intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người nhiễm chất độc hóa học làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HÀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC ĐANG SINH SỐNG Ở HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 BÌNH DƢƠNG - 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HÀ VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC ĐANG SINH SỐNG Ở HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG BÌNH DƢƠNG - 2019 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của thầy GS, TS. Bùi Thế Cƣờng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong Luận văn thạc sĩ. “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm về lời cam đoan này. Phú Giáo, ngày 04 tháng 4, năm 2019 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Hà ii
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Trƣờng đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng cùng các thầy cô giáo khoa Công tác xã hội đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp của các thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn thầy GS.TS Bùi Thế Cƣờng ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Huyện ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam và các phòng, ban ngành đoàn thể của huyện Phú Giáo cùng các chị trong Phòng Lao động Thƣơng binh Xã hội huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác, cô và chú là ngƣời bị nhiễm chát độc hóa học trên địa bàn huyện đã dành tình cảm và hợp tác với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Dù bản thân đã rất cố gắng và tâm huyết dành công sức cho nghiên cứu này nhƣng do kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu chƣa đƣợc chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía các thầy cô giáo để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Phú Giáo, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Hà iii
  5. TÓM TẮT Để giải quyết các nhiệm vụ mà Luận văn đặt ra nhằm hƣớng đến mục tiêu đã xác định, Luận văn đã đƣợc xây dựng bố cục nội dung chính bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học. Chƣơng 2: Thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng; Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao vai trò nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Trong đó, nội dung của chƣơng 1 tập trung xây dựng hệ thống cơ sở lý luận nhằm làm cơ sở cho hoạt động phân tích thực trạng đề tài trên địa bàn cụ thể trong chƣơng 2. Nội dung chƣơng tập trung làm rõ các nội dung cốt lõi của đề tài nhƣ: Chính sách cho ngƣời nhiễm chất độc hóa học, nhân viên công tác xã hội và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách xã hội. Điểm trọng tâm của chƣơng là xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội, bao gồm chính sách cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học với các góc độ tiếp cận: Trong chƣơng 2, với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phƣơng pháp CTXH chuyên ngành, luận văn đã làm sáng tỏ thực trạng vai trò nhân viên CTXH trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2004 đến nay. Nội dung chƣơng 2 của Luận văn đã tập trung làm rõ 02 vấn đề: Một là, thực trạng ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Nội dung này bên cạnh việc khái quát hóa thực trạng chung của ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện, chƣơng 2 cũng đã lƣợng hóa khá iv
  6. đầy đủ về nhu cầu của những ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học (bao gồm cả ngƣời đã đƣợc hƣởng chế độ và chƣa đƣợc hƣởng chế độ). Hai là, chƣơng 2 phân tích thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên các góc độ: Từ kết quả phân tích thực trạng, chƣơng này cũng rút ra đƣợc các mặt mạnh và hạn chế của vai trò nhân viên công tác xã hội trong thực tiễn hỗ trợ địa phƣơng triển khai thực thi chính sách cũng nhƣ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đƣợc rút ra nhằm làm cơ sở để xây dựng chƣơng 3 của luận văn. Đề xuất giải pháp để giải quyết thực trạng và nâng cao vai trò nhân viên CTXH trong thời gian tới ở huyện Phú Giáo của chƣơng 3 Luận văn bao gồm các nhóm: - Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ về xây dựng và phát triển chuyên ngành công tác xã hội trên địa bàn huyện. - Đẩy mạnh cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội nạn nhân chất độc màu da cam các cấp. - Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách phát triển đề án xây dựng chuyên ngành công tác xã hội. - Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học. - Kiến nghị xây dựng Trung tâm dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng cơ chế phối hợp, tiếp nhận sinh viên chuyên ngành công tác xã hội về thực tập tại địa phương. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, kết luận của luận văn rút ra các nội dung trọng tâm sau: Một là, vai trò nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng còn rất mờ nhạt, chƣa đáp ứng yêu cầu. v
  7. Hai là, phƣơng pháp CTXH cá nhân đối với ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học của tác giả cho thấy sự cần thiết và hữu ích trong việc hỗ trợ đối tƣợng yếu thế này. Ba là, cần quan tâm đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) giai đoạn 2010 – 2020 cũng nhƣ nâng chất đề án trong giai đoạn tiếp theo để tạo điều kiện cho ngành CTXH thực hiện tốt sứ mệnh của chuyên ngành trong bối cảnh thực tiễn địa phƣơng và nƣớc ta. vi
  8. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................... 4 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................... 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................... 7 7. Kết cấu luận văn. ......................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8 1.1. Chính sách cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học ................................. 8 1.2. Nhân viên công tác xã hội ...................................................................... 20 1.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách xã hội............................................................................................................... 22 Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ................................................................................................................. 30 2.1. Tổng quan về huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dƣơng và các chính sách đang đƣợc triển khai cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện .............................................................................................................. 30 2.2. Thực trạng ngƣời nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................. 34 2.2.1. Tổng quan chung về ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học ........................ 35 2.2.2. Đặc điểm nhu cầu của các nhóm đối tƣợng .......................................... 37 2.3. Về vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết chính sách ƣu đãi ngƣời nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện ........................ 42 2.3.1. Khái quát chung về nhân viên công tác xã hội trên địa bàn ................. 42 2.3.2. Về vai trò nhân viên công tác xã hội..................................................... 45 vii
  9. 2.3.2.1. Vai trò là người trợ giúp xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xã hội ở địa phương ......................................................................................................................................45 2.3.2.2. Vai trò là người vận động nguồn lực thực hiện chính sách...............................46 2.3.2.3. Vai trò là lực lượng hỗ trợ thực hiện kế hoạch ....................................................48 2.3.2.4. Vai trò đánh giá việc thực hiện chính sách...........................................................52 2.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 53 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN VIÊN CTXH ....... 57 3.1. Định hƣớng ............................................................................................. 57 3.2. Hệ thống các giải pháp........................................................................... 59 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền .................. 60 3.2.2. Đẩy mạnh cải cách bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội nạn nhân chất độc màu da cam các cấp ......................................................................... 62 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách phát triển đề án xây dựng chuyên ngành công tác xã hội ......................................................................... 64 3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chăm lo cho người bị nhiễm chất độc hóa học ............................................................................................................ 66 3.2.5. Kiến nghị xây dựng Trung tâm dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh ......................................................................................................................... 69 3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp, tiếp nhận sinh viên chuyên ngành công tác xã hội về thực tập tại địa phương ................................................................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG Nhân sự ban chấp hành Hội nạn nhân chất độc màu Bảng 2.1 da cam huyện Phú Giáo nhiệm kỳ thứ I (2012-2017) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tình hình thu nhập của các hộ có ngƣời bị nhiễm Biểu đồ 2.1 chất độc hóa học đang sinh sống trên địa bàn huyện Thói quen chăm sóc sức khỏe của ngƣời bị nhiễm Biểu đồ 2.2. chất độc hóa học trên địa bàn huyện Mức độ thỏa mãn nhu cầu chính sách của ngƣời bị Biểu đồ 2.3 nhiễm chất độc hóa học tham gia khảo sát DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Mô tả về chu trình chính sách công ix
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân CTXH Công tác xã hội LĐ-TB&XH Lao động – Thƣơng binh & Xã hội BHYT Bảo hiểm y tế GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam x
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đã hơn 40 năm đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam, tuy nhiên, những vết thƣơng do chiến tranh để lại thì vẫn còn hiện nguyên trong cuộc sống của nhân dân nƣớc ta. Hậu quả của chất độc hóa học hay còn gọi là chất độc màu da cam/Dioxin là những bằng chứng rõ ràng nhất. Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khóc nhất trong lịch sử loài ngƣời. Trong 10 năm từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha; trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trƣờng, các hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời. Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hƣởng. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hƣởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải). Khoảng 86% lƣợng chất độc đã đƣợc phun rải lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại đƣợc dùng để phá hủy ruộng vƣờn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nƣơng rẫy ở các vùng đồi núi. Diện tích rừng ngặp mặn bị ảnh hƣởng chất dộc hóa học là 150.000 ha, điển hình là khu rừng ngập mặn ở Cà Mau. Môi trƣờng Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn, nhiều loài thực vật và động vật bị tiêu diệt. Hơn thế, chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu ngƣời Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu ngƣời là nạn nhân, gây nên biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 ngƣời con đều là nạn nhân chất độc màu da cam. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn ngƣời đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Các bệnh phổ biến ở con cháu các nạn nhân chất độc màu da cam là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, 1
  13. tâm thần, ung thƣ, tai biến sinh sản, dị dạng, dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là chất độc hóa học/Dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 3.[3] Hội thảo quốc tế lần thứ II về chất độc hóa học diệt cỏ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và tác hại lâu dài của nó đối với thiên nhiên và con ngƣời (Hà Nội, 15 - 18/11/1993) đã kết luận: “Chất độc da cam của Mỹ đã hủy diệt thiên nhiên cây cỏ; hủy diệt sức khỏe con ngƣời, gây nhiều bệnh tật nặng nề; gây nên những biến đổi gen di truyền qua mẹ hoặc bố, gây tai biến sinh sản, quái thai, dị dạng, dị tật của những đứa con sinh ra; gây các bệnh ung thƣ…”. Trong cảnh đau thƣơng đó của đất nƣớc, hiện nay, tỉnh Bình Dƣơng có khoảng 5.000 ngƣời nhiễm chất độc hóa học da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trƣớc đây. Đặc biệt, huyện Phú Giáo là một trong các huyện chịu ảnh hƣởng và có số lƣợng ngƣời nhiễm chất độc hóa học/Dioxin là 166 ngƣời cao so với các địa phƣơng khác trong tỉnh. Mặc dù, Đảng và nhà nƣớc ta đã sớm có những chính sách quan tâm đặc biệt đến vấn đề khắc phục hậu quả của chất độc hóa học, tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức chính sách này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, quá trình thực hiện chế độ chính sách ƣu đãi cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dƣơng vẫn còn nhiều hạn chế do địa bàn rộng, tính phức tạp trong hệ thống thủ tục, năng lực yếu kém của cán bộ địa phƣơng trong việc xác định hồ sơ hợp lệ… Hiện nay, số lƣợng hồ sơ đƣợc hƣởng chế độ chính sách của nhà nƣớc vẫn còn thấp hơn so với thực tiễn. Là một học viên nghiên cứu chuyên ngành công tác xã hội, bản thân học viên thấy rằng, đội ngũ nhân viên công tác xã hội không thể nào đứng ngoài bối cảnh chung của quá trình thực thi chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta đối với các nạn nhân chịu ảnh hƣởng bởi hậu quả của chiến tranh nói chung và hậu quả của chất độc hóa học nói riêng. Đó là lý do, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa học đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” 2
  14. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nƣớc Mỹ trong quá khứ đã sử dụng các chất độc hóa học trải thảm xuống lãnh thổ Việt Nam và gây ra những thảm họa lâu dài với thiên nhiên và con ngƣời. Do vậy, ngay từ năm 1980, Ủy ban Quốc gia điều tra hâụ quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đƣợc thành lập. Ủy ban này đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế nhằm xác định quy mô, tác hại của cuộc chiến tranh hóa học đối với môi trƣờng và con ngƣời. Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu mang phạm vi địa phƣơng và cả nƣớc về các tác động của chất độc hóa học này đối với sự sống trên lãnh thổ Việt Nam, về những đề xuất để khắc phục hậu quả đƣợc đề cập hàng loạt trong các đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc, các chƣơng trình dự án của các tổ chức phi chính phủ, cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, đề cập trực tiếp đến vai trò của công tác xã hội đối với đối tƣợng bị nhiễm chất độc hóa học, vai trò của nhân viên xã hội, còn tƣơng đối hạn chế. Theo đó, có thể kể đến các nghiên cứu ở mục Luận văn Thạc sĩ nhƣ: Luận văn thạc sĩ “Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học DIOXIN (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội)”, tác giả Văn thị Huệ đã tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách đối với ngƣời nhiễm chất độc hóa học tại quận Đống Đa [35 ]. Đề tài tìm hiểu và đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời nhiễm chất độc hóa học, những mong muốn tiếp theo của ngƣời nhiễm chất độc hóa học đã đƣợc thụ hƣởng chính sách. Bƣớc đầu xem xét vai trò của nhân viên CTXH qua hoạt động thực tiễn hỗ trợ ngƣời nhiễm chất độc hóa học tiếp cận chính sách. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách đối với ngƣời nhiễm chất độc hóa học. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội của tác giả Trần Đăng Khoa với đề tài “Công tác xã hội đối với người nhiễm chất độc da cam từ thực tiễn Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam thành phố Hà Nội” [32]. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về chăm sóc, nuôi dƣỡng và điều trị đối với ngƣời bị nhiễm chất độc màu da cam, từ đó phân tích thực trạng của công tác 3
  15. xã hội trên các phƣơng diện này để từ đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và hỗ trợ đối với ngƣời bị nhiễm chất độc màu da cam. Đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại làng Hữu nghị Việt Nam”, năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang đã tìm hiểu về thực trạng hiểu biết về CTXH nhóm của cán bộ, nhân viên Làng Hữu Nghị; hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam tại Làng đã đƣợc tiến hành nhƣ thế nào? Trong hoạt động ứng dụng CTXH nhóm đối với nhóm trẻ em tại Làng Hữu Nghị, tác giả đã trình bày ứng dụng CTXH nhóm trong lĩnh vực chăm sóc nuôi dƣỡng; chữa trị phục hồi chức năng và giáo dục hƣớng nghiệp, dạy nghề. Tác giả cũng đã đề cập đến hiệu quả của việc ứng dụng CTXH nhóm đối với trẻ em bị nhiễm chất độc da cam Làng Hữu Nghị và những nhân tố tác động tới hiệu quả đó. Sau khi phân tích những nhân tố tác động tới hiệu quả của các phƣơng pháp CTXH nhóm đã áp dụng tại Làng, tác giả xác định nhu cầu cần thiết nhất của trẻ mà hoạt động CTXH nhóm tại Làng chƣa có sự ứng dụng hiệu quả và đề xuất các giải pháp. Nhìn chung, những ấn phẩm và công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận ở nền tảng tri thức của ngành khoa học xã hội: tâm lý học, xã hội học,... cũng nhƣ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu CTXH chuyên ngành (CTXH cá nhân, nhóm) để đi sâu phân tích những nội dung liên quan đến vai trò của công tác xã hội, nhân viên xã hội đối với các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng/nhiễm chất độc màu da cam, các chính sách của Đảng và nhà nƣớc để khắc phục hậu quả đồng thời hỗ trợ đối tƣợng bị ảnh hƣởng. Đối với việc lựa chọn đề tài “Vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ưu đãi người bị nhiễm chất độc hóa đang sinh sống ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” của học viên là không mới về đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghiên cứu đối tƣợng trên địa bàn nghiên cứu khác đã làm nổi bật tính chuyên biệt, có thực tiễn cao, không trùng lặp với tất cả các đề tài, nghiên cứu, ấn phẩm trƣớc đó. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 4
  16. Về mục đích nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời nhiễm chất độc hóa học làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vai trò nhân viên công tác xã hội trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Từ cơ sở thực tiễn, luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết chế độ chính sách cho ngƣời nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. - Về nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời nhiễm chất độc hóa học; Phân tích, đánh giá vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Đồng thời khảo sát thực nghiệm, phân loại khách thể nghiên cứu để chứng minh tính nổi trội về lợi ích của nhóm đối tƣợng bị nhiễm chất độc màu da cam có đƣợc sự giúp đỡ của nhân viên xã hội. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. 4. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu: 4.1 Câu hỏi nghiên cứu Những ngƣời đang bị nhiễm chất độc hóa học/Đioxin đang đối mặt với những khó khăn gì? Nhu cầu cấp bách và cần thiết của ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học/Đioxin hiện nay là gì? Ngoài chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đã quy định, chính quyền địa phƣơng đã có những hoạt động chính sách giúp đỡ đối tƣợng ngƣời bị nhiễm chát độc hóa học /Dioxin ? Công tác xã hội đối với ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học/Dioxin tại địa phƣơng nhƣ thế nào? 5
  17. 4.2. Giả thiết nghiên cứu. Về cơ bản các hoạt động thực hiện chính sách đối với ngƣời bị nhiễm CĐHH/Dioxin tại huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Đối tƣợng là ngƣời bị nhiễm CĐHH/Dioxin chƣa hoàn toàn hiểu các bƣớc làm thủ tục để đƣợc thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm CĐHH/Dioxin tại địa phƣơng. Cho nên ngƣời dân mong muốn là thủ tục đơn giãn hóa, nang cao mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng. NV CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp ngƣời bị nhiễm CĐHH/Dioxin tiếp cận chính sách, có tiến nói lên trên để ngƣời dân đỡ vất vã. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học. Đối tượng khách thể nghiên cứu: Đối tƣợng là ngƣời bị nhiễm CĐHH/Dioxin - Về phạm vi nghiên cứu: vai trò nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng từ năm 2004 đến nay. - Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến năm 2017 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp chuyên ngành nhƣ: + Phƣơng pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp. + Các phƣơng pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn sâu, quan sát, khảo sát bằng bảng hỏi. + Phƣơng pháp CTXH cá nhân. Trong quá trình thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp để hoàn thành khóa luận, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể sau: 6
  18. + Phƣơng pháp thống kê; + Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa; 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Trong Luận văn, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học với một hệ thống các cơ sở pháp lý đƣợc cập nhật đầy đủ, kịp thời. Đồng thời, luận văn cũng đã thực hiện những phƣơng pháp thực nghiệm cụ thể, phƣơng pháp CTXH chuyên ngành để chứng minh vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội đối với ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học. Do đó, ở góc độ lý luận, luận văn này sẽ góp phần củng cố thêm hệ thống cơ sở lý luận nói chung cho chuyên ngành công tác xã hội và cho hoạt động tổ chức thực thi chính sách của Đảng và nhà nƣớc ta hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua kết quả của luận văn, nhiều giải pháp đã đƣợc tác giả xây dựng nhằm nâng cao, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giải quyết chính sách cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Đây là những giá trị lớn về mặt thực tiễn của nghiên cứu cho một địa phƣơng cụ thể. Từ đó, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần củng cố hệ thống bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc về vấn đề tổ chức thực hiện chính sách cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn. 8. Kết cấu luận văn: Bố cục của Luận văn bao gồm các nội dung căn bản: Lời mở đầu, nội dung của Luận văn với kết cầu gồm 3 chƣơng, kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đính kèm. 7
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC 1.1. Chính sách cho ngƣời bị nhiễm chất độc hóa học 1.1.1. Ngƣời nhiễm chất độc hóa học 1.1.1.1. Khái niệm Trong ngữ cảnh sinh học, các chất độc là các chất có thể gây hƣ hại, bệnh, hoặc tử vong cho các cơ thể, thƣờng bằng các phản ứng hóa học hoặc các hoạt tính khác trên phạm vi phân tử, khi một số lƣợng vừa đủ đƣợc cơ thể sinh vật hấp thụ vào. Trong chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã tiến hành rải xuống lãnh thổ miền Nam những chất hóa học “diệt cỏ” với nhiều thành phần hóa học khác nhau. Trong đó, nguy hiểm nhất là chất hóa học (thƣờng gọi là chất độc da cam), là chất độc nhất trong các chất độc mà con ngƣời biết đến. Với liều lƣợng cỡ 1 picogram (ppt – phần ngàn tỉ gram) có thể gây bệnh ung thƣ, tai biến sinh sản ở ngƣời; vài chục nanogram (ng – phần tỉ gram) có thể lập tức gây chết ngƣời. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chỉ cần 85 gram là có thể giết chết toàn bộ số dân 1 thành phố khoảng 8 triệu ngƣời. [3] Theo quy định hiện nay tại điều 38 nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2013 về việc quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng thì ngƣời đƣợc xác định là ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải thuộc một trong các đối tƣợng sau: 1. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lƣợng Công an nhân dân. 8
  20. 3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 4. Thanh niên xung phong tập trung. 5. Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phƣờng. Các đối tƣợng nói trên phải thỏa mãn các điều kiện tại điều 39 nghị định 31/3013/NĐ-CP nhƣ sau: - Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trƣờng B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). - Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trƣờng hợp bệnh tật sau: Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh; Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định. Các đối tƣợng trên đƣợc gọi chung là ngƣời tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bên cạnh đó, đối tƣợng thứ hai cũng đƣợc hƣởng chế độ chính sách cho ngƣời nhiễm chất độc hóa học còn có con đẻ còn sống của ngƣời tham gia kháng chiến (bao gồm cả con đẻ của bệnh binh, con đẻ của công nhân viên chức nghỉ mất sức lao động) bị dị dạng, dị tật nặng do nhiễm chất độc hoá học không còn khả năng lao động. Nhƣ vậy, tiêu chí xác định nạn nhân chất độc hóa học là một vấn đề phức tạp. Thƣờng sẽ là hai tiêu chí cơ bản đƣợc thống nhất chấp nhận là: Tiêu chí tiếp xúc trực tiếp với chất độc da cam trong chiến tranh (tiêu chí bắt buộc phải có). Tiêu chí đối với sức khỏe: bị mắc ít nhất một trong số 17 bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc màu da cam tại Điều 7 Thông tƣ liên tịch 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0