Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUYẾT CHIẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8 76 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Quyết Chiến
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝCÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN............................................................................. 10 1.1. Lý luận về vấn đề tâm thần và người tâm thần .................................................. 10 1.2. Lý luận về “Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần” .......................... 21 1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội ...................................................................... 25 1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần.......................... 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần. .......................................................................................................................... 34 Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH ....................... 42 2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................... 42 2.2. Sơ lược về khách thể nghiên cứu ...................................................................... 44 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình ....................... 45 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý tại Trung tâm ................. 58 Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH... 66 3.1. Quan điểm, chính sách về các hoạt động quản lý đối với người tâm thần ......... 66 3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với người tâm thần tại trung tâm ..................................................................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CTXH : Công tác xã hội 2. NTT : Người tâm thần 3. NV CTXH : Nhân viên công tác xã hội 4. QL CTXH : Quản lý công tác xã hội 5. CBVC : Cán bộ viên chức 6. NLĐ : Người lao động
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu tâm trí để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Căng thẳng thần kinh (stress) đang ngày trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại.Các yếu tố gây stress, nếu kéo dài, sẽ gây đến tình trạng trầm cảm, chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần. Các vấn đề trầm cảm rõ nhất là người bệnh mất hết hứng thú, không có khả năng tập trung, ảnh hưởng rõ ràng nhất đến công việc. Ngoài ra, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống. Chính vì điều đó em đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh TháiBình” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình được thành lập tháng 4 năm 1979 khi mới thành lập mang tên là Trung tâm điều dưỡng người tâm thần có công, được tỉnh Thái Bình, Ti Thương binh (nay là Sở lao động Thương binh và Xã hội) giao nhiệm vụ; Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần đặc biệt nặng, người rối nhiễu tâm trí trong đó số người tâm thần nói chung và người có công bị mắc bệnh tâm thần.Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, 1
- thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng đảm bảo theo đúng quy định. Do vậy đời sống của đối tượng được cải thiện, sức khỏe, bệnh lý tạm ổn định, số đối tượng tái phát cơn giảm, đối tượng bớt phá phách đập phá.Hiện nay Trung tâm đang quản lý và chăm sóc cho 240 đối tượng là người tâm thần đặc biệt nặng, trong đó có cả đối tượng là Người có công và đối tượng Bảo trợ xã hội. Do điều kiện đặc thù Ban Giám đốc Trung tâm rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn song đội ngũ cán bộ trực tiếp làm quản lý Công tác xã hội còn hạn chế cả về chất lượng, số lượng chủ yếu tham gia các khóa học về chuyên môn y tế, và một số chuyên ngành khác. CTXH là một tiến trình, sử dụng các kỹ năng, phương pháp hỗ trợ, tương tác đến cá nhân, nhóm, cộng đồng những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội vì vậy các hoạt động CTXH đã và đang được chứng minh thông qua nhiều hoạt động thực tiễn. Tại một số tỉnh thành các hoạt động CTXH đã và đang được cấp có thẩm quyền quan tâm chính vì vậy một số dịch vụ mà nhân viên, cộng tác viên CTXH kết nối mang lại hiệu quả cho nhóm, cá nhân đối tượng yếu thế trong xã hội. Điều này phần nào phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sởtrong công tác quản lý người tâm thần, song hiện tại Trung tâm còn gặp phải nhiều khó khăntrong công tác quản lýđối với người tâm thần đặc biệt nặng, dù đã có những mặt đã thực hiện tốt tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này còn có một số hạn chế nhất định. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngay từ những năm tháng chiến tranh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong một bức thư gửi đồng bào toàn quốc ngay sau khi cách mạng thành công và Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời”. Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước; Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình 2
- thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân đánh giặc. Thực hiện lời dậy của Bác trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, hội, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thường xuyên quan tâm chăm lo cho đối tượng yếu thế, đồng bào vùng cao, các địa phương gặp kho khăn do thiên tai, hạn hán…thông qua các chính sách hỗ trợ, trợ giúp, xóa đói giảm nghèo…được thực hiện thông qua các hoạt động, các trương trình vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cộng đồng, nhóm, cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn với phương châm lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều cùng phát triển toàn diện, bền vững , tiến bộ và bình đẳng của xã hội. Tuy nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai do đây là lĩnh vực mới nên bước đầu chỉ tập trung vào tìm hiểu nhu cầu và xây dựng các kế hoạch trợ giúp cụ thể, chưa chú trọng nhiều đến vấn đề quản lý công tác này. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có rất nhiều tác giả cả trong và ngoài nước đã viết và trình bày trên diễn đàn, các hội thảo khoa học về CTXH đối với các nhóm người yếu thế, các giải pháp, phương hướng đặt ra, mục tiêu hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và bình đẳng của xã hội trong giai đoạn phát triển đất nước. Trong số các tác giả có Tiến sĩ Hà Thị Thư đã đưa ra “Những giải pháp tiếp cận về CTXH đối với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người khuyết tật”. [23] Đối với người khuyết tật nói chung người tâm thần nói riêng có rất nhiều tác giả nghiên cứu viết bài trong đó tác giả Phạm Văn Hải đã phản ánh những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình, đưa ra những giải pháp can thiệp, hộ trợ, trợ giúp trên phương diện CTXH nhóm đối với người tâm thần đặc biệt nặng của Trung tâm và đi sâu vào nhóm đối tượng là người có công bị mắc bệnh tâm thần thông qua các hoạt động hỗ 3
- trợ, phục hồi chức năng cho họ, đưa các kỹ năng, kiến thức CTXH vào thực tiễn đối với người tâm thần. Trong các nhóm đối tượng là người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Đối tượng người mắc bệnh tâm thần được các nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm vì đối tượng này có những đặc thù riêng “khả năng tư duy, ý thức, hành vi không tự chủ và đặc biệt là họ được pháp luận công nhận là mất hành vi dân sự” họ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, hệ lụy cho cộng đồng, xã hội chí vì điều đó các hoạt động quản lý, chăm sóc, phục vụ rất cần được cộng đồng, xã hội quan tâm, hỗ trợ, trợ giúp thông qua các hoạt động tại các Trung tâm Bảo trợ, tại cộng đồng. Sau 5 năm thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, việc ban hành các văn bản pháp luật, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ trợ giúp người khuyết tật (NKT), trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, xã hội và gia đình đối với NKT đã từng bước được nâng cao; quyền và nghĩa vụ của họ đã được quy định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số NKT. Các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực: trợ cấp xã hội, giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm, khám, chữa bệnh, cấp học bổng, miễn giảm học phí, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT tiếp cận các công trình công cộng… nhờ vậy, đời sống của NKT được cải thiện rõ rệt, vị thế của họ ngày càng được khẳng định trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách trợ giúp NKT còn nhiều bất cập, một số quy định của pháp luật về NKT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa chú trọng đề ra các biện pháp khả thi trong tổ chức thực hiện. Trong những năm gần đây không chỉ Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm nhiều đến chính sách an sinh xã hội mà cá tổ chức trong và ngoài nước, các cá nhân có nhiều hoạt động, chương trình, hội thảo, chuyên đề, các khóa tập huấn, 4
- công trình nghiên cứu… có liên quan đến quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng, hàng năm Cục bảo trợ tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Bảo trợ xã hội trên toàn quốc có sự tham gia của đại diện các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh thành trên cả nước và đại diện các Trung tâm Bảo trợ xã hội để đánh giá công tác bảo trợ xã hội trong năm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm sau, các kiến nghị, đề xuất về những tồn tại, khó khăn tại cơ sở cần tháo gỡ. Qua quá trình tổng quan về một số công trình nghiên cứu về công tác xã hội đối với người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng và hệ thống chính sách giành cho những đối tượng này có thể thấy rằng họ là nhóm xã hội đặc biệt yếu thế đang được cộng đồng quan tâm, các nghiên cứu hiện mới chỉ tập trung tìm hiểu ở một số khía cạnh khác nhau (chủ yếu là tập trung vào các can thiệp chính sách). Tuy nhiên những can thiệp chuyên sâu như quản lý CTXH đối với người tâm thần gần như bị bỏ ngỏ. Trên thực tế tại tỉnh Thái Bình công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần chưa được quan tâm, nhiều xã phường cán bộ làm chín sách còn không biết hết các thủ tục chính sách có liên quan đến đối tượng này, cộng đồng, gia đình đa phần nghĩ họ bị tâm thần chẳng giúp gì cho gia đình được coi như người bỏ đi, chính thân nhân đối tượng chẳng hề quan tâm đến việc họ làm gì, ăn uống ra sao, để đi lang thang đói thì về, chẳng quan tâm đến có ảnh hưởng gì đến cộng đồng xã hội chính vì điều đó những năm gần đây trên cả nước đã xẩy ra những vụ án bi thương có liên quan đến người tâm thần gây ra, vì vậy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công đồng xã hội đến đối tượng người tâm thần. Do đó việc nghiên cứu tập trung vào quản lý CTXH đối với người tâm thần sẽ rất hữu ích và cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm. 5
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mô tả và đóng góp thêm những lý luận nhằm làm sáng tỏ hơn một số khái niệm về người tâm thần, sức khỏe tâm thần, và quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . Trên cơ sở thực tiễn tại Trung tâm về công tác quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần nói chung và quản lý CTXH đối với người tâm thần để đánh giá, nhìn nhận chung về công tác quản lý mang tính khả quan, hữu hiệu, mạng lại kết quả cho chính đối tượng. Phân tích những điểm đã làm được, chưa làm được trong công tác quản lý CTXH đối với người tâm thần nhằm xác định yêu cầu, nhiệm vụ đồng thời chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần . Từ những yêu cầu thực tế đối với người tâm thần đang được quản lý tại Trung tâm đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc đề xuất một số giải pháp cơ bản có thể mang lại hiệu quả trong công tác quản lý trên phương diện CTXH đối nhóm đối tượng này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Một số hoạt động của quản lý công tác xã hội với người tâm thần . Phạm vi không gian và thời gian: Tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình; Thời gian: 2010 - 2019 Phạm vi khách thể: Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các trưởng, phó trưởng phòng,khoa) làm việc tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. Cán bộ phòng Công tác xã hội, cán bộ các phòng, khoa nơi trực tiếp quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng cho đối tượng tại Trung tâm. 6
- Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp thu thập thông tin từ các kênh thông tin, một số nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó phải kể đến hệ thống văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai thực hiện như Đề án 1215 “Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm thần dựa vào cộng đồng”, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. Nghị định 103/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017, Thông tư số 33/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017. Thông tư 02/2018/TTg-BLĐTBXH ngày 27/4/2018 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội.Công văn số 477/SLĐTBXH-BTXH ngày 30/3/2018 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và đối tượng tự nguyện vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh…và một số Giáo trình có liên quan đến lĩnh vực người tâm thần, các văn bản pháp luật có liên quan khác về vấn đề này. Các tài liệu, văn bản, báo cáo thường niên hàng năm về công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của Trung tâm trong giai đoạn 2010 đến 2019. 5.2. Phương pháp quan sát Hoạt động quản lý thông qua việc quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thông qua việc quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần theo nhiều cách thức, hình thức khác nhau được diễn ra hàng ngàythông qua sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ, điều trị và đặc biệt là quá trình phục hồi chức năng bằng bằng máy tập, lao động sản xuất, lao động trị liệu, hoạt động văn nghệ giải trí…thông qua quan sát thái độ, hành vi, các hành động giữa các đối tượng với nhau, cách tiếp xúc, tiếp cận của đội 7
- ngũ cán bộ với đối tượng trên mọi lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày đối với từng đối tượng, nhóm đối tượng. Cách thức quản lý, cách thức điều hànhthông qua các hoạt động của đối tượng, cách phản hồi, phản ứng lại của đối tượng qua cử chỉ, lời nói, hành vi, hành động... Quan sát quá trình tham vấn, tư vấn của nhân viên phòng Công tác xã hội đối với người dân đến hỏi các thủ tục, một số điều kiện cần và đủ khi xin đối tượng vào Trung tâm, chủ yếu đối với thân nhân đối tượng đang được quản lý trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ dẫn người nhà đối tượng trong việc dùng thuốc, các biểu hiện tái phát cơn thường hay xảy ra khi ở Trung tâm (đối với những đối tượng được gia đình xin đó về gia đình trong thời gian ngắn). 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp này, học viên mong muốn phân tích và tìm hiểu sâu các vấn đề liên quan tới các nội dung nghiên cứu, cụ thể là các hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần. Các nhóm khách thể được phỏng vấn sâu trong nghiên cứu bao gồm: Cán bộ quản lý, lãnh đạo tại trung tâm; Nhân viên cung cấp dịch vụ CTXH trực tiếp đối với người tâm thần . Đây sẽ là phương pháp chính của nghiên cứu để thu thập các thông tin trực tiếp phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Cụ thể là: + Ban Giám đốc: 01 người + Cán bộ quản lý trong trung tâm là trưởng, phó phòng: 03 người + Cán bộ viên chức trong trung tâm: 05 người +Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng: 4 người Tổng số: 09 cán bộ và 4 đối tượng 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Bằng phương pháp tiếp cận công tác xã hội, đề tài tổng hợp khung lý luận nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của công tác xã hội trong công tác quản lý đối với người tâm thần phân liệt đặc biệt nặng. Qua đó đã tổng hợp được 8
- các khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến trình công tác xã hội, các nhân tố ảnh hưởng và cơ sở luật pháp liên quan. Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm các hoạt động công tác xã hội nói chung và công tác quản lý đối với người tâm thần nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được thực tế việc quản lý người tâm thần trên các khía cạnh, phương diện khác nhau như; Việc quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng sau khi vào Trung tâm, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên chức (CBVC), người lao động(NLĐ) trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung tâm. Thông qua việc đánh giá hiệu quả cũng như những yếu tố tác động, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH từ đó mang lại những lợi ích, dịch vụ tốt nhất cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu Luận văn gồm 5 phần; Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục, biểu mẫu. Luận văn có 3 chương. - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần . - Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN 1.1. Lý luận về tâm thần và người tâm thần 1.1.1. Khái niệm tâm thần, người tâm thần - Tâm thần Tâm thần học là một môn Y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần . Bệnh tâm thần là sự biến đổi chức năng hoạt động của não, gây nên các rối loạn về cảm giác, tri giác, ý thức, tư duy, cảm xúc, chú ý và trí nhớ, từ đó dẫn đến các rối loạn hành vi, tác phong làm cho người bệnh mất sự hoà hợp với xã hội[12]. - Sức khoẻ tâm thần Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Như vậy, muốn có sức khỏe tâm thần cần phải: Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong gia đình, với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm. Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay. Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác. Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị. - Chăm sóc sức khỏe tâm thần: Là quá trình theo dõi, điều trị, trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp nuôi dưỡng, chăm sóc, hướng dẫn… thông qua các hoạt động can thiệp, trợ giúp về mặt thực thể, thần kinh và các giác quan nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, bệnh lý và tinh thần. 10
- Khả năng tận hưởng cuộc sống Khả năng phục hồi Khả năng cân bằng Khả năng phát triển cá nhân Sự linh hoạt - Rối nhiễu tâm trí Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần (mental illness). Là một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến các tổn thương khó hồi phục. 1.1.2. Nguyên nhân của bệnh tâm thần Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người mắc bệnh tâm thần là vấn đề phúc tạp đối với các nhà nghiên cứu về bệnh tâm thần trong và ngoài nước. Hiện nay, một số bệnh đã được xác định rõ nguyên nhân những vẫn còn bệnh chưa nhận định rõ.Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. Nguyên nhân thực thể Do tác động của môi trường, kinh tế, xã hội, tâm lý, tình cảm, những xung đột, trầm cảm… ảnh hưởng đến não bộ gây trở ngại hoạt động của não. Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não; nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…); nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…); các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não…) 11
- Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội tiết;các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố… Nguyên nhân tâm lý: Loạn thần xuất hiện nhanh trong thời gian dưới hai tuần, có khi khởi phát đột ngột trong vòng 48 giờ. Trước khi bệnh cảnh loạn thần xuất hiện thường có các triệu chứng báo trước: Người bệnh lo lắng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, hành vi tác phong trở nên khác thường, không tương xứng với hoàn cảnh. Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi. Rối loạn ám ảnh, lo âu… Nguyên nhân do den di chuyền và các khiếm khuyết khi hình thành thai nhi gây ra Các di tật bẩm sinh; Thiếu sót về hình thành nhân cách. Các nguyên nhân khác Đó là sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố gây nên như; Môi trường “ gia đình, xã hội” kính tế, điều kiện sống, áp lực công việc, tress, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý,do di chuyền… Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp như; Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh nguyên phát. Các yếu tố dễ dẫn đến mắc bệnh tâm thần - Yếu tố di truy n Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần xuất hiện ở một thành viên bất kỳ trong gia đình mà không có ở các thành viên còn lại, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong trường hợp nhiễm sắc thể của den di chuyền có vấn đề mà thế hệ thứ nhất không bị mắc bệnh tâm thần mà thế hệ thứ hai sinh ra lai bị mắc bệnh. - Yếu tố nhân cách: 12
- Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu thị giá trị bản sắc văn hóa, xã hội của con người. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp độ; cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó. Chính từ thuộc tính tâm lý tạo thành kết hợp những yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh sau dài ngày không được điều trị, trị liệu, phục hồi là khởi nguồn cho phát bệnh tâm thần. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. - Tuổi tác Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách một con người, ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể khiến con người mắc bệnh tâm thần song nhìn chung trong các giai đoạn tuổi thì giai đoạn tuổi vị thành niên, trưởng thành, trung niên thường dễ bị phát bệnh “ trừ các yếu tố di chuyền - Giới tính: Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí nhiều hơn nữ giới “ Tại Trung tâm số người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí đang quản lý là 240 người thì có 52 đối tượng bệnh nhân là nữ giới, 188 đối tượng là nam giới”. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, kinh tế, di chuyền, nghiện các chất kích thích…mà tỉ lệ nam bị bệnh tâm thần nhiều hơn nữ. Phụ nữ mắc bệnh tâm thần chủ yếu do áp lực cuộc sống, gia đình dẫn đến trầm cảm thời gian dài ngày ,những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ; dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh... - Tình trạng Sức khỏe tâm thần Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Không tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, không có mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Sự phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao 13
- song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu tâm trí, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội. Sự mất cân bằng tâm lý, thường xuyên thể đương đầu và giải quyết những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác,hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị. 1.1.3. Một số bệnh tâm thần thường gặp Tâm thần phân liệt Là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn, giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu kiểm soát. Người bệnh không thể định được thân, tâm! rối loạn suy nghĩ; vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%. Rối loạn trầm cảm Là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. 14
- Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Biểu hiện thường gặp không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy khó hiểu, giọng nói trầm buồn, đơn điệu vô cảm...Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng họ thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống. Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng khó kiểm soát, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. Rối loạn lưỡng cực Là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. - Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể : Ở những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não bộ của họ. Tầm quan trọng của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng cuối cùng chúng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh. - Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể : Sự mất cân bằng tự nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực này và các rối loạn về tâm trạng khác. - Các nội tiết tố : Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra hay gây nên rối loạn lưỡng cực. - Kế thừa những đặc điểm : Rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người có anh chị em hay là cha mẹ đã mắc bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu đang cố gắng tìm ra các gen mà có thể được tham gia trong cơ chế gây ra rối loạn lưỡng cực. 15
- - Môi trường: Môi trường sống và làm việc căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hay trải nghiệm các đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong rối loạn lưỡng cực. Bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ.Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu, người bệnh thường lấy, dùng đỗ của người khác, nhặc các đồ vật linh tinh cất vào một chỗ, đổi đồ vật của mình mà không nhớ. Ủi quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong, đi đến những nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường.Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường.Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn,họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xã hội chung quanh, thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Gian đoạn này họ ít nói, ngại tiếp súc cả với người thân và cán bộ “nếu ở trong Trung tâm họ tránh cả cán bộ vì vậy việc chăm sóc gặp khó khăn”, nhiều trường hợp đi ra chỗ khác không biết đường về, không biết bản thân đã ăn chưa, nhiều đối tượng sinh cáu gắt, sé đồ vật “quần áo, giầy dép”, đêm ít ngủ, ít nói nhưg có lúc nói nhảm cả ngày… Diễn tiến bệnh sẽ trở nên nặng hơn một cách từ từ .Thời gian sống trung bình của người bệnh từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân thường chết vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch. Rối loạn ám sợ Ám sợ được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra. Những người mắc bệnh ám sợ thường hoang mang, lo sợ người khác sát hại mình, đánh đập, gây thương tích cho chính mình, họ sợ tất cả những người xung quanh khi tiếp xúc, hoặc là một hoàn cảnh xã hội như 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 441 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 256 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 326 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 207 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 138 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 203 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 200 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 151 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 35 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 105 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động phát triển cộng đồng đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
0 p | 124 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 149 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 34 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 30 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 120 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 128 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn