ can thiệp Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Báo cáo về tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả, mẫu thu thập thông tin có sẵn của thành phố Cẩm Phả cùng với các báo cáo chuyên ngành của Công an, Tư pháp, Văn hóa Thông tin, các văn bản quy định…nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm mà thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cơ sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đã thu thập. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi chú trọng quan sát thái độ và cách ứng xử của thanh niên để có cái nhìn khách quan, sinh động về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Là phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian, thời gian nhất định. Sử dụng phương pháp này, có thể thu thập được một lượng thông tin lớn mang tính đại chúng trong quá trình điều tra và thu thập thông tin. Trong khuôn khổ luận văn và thực hiện đề tài, tôi có xây dựng một bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi với các chỉ báo, con số định lượng để thu thập thông tin từ thanh niên về hành vi và mức độ vi phạm pháp luật; Thực trạng các hoạt động xã hội liên quan đến việc giáo dục pháp luật cho thanh niên. Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu; Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu (Tất cả các phiếu đều hợp lệ). Số phiếu được tiến hành khảo sát với 100 thanh niên tại các trường THPT và Cao đẳng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả (4 trường THPT và 1 trường Cao đẳng). Kết quả: 15 người được khảo sát có mức am hiểu về an toàn giao thông mức khá, 24 người được khảo sát có mức 4
  11. am hiểu về an toàn giao thông mức trung bình, 61 người được khảo sát có mức độ am hiểu về an toàn giao thông thấp không đạt yêu cầu. Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin cụ thể của xã hội học, thông qua những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. + Tiến hành phỏng vấn sâu 5 nhân viên công tác xã hội là các giáo viên trong 5 trường (4 trường THPT và 1 trường Cao đẳng). - Phương pháp thảo luận nhóm: + Tổ chức 1 cuộc thảo luận nhóm với đại diện cán bộ tổ chức, cơ quan, ban ngành đoàn thể có liên quan. + Tổ chức 5 cuộc thảo luận nhóm với BGH, và giáo viên chủ nhiệm các lớp của 5 trường (4 trường THPT và 1 trường Cao đẳng). 5.2. Phương pháp phát triển cộng đồng trong các hoạt động tuyên truyền Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Các phƣơng thức của phát triển cộng đồng:  Một là, nhận diện cộng đồng  Hai là, lập kế hoạch phát triển cộng đồng  Ba là, tăng năng lực của cộng đồng thông qua tăng nội lực và giúp cộng đồng tự lực phát triển. 5
  12. Khi vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng, chúng tôi sẽ coi các hoạt động tuyên truyền ATGT đối với nhóm thanh niên như một trong những hoạt động phát triển cộng đồng. Nhóm cộng đồng ở đây được hiểu là nhóm cộng đồng thanh niên chưa có đầy đủ ý thức tham gia về ATGT tốt. Mục tiêu của nhóm này là thay đổi nhận thức và hành vi về ATGT tốt hơn. Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ có những bước thực hiện các hoạt động trong công tác phát triển cộng đồng về an toàn giao thông cho thanh niên theo tiến trình sau: Phân tích xác định những vấn đề về ATGT đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Xây dựng kế hoạch về hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Tổ chức thực hiện các kế hoạch can thiệp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Lượng giá phân tích các kết quả đã đạt được thông qua hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT cho thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả Rút ra bài học kinh nghiệm và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các hoạt động về tuyên truyền ATGT đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 6
  13. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIAO THÔNG CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ 1.1. Khái niệm công cụ trong can thiệp 1.1.1. Khái niệm về thanh niên Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Đây là thời kỳ sung sức nhất của mỗi con người về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có nhiều ước mơ, hoài bão. Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên. Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể. Các nhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực. Với các triết gia, văn nghệ sĩ, thanh niên lại được định nghĩa bằng cách so sánh hình tượng: “thanh niên là mùa xuân của xã hội” là “bình minh của cuộc đời”. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân v.v.. mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt. Có nước quy định là 25 tuổi, có nước quy định là 30 tuổi và cũng có nước cho đó là tuổi 40. Nhưng xu hướng chung là nâng dần giới hạn kết thúc của tuổi thanh niên. 7
  14. Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng cũng Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới 18 tuổi. Ở Việt Nam có một thời gian khá dài tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi từ 16 đến 30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội liên hiệp thanh niên và các hoạt động khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi. Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể bao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, phạm vi đề tài này thanh niên được hiểu là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù có độ tuổi từ 15, 16 tuổi đến trên dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội và có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Với cách hiểu chung nhất về tuổi thanh niên như vậy nhưng do những điều kiện khách quan của công tác thống kê tập hợp số liệu nên trong đề tài này, tùy nội dung phân tích, khai thác và có chỗ phải sử dụng số liệu theo cách hiểu truyền thống, có chỗ phải sử dụng số liệu do các sở ngành cung cấp, hoặc có chỗ sử dụng số liệu tổng hợp của Đoàn, của Hội… 1.1.2. Văn hóa giao thông - Khái niệm văn hóa: Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm, tính cách của một xã hội hay một người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn 8
  15. chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho người khả năng suy xét về bản thân. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân”. - Khái niệm giao thông: Giao thông là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau. Luật giao thông là luật dùng để quản lý và điều khiển các phương tiện giao thông. (Theo https://vi.wikipedia.org) - Khái niệm văn hóa giao thông: Theo Đặng Cảnh Khanh: “Văn hóa giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một môi trược giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia: “Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Văn hóa giao thông được cụ thể hóa với nhiều tiêu chí nhưng cốt lõi vẫn là sự hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông ở mức độ cao hơn. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong văn hóa giao thông có ba tiêu chí: 9
  16. Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật. Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nội dung văn hóa giao thông gồm 9 tiêu chí chung và 5 tiêu chí riêng cho một số đối tượng cụ thể. Các tiêu chí này đã được cụ thể hóa dựa trên cơ sở tiêu chí của Ủy ban ATGT Quốc gia đề ra, được nhìn nhận ở nhiều phía từ các cơ quan quản lý nhà nước đến người tham gia giao thông, cư dân sinh sống ven đường giao thông, quy định những ứng xử cụ thể đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, văn hóa giao thông được đo thông qua các chỉ báo về: mức độ hiểu biết Luật Giao thông đường bộ, các chuẩn mực ứng xử khi tham gia giao thông; tâm thế hành vi ứng xử của thanh niên khi tham gia giao thông. Cách tiếp cận về các tiêu chí thực hiện văn hóa giao thông của đề tài căn cứ vào các tiêu chí do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề xuất 1.1.3. Tuyên truyền và tuyên truyền về an toàn giao thông Khái niệm về tuyên truyền Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. 10
  17. Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó nhằm hình thành, củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội. Nói theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên truyền là: “đem lại một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền. Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể. Tuyên truyền về an toàn giao thông Tính an toàn giao thông là các tính chất tổng hợp nhằm giảm xác suất phát sinh tai nạn giao thông và giảm thiểu tổn thất về vật chất và con người khi xảy ra tai nạn giao thông. An toàn giao thông là hành vi tham gia giao thông một cách có ý thức, chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông theo quy định của pháp luật, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông là hoạt động đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông trên tất cả các phương tiện giao thông từ đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Tuyên truyền về an toàn giao thông là hoạt động với mục đích đưa ra các thông tin về giữ gìn và phát huy trật tự an toàn giao thông nhằm giải thích ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông đối với cuộc sống. Qua hoạt động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức và hành động của 11
  18. các đối tượng được tuyên truyền về vấn đề an toàn giao thông. Tuyên truyền an toàn giao thông giúp mọi người hình thành một ý thức, lối sống lành mạnh khi tham gia giao thông từ đó góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và phát triển. Tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về an toàn giao thông rất đa dạng với nhiều cách thức khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng hướng đến. Tuy nhiên, có thể kể đến các hình thức tuyên truyền cơ bản phổ biến sau: - Tuyên truyền miệng: đây được coi là hình thức tuyên truyền đặc biệt quan trọng, nhất là ở cơ sở, được thực hiện chủ yếu bởi đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, nhân viên công tác xã hội, thông qua các hình thức giao tiếp trực tiếp, như nói chuyện thời sự, tọa đàm, hội thảo, kể chuyện, gương người tốt, việc tốt… - Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm viết như sách, báo (báo in, báo điện tử), bản tin, khẩu hiệu, biểu ngữ, truyền đơn, tờ gấp, tờ rơi… - Tuyên truyền qua nghe nhìn như phát thanh, truyền hình, phim ảnh, triển lãm, tham quan… Trong đó, vai trò của truyền hình ngày càng trở nên quan trọng do tính phổ cập, nhanh chóng và rộng rãi trong toàn xã hội. - Tuyên truyền bằng các hoạt động văn hóa, văn nghệ thông qua các hoạt động của ngành văn hóa, nghệ thuật… - Tuyên truyền tổng hợp, kết hợp cổ động, tuyên truyền miệng, phim ảnh, thơ ca, hò vè… (tuyên truyền lồng ghép)… 1.1.4. Thực hiện An toàn giao thông An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì ? An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. 12
  19. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. Theo số liệu thống kê, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông theo báo cáo của UỶ BAN AN TOÀN GIAO THÔNG vào năm 2013 có 14600 vụ tai nạn giao thông làm chết 13200 người và bị thương 10500 người. Với số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về An toàn giao thông hiện nay là vô cùng quan trọng trong đời sống. Mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực hiện tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta. Hiện nay, do chưa tuân thủ nghiêm túc luật an toàn giao thông nên tai nạn giao thông ở nước ta ở đang để lại hậu quả nặng nề cả trước mắt và lâu dài. Chỉ vì không thực hiện An toàn giao thông mà thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tại sao hàng ngày, các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này, vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả? Việc thực hiện an toàn giao thông là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản? Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, vì thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. 13
  20. Thực hiện an toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình… Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh, sinh viên về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…Thực hiện an toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. 1.2. Lý thuyết áp dụng trong can thiệp 1.2.1. Lý thuyết xã hội hóa Theo Neil Smelser- nhà xã hội học người Mỹ: Xã hội hóa là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình. Theo Fichter- nhà xã hội học người Mỹ: Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với các khuôn mẫu. Nhà xã hội học người Nga, G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Một mặt - cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc học tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội. Quan điểm của lý thuyết hành vi: Lý thuyết hành vi nhấn mạnh vai trò của phần thưởng và sự trừng phạt trực tiếp trong quá trình xã hội hóa, khi nhận được những phần thưởng từ việc thực hiện hành vi nhất định, con người sẽ có xu hướng lặp lại những hành vi đó, ngược lại nếu hành vi nào mang lại cho con người sự trừng phạt thì họ sẽ không tiếp tục thực hiện chúng. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2