intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre - Tiềm năng và định hướng

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

113
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre - Tiềm năng và định hướng được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đánh giá thực trạng phát triển và sự tác động của cây ăn trái đến nền nông nghiệp tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre - Tiềm năng và định hướng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cẩm Thúy PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI TỈNH BẾN TRE: TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 8 – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Cẩm Thúy PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI TỈNH BẾN TRE: TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC (Trừ ĐLTN) Mã số: ĐLKT – 08 – 033 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh 8 – 2011
  3. LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Tiến sĩ Nguyễn Đức Tuấn , người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban giám hiệu, khoa Công nghệ và sau đại học, quí Thầy Cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cám ơn các ban ngành và đơn vị trong tỉnh Bến Tre: Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê huyện Chợ Lách; Sở Nông nghiệp; Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, Sở khoa học và công nghệ, Chi cục thống kê, Hội nông dân, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục khuyến nông, các vựa trái cây thuộc 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách, các hộ kinh doanh cây giống và trái cây.....; Thư viện Các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Nông lâm, đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp….đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Bến Tre, tháng 8 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thúy
  4. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................... 3 5T T 5 MỤC LỤC ............................................................................................................................ 4 5T T 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 8 5T 5T MỤC LỤC .......................................................................................................................... 10 5T T 5 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 11 5T T 5 1.Lí do chọn đề tài.................................................................................................................................. 11 5T 5T 2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................... 11 5T 5T 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 12 5T 5T 4.Lịch sử nghiên cứu: ............................................................................................................................. 12 5T 5T 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................................................. 13 5T 5T 6.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 13 5T 5T 7.Cấu trúc luận văn ................................................................................................................................ 15 5T 5T CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI................................... 16 5T T 5 1.1.Khái niệm cây ăn trái........................................................................................................................ 16 5T 5T 1.2.Đặc điểm sinh học một số loại cây ăn trái ......................................................................................... 16 5T T 5 1.3.Lịch sử nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới ...................................................................................... 16 5T T 5 1.4.Đặc điểm nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới và Việt Nam .............................................................. 18 5T T 5 1.4.1.Các vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn trái Thế giới ........................................... 18 T 5 T 5 1.4.1.1. Giống mới ........................................................................................................................ 18 T 5 5T 1.4.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái ........................................................... 18 T 5 T 5 1.4.1.3. Trừ sâu bệnh ở vườn cây ăn trái ........................................................................................ 19 T 5 T 5 1.4.1.4. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý thu hoạch cây ăn trái ................................................... 19 T 5 T 5 1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây trên Thế giới ................................................................. 20 T 5 T 5 1.4.3.Phân loại cây ăn trái và tình hình phát triển cây ăn trái ở Việt Nam. .......................................... 21 T 5 T 5 1.4.3.1.Phân loại cây ăn trái ở Việt Nam. ...................................................................................... 21 T 5 T 5 1.4.3.2.Tình hình phân bố cây ăn trái Việt Nam............................................................................. 22 T 5 T 5 1.4.3.3. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ trái cây ở Việt Nam. ......................................................... 24 T 5 T 5
  5. 1.4.3.4. Các mặt thuận lợi và khó khăn của ngành trồng cây ăn trái Việt Nam ............................... 31 T 5 T 5 1.5.Ý nghĩa phát triển nghề trồng cây ăn trái trong nền kinh tế quốc dân. ............................................... 35 5T T 5 1.5.1.Giá trị thực phẩm của cây ăn trái. .............................................................................................. 35 T 5 5T 1.5.2.Giá trị kinh tế cây ăn trái ........................................................................................................... 37 T 5 5T CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI TỈNH 5T BẾN TRE............................................................................................................................ 40 T 5 2.1.Khái quát về tỉnh Bến Tre................................................................................................................. 40 5T 5T 2.2.Một số loại cây ăn trái chủ lực và vùng chuyên canh cây ăn trái ở Bến Tre. ...................................... 40 5T T 5 2.3.Tiềm năng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre ................................................................................... 51 5T T 5 2.3.1.Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................... 51 T 5 5T 2.3.1.1.Vị trí địa lí ......................................................................................................................... 51 T 5 5T 2.3.1.2.Địa hình ............................................................................................................................ 51 T 5 5T 2.3.1.3.Đất đai............................................................................................................................... 52 T 5 5T 2.3.1.4.Khí hậu.............................................................................................................................. 55 T 5 5T 2.3.1.5.Sông ngòi .......................................................................................................................... 57 T 5 5T 2.3.1.6.Sinh vật ............................................................................................................................. 58 T 5 5T 2.3.1.7.Khoáng sản........................................................................................................................ 59 T 5 5T 2.3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................................... 60 T 5 5T 2.3.2.1.Dân cư, nguồn lao động ..................................................................................................... 60 T 5 5T 2.3.2.2.Trình độ khoa học kỹ thuật ................................................................................................ 63 T 5 5T 2.3.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ......................................................................................... 63 T 5 T 5 2.3.2.4.Thị trường ......................................................................................................................... 64 T 5 5T 2.3.2.5.Đường lối chính sách ......................................................................................................... 64 T 5 5T 2.3.3.Đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre .............................................................. 65 T 5 T 5 2.4. Thực trạng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre .................................................................................. 65 5T T 5 2.4.1.Diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu chủng loại .................................................................... 65 T 5 T 5 2.4.2.Kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh .................................................................................... 70 T 5 T 5 2.4.3.Công nghê thu hoạch và chế biến .............................................................................................. 71 T 5 5T 2.4.4.Tình hình tiêu thụ...................................................................................................................... 75 T 5 5T
  6. 2.4.5.Hiệu quả sản xuất cây ăn trái và lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh xung quanh .......................... 78 T 5 T 5 2.5.Đánh giá sự tương quan giữa tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái. ..................................... 83 5T T 5 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI BẾN 5T TRE ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................................................ 85 5T 3.1.Định hướng phát triển cây ăn trái Bến Tre. ....................................................................................... 85 5T T 5 3.1.1.Định hướng phát triển cây ăn trái Bến Tre đến năm 2020. ......................................................... 85 T 5 T 5 3.1.2. Một số dự báo triển vọng về phát triển cây ăn trái Bến Tre đến 2020........................................ 87 T 5 T 5 3.1.2.1.Dự báo thị trường .............................................................................................................. 87 T 5 5T 3.1.2.2.Dự báo các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp T 5 dụng vào phát triển cây ăn trái ở Bến Tre. ..................................................................................... 89 T 5 3.1.2.3.Dự báo quỹ đất dành cho cây ăn trái ở Bến Tre .................................................................. 90 T 5 T 5 3.1.2.4. Dự báo tác động của BĐKH, mực nước biển dâng và việc xây dựng các đập thủy lợi ở sông T 5 Mêkông đến cây ăn trái Bến Tre. ................................................................................................... 92 5T 3.2.Giải pháp phát triển cây ăn trái Bến Tre đến năm 2020. .................................................................... 93 5T T 5 3.2.1.Về phía người nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. ................................................. 93 T 5 T 5 3.2.1.1.Phát triển vùng sản xuất hàng hóa. ..................................................................................... 93 T 5 T 5 3.2.1.2.Tăng cường dịch vụ giống, công nghệ sau thu hoạch. ........................................................ 94 T 5 T 5 3.1.2.3.Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu. .......................................................... 96 T 5 T 5 3.1.3.Về phía nhà khoa học và cán bộ khoa học khảo sát tỉnh. ............................................................ 97 T 5 T 5 3.1.4.Về phía nhà nước và chính quyền địa phương. .......................................................................... 98 T 5 T 5 3.1.4.1.Tổ chức tiêu thụ. ................................................................................................................ 99 T 5 5T 3.1.4.2.Phát triển dịch vụ xuất khẩu. ............................................................................................ 100 T 5 5T 3.1.4.3.Hỗ trợ xuất nhập khẩu, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại. ............................... 100 T 5 T 5 3.1.4.4.Hỗ trợ phát triển nhân lực ................................................................................................ 105 T 5 5T 3.1.4.5.Chính sách tài chính tín dụng ........................................................................................... 106 T 5 5T 3.1.5.Về vấn đề liên kết ................................................................................................................... 108 T 5 5T KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 112 5T T 5 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 113 5T T 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 116 5T 5T
  7. PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 121 5T T 5
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA: Khu vực mậu dịch tự do Asean. BĐKH: Biến đổi khí hậu. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. EU: Liên minh Châu Âu. 8T FAO: Tổ chức lương thực thế giới GO: Tốc độ tăng giá trị sản xuất. GAP (Good Agriculture Practices - GAP): Thực hành nông nghiệp tốt. GMP (Good Manufacturing Practices): Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. HTX: Hợp tác xã. HACCP: Hệ thống quản lí an toàn chất lượng thực phẩm hữu hiệu và được thế giới công nhận. ISO: Tiêu chuẩn hóa chất lượng. IPM (Intergrate Pest Management): Quản lí dịch hại tổng hợp. IPC (Intergrate Pest Control): Chương trình phòng trừ tổng hợp. IFPRI: Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế. SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập. SOFRI: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. PTNT: Phát triển nông thôn. VA: Tốc độ tăng giá trị tăng thêm. VNFPA: Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. WTO: Tổ chức thương mại Thế giới.
  9. 107/2008/QĐ-TTg: Quyết định về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015. NQ 03/2000/NQ-CP: Nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại. QĐ 64/2008/QĐ-BNN: Quyết định của chính phủ Ban hành Quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. NQ 09/2000/NQ-CP: Nghị quyết của chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. NQ 63/NQ-CP: Nghị quyết về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. NQ 48/NQ-CP: Nghị quyết về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. QĐ 2194/QĐ-TTg: Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020. QĐ 80/2002/QĐ-TTg: Quyết định của thủ tướng chính phủ số về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
  10. MỤC LỤC
  11. MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài “ Thứ nhất canh trì Thứ nhì canh viên Thứ ba canh điền” Kinh tế vườn đứng hàng thứ hai sau kinh tế ao – nuôi cá, trước làm ruộng – canh điền, đó là một trong ba hình thức làm nông quan trọng của nông dân. Và nghề trồng cây ăn trái là nghề quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp góp phần tạo nên nghề làm vườn. Bến Tre nổi tiếng về cây ăn trái, nhất là vùng Cái Mơn, huyện Chợ Lách. Cây ăn trái Cái Mơn - Bến Tre được nhà vườn trồng hơn 100 năm qua. Hiện nay, không chỉ Chợ Lách mà các huyện khác như Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm và TP Bến Tre cũng đang mở rộng diện tích cây ăn trái. Tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 33.500 ha trồng cây ăn trái với sản lượng khoảng 339.270 tấn (2010). Các loại cây trồng có chất lượng của tỉnh như: bưởi da xanh, Sầu riêng (Ri6, Sữa hạt lép, vàng sữa hạt lép, Mongthong, Chín Hóa), chôm chôm (đường, Rongriêng), xoài (xoài Tứ Quí, cát Hòa Lộc), măng cụt, bòn bon, nhãn xuồng cơm vàng,… Ngoài ra, còn có dừa vừa là cây công nghiệp lâu năm đồng thời cũng là loại cây ăn trái với nhiều giá trị kinh tế cao. Được biết, Bến Tre còn nhiều tiềm năng phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng và chất lượng cây ăn trái nhằm hướng ra thị trường thế giới. Hiểu rõ vấn đề này sẽ góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre hiện tại và trong tương lai. Vì thế tác giả chọn đề tài: “Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre: Tiềm năng và định hướng”. 2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích - Đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đánh giá thực trạng phát triển và sự tác động của cây ăn trái đến nền nông nghiệp tỉnh Bến Tre. Mối quan hệ tương quan giữa tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái. Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển cây ăn trái dựa trên các lợi thế của tỉnh Bến Tre nhằm phát triển nền nông nghiệp tỉnh theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ
  12. - Tổng quan cơ sở lí luận về cây ăn trái: Đặc điểm sinh học một số loại cây ăn trái, lịch sử nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới, đặc điểm nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới và Việt Nam, phân loại cây ăn trái và tình hình phát triển cây ăn trái ở Việt Nam, ý nghĩa phát triển nghề trồng cây ăn trái trong nền kinh tế quốc dân. - Trình bày một số loại cây ăn trái và vùng chuyên canh cây ăn trái, phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái, đánh giá sự tương quan giữa tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái nhằm đưa ra định hướng, giải pháp phát triển cây ăn trái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Đề tài tập trung vào: - Tiềm năng phát triển cây ăn trái. - Thực trạng phát triển cây ăn trái. - Mối tương quan giữa tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái. - Định hướng phát triển cây ăn trái đến năm 2020. - Giải pháp và kiến nghị phát triển cây ăn trái đến năm 2020. 3.2. Phạm vi: - Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và định hướng phát triển cây ăn trái, đặc biệt là các loại cây ăn trái chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Về thời gian: đề tài nghiên cứu quá trình phát triển cây ăn trái từ năm 1995 đến nay. 4.Lịch sử nghiên cứu: Nghề làm vườn ở Việt Nam đã có từ lâu đời nên việc tìm hiểu về cây ăn trái được rất nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu cả về lí luận lẫn đánh giá thực tiễn và kỹ thuật trồng trọt. Năm 1987, GS Vũ Công Hậu đưa ra công trình nghiên cứu Cây ăn trái Miền Nam được xuất bản tại Nhà xuất bản Nông nghiệp. Năm 2000, GS Vũ Công Hậu tiếp tục xuất bản quyển Trồng cây ăn quả ở Việt Nam do Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000. Năm 2000, GS Tôn Thất Trình với một kết quả nghiên cứu khoa học về cây ăn trái nước ta, Tìm hiểu các loại cây ăn trái có triển vọng xuất khẩu đáp ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo Nghị quyết Trung Ương V và chỉ thị phát triển mạnh cây ăn trái của Thủ tướng Chính Phủ. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 1998; Bộ Giáo dục và đào tạo trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội đã xuất bản công trình nghiên cứu do nhóm tác giả GS.TS. Trần Thế Tục, TS. Cao Anh Long, PGS.TS. Phạm Văn Côn,
  13. TS. Hoàng Ngọc Thuận, TS. Đoàn Thế Lư thực hiện Giáo trình cây ăn quả. TS. Nguyễn Văn Kế với quyển Cây ăn quả nhiệt đới, quyển 1 – những hiểu biết căn bản về thiết lập vườn, kỹ thuật nhân giống, tạo hình và quản lí dịch hại, Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2001. Năm 2000 – 2001, Bộ Giáo dục và đào tạo Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh với đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm Những giải pháp đầu ra cho sản phẩm trái cây tươi ĐBSCL với chủ nhiệm đề tài là PGS.TS. Võ Thanh Thu. Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu về cây ăn trái: TS. Nguyễn Minh Châu, Viện nghiên cứu cây quả miền Nam: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường xuất khẩu cho một số loại cây ăn trái: măng cụt, dứa, thanh long, nhãn, vải, xoài (năm 2005); Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đưa ra công trình nghiên cứu Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản đến năm 2010 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều hội thảo khoa học phát triển cây ăn trái Nam Bộ,…. Về phía tỉnh Bến Tre năm 2010 có: Đề tài “Bến Tre xứ sở dừa Việt Nam” của Sở Công thương, UBND tỉnh Bến Tre. Về phía tỉnh Tiền Giang năm 2010 có: Đề tài “Festival Trái cây Việt Nam”; “Hội thảo Trái cây Việt Nam, cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”; “Hội thảo vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch miệt vườn”; “Hội thảo liên kết bốn nhà - giải pháp cơ bản để nâng cao giá trị trái cây Việt Nam” của UBND tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về cây ăn trái nhưng chủ yếu là cây dừa, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến cây ăn trái, hiệu quả kinh tế, tính cạnh tranh, tiềm năng và thực trạng, đồng thời cũng chưa có công trình nghiên cứu nào nhằm mang lại định hướng và giải pháp thích hợp cho phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre. Các công trình trên sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả nghiên cứu đề tài “Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre: Tiềm năng và định hướng”. 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển cây ăn trái tại tỉnh Bến Tre. b. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài sẽ góp phần cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách Sở nông nghiệp & PTNT, Sở kế hoạch và đầu tư Bến Tre những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm góp phần phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà, nhất là phát triển cây ăn trái. 6.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu: 6.1. Quan điểm
  14. 6.1.1. Quan điểm hệ thống Trồng cây ăn trái là một yếu tố quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp Bến Tre nói riêng và với vấn đề phát triển cây ăn trái ĐBSCL và cả nước nói chung. Do đó, khi nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây ăn trái phải đặt trong mối quan hệ hệ thống. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu là cây ăn trái, chúng được phân bố trên một lãnh thổ nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp – lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tác động đến sự phát triển cây ăn trái. Vì vậy, sự phát triển cây ăn trái nếu có sự kết hợp các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, đường lối chính sách phát triển của địa phương….sẽ tạo điều kiện cho cây ăn trái phát triển nhanh chóng và hiệu quả nhất là các loại cây ăn trái chủ lực, thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển. 6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển cây ăn trái là một quá trình lâu dài. Nông nghiệp là thành phần kinh tế chịu tác động mạnh nhất từ những diễn biến của BĐKH và mực nước biển dâng, trong đó có cả cây ăn trái, loại cây khá nhạy cảm với những diễn biến của BĐKH và mực nước biển dâng; dừa là loại cây tương lai thích ứng khá tốt với những diễn biến phức tạp của thiên nhiên. Với quan điểm lịch sử viễn cảnh sẽ giúp cho việc nhận xét quá trình phát triển được thuận lợi và định hướng hợp lí cho phát triển tương lai . 6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Trong quá trình phát triển cây ăn trái sẽ xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững như: nhu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế lâu dài cho người nông dân, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phân bón thuốc trừ sâu, môi trường sinh thái…vì vậy dựa trên quan điểm này một mặt vừa phát triển kinh tế vườn cây ăn trái, đáp ứng nhu cầu thị trường một mặt vừa đảm bảo môi trường sinh thái. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp phân tích thông tin Trên cơ sở thu thập số liệu, thông tin từ các nguồn Niên giám thống kê, từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khác, nhất là Internet được sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác của các nguồn thông tin và phân loại, phân tích các thông tin đã được thu thập. 6.2.2. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê được thu thập và khai thác triệt để bởi đây là các tài liệu có giá trị thực tế. Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Sở nông nghiệp và PTNT, Sở công thương Bến Tre, Sở khoa học và công nghệ Bến Tre, Sở tài nguyên môi trường Bến Tre, Chi cục bảo vệ thực vật Bến Tre, Chi cục khuyến nông Bến Tre, Phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách và các
  15. Website có liên quan,….để so sánh, nhận xét tiềm năng, hiện trạng phát triển cây ăn trái. Từ đó đưa ra kết luận và khả năng phát triển trong tương lai. 6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Trong nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ rất quan trọng và là đặc thù của khoa học địa lí. Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài cho phép ta thể hiện kết quả nghiên cứu một cách sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ sở phần mềm MapInfo. 6.2.4. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đi đến các vườn cây ăn trái, lấy thông tin từ các nhà vườn thành công với các mô hình sản xuất mới, các vựa trái cây lớn trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, ban ngành có liên quan. 6.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lí. Thu thập ý kiến của những chuyên gia, nhà quản lí và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các cây ăn trái, đồng thời phân tích sự liên quan của nó đến sự phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà. Qua ý kiến của các chuyên gia cho phép tác giả có những nhận định khách quan cũng như chủ quan về sự phát triển cây ăn trái và định hướng những biện pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn. 7.Cấu trúc luận văn gồm 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về nghề trồng cây ăn trái. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre. Chương 3: Định hướng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre đến năm 2020. - Phần kết luận. - Phần kiến nghị.
  16. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI 1.1.Khái niệm cây ăn trái Cây ăn quả (Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được T 5 T 5 dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. T 5 T 5 1.2.Đặc điểm sinh học một số loại cây ăn trái Phần lớn cây ăn trái là cây lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, chỉ mọc tốt ở những nơi đất sâu không có những tầng đất sét, tầng đá gần mặt đất. Thường bộ rễ chỉ phát triển tốt ở những nơi đất thoáng, có kết cấu tốt không quá nhiều sỏi đá, không bị đọng nước, dù chỉ một thời gian ngắn. Vì vậy, đất bị đá ong hóa ở các vùng đồi, đất đồng lầy, không thích hợp. Đất đỏ, đất phù sa ven sông, thoát nước là những đất tốt nhất. Cần nhấn mạnh đất trồng cây ăn trái phải có kết cấu tốt, tơi, thoáng, giữ được nhiều nước, nhiều ôxi. Vài năm sau khi trồng, khi bộ rễ lan dài ra khắp nơi thì không còn có thể cày, xới làm cho đất thoáng được nữa. Cây ăn trái lâu năm nên phải đợi vài bốn năm mới ra hoa quả và thời kỳ đầu cây phải phát triển bộ rễ, cành lá, làm cơ sở cho việc ra hoa quả sau này (thời kỳ này gọi là kiến thiết cơ bản ở các nông trường). Nếu trong đất đủ chất dinh dưỡng thời kỳ này sẽ được rút ngắn và thời kỳ sản xuất (cho quả) kéo dài nên người ta thường chọn các đất tốt nhiều dinh dưỡng, nhiều mùn để trồng cây ăn trái. 1.3.Lịch sử nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới Nghiên cứu nguồn gốc cây trồng trên thế giới, viện sĩ Vavilôp cho rằng quê hương nhiều loại cây ăn quả là vùng Đông Nam Á, Tiểu Á, Trung Á, ngoại Capcaz, ven bờ Địa Trung Hải. Vườn treo Babilon ở Axiri xuất hiện sớm nhất (3000 năm trước công nguyên), nghề trồng cây ăn quả xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2500-3000 năm, còn ở Ấn Độ đã có từ 1280 năm trước công nguyên. Tài liệu và thư tịch cũ còn cho thấy táo, lê, đào, mận, mơ, táo Tàu, hạt dẻ….đã được đưa trồng cách đây hơn 4000 năm, còn cam, chanh, anh đào và một số quả nạc khác chỉ có trên dưới 2000 năm. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều phát triển nghề trồng cây ăn quả. Những nước có diện tích trồng cây ăn quả lớn là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…. Ví dụ, năm 1995 Trung Quốc có 6,4 triệu ha diện tích cây ăn quả với sản lượng 35 triệu tấn; Ấn Độ có 2,94 triệu ha với 25,2 triệu tấn.
  17. Nghề trồng cây ăn quả đã có ở Việt Nam cách đây hơn 2000 năm. Các công trình khảo cổ cho thấy Việt Nam có nghề trồng cây lúa rất sớm. Chủ nhân các nền văn minh Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn đã biết nuôi chó, trồng một số loại cây ăn quả, cây có củ, rau đậu, dưa (Lịch sử Việt Nam, tập 1, 1971). Các tác giả người Trung Quốc trong cuốn Dị vật chí, Nam phương thảo mộc trang, Tề dân yếu thuật (từ thế kỷ I-VI) có kể lại rằng bấy giờ ở Việt Nam nhà nào cũng có trồng rau và cây ăn quả. Nông thôn Châu Giao có đủ các loại chuối, vải, nhãn, cam, quýt, dứa, khế, xấu, trám, vả, táo, lựu, mơ…Mặc dù có điều kiện khí hậu, đất đai rất thuận tiện cho cây ăn quả phát triển nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam kém phát triển và sản lượng hàng hóa ở mức thấp. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, trong đó chú ý phát triển nghề trồng cây ăn quả. Sau hội nghị Giơnevơ năm 1954, nhiều nông trường chuyên trồng cây ăn quả được thành lập, cùng với sản phẩm cây ăn quả của vườn gia đình, miền Bắc Việt Nam có rau quả để xuất khẩu (cam, chuối, dứa, dưa hấu,..). Bảng 1.1. Sản lượng các loại quả chủ yếu trên thế giới (1000 tấn) Số thứ tự Tên quả Bình quân 1978-'81 1991 1992 1993 1 Nho 66099 56754 62470 57165 2 Nho rượu 34844 25882 28900 26349 3 Cam 38751 55899 57376 56818 4 Quýt 7870 9170 9742 9570 5 Chanh 531 7448 7749 7632 6 Bưởi 4670 4723 4663 5319 7 Citrus khác 2783 3548 3616 3722 8 Chuối 38162 49148 51108 50596 9 Chuối bột 22868 27055 27112 27902 10 Táo tây 34362 36468 44436 42388 11 Lê 8591 8952 10851 10333 12 Đào 7380 8811 10326 9785 13 Mận 5515 5744 6380 6197 14 Mơ 1690 2074 2433 2248 15 Dâu tây 1768 2362 2289 2305
  18. 16 Xoài 13995 16284 17512 17744 17 Dứa 9584 10849 11445 11740 18 Đu đủ 3016 5024 5421 5563 19 Chà là 2578 3724 3657 3823 20 Bơ 1440 2047 2120 2104 Cộng 311191 341966 368259 359403 Nguồn: FAO Yearbook – Production. Vol. 1993. Rome 1994. 1.4.Đặc điểm nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới và Việt Nam 1.4.1.Các vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn trái Thế giới 1.4.1.1. Giống mới Yêu cầu đối với giống mới là phải có năng suất cao, sớm có quả, có phẩm chất tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương và chống chịu sâu bệnh tốt. Ví dụ, ở Pháp sau 7 năm (1962-1968) đưa giống táo mới Golden Delicious đã nâng cao chất lượng táo lên 4 lần. Ở Balan nhờ đưa giống táo mới vào sản xuất mà đã đưa được sản lượng táo từ 341 ngàn tấn (1950) lên 1600 ngàn tấn (1969). Thị hiếu tiêu dùng về quả không những cần phẩm chất tốt như hương vị thơm ngon mà còn yêu cầu hình dáng quả phải đẹp, độ lớn vừa phải, bên ngoài nhìn hấp dẫn… 1.4.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái Cùng với việc tạo ra giống mới có năng suất cao chất lượng tốt việc nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả rất được coi trọng. Khoảng cách và mật độ trồng được nghiên cứu gắn với các yếu tố như giống, khí hậu, đất đai, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, năng suất và khả năng khai thác nguồn lợi, hiệu quả kinh doanh của chu kỳ. Xu hướng chung là trồng dày trên đơn vị diện tích để sớm có năng suất cao và chu kỳ kinh doanh ngắn lại. Thông qua tạo hình, cắt tỉa cành để loại bỏ các cành vô hiệu tiêu tốn dinh dưỡng vô ích, làm cho cây thông thoáng, giảm bớt sâu bệnh hại,… Ngoài ra, ở Ôxtrâylia, miền Nam Trung Quốc còn dùng phương pháp khoanh vỏ ở thân và các cành lớn đối với vải, nhãn, xoài để năm nào cũng có hoa quả, khắc phục hiện tượng cách năm. Về phân bón cho cây ăn quả có nhiều công trình nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cao. Ví dụ, xác định mối tương quan giữa hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong cây, xử lý trên máy tính để xác định liều lượng phân bón. Việc bón phân qua lá và sử dụng các nguyên tố vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng (kích thích tăng trưởng) cũng được đi sâu nghiên cứu ở nhiều nước Mỹ, Pháp, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin….
  19. Tưới nước, giữ ẩm, chống xói mòn đất cho cây ăn quả là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh cây ăn quả. Ở những vùng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng có công nghệ tưới nước nhỏ giọt để tiết kiệm nước và tiết kiệm điện năng như Ixrael và Hà Lan…. 1.4.1.3. Trừ sâu bệnh ở vườn cây ăn trái Giống cây ăn quả và phòng trừ sâu bệnh đã trở thành 2 vấn đề quan trọng trong việc phát triển cây ăn quả ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ với cam, quýt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có chương trình phục hồi sản xuất cam quýt; một dự án riêng về sản xuất cam quýt và một dự án riêng về phòng chống bệnh Greening (vàng lá cam) trên toàn khu vực. Ngoài chương trình phòng trừ tổng hợp (Intergrate Pest Control - IPC) sâu bệnh đối với cây trồng nói chung, để bảo vệ môi trường – vấn đề cả thế giới quan tâm – đã phát triển chương trình quản lí dịch hại (Intergrate Pest Management – IPM) Trong IPM việc loại trừ tác hại của sâu bệnh được đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa sinh vật và vi sinh vật có ích là thiên địch của sâu bệnh hại. Khi mật độ của sâu bệnh hại tăng lên đến một ngưỡng nhất định mới trừ. Trong đó, phòng chống bằng thuốc hóa học là một biện pháp được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng liều lượng. Coi trọng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh ít dùng các biện pháp hóa học để giảm ô nhiễm môi trường, IPM rất có hiệu quả đối với cây ăn quả. Ví dụ, dùng bọ rùa để diệt các loại rệp trong vườn quả. Để diệt rầy Diaphorina citi – vectơ truyền bệnh Greening trên cam quýt bằng các loại ký sinh lên rầy như Tammarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhenisis, trừ bọ xít trên vải ở Ấn Độ bằng một loài ký sinh trên trứng bọ xít: Anastatus sp. và Microphanurus sp. … 1.4.1.4. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý thu hoạch cây ăn trái Để giảm bớt những thất bại sau thu hoạch, kéo dài thêm thời gian cung cấp quả tươi cho người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là xuất khẩu quả tươi nhiệt đới – đặc sản của ta – cho các nước phát triển nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật bảo quản rau quả. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo quản rau quả có hiệu quả rất rõ rệt. Có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đơn lẻ, cũng có thể áp dụng đồng thời nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để giải quyết vấn đề bảo quản quả tươi. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng nhiều trong lĩnh vực này bao gồm: kỹ thuật chiếu xạ, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật điện lạnh, kỹ thuật bao bì….. Hiện nay nhiều nước có ngành trồng cây ăn quả phát triển đang quan tâm nghiên cứu thực hiện các loại máy công tác trong vườn quả, máy thu hoạch để giảm bớt công lao động vì công việc này chiếm 60 - 70% lao động sống trong khâu canh tác vườn quả.
  20. 1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây trên Thế giới Ngành sản xuất trái cây trên Thế giới đã tăng trưởng một cách đều đặn trong suốt những năm vừa qua và đã đạt một tổng sản lượng khoảng 379,15 triệu tấn (2003). Theo phòng nghiên cứu thị trường của SOFRI (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) (2009) cho biết: xuất khẩu trái cây tươi trên thế giới có xu hướng tăng: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt: 15,3 – 16,0 tỷ USD, tốc độ bình quân tăng: 5,4%/năm. Các nước nhập khẩu trái cây tươi là: Hoa Kỳ, Nhật bản, Canada, Nga,… với tổng kim ngạch: 22,6 – 23,0 tỷ USD, tăng bình quân về giá trị là: 6,3%/năm. Tương tự rau quả chế biến đạt: 14,2 – 15,0 tỷ USD. Theo FAO, các loại quả có tốc độ kim ngạch xuất khẩu cao là nho: 5,2%/năm; chuối: 4,5%/năm; táo: 3,6%/năm; cam: 1,1%/năm. Sản lượng trái cây nhiệt đới dao động ở mức: 63,4 – 65,0 triệu tấn, tốc độ tăng bình quân (1996 - 2005) là: 2,5%/năm trong khi tiêu dùng tăng: 3,6%/năm. Do vậy, cung vẫn thấp hơn cầu. Hiện tại, trái cây sản xuất tại Nam Bộ tham gia thị trường xuất khẩu gồm: thanh long, bưởi, nhãn, xoài, vú sữa, chôm chôm, bưởi da xanh, dừa, chuối… và các sản phẩm chế biến từ quả dứa. Thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Hồng Kông, Campuchia, Lào và các nước thuộc EU như: Hà Lan, Đức, Pháp,…triển vọng thị trường xuất khẩu các loại quả tươi có nguồn gốc nhiệt đới khá lớn song phải cạnh tranh quyết liệt với quả sản xuất tại Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt phải có giấy chứng nhận chất lượng và đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa các nước nhập khẩu. Nhu cầu tiêu thụ trái cây trên Thế giới ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị, thành thị tiêu thụ quả gấp 14 lần so với nông thôn (IFPRI: Viện nghiên cứu chính sách lương thực). Bảng 1.2. Tiêu thụ trái cây kg/người/năm ở một số nước trên thế giới (năm 2006) Nước Kg Cyprus 177,3 Tây Ban Nha 90,6 Bỉ 81,6 Ý 71,6 CH Séc 74,5 Slovenia 68,8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2