intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

123
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh) vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn vào việc nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm ở quận Bình Tân, từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại thách thức để đề xuất một số định hướng và giải pháp phù hợp đối với vấn đề lao động, việc làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Lao động và việc làm quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thanh Phong LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM QUẬN BÌNH TÂN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thanh Phong LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM QUẬN BÌNH TÂN (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CÔNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng Công Dũng. Tất cả những nội dung tham khảo dung trong luận văn đều được dẫn nguồn đầy đủ từ phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, bản đồ, biểu đồ thể hiện trong luận văn đều được xử lí và có căn cứ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả luận văn Phan Thanh Phong
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Công Dũng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện cho em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa Học Công Nghệ, Phòng Sau Đại Học và quý thầy cô trong Khoa Địa lí đã đào tạo, truyền đạt cho em nhiều tri thức quý giá trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em cũng xin cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Thống kê quận Bình Tân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bình Tân đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu… để em hoàn thành luận văn. Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bè bạn đã quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để em học tập và hoàn thành tốt luận văn. Với thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế của bản thân nên quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ thẳng thắn của quý thầy cô, của các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện tốt hơn. TP HCM, ngày 29 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Phan Thanh Phong
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : cơ cấu kinh tế CN: công nghiệp CNH: công nghiệp hoá DV: dịch vụ GTSX: giá trị sản xuất HĐH: hiện đại hoá HĐKT: hoạt động kinh tế LĐ: lao động NN: nông nghiệp TPKT: thành phần kinh tế TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở Việt Nam .................................. 16 Bảng 1.2. Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động Việt Nam năm 2011 ..... 18 Bảng 1.3.Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2005 và 2013 ............................. 34 Bảng 1.4. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............................ 34 Bảng 1.5. Lao động phân theo thành phần kinh tế ........................................................ 35 Bảng 1.6. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế .............................................................. 35 Bảng 1.7. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 36 Bảng 1.8. Dân số hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............... 37 Bảng 1.9. Cơ cấu lao động trong ba khu vực kinh tế .................................................... 37 Bảng 2.1. Diện tích, dân số các quận, huyện TP. HCM ............................................... 41 Bảng 2.2. Dân số các quận nội thành TP.HCM qua các năm ...................................... 42 Bảng 2.3. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2013 ......... 47 Bảng 2.4. Dân số quận Bình Tân và TP. Hồ Chí Minh(người) giai đoạn 2004-2013 .. 48 Bảng 2.5. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của quận Bình Tân và TP.HCM năm 2009. .................................................................................................49 Bảng 2.6. Kết cấu dân số dân tộc của quận Bình Tân năm 2009 ................................. 50 Bảng 2.7. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính quận Bình Tân năm 2013 .............. 50 Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư quận Bình Tân năm 2013 ........................................ 52 Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của quận Bình Tân ......................... 56 Bảng 2.9. Nguồn lao động của Bình Tân từ năm 2004 – 2013 ..................................... 58 Bảng 2.10. Dân số trung bình và tỉ lệ lao động so với dân số các phường năm 2013 .. 59 Bảng 2.11.Tỉ lệ LĐ các phường so với tổng LĐ của quận Bình Tân năm 2013........... 59 Bảng 2.12. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá năm 2012 – 2013 .......................... 61 Bảng 2.13. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ................................... 62 Bảng 2.14. Kết cấu lao động theo từng nhóm tuổi năm 2009 ....................................... 63 Bảng 2.15. Số lượng lao động theo từng nhóm tuổi năm 2009.................................... 63 Bảng 2.16. Cơ cấu lao động trong toàn ngành kinh tế .................................................. 64 Bảng 2.17. Lao động công nghiệp quận Bình Tân giai đoạn 2004 - 2013 .................... 65
  7. Bảng 2.18. Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước phân theo loại hình kinh tế .......... 65 Bảng 2.19. Lao động và GTSXCN phân theo ngành kinh tế năm 2012. ...................... 66 Bảng 2.20. Lao động thương mại - dịch vụ ngoài Nhà nước ........................................ 68 Bảng 2.21. Lao động hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2012 .................................. 68 Bảng 2.22. Lao động nông nghiệp quận Bình Tân ........................................................ 69 Bảng 2.23. Lao động nông nghiệp Bình Tân so với TP.HCM năm 2011 ..................... 69 Bảng 2.24. Lao động nông nghiệp phân theo phường năm 2011 ................................. 70 Bảng 2.25. Lao động quận Bình Tân theo các phường ................................................. 71 Bảng 2.26. Lao động đang HĐKT kể cả nội trợ và học sinh sinh viên......................... 74 Bảng 2.27. Lao động Bình Tân chia theo địa điểm làm việc ........................................ 75 Bảng 2.28. Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng HĐKT ................................ 77 Bảng 2.29. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên qua các năm. ............................... 77 Bảng 2.30. Tình trạng lao động có việc làm của quận Bình Tân ................................. 78 Bảng 2.31. Tình trạng việc làm của dân số HĐKT thường xuyên ................................ 78 Bảng 2.32. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi ................ 79 Bảng 2.33. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành kinh tế của quận Bình Tân và TP. HCM năm 2010................................................................................. 79 Bảng 2.34. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên phân theo phường ....................... 80 Bảng 2.35. Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi ở quận Bình Tân ................... 81 Bảng 2.36. Tỉ lệ thất nghiệp ở quận Bình Tân phân theo phường năm 2013 .............. 82 Bảng 2.37. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân ........................... 82 Bảng 2.38. Dân số không HĐKT chia theo nguyên nhân ở các phường năm 2013 ..... 83 Bảng 2.39. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo độ tuổi ..................................... 83 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế dự báo đến năm 2015 và 2020 .............................................. 88 Bảng 3.2. Đề án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2020 ................ 93 Bảng 3.3. Dân số của quận Bình Tân định hướng đến năm 2025 ................................. 94 Bảng 3.4. Hiện trạng và dự báo dân số quận Bình Tân đến năm 2025 ......................... 98 Bảng 3.5. Dự báo lao động quận Bình Tân đến năm 2025 ........................................... 98 Bảng 3.6. Dự báo gia tăng lao động ở từng phường đến năm 2025 .............................. 99 Bảng 3.7. Dự báo lao động có CMKT ở quận đến năm 2025 ..................................... 102
  8. Bảng 3.8. Dự báo tốc độ phát triển giai đoạn 2013 – 2015; 2015 – 2025................... 103 Bảng 3.9. Dự báo chuyển dịch lao động quận Bình Tân đến 2025 ............................ 104
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên ........................................................... 48 Biểu đồ 2.2. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi.................................................................. 49 Biểu đồ 2.3. Kết cấu dân số theo giới tính quận Bình Tân năm 2004-2013 ................. 49 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá của quận Bình Tân năm 2012 và năm 2013……………….………………………………...60 Biều đồ 2.5. Cơ cấu lao động trong toàn ngành kinh tế quận Bình Tân năm 2004 và 2013 .........................................................................................................64 Biểu đồ 2.6. Dân số và nguồn lao động quận Bình Tân giai đoạn 2004-2013 ............. 70 Biểu đồ 2.7. Lao động quận Bình Tân phân theo phường ............................................ 71 Biểu đồ 2.8. Tình hình giải quyết việc làm ở quận Bình Tân năm 2004-2013 ............. 84 Biểu đồ 3.1. Dự báo lao động của quận Bình Tân năm 2015 và năm 2025 ………….99 Biểu đồ 3.2. Dự báo lao động theo trình độ CMKT ở quận Bình Tân ........................ 102
  10. DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Bình Tân năm 2013 ............................................... 44 Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư quận Bình Tân năm 2013 ........................................ 52 Hình 2.3. Bản đồ lao động và việc làm quận Bình Tân năm 2013 ............................... 73 Hình 3.1. Bản đồ dựa báo lao động, việc làm quận Bình Tân đến năm 2025 ............. 100
  11. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... 3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................................................... 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. 1 DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................................................. 2 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2 4. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 4 6. Đóng góp chính của luận văn ................................................................................... 6 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 6 Chương 1 ........................................................................................................................ 7 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ................... 7 1.1. Cơ sở lí luận về lao động, việc làm ........................................................................ 7 1.1.1. Lao động và sử dụng lao động .................................................................................. 7 1.1.2.Việc làm ...................................................................................................................... 9 Bảng 1.1. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở Việt Nam ............................ 16 Bảng 1.2. Số lượng lao động và phân bố lực lượng lao động Việt Nam năm 2011 .. 18 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá lao động, việc làm .............................................................. 19 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm ................................................... 22 1.2. Cơ sở thực tiễn về lao động và việc làm ............................................................. 33 1.2.1. Lao động và việc làm ở Việt Nam ......................................................................... 33 Bảng 1.3.Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2005 và 2013 ........................ 34 Bảng 1.4. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ..................... 34 Bảng 1.5. Lao động phân theo thành phần kinh tế .................................................. 35 Bảng 1.6. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ......................................................... 35 1.2.2. Lao động và việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 35
  12. Bảng 1.7. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 36 Bảng 1.8. Dân số hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ........ 37 Bảng 1.9. Cơ cấu lao động trong ba khu vực kinh tế ............................................... 37 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 39 Chương 2 ...................................................................................................................... 40 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ......................................................... 40 QUẬN BÌNH TÂN, TP HỒ CHÍ MINH ................................................................... 40 2.1. Khái quát về lao động, việc làm quận Bình Tân ............................................... 40 Bảng 2.1. Diện tích, dân số các quận, huyện TP. HCM............................................ 41 Bảng 2.2. Dân số các quận nội thành TP.HCM qua các năm ................................. 42 Hình 2.1. Bản đồ hành chính quận Bình Tân năm 2013 ......................................... 44 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm ở quận Bình Tân ............... 45 2.2.1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ........................................................................................ 45 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến lao động, việc làm ..................................... 45 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lao động, việc làm .......................... 47 Bảng 2.3. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2013 .... 47 Biểu đồ 2.1. Dân số và gia tăng dân số tự nhiên ....................................................... 48 Bảng 2.4. Dân số quận Bình Tân và TP. Hồ Chí Minh(người) giai đoạn 2004-2013 ....................................................................................................................................... 48 Bảng 2.5. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi của quận Bình Tân và TP.HCM năm 2009 ............................................................................................................................... 49 Biểu đồ 2.2. Kết cấu dân số theo nhóm tuổi ................................................................ 49 Biểu đồ 2.3. Kết cấu dân số theo giới tính quận Bình Tân năm 2004-2013.............. 49 Bảng 2.6. Kết cấu dân số dân tộc của quận Bình Tân năm 2009 ............................. 50 Bảng 2.7. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính quận Bình Tân năm 2013 ........ 50 Hình 2.2. Bản đồ phân bố dân cư quận Bình Tân năm 2013 .................................... 52 Bảng 2.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của quận Bình Tân ................... 56 2.3. Thực trạng lao động và việc làm ở quận Bình Tân ........................................... 58 2.3.1. Thực trạng lao động quận Bình Tân ...................................................................... 58 Bảng 2.9. Nguồn lao động của Bình Tân từ năm 2004 – 2013.................................. 58
  13. Bảng 2.10. Dân số trung bình và tỉ lệ lao động so với dân số các phường năm 2013 ....................................................................................................................................... 59 Bảng 2.11.Tỉ lệ LĐ các phường so với tổng LĐ của quận Bình Tân năm 2013 ....... 59 Bảng 2.12. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá năm 2012 – 2013 ....................... 61 Bảng 2.13. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ............................... 62 Bảng 2.14. Kết cấu lao động theo từng nhóm tuổi năm 2009 .................................... 63 Bảng 2.15. Số lượng lao động theo từng nhóm tuổi năm 2009 ................................ 63 Bảng 2.16. Cơ cấu lao động trong toàn ngành kinh tế............................................... 64 Biều đồ 2.5. Cơ cấu lao động trong toàn ngành kinh tế quận Bình Tân năm 2004 và 2013 (đơn vị %) ............................................................................................................. 64 Bảng 2.17. Lao động công nghiệp quận Bình Tân giai đoạn 2004 - 2013 ................ 65 Bảng 2.18. Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước phân theo loại hình kinh tế ..... 65 Bảng 2.19. Lao động và GTSXCN phân theo ngành kinh tế năm 2012. ................... 66 Bảng 2.20. Lao động thương mại - dịch vụ ngoài Nhà nước..................................... 68 Bảng 2.21. Lao động hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2012 ............................... 68 Bảng 2.22. Lao động nông nghiệp quận Bình Tân .................................................... 69 Bảng 2.23. Lao động nông nghiệp Bình Tân so với TP.HCM năm 2011 ................. 69 Bảng 2.24. Lao động nông nghiệp phân theo phường năm 2011 .............................. 70 Biểu đồ 2.6. Dân số và nguồn lao động quận Bình Tân giai đoạn 2004-2013 ......... 70 Bảng 2.25. Lao động quận Bình Tân theo các phường ............................................. 71 Biểu đồ 2.7. Lao động quận Bình Tân phân theo phường......................................... 71 Hình 2.3. Bản đồ lao động và việc làm quận Bình Tân năm 2013 ............................ 73 2.3.2. Thực trạng sử dụng lao động, việc làm ở quận Bình Tân.................................... 74 Bảng 2.26. Lao động đang HĐKT kể cả nội trợ và học sinh sinh viên ..................... 74 Bảng 2.27. Lao động Bình Tân chia theo địa điểm làm việc Đơn vị: %.... 75 Bảng 2.28. Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng HĐKT ............................ 77 Bảng 2.29. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên qua các năm. ........................... 77 Bảng 2.30. Tình trạng lao động có việc làm của quận Bình Tân Đơn vị: % ...... 78 Bảng 2.31. Tình trạng việc làm của dân số HĐKT thường xuyên ............................ 78 Bảng 2.32. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo nhóm tuổi ............. 79
  14. Bảng 2.33. Dân số HĐKT có việc làm thường xuyên phân theo ngành kinh tế của quận Bình Tân và TP. HCM năm 2010 ..................................................................... 79 Bảng 2.34. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên phân theo phường .................. 80 Bảng 2.35. Tình trạng thất nghiệp phân theo nhóm tuổi ở quận Bình Tân ............. 81 Bảng 2.36. Tỉ lệ thất nghiệp ở quận Bình Tân phân theo phường năm 2013 ......... 82 Bảng 2.37. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân (Đơn vị: %) ....................................................................................................................................... 82 Bảng 2.38. Dân số không HĐKT chia theo nguyên nhân ở các phường năm 2013. 83 Bảng 2.39. Dân số không hoạt động kinh tế chia theo độ tuổi Đơn vị: % ... 83 2.4. Đánh giá thực trạng lao động, việc làm ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội .......... 84 Biểu đồ 2.8. Tình hình giải quyết việc làm ở quận Bình Tân năm 2004-2013 ......... 84 2.4.1 Ảnh hưởng của lao động, việc làm đến thu nhập và mức sống ............................. 84 2.4.2. Ảnh hưởng của lao động, việc làm đến công tác xoá đói giảm nghèo.................. 85 Bảng 2.40. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2013 ....................................................................................................................................... 85 2.4.3. Các ảnh hưởng khác ............................................................................................... 85 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 86 Chương 3 ...................................................................................................................... 87 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................... 87 SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM .............................................. 87 QUẬN BÌNH TÂN -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................ 87 3.1. Cơ sở định hướng sử dụng lao động và việc làm quận Bình Tân .................... 87 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh ................................... 87 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế dự báo đến năm 2015 và 2020 ........................................... 88 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở quận Bình Tân ..................................... 90 Bảng 3.2. Đề án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2020 ......... 93 Bảng 3.3. Dân số của quận Bình Tân định hướng đến năm 2025 ............................ 94 3.2. Định hướng về giải quyết việc làm đến năm 2025 ............................................... 97 3.2.1. Định hướng phát triển dân số ................................................................................. 98 Bảng 3.4. Hiện trạng và dự báo dân số quận Bình Tân đến năm 2025 .................... 98 3.2.2. Định hướng về số lượng lao động .......................................................................... 98
  15. Bảng 3.5. Dự báo lao động quận Bình Tân đến năm 2025 ........................................ 98 Bảng 3.6. Dự báo gia tăng lao động ở từng phường đến năm 2025 ........................ 99 Tỉ lệ:1:700.000 ............................................................................................................ 100 Hình 3.1. Bản đồ dựa báo lao động, việc làm quận Bình Tân đến năm 2025 ........ 100 3.2.3. Định hướng về chất lượng lao động ................................................................ 101 3.2.4. Định hướng sử dụng lao động đến năm 2025 ................................................ 102 Bảng 3.7. Dự báo lao động có CMKT ở quận đến năm 2025 .................................. 102 Biểu đồ 3.2. Dự báo lao động theo trình độ CMKT ở quận Bình Tân ................. 102 Bảng 3.8. Dự báo tốc độ phát triển giai đoạn 2013 – 2015; 2015 – 2025 ................ 103 Bảng 3.9. Dự báo chuyển dịch lao động quận Bình Tân đến 2025 Đơn vị: % ..... 104 3.2.5. Định hướng giải quyết việc làm đến năm 2025.................................................... 104 3.3. Giải pháp sử dụng lao động và việc làm ở quận Bình Tân............................. 104 3.3.1. Nhóm giải pháp phát triển dân số phù hợp ......................................................... 104 3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm mới ................. 105 3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng thu nhập ............. 108 3.3.4. Nhóm giải pháp phát huy thị trường lao động ..................................................... 112 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 114 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 116 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 119
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, là nước đông dân . Vì vậy việc khai thác các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là con người được coi là biện pháp cần thiết cho quá trình phát triển CNH, HĐH và kinh tế - xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.” Bình Tân là một quận mới vùng ven, gồm có 10 phường, được thành lập theo nghị định 130/NĐ-CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, bao gồm thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hoà, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây. Từ khi thành lập cuối năm 2003 đến nay, quận Bình Tân có sự biến đổi mạnh mẽ, tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh, có phường không còn đất nông nghiệp. Theo đó, lao động, việc làm ở quận Bình Tân cũng chuyển biến một cách nhanh chóng từ chủ yếu là nông nghiệp sang chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Mặt khác, Bình Tân cùng với Bình Chánh là cửa ngõ phía tây nam của Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm đón nhận nguồn lao động khá lớn từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương lân cận đến tìm việc, mua đất, làm nhà, định cư. Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng lao động trong quận, đã tạo nên sức ép về nhiều mặt cần phải giải quyết đối với một quận mới thành lập, là thách thức lớn trong những năm vừa qua. Trong đó, vấn đề ổn định dân số, lao động, việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, cần nghiên cứu, nhận diện thực trạng vấn đề lao động, việc làm để có định hướng và giải pháp phù hợp hướng tới chủ động ổn định dân số, nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà Nước là một vấn đền cấp thiết. Xuất phát từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: “Lao động và việc làm quận Bình Tân (Thành Phố Hồ Chí Minh)” để nghiên cứu, làm luận văn tốt nghiệp.
  17. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn vào việc nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm ở quận Bình Tân, từ đó tìm ra những hạn chế, tồn tại thách thức để đề xuất một số định hướng và giải pháp phù hợp đối với vấn đề lao động, việc làm, nhằm chủ động quản lí, sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quận trong thời kì CNH – HĐH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về lao động, việc làm, vận dụng vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm ở quận Bình Tân. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng lao động, việc làm ở quận Bình Tân giai đoạn 2004 – 2013. - Đề xuất một số định hướng, giải pháp về ổn định và nâng cao chất lượng nguồn lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở quận Bình Tân. 3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: - Nghiên cứu thực trạng lao động, việc làm quận Bình Tân (2004 – 2013): quy mô, tốc độ gia tăng lao động, kết cấu lao động (theo giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn kĩ thuật); phân bố và sử dụng lao động: theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ cấp phường. - Đánh giá thực trạng, rút ra mặt mạnh, mặt yếu, tồn tại, hạn chế, thách thức, từ đó dề xuất định hướng, giải pháp nhằm hướng đến đạt hiệu quả cao hơn. Không gian nghiên cứu: lãnh thổ quận Bình Tân. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến 2013. 4. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề lao động và việc làm đã được nhiều cơ quan quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm qua như: Trung tâm Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng
  18. 3 Tổng cục Thống kê Việt Nam thực hiện các cuộc Tổng điều tra, điều tra, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề lao động, việc làm. Trong các công trình nghiên cứu của các giáo sư và các nhà khoa học đầu ngành địa lí, như GS.TS Xuân Thu, GS.TS Lê Thông, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,… cũng đã dành nhiều công sức nghiên cứu vấn đề lao động, việc làm và sử dụng lao động tại Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu về “ Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề cập đến vấn đề lao động ở TP.HCM. Vấn đề đánh giá lao động và việc làm ở TP.HCM đã được trình bày nhưng chỉ ở mức độ khái quát cấp thành phố. Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, của TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS. Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra nhiều biện pháp góp phần giải quyết việc làm hiệu quả, nhưng chủ yếu mang tầm vĩ mô, cấp quốc gia, rất khó áp dụng hiệu quả đối với tất cả các địa phương cấp tỉnh, thành và cấp quận huyện trong cả nước. Các nghiên cứu sinh và học viên cao học cũng đã chọn khá nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề này, ví dụ: Luận án: “ Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Thành Phố Hồ Chí Minh”. của TS địa lí kinh tế - xã hội Đàm Nguyễn Thùy Dương, 2004. Luận văn: Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập của Đào Thị Dung, do PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng (hướng dẫn khoa học), Trường ĐHSP. TP. HCM, 2011. Các Báo cáo điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê các năm 2011, 2013 đã đề cập đến các khái niệm về lao động, việc làm và đưa ra các kết quả điều tra chủ yếu cấp quốc gia [1]. Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu khá nhiều. Những công trình nghiên cứu nói
  19. 4 trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả vận dụng nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về vấn đề lao động và việc làm quận Bình Tân – TP HCM 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1.1.Quan điểm hệ thống Dân số, lao động và việc làm ở từng quận huyện, tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được đặt trong mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu về lao động và việc làm ở quận Bình Tân phải được đặt trong mối liên hệ với Thành Phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Bản thân vấn đề lao động và việc làm ở Bình Tân cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Các yếu tố về tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực, từng huyện, quận có bản sắc riêng. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề lao động và việc làm ở Bình Tân phải tìm hiểu trên quan điểm tổng hợp - lãnh thổ, qua đó làm rõ nguyên nhân của sự khác biệt để phân tích và đánh giá thực trạng của lao động và việc làm ở Bình Tân đúng đắn hơn. Mặt khác, cũng cần phải thấy được khả năng phát triển kinh tế của từng phường trong quận để đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách có hiệu quả trong thời kì tới. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Khi đánh giá bất kì hiện tượng tự nhiên hay kinh tế - xã hội nào, chúng ta cũng cần phải có cái nhìn xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai. Theo chiều dài của thời gian, chúng ta sẽ thấy sự phát triển theo quy luật của chúng. Từ đó sẽ rút ra những nhận xét, đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những dự báo chính xác trong tương lai. Vận dụng quan đểm lịch sử - viễn cảnh, tác giả phân tích và đánh giá lực lượng lao động và nguồn việc làm theo chuỗi thời gian, chú ý đến những thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động thay đổi theo xu thế tất yếu của thế giới, cùng với những biến đổi trong nứơc để nhìn nhận vấn đề lao động và việc làm trong từng giai
  20. 5 đoạn nhất định. Qua đó, có thể dự báo và đưa ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề lao động và việc làm trong hiện tại và tương lai của quận. 5.1.4. Quan điểm kinh tế, sinh thái và phát triển bền vững Khi nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phải tạo việc làm cho người lao động, đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống trong lành. Phát triển kinh tế, thu hút lao động, giải quyết việc làm phải đồng bộ giữa các ngành, các khu vực nhằm tạo sự phát triển đồng đều, nhằm đảm bảo sự công bằng và tiến bộ xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.Phương pháp phân tích - tổng hợp Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và khách thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban ngành của tỉnh, thành phố. 5.2.2. Phương pháp thống kê, so sánh Dựa vào các cơ sở dữ liệu, số liệu, tư liệu đảm bảo tính pháp lí được sử dụng triệt để, phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, xữ lí, tổng hợp trên cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Thống kê quận Bình Tân. Ngòai ra, tác giả còn sử dụng các nguồn dữ liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về dân cư, các ngành kinh tế… của các địa phương lân cận để phân tích và so sánh. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS Đây là phương pháp đặc trưng của ngành địa lí, dùng để khái quát hoá số liệu, xây dựng các biểu đồ và bản đồ mang tính trực quan, sinh động cao, sử dụng phần mềm Mapinfo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2