intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

170
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn nắm bắt những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk thông qua luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Địa lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Hương CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thùy Hương CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CẢM ƠN  Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Phạm Thị Xuân Thọ – Cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tác giả xin gởi lời cảm ơn tới quý thầy, cô giáo khoa Địa lí, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban, quý thầy cô khoa Khoa học Xã hội – Nhân văn, cùng tất cả các đồng nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk; Cục Thống kê Đắk Lắk; Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tác giả về nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Thùy Hương
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Hương
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng số liệu Danh mục bản đồ Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2 2.1. Mục tiêu............................................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................... 2 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3.1. Nội dung ............................................................................................................ 3 3.2. Thời gian ........................................................................................................... 3 3.3. Không gian nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3 4.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 3 4.2. Tình hình nghiên cứu ở Đắk Lắk ....................................................... 4 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................. 4 5.1. Các quan điểm nghiên cứu............................................................................... 4 5.1.1. Quan điểm hệ Thống ................................................................... 4 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ ..................................................................... 5 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh ....................................................... 5
  6. 5.1.4. Quan điểm tổng hợp .................................................................... 6 5.1.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ............................... 7 5.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu ....... 7 5.2.2. Phương pháp Thống kê ............................................................... 7 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ..................................................... 8 5.2.4. Phương pháp so sánh .................................................................. 8 5.2.5. Phương pháp thực địa ................................................................. 8 6. Những đóng góp chính của luận văn ........................................................ 9 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG .................................................................. 10 1.1. Một số vấn đề chung về cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu cây trồng .............. 10 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................... 10 1.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng .......................................................................................... 14 1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng.............. 16 1.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................. 16 1.2.2. Nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................. 16 1.2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................ 19 1.3. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu cây trồng ................................................... 22 1.4. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Việt Nam và Tây Nguyên ............ 23 1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Việt Nam ............................... 23 1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên........................... 26 Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK ....................................................................... 28 2.1. Khái quát chung về tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 28
  7. 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ................................................ 28 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ............................... 29 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................... 36 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk... 41 2.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................. 41 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên ................................................................. 42 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ...................................................... 43 2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk .............................. 47 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo nhóm cây .......................... 47 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lãnh thổ ............................. 60 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo thành phần kinh tế ............ 74 2.4. Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk .................. 78 2.4.1. Những thành tựu ....................................................................... 78 2.4.2. Những hạn chế .......................................................................... 85 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 ................ 92 3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk ................ 92 3.2. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk ........... 102 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 109 1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 109 2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCNHN : Cây công nghiệp hàng năm CCNLN : Cây công nghiệp lâu năm GTSX : Giá trị sản xuất KT-XH : Kinh tế - Xã hội NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư SX : Sản xuất TPKT : Thành phần kinh tế TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TP. BMT : Thành phố Buôn Ma Thuột TS : Tiến sĩ
  9. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 1.1. Cơ cấu GTSX cây trồng Việt Nam giai đoạn 2005 – 2012 ............ 24 Bảng 2.1. Kết quả thực hiện chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục . 40 Bảng 2.2. Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế .......................................... 42 Bảng 2.3. Diện tích một số loại cây trồng của Đắk Lắk năm 2012 ................ 48 Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk theo nhóm cây trồng ................ 49 giai đoạn 1995 – 2012 ..................................................................... 49 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng trung bình diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ................................................................... 50 Bảng 2.6. Diện tích và tốc độ tăng trưởng các loại cây lương thực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012............................................................. 52 Bảng 2.7. Diện tích và cơ cấu diện tích cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk ......... 55 giai đoạn 1995 – 2012 ................................................................... 55 Bảng 2.8. Diện tích CCNLN Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ....................... 55 Bảng 2.9. Cơ cấu diện tích các loại cây cây công nghiệp lâu năm ................. 56 tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 .............................................. 56 Bảng 2.10. GTSX và cơ cấu GTSX cây công nghiệp Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012.......................................................................................... 59 Bảng 2.11. Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ năm 1995 và năm 2012 ......................................................... 65 Bảng 2.12. Cơ cấu diện tích cây lương thực tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 .......................................................................... 66 Bảng 2.13. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012 .......................................................................... 69
  10. Bảng 2.14. Cơ cấu diện tích CCNLN tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 1995 – 2012................................................................................. 72 Bảng 2.15. GTSX và cơ cấu GTSX cây trồng tỉnh Đắk Lắk theo lãnh thổ giai đoạn 2009 – 2012 ........................................................................ 74 Bảng 2.16. GTSX cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ................. 78 Bảng 2.17. Năng suất trung bình một số loại cây trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ........................................................................ 79 Bảng 2.18. Bình quân lương thực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ........ 84 Bảng 2.19. Hệ số sử dụng đất SX nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk và cả nước giai đoạn 2000 – 2012 .......................................................................... 86 Bảng 3.1. Dự kiến diện tích, sản lượng các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 ............................................................... 100
  11. DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ................................................. 29 Bản đồ 2.2. Mạng lưới sông ngòi tỉnh Đắk Lắk.............................................. 33 Bản đồ 2.3. Bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk ............................................................ 345 Bản đồ 2.4. Cơ cấu và tình hình phát triển cây trồng tỉnh Đắk Lắk năm 1995 ...63 Bản đồ 2.5. Cơ cấu và tình hình phát triển cây trồng tỉnh Đắk Lắk năm 2012 ...63 Bản đồ 2.6. Sự thay đổi cơ cấu cây lương thực tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 - 2012............................................................................................. 68 Bản đồ 2.7. Sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 - 2012 .......................................................................................... 70
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1.1. Cơ cấu diện tích cây trồng Việt Nam giai đoạn 1990 – 2012 .... 24 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các loại đất chính tỉnh Đắk Lắk ..................................... 34 Biểu đồ 2.2. Qui mô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012.... 36 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm .... 38 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk phân theo khu vực kinh tế ............ 39 giai đoạn 2004 – 2012 (theo giá so sánh năm 2010) .................. 39 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu diện tích cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 ....... 50 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu diện tích các loại cây lương thực Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012 .... 53 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012..... 58 Biểu đồ 2.8. GTSX và cơ cấu GTSX cây trồng tỉnh Đắk Lắk theo TPKT năm 1995 và năm 2010 (giá so sánh năm 1994) ................................ 77
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản, có vai trò quan trọng to lớn không ngành nào có thể thay thế: đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nguồn hàng xuất khẩu và tích lũy vốn. Cơ cấu nông nghiệp hợp lí và chuyển dịch đúng hướng góp phần duy trì ổn định hoạt động của nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là nhóm nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để phát huy tối đa thế mạnh từng địa phương, tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế chung. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng để hình thành và phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng, tạo ra những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng đối với nông nghiệp cả nước. Vì vậy, trồng trọt luôn là ngành quan trọng trong cơ cấu SX nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế Đắk Lắk nói chung. Những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nhu cầu thị trường và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra trên phạm vi cả nước, cây trồng Đắk Lắk đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với điều kiện phát triển và yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP về chuyển dịch cơ cấu cây trồng và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân - nông thôn, Đắk Lắk đã cùng với cả nước tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng và đạt được những thành quả đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ cũng như hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa cao, tình trạng phát triển, chuyển đổi cây trồng mang nặng tính tự phát diễn ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, sự thay đổi của các nhân tố tự nhiên, biến động thị trường cùng những nhân tố khác đã đặt ra cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
  14. 2 cây trồng Đắk Lắk nhiều vấn đề, đòi hỏi cần thiết phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá để đưa ra định hướng, giải pháp hiệu quả trong tình hình hiện nay. Những nghiên cứu về Đắk Lắk trong lĩnh vực KT-XH, nông nghiệp khá phong phú với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu, đề xuất hướng phát triển cây trồng hợp lí, hiệu quả còn thiếu tính tổng hợp và chưa được nghiên cứu sâu dưới góc độ địa lí KT-XH. Với những lí do trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ. Tuy đã hết sức cố gắng, nhưng tác giả còn hạn chế kinh nghiệm trong nghiên cứu, nguồn tài liệu và thời gian, nên không tránh những thiếu sót. Tác giả luận văn kính mong quý thầy cô góp ý, chỉnh sửa để luận văn được chính xác và hoàn chỉnh hơn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012. Trên cơ sở thực trạng, những thành tựu cũng như tồn tại, đề xuất hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương. Với mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk bền vững, vừa đạt hiệu quả cao về kinh tế, vừa khai thác hợp lí các nguồn lực, đồng thời đảm bảo về mặt môi trường sinh thái. 2.2. Nhiệm vụ Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ dưới đây: − Khái quát một số vấn đề chung về cơ sở lí luận và vận dụng lí thuyết vào thực tiễn chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk. − Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT-XH đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk.
  15. 3 − Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 1995 – 2012. − Đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thông qua hệ thống các chỉ tiêu. − Đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Đắk Lắk và một số giải pháp thực hiện, nhằm phát triển hệ thống cây trồng hiệu quả, bền vững. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu diện tích, giá trị sản xuất giữa các nhóm cây chính (nhóm cây lương thực và nhóm cây công nghiệp lâu năm, không bao gồm cây trồng rừng) và giữa các huyện thị trực thuộc tỉnh. 3.2. Thời gian − Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng giai đoạn 1995 - 2012. − Đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và giải pháp chuyển dịch hợp lí đến năm 2020. 3.3. Không gian nghiên cứu Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Đắk Lắk với 15 đơn vị hành chính, gồm: TP. BMT, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài 4.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trên thế giới, cây trồng đã gắn với SX nông nghiệp hàng triệu năm và đến nay hệ thống cây trồng đã thực sự được quan tâm. Ở Việt Nam và các địa phương đã có các công trình nghiên cứu về ngành trồng trọt, cây trồng dưới nhiều góc độ khác nhau của một số tác giả như: PGS – TS. Ngô Đình Thắng, TS. Ngô Đình Giàu,... Có thể kể đến một số công trình như:
  16. 4 − Nghiên cứu sự biến động và chuyển đổi diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng, Mai Hà Phương (2009). − Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, PGS.TS Bùi Tất Thắng (Chủ biên, 2006), Hà Nội. − Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI, TS. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) (2004). 4.2. Tình hình nghiên cứu ở Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, tỉnh cũng có các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, cây trồng với những mục đích và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài chỉ ở mức nghiên cứu chung, chưa mang tính tổng hợp, chưa tìm hiểu, phân tích chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách có hệ thống. Dưới góc độ địa lí chưa có công trình nghiên cứu sâu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, việc phân tích thực trạng cũng như đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng là cần thiết, để SX nông nghiệp Đắk Lắk có hướng đi hợp lí, phát huy hiệu quả các tiềm năng và hạn chế tối đa những khó khăn. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để tác giả kế thừa và thực hiện luận văn này. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Mỗi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống lớn hơn. Cơ cấu cây trồng là một hệ thống cấp thấp, một bộ phận của cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi của cơ cấu này sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của cả hệ thống nông nghiệp. Đồng thời, bản thân
  17. 5 cơ cấu cây trồng cũng là một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành như: nhóm cây lương thực, nhóm cây công nghiệp, nhóm cây ăn trái,... Mỗi hệ thống đều có mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Đối với cơ cấu cây trồng, các nhóm, loại cây trồng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau tạo nên mối quan hệ bên trong, đồng thời cũng liên hệ chặt chẽ với những hệ thống cấp cao hơn (chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp,…). Vì vậy, vận dụng quan điểm hệ thống cho đề tài này tạo điều kiện nghiên cứu sâu vấn đề, đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với một hệ thống lớn hơn – hệ thống nông nghiệp. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm đặc thù của địa lí học. Trên thực tế, các đối tượng địa lí luôn có sự phân bố theo không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác, do vậy khi nghiên cứu bất kì đối tượng địa lí nào cần phải tìm hiểu đặc điểm bên trong lãnh thổ. Đắk Lắk có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt hơn so với các địa phương khác nên quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng có những nét khác biệt. Trong nội bộ tỉnh, điều kiện phát triển không giống nhau nên quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các huyện, thị, thành phố cũng khác nhau. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Mỗi hệ tự nhiên, dân cư, kinh tế ở mỗi lãnh thổ, mỗi địa phương đều có nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và mối quan hệ chặt chẽ. Với quan điểm trên, chúng ta cần xem xét, đánh giá lịch sử khai thác, các nhân tố ảnh hưởng cũng như quá trình phát triển của hệ thống đó. Tức là, muốn nghiên cứu đầy đủ một hệ thống bất kì, chúng ta không chỉ hiểu biết hiện tại, mà phải nắm rõ quá khứ để đưa ra những định hướng đúng đắn cho tương lai.
  18. 6 Cây trồng – là những cơ thể sống phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ con người, các điều kiện tự nhiên và KT – XH. Các nhân tố này có khác nhau theo lãnh thổ và thay đổi theo thời gian như khả năng đáp ứng của tự nhiên, khả năng khai thác và phát triển của con người, thị trường, khoa học công nghệ. Do đó, quá trình phát triển của cây trồng và cơ cấu cây trồng cũng biến đổi không ngừng theo thời gian và không gian. Thực trạng phát triển và cơ cấu cây trồng hiện tại phản ánh kết quả của quá trình sản xuất theo định hướng của quá khứ. Đồng thời là định hướng cho việc xác định, xây dựng một cơ cấu cây trồng hiệu quả và hợp lí hơn. Có thể nói rằng cơ cấu cũ đã qua đi, nhưng lại là tiền đề, dấu ấn cho một cơ cấu mới ra đời. Trong quá trình thực hiện luận văn, quan điểm lịch sử viễn cảnh được sử dụng để phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố tự nhiên, KT – XH đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề ra hướng chuyển dịch, góp phần phát triển SX nông nghiệp hợp lí, bền vững. 5.1.4. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm quan trọng, luôn cần thiết và bắt buộc trong mọi nghiên cứu khoa học nói chung, địa lí học nói riêng. Quan điểm này giúp vận dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của hệ thống. Vận dụng quan điểm tổng hợp, luận văn đã tiến hành phân tích đồng bộ, toàn diện các nhân tố tự nhiên, KT – XH trong mối quan hệ qua lại cùng ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn nghiên cứu. Luận văn cũng trình bày những đặc trưng chung của địa bàn và sự phân hóa trong SX nông nghiệp. Từ đó chọn lựa, đề xuất hướng chuyển dịch hợp lí và hiệu quả.
  19. 7 5.1.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí và đang là quan điểm bao trùm trong tất cả các hoạt động kinh tế hiện nay. Quan điểm này được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng và mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người. Theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, yêu cầu người nghiên cứu phải luôn luôn định hướng sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ, khôi phục, đảm bảo phát triển bền vững, cân bằng giữa ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trong luận văn, quan điểm này thể hiện rõ ở việc đánh giá hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu cây trồng thông qua sự biến động GTSX, gia tăng thu nhập, sự phân bố và thay đổi các loại cây trồng, đánh giá sự biến đổi của tự nhiên, chất lượng cuộc sống,… và đề xuất hướng chuyển dịch hợp lí. Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng, SX nông nghiệp nói chung phải dựa trên việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, đẩm bảo các vấn đề xã hội và chú ý bảo vệ môi trường. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng ở tất cả các nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu địa lí, việc thu thập tài liệu là một khâu đặc biệt quan trọng. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: báo cáo, dự án của các sở, ban ngành, thư viện, các đề tài nghiên cứu, website,.. Sau đó tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lí và tổng hợp các tài liệu phù hợp, đảm bảo sự đồng bộ, độ tin cậy nhằm đáp ứng nội dung nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp thống kê Nguồn dữ liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu là những thông tin cơ bản và quan trọng để thực hiện đề tài này. Các nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:
  20. 8 − Dữ liệu từ các báo cáo, Niên giám Thống kê qua các năm, Tổng cục Thống kê, các công trình nghiên cứu. − Dữ liệu thông tin từ các phiếu điều tra được thống kê, xử lí để góp phần đánh giá thực trạng và hiệu quả chuyển dịch cây trồng trên địa bàn tỉnh. − Dữ liệu từ các sách báo, website. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Bản đồ, biểu đồ là nguồn tri thức không thể thiếu trong quá trình phân tích, đánh giá và nghiên cứu địa lí, đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lí. Sử dụng bản đồ, biểu đồ cũng như phần mềm GIS là phương pháp cần thiết giúp tác giả có cái nhìn tổng thể, xây dựng – xử lí thông tin, minh họa, so sánh, phân tích và truyền tải nội dung nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp bản đồ, biểu đồ được sử dụng ở những nội dung sau: − Xây dựng và sưu tầm bản đồ hành chính và các nhân tố ảnh hưởng đối với chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở tỉnh Đắk Lắk. − Xây dựng bản đồ thay đổi cơ cấu diện tích nhóm cây trồng và loại cây trồng chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk theo thời gian và theo lãnh thổ. − Xử lí số liệu sang dạng biểu đồ nhằm minh họa cho các nội dung liên quan. 5.2.4. Phương pháp so sánh Phương pháp này ứng dụng để so sánh đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác. Hoặc sự thay đổi theo không gian, thời gian của chính đối tượng được nghiên cứu. Từ đó có thể phân biệt, xác định rõ bản chất, đặc trưng của đối tượng cần nghiên cứu với những đối tượng khác. 5.2.5. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp cần thiết đối với việc nghiên cứu nhằm: thu thập tài liệu, kiểm chứng sự phân bố các nhóm, loại cây trồng chủ yếu và xác minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0