Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Đánh giá chất lượng chè Trung Du, chè 777 và chè Vân Tiên trồng tại vùng chè đặc sản tân cương Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Mục tiêu của Luận văn là đánh giá chất lượng giống chè truyền thống Trung Du và giống chè mớiVân Tiên và chè 777 trồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên. Bằng phương pháp cảm quan cho điểm và phân tích đánh giá hàm lượng các thành phần hóa lý như: Hàm lượng tanin, độ ẩm, chất hòa tan, hàm lượng tro tổng số, hàm lượng cafein, hàm lượng đạm tổng số. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Đánh giá chất lượng chè Trung Du, chè 777 và chè Vân Tiên trồng tại vùng chè đặc sản tân cương Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ VĂN HẢI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHÈ TRUNG DU, CHÈ 777 VÀ CHÈ VÂN TIÊN TRỒNG TẠI VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ VĂN HẢI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHÈ TRUNG DU, CHÈ 777 VÀ CHÈ VÂN TIÊN TRỒNG TẠI VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Hóa phân tích Mã số: 60.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN GIỚI THÁI NGUYÊN-2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình theo học chuyên ngành hóa học phân tích tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị học viên cao học của khoa và nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Ngô Văn Giới - Trường Đại Học Khoa học- Đại học Thái Nguyên về những chỉ bảo tận tình của thầy trong quá trình hướng dẫn. Xin trân trọng cảm ơn những nhận xét góp ý quí báu của các thầy cô giáo trong Khoa Hóa học, Khoa Môi trường & Trái Đất đã giúp đỡ trong quá trình học tập, thực nghiệm và viết luận văn. Gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình anh Lê Văn Toán xóm Hồng Thái II - xã Tân Cương - Thành phố Thái Nguyên đã giúp đỡtrong quá trình lấy mẫu cũng như tìm hiểu thực địa và giới thiệu kinh nghiệm quy trình chăm sóc, thu hái và sản xuất chè. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ tôi về mặt tài liệu trong quá trình viết luận văn: Xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu và hội đồng quản trị trường THPT Trần Nhân Tông Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi theo học và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên, Phòng Văn hóa, Phòng Kinh tế - UBND Thành phố Thái Nguyên… Kết quả luận văn tuy đã có sự cố gắng từ phía tác giả, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của các thầy cô giáo và các nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Hồ Văn Hải a Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. a MỤC LỤC .................................................................................................... b DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... e DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................f DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ h MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 2 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu ............. 2 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Thái Nguyên ............. 2 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng chè đặc sản Tân Cương ........................................................................................................... 6 1.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè của vùng chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................ 14 1.3. Giới thiệu về loài Chè ......................................................................... 18 1.3.1. Thông tin cơ bản về các loại chè nghiên cứu ................................... 18 1.3.2. Một số giống chè được trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 21 1.3.3. Đặc điểm của các giống chè đang được nghiên cứu trong đề tài..... 21 1.4. Thành phần hoá học của búp chè ........................................................ 26 1.4.1. Nước ................................................................................................. 26 1.4.2. Tanin................................................................................................. 27 1.4.3. Protein và acid amin ......................................................................... 29 1.4.4. Alkaloid ............................................................................................ 30 1.4.5. Lipid và acid béo .............................................................................. 31 1.4.6. Carbonhydrate .................................................................................. 31 1.4.7. Polysaccharide.................................................................................. 32 b Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.4.8. Enzyme ............................................................................................. 32 1.4.9. Hương thơm ..................................................................................... 34 1.4.10. Sắc tố .............................................................................................. 34 1.4.11. Chất khoáng ................................................................................... 35 1.4.12. Vitamin ........................................................................................... 35 1.5. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất, chế biến chè Tân Cương.......................................................................................................... 35 1.5.1. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong sản xuất ........................... 35 1.5.2. Tổng hợp quy trình công nghệ sạch trong sản xuất chè .................. 37 1.5.3. Quy trình công nghệ sạch áp dụng trong chế biến ........................... 39 1.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .................................................... 40 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ..................... 43 2.1. Mục đích của đề tài ............................................................................. 43 2.2. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................... 43 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 43 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 43 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 43 2.2.4. Chuẩn bị mẫu ................................................................................... 44 2.3. Phương pháp đánh giá cảm quan ........................................................ 46 2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ................................. 50 2.4.1. Xác định độ ẩm trong chè ................................................................ 50 2.4.2. Xác định hàm lượng chất hòa tan trong chè .................................... 50 2.4.3. Xác định hàm lượng tro tổng số ...................................................... 51 2.4.4. Xác định hàm lượng cafein trong chè .............................................. 52 c Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.4.5. Xác định hàm lượng đạm tổng số (Xác định theo phương pháp Kjeldahl) .................................................................................................................... 53 2.4.6. Xác định hàm lượng tanin ................................................................ 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 58 3.1. Kết quả đánh giá chất lượng chè bằng phương pháp cảm quan cho điểm ............................................................................................................ 58 3.1.1. Đánh giá cảm quan tại Đại học Khoa học Thái Nguyên ................. 58 3.1.2. Đánh giá cảm quan tại Mạo Khê - Đông triều - Tỉnh Quảng Ninh62 3.2. Kết quả phân tích một số thông số hóa lý trong chè tại khu vực nghiên cứu67 3.3. Mối tương quan giữa chất lượng chè đánh giá theo cảm quan và hàm lượng các thành phần hóa lý trong chè thành phẩm .................................. 70 KẾT LUẬN ............................................................................................. 751 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 78 d Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ, cụm từ hoàn chỉnh BVTV Bảo vệ thực vật BXBS Mã ký hiệu chè 777 CDĐL Chỉ dẫn địa lý ĐHKH Đại học khoa học DNNN Danh nghiệp nhà nươc HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam THPT Trung học phổ thông TZDX Mã ký hiệu chè Trung Du UBNN Uỷ ban nhân dân Bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của VietGAP Việt Nam VNTN Mã ký hiệu chè Vân Tiên XNK Xuất nhập khẩu e Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên năm 2013- 2015 ............................... 10 Bảng 1.2. Tình hình giàu, nghèo ở các xã vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên năm 2013- 2015 ............................................ 13 Bảng 1.3. Diện tích chè vùng chè đặc sản Tân Cương năm 2014 ...... 15 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng chè kinh doanhvùng chè đặc sản Tân Cương năm 2014 ............................................ 16 Bảng 1.5. Các giống chè trên địa bàn vùng chè Tân Cương .............. 17 Bảng 1.6. Một số giống chè trồng tại Thái Nguyên............................ 19 Bảng 1.7. Quy trình công nghệ sạch trong sản xuất chè..................... 37 Bảng 1.8. Tổng hợp quy trình công nghệ sạch trong sản xuất chè ..... 39 Bảng 2.1. Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng ........................................................................... 47 Bảng 2.2. Xếp hạng chất lượng theo thang điểm................................ 48 Bảng 2.3. Phụ lục cho điểm ............................................................... 49 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá cảm quan chè Trung Du mã ký hiệu TZDX tại ĐHKH Thái Nguyên...................................................... 58 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá cảm quan chè 777 mã ký hiệu BXBS tại ĐHKH Thái Nguyên........................................................... 59 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá cảm quan chè Vân Tiên mã ký hiệu VDTN tại ĐHKH Thái Nguyên...................................................... 60 Bảng 3.4. Kết quả tổng hợp cảm quan chất lượng ba giống chè tại ĐHKH Thái Nguyên........................................................... 61 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá cảm quan chè Trung Du mã ký hiệu TZDX tại Quảng Ninh ................................................................... 63 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá cảm quan chè 777 mã ký hiệu BXBS tại Quảng Ninh ........................................................................ 64 f Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 3.7. Kết quả đánh giá cảm quan chè Vân Tiên mã ký hiệu VDTN tại Quảng Ninh ................................................................... 65 Bảng 3.8. Kết quả tổng hợp cảm quan chất lượng ba giống chè tại Quảng Ninh ........................................................................ 65 Bảng 3.9. Hàm lượng một số thành phần hóa lý trong chè Trung Du, chè 777, chè Vân Tiên tại khu vực nghiên cứu .................. 68 Bảng 3.10. Điểm cảm quan và hàm lượng các thành phần hóa lý (% chất khô) ..................................................................................... 70 Bảng 3.11. Hệ số tuyến tính A .............................................................. 74 g Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ........................................... 6 Hình 1.2. Giống chè Vân Tiên ........................................................... 22 Hình 1.3. Giống chè 777 .................................................................... 24 Hình 1.4. Giống chè Trung Du .......................................................... 25 Hình 3.1. Các thành viên nhóm đánh giá cảm quan tại Quảng Ninh 63 Sơ đồ 1.1. Các bước của công nghệ sản xuất chè ............................... 37 Sơ đồ 1.2. Quy trình công nghệ chế biến chè...................................... 39 Biểu đồ 3.1. So sánh điểm các chỉ tiêu cảm quan của ba giống chè tại ĐHKH Thái Nguyên .......................................................... 61 Biểu đồ 3.2. So sánh chất lượng ba giống chè bằng phương pháp cảm quan cho điểm tại ĐHKH Thái Nguyên ............................ 62 Biểu đồ 3.3. So sánh điểm các chỉ tiêu cảm quan của ba giống chètại Quảng Ninh ........................................................................ 66 Biểu đồ 3.4. So sánh chất lượng ba giống chè bằng phương phápcảm quan cho điểm tại Quảng Ninh ................................................... 67 Biểu đồ 3.5. So sánh % các chất trong ba giống chè nghiên cứu ........... 69 Biểu đồ 3.6. Mối tương quan % độ ẩm và điểm cảm quan .................... 71 Biểu đồ 3.7. Mối tương quan % chất hòa tan và điểm cảm quan ........... 71 Biểu đồ 3.8. Mối tương quan % tro tổng số và điểm cảm quan ............. 72 Biểu đồ 3.9. Mối tương quan % cafein và điểm cảm quan .................... 72 Biểu đồ 3.10. Mối tương quan % đạm tổng số và điểm cảm quan .......... 73 Biểu đồ 3.11. Mối tương quan % tanin và điểm cảm quan ...................... 74 h Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Hiện nay tổng diện tích chè của tỉnh là 19.450 ha, trong đó trồng mới và phục hồi 6.000 ha. sản lượng đạt 136.340 tấn, giá trị thu được trên 1 ha trung bình đạt 40 triệu đồng. Bên cạnh giống chè truyền thống lâu năm là chè Trung Du. Hiện nay tại Thái Nguyên xuất hiện nhiều giống chè mới được bà con trồng chè áp dụng như: giống chè Vân Tiên, Bát Tiên, chè lai LPD1, chè cành 777, chè Phúc Vân Tiên… được trồng phổ biến tại các vùng chè của Thái Nguyên. Mỗi giống chè có những đặc điểm khác nhau, mang lại giá trị kinh tế khác nhau. Chất lượng sản phẩm chè (chè xanh…) ngoài phụ thuộc vào công nghệ chế biến còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng nguyên liệu sử dụng. Đối với nguyên liệu thì thành phần hóa lý, đặc biệt hàm lượng tanin, cafein, chất hòa tan.. quyết định chất lượng của nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bên cạnh chế độ canh tác, điều kiện tự nhiên, độ non già của nguyên liệu thì giống chè ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần này. Ở nước ta, nhìn chung việc nghiên cứu về thành phần hóa lý đặc biệt mối tương quan giữa hàm lượng các chất với chất lượng các giống chè ít được quan tâm. Trong khi đó thành phần hóa lý thay đổi rất lớn theo chất lượng nguyên liệu và theo giống chè. Đề tài này nhằm đánh giá chất lượng giống chè truyền thống Trung Du và giống chè mớiVân Tiên và chè 777 trồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương Thái Nguyên. Bằng phương pháp cảm quan cho điểm và phân tích đánh giá hàm lượng các thành phần hóa lý như: Hàm lượng tanin, độ ẩm, chất hòa tan, hàm lượng tro tổng số, hàm lượng cafein, hàm lượng đạm tổng số. Từ đó có cơ sở khoa học mối liên hệ trong đánh giá cảm quan với thành phần hóa lý của các giống chè nghiên cứu. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2, dân số trung bình đến năm 2009 là 1.127.430 nghìn người. Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của Việt Nam nói chung và của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Thái Nguyên có tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế. Khí hậu Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 đã làm cho các khu vực canh tác trên đất dốc bị xói mòn, rửa trôi và gây úng lụt ở các khu vực trũng thấp. Mùa đông có khí hậu lạnh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều năm rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. Điều kiện địa hình - Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. - Về kiểu địa hình, đại mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt: + Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25o-35o. + Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15o-25o. + Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường
- Tài nguyên đất Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh: - Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu). - Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả. Tài nguyên nước mặt Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: - Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110 km. Lượng nước bình quân năm khoảng 2,28 tỷ m3 nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3/s. - Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Dân số - Lao động và đời sống xã hội Theo số liệu thống kê năm 2013 toàn tỉnh có 1.127.430 người, sinh sống trên địa bàn: 144 xã, 23 phường, 15 thị trấn thuộc 9 đơn vị hành chính gồm: 2 thành phố, thị xã là Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công; 2 huyện không thuộc huyện miền núi là Phổ Yên, Phú Bình và 5 huyện thuộc miền núi là: Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ và Đại Từ. Địa bàn có nhiều đơn vị hành chính và dân số trung bình đông là Thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên. Địa bàn có mật độ dân số thấp là huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đồng Hỷ. Địa bàn có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao là: huyện Đại Từ chiếm 95,2% lao động xã hội; Võ Nhai 94,5%; Phú Bình 94,4%; Phú Lương 92,9%; Phổ Yên 91,4%. Toàn tỉnh dân cư nông thôn hiện có 838.574 người chiếm 74,38% và lao động nông nghiệp 454.840 người chiếm 40,34% lao động toàn xã hội. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng chè đặc sản Tân Cương 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Vị trí địa lí Vùng chè Tân Cương thuộc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố từ 5 đến 10km về phía Tây, bao gồm 3 xã: Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu. Có tổng diện tích tự nhiên là 5.469,2 ha; trong đó diện tích trồng chè trên 1300ha. Có tọa độ địa lí là: 21030’00’’-21036’00’’ vĩ độ Bắc và 105042’00’’-105048’00’’ vĩ độ Đông. + Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên. + Phía Nam giáp thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên. + Phía Tây giáp huyện Đại Từ. + Phía Đông giáp với xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Vùng chè đặc sản Tân Cương có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên, cùng các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối vùng chè đặc sản Tân Cương với những vùng lân cận. Với vị trí và điều kiện như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc chuyển tiếp hệ sinh thái của vùng chè đặc sản, giữa đồng bằng và trung du, giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các xã, phường trong thành phố và các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước. Trước hết là với các trung tâm kinh tế thành phố Thái Nguyên, cận kề như thành phố Sông Công… nhất là với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như trên, vùng chè đặc sản Tân Cương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị phía Tây của thành phố Thái Nguyên; đồng thời đây là những thị trường tiềm năng cho tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Địa hình, thổ nhưỡng - Vùng chè đặc sản Tân Cương là trung tâm hành chính phía Tây thành phố Thái Nguyên có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía Nam và Đông Nam, với độ dốc trung bình là 70, tương đối bằng phẳng, xen kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như: + Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây thành phố, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm. + Đất phù sa sông Cầu có thành phần cơ giới đất cát pha phù hợp với vớicây công nghiệp ngắn ngày. + Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của hai con sông: Sông Cầu và sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. + Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150- 200m có độ dốc 50 - 200 phù hợp với các loại cây ăn quảvà cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và tạo ra những nông sản phẩm đặc trưng cho thành phố. Điều kiện khí hậu, thời tiết - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm này đã tạo ra sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- - Vùng chè đặc sản Tân Cương lấy nước từ ba nguồn chính: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc - Đông Nam; ngoài ra còn có lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế. 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng chè đặc sản Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên a. Đặc điểm kinh tế Là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá, y tế, du lịch dịch vụ của khu khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên; là đầu mối giao thông quan trọng, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng đây là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của vùng chè đặc sản Tân Cương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Về nông nghiệp Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 của vùng chè đặc Tân Cương đạt 1231,151 tỷ đồng, bình quân năm 2013 - 2015 tăng 5,39%. Trong đó ngành trồng trọt chiếm 45,11%, ngành chăn nuôi chiếm 45,23%, ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 9,65% (Bảng 1.1). Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá nhanh. Nhưng do được đầu tư các giống mới và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác sử dụng hợp lý cho nên đã đưa sản lượng lúa lên cao. - Cùng với việc ngành trồng trọt phát triển đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh, đảm bảo cung cấp phân bón sức kéo cho trồng trọt, cụ thể như giá trị ngành chăn nuôi năm 2015 tăng so với năm 2013 là 13,46% (Bảng 1.1). 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 1.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ở vùng chè đặc sản Tân Cương, Thái Nguyên năm 2013- 2015 2013 2014 2015 So sánh (%) TB STT Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 2014/2013 2015/2014 2013- (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) (Tỷ đồng) (%) 2015 Tổng giá trị 1111,141 100,00 1229,187 100,00 1231,151 100,00 110,62 100,16 105,39 sản xuất I Trồng trọt 564,899 50,84 560,467 45,60 555,417 45,11 99,22 99,10 99,16 Lương thực có 1 222,379 20,01 213,272 17,35 209,288 17,00 95,90 98,13 97,02 hạt - Thóc 189,524 17,06 179,414 14,60 175,42 14,25 94,67 97,77 96,22 - Ngô 32,855 2,96 33,858 2,75 33,868 2,75 103,05 100,03 101,54 Cây chất bột 2 21,766 1,96 19,613 1,60 19,615 1.59 90,11 100,01 95,06 có củ Rau các loại, 3 127,700 11,49 134,981 10,98 133,891 10,88 105,70 99,19 102,45 đậu… Cây CN hàng 4 13,605 1,22 13,252 1,08 13,254 1,08 97,41 100,02 98,71 10 năm 5 Cây lâu năm 179,449 16,15 179,349 14,59 179,369 14,57 99,94 100,01 99,98 - Cây chè 99,350 8,94 107,101 8,71 108,12 8,78 107,80 100,95 104,38 - Cây ăn quả 78,779 7,09 70,737 5,75 69,737 5,66 89,79 98,59 94,19 - Sản phẩm phụ 1,320 0,12 1,511 0,12 1,512 0,12 114,47 100,07 107,27 II Chăn nuôi 438,123 39,43 552,908 44,98 556,909 45,23 126,20 100,72 113,46 1 Gia súc 207,548 18,68 278,405 22,65 279,405 22,69 134,14 100,36 117,25 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 388 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn