intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

128
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012. Luận văn giới thiệu tới các bạn những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________ Lê Thị Thu Vân LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________ Lê Thị Thu Vân LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. Lời cảm ơn : Đ lí Đ S ồC M . - Đặ . S C Dũ –N ấ ụ ồC M ; Ths. N ễ N ể -G ứ M N – ứ – ừ- ấ ể ể . Ths. C M N – ở ứ - ứ ể ồC M ể ể . quý ồ ấ ể . Tác gi Lê Th Thu Vân
  4. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. .................................................................. 2 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................................ 3 4. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 7 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài ............................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................... 8 Chương 1 ................................................................................................................................... 9 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ................... 9 1.1.Các khái niệm ............................................................................................................... 9 1.1.1.Vùng kinh tế ...................................................................................................... 9 1.1.2.Vùng kinh tế trọng điểm .................................................................................... 9 1.1.3. Liên kết kinh tế ............................................................................................... 10 1.1.4. Liên kết kinh tế vùng ...................................................................................... 11 1.2. Tổng quan về liên kết kinh tế .................................................................................... 11 1.2.1. Vai trò của liên kết kinh tế .............................................................................. 11 1.2.2. Các nguyên tắc phân bố và liên kết kinh tế vùng ........................................... 12 1.2.3. Các điều kiện để thực thi liên kết vùng bền vững. ......................................... 13 1.2.4. Hình thức liên kết kinh tế vùng ...................................................................... 14 1.2.5. Lĩnh vực liên kết kinh tế ................................................................................. 16 1.3. Cơ sở lý luận hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................... 16 1.3.1. Lý thuyết hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............................... 16 1.3.2. Nội dung Quyết định của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam............................................................................................... 22 1.3.3. Kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo điều phối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua.................................................................................. 28 1.4. Tính tất yếu của liên kết kinh tế trong phát triển giữa thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ....................................................................... 30 1.4.1. Đánh giá thực trạng ........................................................................................ 30 1.4.2. Kết luận về sự tất yếu của liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh VKTTĐPN .................................................................................. 35 Chương 2 ................................................................................................................................. 37 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 ................................................................ 37 2.1. Phân tích thực trạng Vùng kinh tế trong điểm phía Nam trên các lĩnh vực nghiên cứu ................................................................................................................. 37
  5. 2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ............. 37 2.1.2. Thực trạng phát triển mạng lưới cở sở hạ tầng kỹ thuật Vùng KTTĐ PN ..... 53 2.1.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Vùng KTTĐ PN..................................... 66 2.1.4. Thực trạng bảo vệ môi trường Vùng KTTĐ PN............................................. 73 2.2. Phân tích thực trạng liên kết kinh tế giữa Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng KTTĐPN ................................................................................................................... 81 2.2.1. Cơ sở để tiến hành mối quan hệ liên kết kinh tế............................................. 81 2.2.2. Những chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế ............................. 83 2.2.3. Những chương trình liên kết phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật .. 99 2.2.4. Những chương trình liên kết đào tạo nguồn nhân lực .................................. 109 2.2.5. Những chương trình liên kết bảo vệ môi trường .......................................... 112 2.3. Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng KTTĐPN ................................................................................................................. 114 2.3.1. Những thành tựu ........................................................................................... 114 2.3.2. Những hạn chế .............................................................................................. 117 Chương 3 ............................................................................................................................... 120 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ........................................................................................................ 120 3.1. Định hướng nội dung liên kết kinh tê thời gian tới ................................................. 120 3.1.1. Phát triển các ngành kinh tế.......................................................................... 120 3.1.2. Phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ........................................................... 128 3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................................ 131 3.1.4. Bảo vệ môi trường ........................................................................................ 132 3.2. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế đạt hiệu quả ............... 133 3.2.1. Quy hoạch xây dựng hành lang công nghiệp của Vùng KTTĐ PN gắn với trung tâm dịch vụ TP.HCM ................................................................... 133 3.2.2. Phối hợp xây dựng đồng bộ mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của Vùng KTTĐ PN .................................................................................................... 134 3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Vùng KTTĐ PN .................... 135 3.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong công tác bảo vệ môi trường Vùng KTTĐ PN 138 3.2.5. Hình thành các chi nhánh giáo dục tại các tỉnh nhằm giảm tình trạng quá tải ở TP.HCM ........................................................................................ 139 3.2.6. Đẩy mạnh công tác cập nhật thông tin giữa các địa phương trong Vùng KTTĐ PN .................................................................................................... 139 3.2.7. Hoàn thiện công tác ký kết Chương trình liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh của Vùng KTTĐ PN ................................................................ 140 3.2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐ PN ................................................................ 140 3.2.9. Củng cố vai trò điều phối của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ...................................................................... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 145 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm GV Giáo viên hs Học sinh KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam SV - sv Sinh viên TH Tiểu học THCN Trung học chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch VH-TT-DL Văn hóa - thể thao - du lịch VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VLXD Vật liệu xây dựng
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................................. 37 Bảng 2.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................. 39 Bảng 2.3. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006 - 2011 chia theo khu vực kinh tế ....................................................................................................................... 43 Bảng 2.4. Tỉ trọng GDP Vùng KTTĐPN chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................................. 44 Bảng 2.5.Tỉ trọng GDP, tốc độ tăng trưởng GDP Vùng KTTĐPN và Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2011 ....................................................................................... 45 Bảng 2.6. Tỉ trọng GDP Tp.Hồ Chí Minh so với Vùng KTTĐPN chia theo ngành khu vực kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 .................................................................... 46 Bảng 2.7.Giá trị sản xuất (giá thực tế) và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Vùng KTTĐPN (tính theo giá so sánh 1994) giai đoạn 2006 - 2011 ........... 48 Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006-2011chia theo địa phương ............................................................... 48 Bảng 2.9. Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa Vùng KTTĐPN chia theo địa phương giai đoạn 2006 – 2011 .............................................................................................. 49 Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006-2011 chia theo địa phương .................................................................. 50 Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006-2011 chia theo địa phương.................................................................... 52 Bảng 2.12. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép tại các tỉnh Vùng KTTĐPN năm 2012................................................................................................ 62 Bảng 2.13. Số trường phổ thông cùa Vùng KTTĐPN phân theo địa phương .......................... 67 Bảng 2.14. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Vùng KTTĐPN và phân theo địa phương .............. 68 Bảng 2.15. Số trường Trung học chuyên chuyên nghiệp của Vùng KTTĐPN năm 2012 phân theo địa phương .................................................................................... 71
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chia theo khu vực kinh tế (Giai đoạn 2006-2012) ............................................... 39 Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam chia theo thành phần kinh tế (Giai đoạn 2006-2012) .......................................... 41 Biểu đồ 2.3. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía am năm 2006 ................... 42 Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng GDP các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Năm năm 2011 ................. 42 Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất nhập khẩu Vùng KTTĐPN giai đoạn 2006 - 2011 .................... 50 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu phân bố các ngành công nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2011 .................................................................................... 63
  9. DANH MỤC BẢN ĐỒ Hình 1.1. Phạm vi hành chính Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam ......................................... 32 Hình 2.1. Hệ thống đường cao tốc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................... 58 Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch công nghiệp TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh VKTTĐPN ............... 61 Hình 2.3. Các khu công nghiệp xả thải trong VKTTĐPN........................................................ 76 Hình 2.4. Hệ thống đường vành đai Tp.Hồ Chí Minh ............................................................ 102 Hình 3.1. Lược đồ quy hoạch giao thông vận tải Tp.Hồ Chí Minh ........................................ 136
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Theo số liệu của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, tổng sản phẩm trong nước năm 2011 phân theo các ngành kinh tế thành phố thì dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 53,5%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 45,3%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Mặc dù nền kinh tế thành phố đã có tăng trưởng đáng kể, năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,8%; trị giá hàng hóa xuất khẩu không tính giá trị dầu thô tăng 11,4%; lượng hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 8,5%; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 217,1 ngàn tỷ đồng, tăng 9,1%; thu ngân sách nhà nước không tính thu từ dầu thô đạt 185,4 ngàn tỷ, tăng 5,3%; chi ngân sách địa phương 67,7 ngàn tỷ, tăng 13,9%. Nhưng nền kinh tế xã hội thành phố gặp không ít khó khăn, giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Hiện nay lãi suất vay vốn sản xuất của ngân hàng đã giảm nhưng vẫn còn khá cao so với chi phí sản xuất, mặt khác do khó tiêu thụ được sản phẩm nên doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn đầu tư Cùng với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố, trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tiến hành ký kết Chương trình liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận. Những lĩnh vực hợp tác về kinh tế được đề xuất trong các chương trình liên kết bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ; về xã hội là y tế, giáo dục, văn hóa thông tin; về hạ tầng kỹ thuật có giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Trong đó chủ yếu liên kết trên các lĩnh vực xây dựng kết nối hạ tầng giao thông (cầu, đường), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đầu tư các dự án về nông nghiệp và công nghiệp, đầu tư bảo vệ môi trường lưu vực nước sông, khu xử lý rác tập trung… để thúc đẩy phát triển đầu tư sản xuất, trao đổi, vận tải hàng hóa giữa các doanh nghiệp và vận chuyển hành khách giữa thành phố với tỉnh. Mục tiêu của các chương trình liên kết này là khai thác những
  11. 2 lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để tái cấu trúc các ngành kinh tế - xã hội - hạ tầng kỹ thuật - môi trường của thành phố và các tỉnh trong vùng. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tạo ra hiệu quả liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điển phía Nam trong thời gian tới tôi chọn đề tài “Liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu. Tổng quan đút kết từ cơ sở lý luận và thực tiễn về vùng kinh tế trọng điểm, liên kết kinh tế ngành, kinh tế vùng, đề tài tập trung đánh giá lợi thế và kết quả từ liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên các lĩnh vực quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng và giải pháp cho quá trình liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 3 nhiệm vụ sau đây: (1) Phân tích thực trạng mối quan hệ liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN thời gian qua trên 4 lĩnh vực gồm: tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. (2) Định hướng nội dung liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh trong Vùng KTTĐ PN thời gian tới, tập trung 4 lĩnh vực gồm: quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. (3) Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình liên kết kinh tế vùng đạt hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3. Phạm vi nghiên cứu V n i dung: phân tích mối quan hệ liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh
  12. 3 trong Vùng KTTĐ PN trên 4 lĩnh vực gồm kinh tế (các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch), hạ tầng kỹ thuật (các ngành giao thông vận tải, cấp nước, thoát nước), đào tạo nguồn nhân lực (ngành giáo dục & đào tạo) và bảo vệ môi trường. V không gian: Nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam V th i gian: phân tích thực trạng mối quan hệ hợp tác này từ năm 2006 đến năm 2012 và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Sau khi Việt Nam cải cách mở cửa kể từ Đại hội lần thứ 6 (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chủ trương tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước, 3 tam giác kinh tế được thành lập: miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với thủ đô Hà Nội là hạt nhân, miền Trung (Huế - Quảng Nam Đà Nẵng - Quảng Ngãi) với thành phố Đà Nẵng là hạt nhân và miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu) với Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau này, do yêu cầu về phát triển vùng và đặc biệt là do sự phát triển năng động của các tỉnh nằm kề bên các tam giác kinh tế (như tỉnh Hải Dương và Vĩnh Phúc ở miền Bắc, tỉnh Bình Định ở miền Trung và tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang ở miền Nam), các tam giác phát triển đã được mở rộng không gian địa lý. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, trên cơ sở tiếp quản di sản kinh tế và hệ thống kết cấu hạ tầng khá phát triển, tiếp tục kết nối, tạo thành tam giác tăng trưởng của Đông Nam Bộ. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, các địa phương thuộc VKTTĐPN hiện nay chính là các địa phương đi đầu trong đột phá cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường. Long An là điển hình của quá trình đột phá cơ chế một giá. Bình Dương cải cách cơ chế, xác lập một mẫu hình mới về mối quan hệ chức năng Nhà nước – thị trường, áp dụng chính sách thu hút đầu tư phát triển một cách thông thoáng. Đồng Nai với lợi thế thừa hưởng các khu công nghiệp cũ, đã đi trước các địa phương khác trong việc xây dựng các khu công nghiệp hiện đại. Nhờ kết cấu hạ tầng giao thông tương đối phát triển, các địa phương trong Vùng đã liên kết phát triển trong xu thế tạo thành vùng động lực của Nam Bộ và của cả nước vào đầu những năm 1990.
  13. 4 Đối với Vùng phát triển Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp theo các công trình nghiên cứu về quy hoạch do cơ quan trong nước tiến hành, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Úc đã thỏa thuận xây dựng Dự án Quy hoạch tổng thể Vùng phát triển Kinh tế trọng điểm phía Nam theo một Thỏa ước về hợp tác phát triển giữa hai nước. Cơ quan tổ chức Dự án này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan phát triển quốc tế của Úc (AusAID). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Ban chủ nhiệm Dự án vào tháng 8 năm 1995. Tiếp đó, nhằm thúc đẩy sự hình thành các cực tăng trưởng, tạo sức lan tỏa phát triển mạnh ra cả nước, ngày 23/2/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hộiVKTTĐPN giai đoạn 1999 – 2010. Theo quyết định này, VKTTĐPN bao gồm 4 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu phát triển chủ yếu của VKTTĐPN được xác định là: xây dựng VKTTĐPN trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho quá trình phát triển của Nam Bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước. Ngày 20-21/6/2003, tại Hội nghị các tỉnh thuộc vùng VKTTĐPN, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng, bổ sung 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Long An. Tháng 9/2005, Chính phủ quyết định đưa Tiền Giang vào VKTTĐPN, để tạo thành một vùng kinh tế liên kết bao gồm 6 tỉnh Đông Nam Bộ và 2 tỉnh Tây Nam Bộ. Sự kết nối này tạo ra những lợi thế cho Vùng trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo Quyết định này, mục tiêu đến năm 2020 phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành vùng phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và bền vững. Là vùng kinh tế động lực đầu tàu, là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực. Là vùng có cơ cấu kinh tế và không gian phát triển hài hòa, có hệ thống đô thị tổng hợp tầm quốc gia
  14. 5 và khu vực, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Về các đề tài đã được nghiên cứu liên quan đến hợp tác kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh Vùng KTTĐ PN có các đề tài sau: (1) Đề tài:”Phát triển h p tác kinh t - xã h i gi a TP.HCM và các t nh khu v c” (KS. Chu Thừa Châm và các cộng tác viên hoàn thành năm 1996) (2) Đề tài:”Nh ng gi i pháp nhằ ng s ph i h p gi a TP.HCM v i các t nh ù K Đ N c xây d ng và triển khai th c hi n quy ho ch” (Th.S. Nguyễn Thiềng Đức và các cộng tác viên hoàn thành năm 2004) (3) Đề tài: “ Nh ng gi i pháp nhằ ẩy m nh quá trình h p tác kinh t gi a thành ph Hồ Chí Minh và các t nh vùng kinh t tr ể N n 2000 - 2006 (Th.S Cao Minh Nhĩa và các cộng tác viên hoàn thành năm 2008) Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế của Vùng KTTĐ PN bao gồm (4) Đề tài:”Đ ng s chuyển d ấu trong n i b các ngành công nghi p và d ch vụ a bàn TP.HCM trong tổng thể s phát triển kinh t c ù K Đ N 2010” (TS. Trần Du Lịch và các cộng tác viên hoàn thành năm 2001) (5) Chuyên đề:”Vai trò c a TP.HCM trong phát triển kinh t ù K Đ N” (Th.S. Lê Nguyễn Hải Đăng hoàn thành năm 2003) 4. Quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm tổng hợp Địa lí học là một khoa học tổng hợp, nghiên cứu các thể tổng hợp địa lí tự nhiên và thể tổng hợp kinh tế - xã hội trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự vận động, biến đổi của bất cứ thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi của một hay nhiều thành phần khác, cũng như làm thay đổi toàn bộ lãnh thổ. Phát triển kinh tế từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của địa lí. Đây là một quá trình phức tạp, đan xen nhiều lĩnh vực và đa cấp độ. Cùng với sự phát triển kinh tế của từng lãnh thổ riêng lẻ với xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa thì liên kết kinh tế là một tất yếu khách quan.
  15. 6 Quá trình này gắn liền mật thiết với quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, vùng và từng địa phương với nhiều yếu tố khác trong đời sống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải xem xét quá trình này trên quan điểm tổng hợp – lãnh thổ sẽ giúp cho người nghiên cứu cái nhìn biện chứng hơn về liên kết kinh tế trong mối quan hệ với phát triển kinh tế của Vùng. 4.2. Quan điểm hệ thống Thành phố Hồ Chí Minh là một trong tám tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng được coi là một hệ thống lãnh thổ được đặt trong hệ thống lớn hơn là hệ thống phát triển kinh tế Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có mối quan hệ với quá trình phát triển kinh tế trong cả nước. Đồng thời, để đánh giá đúng thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng cần có sự xem xét trong bối cảnh toàn thành phố với cả vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. 4.3. Quan điểm lịch sử Sự vật, hiện tượng nào cũng có quá trình phát sinh, phát triển riêng. Phát triển kinh tế và liên kết kinh tế là một quá trình vận động theo thời gian và gắn chặt với từng bước đi của quá trình kinh tế Vùng và cả lãnh thổ Việt Nam. Nhìn nhận trên quan điểm lịch sử thuận lợi cho việc phân tích quá trình phát triển kinh tế và tiến trình liên kết kinh tế, liên kết kinh tế vùng ở quá khứ, hiện tại và tương lai. 4.4. Quan điểm lãnh thổ Đây là đặc điểm đặc thù trong nghiên cứu địa lí. Nội dung phân tích thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn được xem xét trên quan điểm lãnh thổ để làm rõ tính địa lí trong quá trình liên kết kinh tế. Từ đó, tìm ra ứu thế và hiệu quả của quá trình liên kết kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh trong Vùng và cả nước. 4.5. Quan điểm thực tiễn Thực tiễn sinh động là nguồn gốc cho mọi ý tưởng nghiên cứu và cũng là mục tiêu nghiên cứu, là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu đó. Liên kết kinh tế là một quá trình thực tiễn, tất yếu, là xu thế chung, xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế. Vận dụng quan điểm này giúp cho đề tài đi gần với thực tế hơn.
  16. 7 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu Đây là phương pháp truyền thống, được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Nó tận dụng được tính đa dạng của các nguồn tài liệu và có ưu thế lớn trong việc rút ngắn thời gian nghiên cứu. Để thực hiện đề tài trước hết cần phải thu thập thông tin, tìm hiểu những tài liệu có liên quan. Các tài liệu có trong luận văn được khai thác từ nguồn số liệu thống kê đã được công bố của Tổng cục thống kê và Cục thống kê các tỉnh thông qua niên giám thống kê hàng năm; các số liệu, báo cáo chuyên đề. Các số liệu, báo cáo của sở Công thương, sở Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý dự án các khu công nghiệp khu chế xuất…Từ đó, chọn lọc, khái quát, xử lí các số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 5.2. Phương pháp thực địa Kết hợp với nghiên cứu thực địa nhằm thu thập các dữ liệu từ thực tế trên địa bàn nghiên cứu, kịp thời cập nhật, bổ sung những thay đổi nhanh chóng của quá trình liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 5.3. Phương pháp bản đồ có sử dụng công cụ GIS Bản đồ là công cụ không thể thiếu khi nghiên cứu địa lí. Các phần mềm hệ thống thông tin địa lí, đặc biệt là Mapinfo được sử dụng để xây dựng các bản đồ chuyên đề về quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Khánh Hòa. 5.4. Phương pháp dự báo Từ thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, từ việc điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc gia và các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế Vùng và liên vùng, luận văn đưa ra một số định hướng để quá trình liên kết kinh tế đạt hiệu quả, phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
  17. 8 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài - Những nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề liên kết kinh tế đang diễn ra ở nước ta. - Phân tích hiện trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dưới góc độ địa lí học. Làm rõ những thành tựu và hạn chế đối với vấn đề liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong những năm tới. - Đề xuất những giải pháp mới nhằm tận dụng phát huy những thời cơ, điều kiện thuận lợi; khắc phục những thách thức, hạn chế để thúc đẩy Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chương 2: Đánh gía thực trạng liên kết kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006 - 2012. Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm tạo hiệu quả liên kết giữa thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
  18. 9 Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA TP.HCM VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 1.1. Các khái niệm 1.1.1.Vùng kinh tế “Vùng là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển Kinh tế – Xã hội của một số quốc gia. Vùng là không gian, là một trong những hình thái tồn tại của vật chất.” Vùng kinh tế là “một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những dấu hiệu sau: chuyên môn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; đồng thời nó có tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng, coi vùng như một lãnh thổ toàn vẹn, đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân.” Vùng kinh tế – xã hội là: “Một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế – xã hội tiêu biểu, thực hiện phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định chiến lược các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình hình thành phát triển kinh tế – xã hội trên mỗi vùng của đất nước” 1.1.2.Vùng kinh tế trọng điểm Vùng kinh tế trọng điểm là vùng có ranh giới “cứng” và “mềm”. Ranh giới cứng bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới mềm gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải thõa mãn các yếu tố sau: - Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu được đầu tư tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước. - Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định, đã tập trung tiềm lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kỹ thuật, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa
  19. 10 học cấp quốc gia và vùng, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu tư, có tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước…) - Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời, có thể tạo nguồn thu ngân sách lớn. Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tự đảm bảo cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ một phần cho các vùng khác khó khăn hơn. - Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước. Từ đây, tác động của nó lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng xung quanh với các chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn. 1.1.3. Liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các chủ thể kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Chính mối quan hệ liên kết đã đưa đến cho các chủ thể kinh tế những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn. Mục tiêu của Liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, hay giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích của các bên. Liên kết kinh tế trong giai đoạn hiện nay được diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. Vì vậy, bên cạnh phát triển nội lực bên trong để tăng hiệu quả của sự phối hợp, thì việc đẩy mạnh liên kết những chủ thể kinh tế trong xã hội là một điều tất yếu. Sự hợp tác giữa các địa phương trong việc xây dựng các quy hoạch cũng như hình thành các cơ chế, chính sách phát triển thống nhất thúc đẩy sự phát triển của từng địa
  20. 11 phương là một trong những ví dụ điển hình về Liên kết kinh tế. Do đó, để đảm bảo sự thành công trong liên kết kinh tế, cần phải có một môi trường chính sách minh bạch, bình đẳng và đồng thuận giữa các bên tham gia liên kết. 1.1.4. Liên kết kinh tế vùng Theo giáo sư M.Porter thì khái niệm liên kết cụm ngành (cluster) là một nhóm các doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể, cùng tập trung tại một khu vực địa lý, liên kết dựa vào những khía cạnh tương đồng và bổ sung cho nhau. Điều quan trọng của cụm ngành là việc các cá thể tham gia trong cụm ngành dễ dàng có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách, thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất hơn so với các cá thể bên ngoài. Liên kết kinh tế Vùng là liên kết các ngành kinh tế mang tính hợp tác bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư v.v... Nhằm mục đích tăng cường sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Phương thức liên kết rất đa dạng, đó có thể là tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh hoặc cũng có thể là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm đó. 1.2. Tổng quan về liên kết kinh tế 1.2.1. Vai trò của liên kết kinh tế Trên thực tế, nhiều thập kỷ vừa qua, cùng với sự toàn cầu hóa thì thế giới đã chứng kiến sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng, qui mô hợp tác của nhiều tổ chức mang tính khu vực, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU) được xem như là điển hình của liên kết kinh tế khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế chuyển sang liên kết chính trị - xã hội, diễn ra ở cả quy mô và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu, từ liên kết kinh tế phát triển thành thể chế siêu quốc gia. Đối với cấp độ từng quốc gia, sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương khi xây dựng quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho nền kinh tế vùng hoạt động chặc chẽ và có hiệu quả liên kết hơn. Tạo điều kiện phân chia lao động, tập trung vào khai thác tối đa ưu thế cạnh tranh của từng địa phương, tránh việc đầu tư đồng đều nhưng dàn trải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2