intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa,Thành phố Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

75
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình. Nêu vị trí, vai trò và các hoạt động của công tác xã hội trong truyền thông. Đánh giá tác động của truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, hoạt động này mang lại hiệu quả như thế nào và hiệu ứng tích cực của nó đối với nhóm đối tượng nghiên cứu ra sao nhằm xây dựng các giải pháp, khuyến nghị về hoạt động truyền thông trong công tác xã hội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa,Thành phố Hà Nội)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG THỊ THẮM TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- VƢƠNG THỊ THẮM TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Quỳnh Nam; Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa trên quá trình khảo sát và thực địa trên thực tế. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Vƣơng Thị Thắm
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể tại địa bàn nghiên cứu. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Mai Quỳnh Nam đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu con người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã giảng dạy trực tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học– Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc. Tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương, cộng đồng/nhóm và các cá nhân tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn được tốt hơn. Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2015 Học viên Vƣơng Thị Thắm
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................ 8 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................... 10 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 11 7. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 12 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................ 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 14 1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm truyền thông ................................................................................... 14 1.1.2. Các yếu tố của truyền thông ............................................................................ 15 1.1.3. Phân loại truyền thông .................................................................................... 17 1.1.4. Khái niệm bạo lực gia đình ............................................................................. 20 1.1.5. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc .................... 21 1.1.6. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ....................................... 21 1.1.7. Công tác xã hội nhóm ..................................................................................... 22 1.2. Các lý thuyết ..................................................................................................... 24 1.2.1. Lý thuyết truyền thông .................................................................................... 24 1.2.2. Lý thuyết giới .................................................................................................. 26 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 28 CHƢƠNG 2. TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG .. 30 2.1. Nhu cầu truyền thông của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ...................... 31 2.1.1. Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình.......................................................... 31 2.1.2. Nhu cầu của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình về thể chất qua hiệu ứng truyền thông nhóm .................................................................................................. 33
  6. 2.2. Các yếu tố trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ......... 35 2.2.1. Nguồn truyền thông......................................................................................... 35 2.2.2. Thông điệp ...................................................................................................... 37 2.2.3. Kênh truyền thông ........................................................................................... 40 2.2.4. Người nhận ...................................................................................................... 41 2.2.5. Nhiễu ............................................................................................................... 45 2.2.6. Sự phản hồi...................................................................................................... 46 2.3. Nguyễn nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ. ................................ 48 2.4. Rào cản tiếp nhận truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ....... 61 2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................................................................... 64 2.5.1. Nâng cao năng lực và nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.............. 64 2.5.2. Người truyền thông ......................................................................................... 65 2.5.3. Kết nối các nguồn lực trong cộng đồng. ......................................................... 69 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN VÂN ĐÌNH - HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 71 3.1. Kết hợp truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ........................................................................... 71 3.2. Xây dựng và truyền thông nhóm nâng cao hiệu quả truyền thông. ............ 72 3.2.1. Thành lập nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................... 72 3.2.2. Nhân viên công tác xã hội thực hiện truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ...................................................................................................................... 75 3.2.3. Nâng cao hiệu quả truyền thông của các phương thức truyền thông .............. 79 3.3. Thành lập nhóm truyền thông trợ giúp đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. .......................................................................................................................... 84 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số từ nên tránh khi giao tiếp với phụ nữ bị bạo lực gia đình…….67 Bảng 2.2. Nguồn lực hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Thị trấn Vân Đình….70 DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1.Các đơn vị truyền thông về BLGĐ ........................................................80 Biểu đồ 3.2.Các phương thức truyền thông về BLGĐ..............................................82
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT NVCTXH Nhân viên công tác xã hội CTXH Công tác xã hội BL Bạo lực XHH Xã hội học BĐG Bình đẳng giới BLGĐ Bạo lực gia đình
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp hơn, tuy nhiên cùng với sự phát triển nền kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nảy sinh và phát triển theo hướng ngày càng phức tạp phá vỡ những giá trị truyền thống đặc biệt là các giá trị về gia đình, chưa bao giờ bạo lực gia đình lại xảy ra nhiều với mức độ và tính chất ngày càng khó kiểm soát đến vậy. Phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình là những người phụ nữ và trẻ em vốn được coi là yếu thế hơn trong xã hội. Bạo lực gia đình hiện đang trở thành vấn nạn không chỉ riêng Việt Nam mà trở thành vấn nạn trên toàn thế giới. Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Tuyên bố của Liên hợp quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ được thông qua ngày 20/12/1993 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh: Phụ nữ được quyền thụ hưởng bình đẳng và được bảo vệ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền sống, bình đẳng, tự do, an toàn cá nhân, quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và quyền không bị tra tấn hay đối xử, trừng phạt một cách độc ác, vô nhân đạo. Các quốc gia có nghĩa vụ lên án bạo lực đối với phụ nữ và không được viện dẫn bất kỳ tập quán, truyền thống hay lý do tôn giáo nào nhằm từ chối trách nhiệm xóa bỏ bạo lực. Các quốc gia phải thực hiện trách nhiệm đầy đủ để phòng ngừa, điều tra và trừng trị các hành vi bạo lực đối với phụ nữ theo pháp luật quốc gia. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc chống lại bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong đó chính chúng ta phải là hạt nhân tích cực đấu tranh đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình để bạo lực gia đình không thể xâm phạm đến nhân phẩm, đạo đức, sức khỏe của mỗi con người. Tại Thị trấn Vân Đình những năm qua bạo lực gia đình đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tăng mạnh về số vụ và làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân nơi đây. Theo đánh giá của Hội phụ nữ Thị trấn Vân Đình thì bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và để lại hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là những vụ bạo lực về thể chất khiến cho người bị bạo lực đa phần là phụ nữ chịu những tổn thương về thể chất, những 1
  10. vụ việc nghiêm trọng còn đe dọa đến tính mạng và để lại thương tật suốt đời cho người phụ nữ phá vỡ đi những giá trị gia đình. Theo thống kê cuối năm 2014 số vụ bạo lực gia đình tại Thị Trấn Vân Đình tăng thêm 9 vụ so với năm 2013 là 22 vụ và theo báo cáo đến tháng 6 năm 2015 thì số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn là 25 vụ. Điều này một lần nữa chứng minh rằng bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng về số vụ, mức độ cũng như tính chất nguy hiểm hơn nữa còn làm ảnh hưởng sâu sắc đến nhân phẩm, đạo đức, lối sống và hạnh phúc gia đình, cản trở đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Truyền thông là một trong những phương pháp của công tác xã hội. Cho dù hình thức tổ chức là gì đi chăng nữa thì truyền thông vẫn là yếu tố then chốt. Truyền thông đối với tổ chức như là huyết mạch đối với con người. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình là hoạt động nhằm hướng tới hỗ trợ người phụ nữ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyền thông là hoạt động cung cấp những thông tin quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ, những dạng bạo lực mà họ sẽ gặp phải, trau dồi kỹ năng sống cần thiết, cách phòng tránh đối với những dạng bạo hành cụ thể, những hiểu biết về các văn bản pháp luật, các chương trình hỗ trợ đối với họ để tăng năng lực sống giúp họ có thể cân bằng tâm lý và có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống. Con đường để đưa thông tin đến với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình chính là truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình đó. Trên thực tế, truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình được thực hiện rộng rãi và nhiều hơn so với truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực. Có thể thấy hoạt động này diễn ra xuyên suốt nhưng không mang tính bền vững, những thông tin đưa đến với phụ nữ bị bạo lực gia đình còn hạn chế và bị gián đoạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, báo đài. Do vậy, việc thực hiện song song truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình sẽ làm tăng hiệu quả quá trình giảm thiểu bạo lực cũng như xóa bỏ hay tăng năng lực và kiến thức nhất định cho phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tuy nhiên, từ trước tới nay công tác truyền thông chủ yếu tiếp cận theo góc độ Xã hội học và có rất ít những những tác phẩm truyền thông với bạo lực gia đình. Trong đề tài của cá nhân Tôi hướng đề tài tiếp cận theo góc độ công tác xã hội đây 2
  11. là đề tài mới và quan trọng khác với những nghiên cứu xã hội học trước đó. Với những lý do đưa trên, Tôi đã lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề: Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa,Thành phố Hà Nội) 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tình toàn cầu, tác động trong khoảng 20-50% số phụ nữ trên thế giới (WHO,1998) Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng trong tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên Hợp Quốc. Từ ngày 4-6/12/2001, tại Phnôm Pênh-Campuchia đã diễn ra Hội nghị về luật pháp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu Mê Kông, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất trên một số quan điểm rằng: Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu. Việc nghiên cứu truyền thông trên thế giới hiện nay được các nhà nghiên cứu về báo chí và quan hệ công chúng đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra những nghiên cứu liên quan đến truyền thông như công trình nghiên cứu của: David Croteau, William Hoyneys (2003), Media/ Society: industries, images, and audiences (truyền thông/ xã hội: công nghệ, hình ảnh và công chúng), Pine Forces Press: Cuốn sách đánh giá vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông, quá trình phát triển công nghệ truyền thông, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị và công chúng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, tác động của toàn cầu hóa đến phương tiện truyền thông. Gail Dines and Jean M. Humez (2003) Gender, race, and class in media, a text – reader (giới tính, chủng tộc và giai cấp trong truyền thông; cách tiếp cận tin tức theo logic xã hội, Saga Publications, Inc: Các tác giả của cuốn sách mối quan hệ giữa văn hóa, giới tính, chủng tộc, các khía cạnh xã hội, điều kiện xã hội và phương tiện truyền thông; các tầng lớp xã hội được thể hiện trên các phương tiện truyền 3
  12. thông đại chúng. Vấn đề giới tính, chủng tộc và giai cấp được thể hiện đan xen với các vấn đề kinh tế, văn hóa trên các bài báo như vấn đề thể chế bao gồm: Kinh tế, chính trị của các sản phẩm truyền thông, phân tích văn bản và mức độ sử dụng phương tiện truyền thông. Elena Yonah Rosen, Arli Paulin quesada, Sue Lockwood Summer (1998) Changing the word throuh media education (Thay đổi thế giới thông qua giáo dục truyền thông) Fulcrum Publishing. Cuốn sách là những bài học chi tiết, phân tích vai trò của thông tin truyền thông trong việc đánh giá những vấn đề xã hội như: Bạo lực, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sức khỏe và con người. Stanley J. Bazan (2006), Introduction to mas communication media literacy and culture (giới thiệu về truyền thông đại chúng: giáo dục truyền thông và văn hóa truyền thông), Mcgraw_Hill. Tác giả đề cập đến những kiến thức cơ bản về truyền thông đại chúng, sự hiểu biết về văn hóa truyền thông, các ngành công nghiệp truyền thông đại chúng và khán giả bao gồm: Các phương tiện truyền thông như: Sách, Báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet: Tác giả đề cập văn hóa truyền thông trong kỉ nguyên công nghệ thông tin: Lý thuyết và ảnh hưởng của truyền thông, tôn giáo và đạo đức; truyền thông toàn cầu. Hiện nay, có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn hóa, tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ. Cảnh sát chưa có hoạt động tích cực ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đó là chuyện riêng của mỗi gia đình. Trong những năm gần đây bạo lực gia đình đặc biệt là BLGĐ đối với phụ nữ ngày càng được quan tâm nghiên cứu, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam từ năm 1994. Lê Thị Qúy một trong những chuyên gia nghiên cứu về Giới, Gia đình đã in bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên Tạp chí khoa học và phụ nữ trong đó xác định 5 nguyên nhân chính của bạo lực gia đình là: Nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân văn hóa-xã hội, nguyên nhân sức khỏe và nguyên nhân thuộc về phía phụ nữ (Lê Thị Qúy,1994). Tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất, sâu sa nhất chính là bất bình đẳng trong quan hệ giới (Lê Thị Qúy,2002). 4
  13. Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả đã đi sâu phân tích về bạo lực gia đình dưới 2 dạng: “bạo lực không nhìn thấy được” và “bạo lực nhìn thấy được” (hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp). Với tư cách là một sai lệch chuẩn mực trong xã hội trong gia đình hiện đại, hai dạng bạo lực này, ở nơi này thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao đông bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới khái niệm “thiên chức”, “hy sinh” của phụ nữ (Lê Thị Qúy,1996). Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế với nạn bạo lực trong gia đình” (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự,1999). Ngoài ra chúng ta có thể kể đến công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tập trung nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu về Thực trang-diễn tiến-nguyên nhân đối với bạo lực gia đình ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thi trong việc thực thi công bằng Dân Chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ muộn hơn so với các nước trên thế giới. Vì vậy cần có các biện pháp can thiệp đặc biệt là kết hợp truyền thông nâng cao hiệu quả phòng tránh bạo lực đối với phụ nữ. Một số công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này như: Tài liệu: Truyền thông có nhạy cảm giới của tác giả Trịnh Bích Liên do tổ chức OXFAM tài liệu và CSAGA phát hành tháng 6 năm 2011 đặt ra câu hỏi người làm truyền thông có thể làm gì trước vấn đề bạo lực gia đình từ đó trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông về nhạy cảm giới có liên quan đến bạo lực gia đình có thể tạo nên những khác biệt, quan trọng trong việc giúp đỡ cộng đồng nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình và khuyến khích công chúng tích cực chống lại vấn nạn này. 5
  14. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về truyền thông. Mỗi hướng nghiên cứu về truyền thông sẽ có những nghiên cứu khác nhau về truyền thông. Xét riêng trong ngành báo chí, xã hội học một số nghiên cứu có thể kể đến đó là: Nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn cũng có những giới thiệu về các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp nhằm quản lý, điều hành, phát huy vai trò sức mạnh của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng qua quyển Truyền thông đại chúng, được xuất bản lần đầu vào năm 2001 và tái bản vào năm 2004. Bên cạnh đó, một số tác phẩm của các tác giả nước ngoài liên quan đến truyền thông đại chúng cũng đã được dịch và in sách tại Việt Nam như Sức mạnh của tin tức truyền thông của Michael Schudson 1995; Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý thức hệ mới của Philippe Breton, Serge Proulx, 1996… Cuốn truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản do tác giả Nguyễn Văn Dững chủ biên được NXB Chính trị quốc gia- sự thật xuất bản năm 2006. Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông- vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng; cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng… của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động được duy trì hoạt động truyền thông. Qua cuốn sách, người đọc sẽ thấy hoạt động truyền thông bao gồm nhiều cấp độ, từ truyền thông nội cá nhân đến việc giao tiếp liên cá nhân. Nhưng dù ở cấp độ nào thì truyền thông cũng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách cá nhân cũng như hình thành diện mạo văn hóa của mỗi con người và của cộng đồng, của quốc gia vì những tác động, và sức lan tỏa, sức truyền dẫn của nó tới công chúng. Tác phẩm nghiên cứu có tính hệ thống về xã hội học truyền thông của nhà nghiên cứu Trần Hữu Quang: Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội học tại TPHCM), 2001; Xã hội học báo chí, 2006…Để viết cuốn Chân dung công chúng truyền thông, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, điều tra, khảo sát sự tiếp cận và tiếp nhận của công chúng đối với các phương tiện truyền hình, phát thanh và báo viết tại bốn quận, huyện điển hình ở TP. HCM. Nhờ có số liệu khảo sát này mà 6
  15. cuốn sách đã làm nổi bật lên ý tưởng về truyền thông và phát triển. Cuốn sách cũng lưu ý một cách thẳng thắn đến tính gay gắt và cấp bách của việc tiếp tục nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho phong cách tiếp cận và tiếp nhận tích cực thông tin đại chúng có thể đến được nhiều hơn với các nhóm xã hội bị thua thiệt về học vấn, vị trí xã hội... Những bài viết của Mai Quỳnh Nam đăng trên Tạp chí Xã hội học đã đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Trên Tạp chí Xã hội học số 1-1996 trong bài “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Tác giả cho rằng sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng với các nhóm công chúng rất khác nhau do những khác biệt về địa vị xã hội về quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lý và về cường độ giao tiếp đối với phương tiện truyền thông. Mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội có tính chất biện chứng. Một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng mặt khác bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo chí. Bài viết “Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” trên Tạp chí Xã hội học số 1-1996, Mai Quỳnh Nam cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng hướng đến việc hình thành dư luận xã hội, đồng thời hệ thống này cũng là kênh thể hiện dư luận xã hội. “Tác động của truyền thông đại chúng với dư luận xã hội rất toàn diện, hệ thống ấy không chỉ tỏ rõ vai trò trong các đợt vận động chính trị…mà còn đi sâu vào những hiện tượng thường ngày nhất là các hiện tượng cấp bách có tính đột xuất”. Bài viết “ Về đặc điểm và tính chất giao tiếp đại chúng” trên Tạp chí Xã hội học số 2-2000, Mai Quỳnh Nam đã phân tích mối quan hệ giữa giao tiếp cá nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống truyền thông đại chúng. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ này, tác giả đã chỉ ra những tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động báo chí. Thứ hai là sự tác động từ công chúng báo chí. Thực tế cho thấy rằng, trong 7
  16. xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, sự tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng dẫn đến sự thay đổi ứng xử xã hội công chúng là tương đối rõ nét. Bài viết “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” trên Tạp chí Xã hội học số 4-2001, Mai Quỳnh Nam cho rằng việc nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng là vấn đề cấp bách và phức tạp. Điều đó xuất phát từ chỗ người ta càng nhận thấy khả năng tác động to lớn của truyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội mặt khác tính phức tạp của nghiên cứu lại phụ thuộc bởi tính chất đa chức năng của truyền thông đại chúng. Những nghiên cứu về truyền thông cũng như truyền thông với bạo lực gia đình của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho chúng ta thấy truyền thông không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu mà còn nhận được sự quan tâm rộng rãi của công chúng. Hoạt động truyền thông như thế nào để đem lại hiệu quả và gắn truyền thông với nhóm đối tượng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu truyền và tiếp nhận thông tin trong truyền thông. Những nghiên cứu này không chỉ góp phần tạo cơ sở nền tảng kiến thức cho công trình nghiên cứu của tác giả nghiên cứu mà còn giúp tác giả xây dựng hoạt động truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình một cách phù hợp và đem lại hiệu quả, tính khả thi cao. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Bước đầu nhận định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo hành gia đình. Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận của CTXH khi ứng dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể là truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của CTXH của truyền thông như hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, mô hình để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó, nghiên cứu góp phần làm rõ vai trò của kỹ năng truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình trong công tác xã hội. Nghiên cứu sử dụng các lý thuyết liên quan đến truyền thông và truyền thông đại chúng để tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng cá nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 8
  17. truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình từ đó làm rõ và bổ sung thêm khung lý thuyết của đề tài về công tác xã hội trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, đồng thời vận dụng các phương pháp và kỹ năng can thiệp trong công tác xã hội được ứng dụng trong quá trình nghiên cứu, củng cố sâu sắc hơn những hiểu biết về các lý thuyết và phương pháp và kỹ năng công tác xã hội đã được học và thực hành. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu đưa ra thực trạng và nguyên nhân của việc nhóm phụ nữ bị bạo hành gia đình tiếp cận chưa đầy đủ hoạt động truyền thông tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa,TP. Hà Nội. Đưa ra những hiệu ứng, cách thức và hoạt động truyền thông tác động đến nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Truyền thông công tác xã hội nhằm thay đổi hành vi và nâng cao năng lực nhận thức cho nhóm phụ nữ bị bạo lực. Kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng hoạt động trợ giúp của NVCTXH vì cộng đồng (hoạt động của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp tại cộng đồng) và hoạt động dựa trên sự trợ giúp, hướng dẫn và tuyên truyền nhằm giải quyết triệt để cũng như đưa truyền thông đến gần hơn nhóm đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình. Kết quả góp phần giúp cho Hội phụ nữ Thị Trấn Vân Đình cũng như các cán bộ phụ trách mảng thông tin-truyền thông và các nhà chuyên môn xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chương trình hoạt động có hiệu quả với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Đối với bản thân tôi, thông qua nghiên cứu tôi nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình cần đi từ nhận thức cảm tính, xây dựng thông điệp gần gũi với những kiến thức bổ ích, tích cực hướng đến tác động bền vững, lâu dài và có hiệu quả. Hơn nữa thông qua nghiên cứu, tác giả mong muốn góp một phần sức nhỏ bé trong việc đưa nghiên cứu trở thành tài liệu tham khảo giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành công tác xã hội các khóa sau. 9
  18. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích - Nghiên cứu thực trạng nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình. Nêu vị trí, vai trò và các hoạt động của công tác xã hội trong truyền thông. - Nghiên cứu về truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình để nắm bắt được hoạt động truyền thông trên địa bàn nghiên cứu. Nhận định rõ ràng hoạt động của các bộ phận phụ trách và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Đánh giá tác động của truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, hoạt động này mang lại hiệu quả như thế nào và hiệu ứng tích cực của nó đối với nhóm đối tượng nghiên cứu ra sao nhằm xây dựng các giải pháp, khuyến nghị về hoạt động truyền thông trong công tác xã hội 4.2. Nhiệm vụ - Về mặt lý luận: Nghiên cứu khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến truyền thông. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lưc gia đình. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra những thực trạng truyền thông với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội, từ đó đề xuất một giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. 5.2. Khách thể Nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất Cán bộ văn hóa Thị trấn với tư cách của nhân viên CTXH không chuyên phụ trách mảng truyền thông Cán bộ Hội phụ nữ Thị trấn phụ trách mảng hoạt động liên quan đến nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình và trực tiếp làm công tác truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. 10
  19. 5.3. Phạm vi Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2015 Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thông qua nghiên cứu truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất tại thị trấn Vân Đình, Huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình được thực hiện như thế nào? Truyền thông có đáp ứng được nhu cầu truyền cho nhóm phụ nữ bị bạo lực thông thông qua các hình thức truyền thông không? Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình có vai trò như thế nào trong việc nâng cao năng lực cho phụ nữ bị bạo lực gia đình? Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò như thế nào trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình được thực hiện trên các phương tiện truyền thông. - Truyền thông đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin cho nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. - Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, tác động trực tiếp đến nhận thức của phụ nữ về vấn đề mà mình đang gặp phải đặc biệt là nhóm phụ nữ bị bạo lực về thể chất. - NVCTXH là cầu nối đưa truyền thông đến với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình cung cấp những chính sách, hệ thống pháp lý và trang bị kỹ năng cần thiết những kiến thức cho nhóm phụ nữ, truyền thông mang lại hiệu quả mong đợi đảm bảo hoạt động hướng đến một xã hội ổn định- văn minh. 11
  20. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp phân tích tài liệu liên quan đến đề tài Dựa trên những tài liệu thu thập được tiến hành thu thập thông tin, phân tích, hệ thống hóa các căn cứ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thu thập những thông tin liên quan đến đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình qua các mối thu thập như dữ liệu, thông tin liên quan (người dân, họ hàng của đối tượng nghiên cứu), các văn bản, đơn thư lưu trữ cấp xã- huyện, thông tin từ cán bộ có liên quan. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. 8.2. Thảo luận nhóm Trong quá trình thực hiện thảo luận nhóm với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình, Tôi lên kế hoạch thực hiện thảo luận nhóm với 19 phụ nữ bị bạo lực thân thể trong tổng số 25 phụ nữ bị bạo lực gia đình tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội (số mẫu phát ra là 25 phiếu và chọn lọc 19 mẫu nhóm phụ nữ bị bạo lực thể chất) 19 phụ nữ bị bạo lực thân thể tham gia thảo luận nhóm được chia làm 2 nhóm gồm 1 nhóm 9 người và 1 nhóm 10 người, thảo luận chia làm 2 đợt cụ thể kèm (ngày-tháng). Việc thực hiện chia nhóm thảo luận giúp cho người thực hiện thảo luận nhóm có thể thu thập được thông tin chính xác không bị lộn xộn, chồng chéo hay loãng thông tin, quên thông tin do tiếp xúc và thảo luận nhóm quá đông hơn nữa còn có thể kết hợp thu thập thông tin, phỏng vấn sâu qua bảng hỏi cá nhân của từng đối tượng tham gia thảo luận. Những phụ nữ bị bạo lực gia đình tại đây cụ thể là bị bạo lực thân thể, họ là những người chịu những tổn thương về mặt thể chất, sức khỏe và bị đe dọa đến tính mạng và tổn thương nặng nề về tinh thần. Qua thảo luận nhóm giúp cho truyền thông đến được với nhóm phụ nữ bị bạo lực, họ giúp tôi cần cân nhắc và làm như thế nào để truyền thông đem lại hiệu quả, cần thực hiện truyền thông như thế nào? ảnh hưởng của truyền thông tới nhóm đối tượng này ra sao? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0