intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các Công tác kiểm toán độc lập thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các Công tác kiểm toán độc lập thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu về chất lượng kiểm toán BCTC và các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập thành phồ Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các Công tác kiểm toán độc lập thành phố Hồ Chí Minh

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH NGUYỄN UYÊN NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 BÌNH DƢƠNG - 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HUỲNH NGUYỄN UYÊN NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO BÌNH DƢƠNG – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi và chƣa đƣợc công bố ở bất cứ nơi đâu. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Tác giả luận văn Huỳnh Nguyễn Uyên Ngọc i
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Thảo, giảng viên hƣớng dẫn của tác giả, thầy đã tận tình dìu dắt và hƣớng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn này. Những nhận xét, đánh giá và chỉ bảo của thầy thực sự là vô cùng quý giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, những lời động viên và khuyến khích của thầy là sự khích lệ kịp thời và hữu ích giúp tác giả vƣợt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô thuộc trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinh tế - Sau đại học đã tận tình giảng dạy hƣớng dẫn tác giả hoàn thành các học phần trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ của nhà trƣờng. Qua đó đã giúp tác giả có đƣợc những kiến thức, những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè của tác giả. Trong suốt những năm qua, gia đình và bạn bè luôn động viên khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. ii
  5. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ................................................................ 5 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................... 5 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................... 7 1.2 Khe hổng và định hƣớng trong nghiên cứu ................................................. 8 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 10 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 11 2.1 Tổng quan về kiểm toán và kiểm toán BCTC ........................................... 11 2.1.1 Kiểm toán ............................................................................................ 11 2.1.2 Kiểm toán BCTC của các DNNY ...................................................... 13 2.2 Chất lƣợng kiểm toán BCTC ..................................................................... 15 2.2.1 Chất lƣợng và đặc điểm của chất lƣợng .............................................. 15 2.2.2 Chất lƣợng kiểm toán và đặc trƣng về chất lƣợng kiểm toán BCTC.. 15 2.3. Lý thuyết nền ............................................................................................ 20 2.3.1 Lý thuyết Quản lý chất lƣợng toàn diện............................................. 20 2.3.2 Lý thuyết Ủy nhiệm ........................................................................... 21 2.3.3 Lý thuyết Cung cầu ............................................................................. 22 2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến ..................................................................... 22 2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC từ cơ sở lý thuyết .................. 24 iii
  6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 25 CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 26 3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 26 3.2 Phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ...................................................... 26 3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 26 3.2.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26 3.3 Nguồn dữ liệu, PP thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính ............... 29 3.3.1 Nguồn dữ liệu ...................................................................................... 29 3.3.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 29 3.4 Nguồn dữ liệu, PP thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lƣợng ............ 30 3.4.1 Nguồn dữ liệu ...................................................................................... 30 3.4.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................. 30 3.5 Phƣơng trình hồi quy tổng quát ............................................................... 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 37 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V B N LUẬN ............................... 38 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 38 4.1.1 Thực trạng chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY ......................... 38 4.1.2 Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................... 43 4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng và bàn luận nghiên cứu ........................... 46 4.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................... 46 4.2.2 Phát triển thang đo .............................................................................. 46 4.2.3 Mẫu nghiên cứu................................................................................... 47 4.2.4 Kết quả đo lƣờng ................................................................................. 49 4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu.................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................ 65 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN V H M VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN ............................................................................ 66 5.1 Kết luận của nghiên cứu............................................................................. 66 5.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY ................... 67 5.2.1 Nhóm giải pháp về Năng lực KTV ..................................................... 68 iv
  7. 5.2.2 Nhóm giải pháp về Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 69 5.2.3. Nhóm giải pháp về Môi trƣờng pháp lý ............................................. 71 5.2.4. Nhóm giải pháp về Tính độc lập ........................................................ 72 5.2.5. Nhóm giải pháp về Điều kiện làm việc .............................................. 74 5.2.6. Nhóm giải pháp về Danh tiếng công ty kiểm toán............................. 75 5.3 Một số kiến nghị nh m tăng cƣờng các giải pháp .................................... 76 5.3.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc ................................................................... 76 5.3.2 Đối với DNNY .................................................................................... 80 5.3.3 Đối với Công ty kiểm toán độc lập ..................................................... 80 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................... 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ................................................................................ 83 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ........................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH......................................................... 89 PHỤ LỤC v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỂN GIẢI ACCA Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BTC Bộ Tài Chính CAT Chứng chỉ kế toán quốc tế CLKT Chất lƣợng kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CTKT Công ty kiểm toán CPA Kế toán viên công chứng DN Doanh nghiệp DNNY Doanh nghiệp niêm yết IOSCO Uỷ ban chứng khoán quốc tế GDCK Giao dịch chứng khoán HĐKD Hoạt động kinh doanh HTKSCL Hệ thống kiểm soát chất lƣợng IAS Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế KH Khách hàng KSCL Kiểm soát chất lƣợng KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên NĐT Nhà đầu tƣ QLDN Quản lý doanh nghiệp TTCK Thị trƣờng chứng khoán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VACPA Hiệp hội KTV hành nghề Việt Nam VN Việt Nam vi
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo Chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY…………………20 Bảng 2.2: Tổng kết các nhân tố tác động đến CLKT BCTC từ Cơ sở lý thuyết……………………………………………………………………………24 Bảng 4.1: Chênh lệch số liệu trong BCTC năm 2016 trƣớc và sau kiểm toán…39 Bảng 4.2: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC của DNNY…………………………………………...45 Bảng 4.3: Các tiêu chí đo lƣờng các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của DNNY…………………………………………………………………………...46 Bảng 4.4: Phát triển thang đo biến độc lập và biến phụ thuộc………………….48 Bảng 4.5 : Mô tả vị trí làm việc, độ tuổi và kinh nghiệm công tác của KTV trả lời phiếu khảo sát…………………………………………………………………...48 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của DNNY…………………………………………………..49 Bảng 4.7: Kiểm định về tính thích hợp của phƣơng pháp và dữ liệu thu thập của biến độc lập (KMO and Bartlett) ……………………………………………….51 Bảng 4.8: Kiểm định mức độ giải thích của các biến độc lập (Total Variance Explained) ………………………………………………………………………51 Bảng 4.9: Kết quả mô hình EFA cho biến độc lập sau khi loại biến……………………………………………………………………………...52 Bảng 4.10: Kiểm định về tính thích hợp của phƣơng pháp và dữ liệu thu thập của biến phụ thuộc (KMO and Bartlett) ……………………………………………53 Bảng 4.11: Kiểm định mức độ giải thích của biến phụ thuộc (Total Variance Explained) ………………………………………………………………………53 Bảng 4.12: Kết quả mô hình EFA cho biến phụ thuộc…………………………54 Bảng 4.13: Thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá………54 Bảng 4.14: Bảng Correlations…………………………………………………...56 vii
  10. Bảng 4.15: Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy…………..56 Bảng 4.16: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary)……..57 Bảng 4.17: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Anova)…………………57 Bảng 4.18: Xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC của DNNY……………………………………………………………… 59 viii
  11. DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của DNNY………………………………………………………………………24 Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn……………………………………..28 Biểu đồ 4.1: Tổng số doanh nghiệp sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán qua các năm……………………………………………………………………………...40 Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của DNNY……………………………………………………………….44 ix
  12. TÓM TẮT BCTC là một cơ sở để nhà đầu tƣ đƣa ra các quyết định của mình. Muốn nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY thì cần tìm các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC nh m đƣa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC. Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng kiểm toán Báo Cáo Tài Chính của Các Doanh Nghiệp niêm yết tại các Công ty kiểm toán độc lập TP.HCM” nh m xác định các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của các DNNY; xây dựng thang đo, và đo lƣờng các nhân tố tác động đến CLKT BCTC và đƣa ra các giải pháp nh m nâng cao chất lƣợng kiểm toán trên báo cáo tài chính. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lƣợng. Kết quả luận văn đã tìm hiểu và xác định đƣợc 6 nhân tố có ảnh hƣởng tới CLKT và chỉ ra mức độ cũng nhƣ thứ tự tác động, là tƣ liệu tham khảo cho các tổ chức và cá nhân nghiên cứu hoạt động kiểm toán tại TP. Hồ Chí Minh, đó là: Năng lực kiểm toán viên, Ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Môi trường pháp lý; Tính độc lập; Điều kiện làm việc và Danh tiếng CTKT. Trong đó nhân tố Năng lực kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất. x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng cùng với thành phần kinh tế cũng đang đƣợc mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Thông tin tài chính không chỉ cung cấp cho các cơ quan nhà nƣớc để kiểm tra và giám sát mà còn đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm và sử dụng để đƣa ra các quyết định quan trọng. Ngày nay với sự phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng thì thông tin tài chính chứa đựng nhiều rủi ro, sai lệch, thiếu tính trung thực, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều đối tƣợng sử dụng thông tin, đặc biệt là báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều đối tƣợng, đặc biệt là nhà đầu tƣ. Điều này thể hiện rõ nét vai trò của kiểm toán trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trên thế giới các vụ gây trấn động về chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính nhƣ Wordlcom, Enron…,còn tại Việt Nam thì có các vụ bê bối tài chính nhƣ Dƣợc Viễn Đông, Bông Bạch Tuyết, Gỗ Trƣờng Thành….các vụ việc này liên tiếp xảy ra đã làm ảnh hƣởng đáng kể đến lòng tin của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán đã đƣợc ra đời. Thế nhƣng, chất lƣợng kiểm toán không dễ dàng đánh giá và nhận xét, thƣớc đo kết quả kiểm toán cho biết chất lƣợng kiểm toán nhƣng lại không cho biết nhân tố nào làm cho chất lƣợng đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy, cho nên không có cơ sở để nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu thực trạng chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại công ty kiểm toán độc lập hiện nay là thật sự cần thiết. Vì lý do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Các nh n tố ảnh hưởng đến chất lượng iểm toán (CLKT) áo cáo t i chính (BCTC) củ các o nh 1
  14. nghiệp ni m ết (DNNY) tại các Công t iểm toán (CTKT) độc lập th nh phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)” làm luận văn nghiên cứu. Đây là vấn đề cần thiết nh m cải thiện chất lƣợng kiểm toán của các thông tin tài chính trên thị trƣờng chứng khoán, góp phần lành mạnh hoá thị trƣờng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về chất lƣợng kiểm toán BCTC và các nhân tố tác động đến CLKT BCTC của doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập thành phồ Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: - Mục tiêu nghiên cứu 1: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập TP. Hồ Chí Minh. - Mục tiêu nghiên cứu 2: Xây dựng thang đo và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính. - Mục tiêu nghiên cứu 3: Đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính, tạo sự tin tƣởng cho các đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, cần phải trả lời những câu hỏi sau: - Câu 1: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết. - Câu 2: Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết ra sao. - Câu 3: Những giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán độc lập TP.HCM trong thời gian sắp tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY; Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY; Hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập. 2
  15. Luận văn không tập trung nghiên cứu các đối tƣợng là các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các nhân viên chuyên nghiệp làm các vị trí khác nhau nhƣ chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán, trƣởng nhóm và trợ lý kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi mà tập trung nhiều công ty kiểm toán với quy mô, hoạt động kiểm toán đa dạng và phong phú. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp hỗn hợp kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Trong đó: - Nghiên cứu định tính: khảo sát thực trạng về chất lƣợng kiểm toán của các công ty kiểm toán tại TP. Hồ Chí Minh cũng nhƣ khám phá các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết qua việc phân tích tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc, báo cáo tổng kết và phƣơng pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia. - Nghiên cứu định lƣợng: giúp đo lƣờng CLKT BCTC và các nhân tố tác động đến CLKT BCTC; kiểm định tác động của các nhân tố đến CLKT BCTC thông qua các phép kiểm định thích hợp; đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT BCTC b ng mô hình hồi quy; tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC . Các nhân tố đƣợc xác định trong bƣớc nghiên cứu định tính sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn này đƣợc thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, đƣợc sự quan tâm của nhiều đối tƣợng khác nhau. Theo đó, các đóng góp gồm: - Xét về khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán của các nghiên cứu trƣớc và đặc biệt là trong điều kiện cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã xác định các nhân tố tác động đến chất 3
  16. lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra mức độ cũng nhƣ thứ tự tác động của các nhân tố đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán thành phố Hồ Chí Minh. - Xét về thực tiễn : Nhờ vào việc xác định và chỉ ra mức độ cũng nhƣ thứ tự tác động của các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp niêm yết tại các công ty kiểm toán thành phố Hồ Chí Minh một cách có hệ thống mà luận văn có thể là tƣ liệu tham khảo cho các tổ chức và các cá nhân nghiên cứu về hoạt động kiểm toán tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại tính hữu ích cho các đối tƣợng nhƣ sau: - Cơ quan nhà nƣớc quản lý về CLKT BCTC: hoàn thiện các văn bản pháp lý; kiểm tra, giám sát chặt chẽ cũng nhƣ thiết lập các chế tài xử phạt. - KTV và CTKT trong việc đảm bảo và nâng cao CLKT BCTC của DNNY , giúp nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế hiện nay. - Ngƣời sử dụng BCTC đã đƣợc kiểm toán (cổ đông, NĐT, các bên liên quan khác), giúp nâng cao hiểu biết vai trò kiểm toán, rủi ro và quyền lợi sử dụng BCTC đã kiểm toán, góp phần phát triển DNNY lành mạnh trên TTCK. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn đƣợc kết cấu gồm 5 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và giải pháp kiến nghị 4
  17. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nội dung chính của Chƣơng này là tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc và trong nƣớc về các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán, trên cơ sở đó tìm ra khe hổng nghiên cứu để đề xuất hƣớng nghiên cứu cho luận văn. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nƣớc Tính đến nay, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng kiểm toán là không nhiều, chủ yếu là các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài thực hiện. Theo tìm hiểu của tác giả, trong nƣớc có một số ít nghiên cứu chính thức về chủ đề này, mà chỉ đƣợc đề cập trong các nghiên cứu về kiểm toán Báo cáo tài chính và các vấn đề có liên quan. Trong các nghiên cứu từ nƣớc ngoài, với quan điểm chất lƣợng kiểm toán đƣợc hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo về những sai phạm trọng yếu trong việc trình bày và công bố các BCTC của các khách hàng đƣợc kiểm toán theo quan điểm DeAgelo (1981). Theo đó, khi đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán, kết quả chỉ ra r ng, khả năng các KTV phát hiện đƣợc các sai phạm trọng yếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp của KTV; còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV (trong đó có sức ép từ phía khách hàng đƣợc kiểm toán…) (Lam and Chang, 1994). Nhiều nghiên cứu điển hình khác ở nƣớc ngoài về các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng kiểm toán đƣợc thực hiện bởi Mock & Samet (1982); Schroeder và cộng sự (1986); Carcello và cộng sự (1992), Beattie và Fearnley (1995); Behn và cộng sự (1997; Wooten (2003); Augus Duff (2004); Kym Boon (2007), Kym Boon và cộng sự (2008); Defond và Zhang (2014)…cũng đƣa ra các kết luận về các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán. Trong các kết quả nghiên cứu, các nhân tố đƣợc xác định có thể mang tính kế thừa và phát triển mới, với mức độ quan trọng của các nhân tố tới chất lƣợng kiểm toán có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của đối tƣợng mà nhà 5
  18. nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát, cũng nhƣ địa điểm và bối cảnh thời gian của nghiên cứu. Trong kết quả nghiên cứu “Dimentions of audit quality” của Angus Duff, (2004), các nhân tố quyết định tới chất lƣợng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK đƣợc xem xét theo khía cạnh chuyên môn (technical) và dịch vụ (service). Kết quả chỉ ra r ng, các nhân tố thuộc các KTV/nhóm kiểm toán (nhƣ tính độc lập, năng lực, kinh nghiệm) và các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán (nhƣ danh tiếng, quy mô, khả năng đáp ứng, dịch vụ phi kiểm toán) đều có ảnh hƣởng quan trọng tới chất lƣợng kiểm toán. Mục đích của nghiên cứu này là nh m xác định sự khác biệt trong nhận thức về các yếu tố quyết định CLKT giữa các KTV, Ban giám đốc công ty kiểm toán và nhóm đối tƣợng sử dụng bên ngoài để xác định có hay không sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong chất lƣợng kiểm toán. Nghiên cứu của Kym Boon (2007) cùng nghiên cứu mở rộng của Kym Boon và cộng sự Jill McKinnon và Philip Ross (2008), đã xác định 14 nhân tố thuộc về KTV và công ty kiểm toán nhƣ kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu, ý thức, cam kết chất lƣợng của công ty, quy mô công ty…, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này tới chất lƣợng kiểm toán. Nghiên cứu này đã đƣa đến kết luận quan trọng là nếu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng kiểm toán đƣợc đảm bảo thì cũng đảm bảo sự hài lòng của ngƣời sử dụng đối với chất lƣợng kiểm toán. Defond & Zhang (2014) đã tổng kết, đánh giá các nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 1996 – 2013 về các nhân tố tác động đến CLKT và các phƣơng pháp đo lƣờng. Từ đó hệ thống hóa và phân loại các khuynh hƣớng nghiên cứu, các quan điểm về CLKT, nhu cầu CLKT của khách hàng, khả năng cung cấp CLKT của KTV và mối quan tâm của cơ quan quản lý về CLKT. Đặc biệt là xem xét sự can thiệp của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc vào hoạt động KTĐL tại một số nƣớc trong thời gian gần đây. Theo nghiên cứu này thì CLKT là một cấu trúc liên tục, đảm bảo chất lƣợng BCTC, CLKT cao sẽ cung cấp nhiều sự đảm bảo hơn cho một BCTC chất lƣợng cao. Hầu hết biện pháp đo lƣờng CLKT trong các 6
  19. nghiên cứu trƣớc thiếu khả năng để phát hiện những thay đổi tinh tế về CLKT, ít có phƣơng pháp đo lƣờng trực tiếp nào thuận lợi trong việc nắm bắt tính liên tục của CLKT. Do đó không có sự đồng thuận về phƣơng pháp đo lƣờng nào là tốt nhất trong số các nhân tố đƣợc dùng để đo lƣờng CLKT đã đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc sử dụng theo các nhân tố riêng lẻ, không vẽ ra một bức tranh đầy đủ về CLKT. Các nhà nghiên cứu cần sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để tận dụng lợi thế những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của chúng. Tóm lại, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán, các nhân tố đƣợc bàn luận và đánh giá từ nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ KTV, công ty đƣợc kiểm toán hoặc ngƣời sử dụng báo cáo tài chính. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lƣợng, phƣơng pháp thống kê mô tả, dữ liệu thu thập dựa vào bảng khảo sát, hình thức khảo sát b ng trực tiếp hoặc gửi qua mail, thƣ từ. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Trên thế giới thì có nhiều công trình nghiên cứu, thế nhƣng tại Việt Nam thì rất ít nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán BCTC của DNNY, tính đến nay thì có nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014) – đề tài này thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, các DNNY có xu hƣớng lập BCTC thiếu trung thực, gây mất niềm tin của NĐT và thị trƣờng. Dựa trên mô hình CLKT của Angus Duff (2004), tác giả đã thực hiện phân tích và xử lý kết quả khảo sát nghiên cứu định lƣợng từ các KTV thuộc các CTKT đủ điều kiện kiểm toán BCTC Doanh nghiệp niêm yết. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã xác định 14 nhân tố tác động đến BCTC của DNNY và đƣợc chia thành 3 nhóm nhân tố nhƣ: nhóm KTV gồm: Kinh nghiệm chuyên sâu, Ý thức, Chuyên nghiệp, Áp lực, Độc lập, Trình độ b ng cấp; nhóm DNKT gồm: Hệ thống KSCL, Phƣơng pháp và quy trình kiểm toán, Phí kiểm toán, Danh tiếng, Quy mô CTKT và nhóm bên ngoài gồm: DNNY, Môi trƣờng pháp lý, Kiểm soát bên ngoài. Có thể liệt kê thêm một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể nhƣ nghiên cứu của Ngô Đức Long (2002) “Những giải pháp nâng cao 7
  20. chất lƣợng kiểm toán độc lập ở Việt Nam”; Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Hà Thị Ngọc Hà (2011) “Các giải pháp hoàn thiện, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng”; Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ (2013) “Hoàn thiện kiểm toán BCTC của các CTKT trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”; Nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn (2014) “Kiểm soát CLKT của kiểm toán độc lập – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”; Luận văn tiến sĩ của Trần Khánh Lâm (2011) “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lƣợng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”; Luận văn tiến sĩ của Phan Văn Dũng (2015) “Các nhân tố tác động đến chất lƣợng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hƣớng tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong điều hiện hội nhập quốc tế”. Các đề tài nghiên cứu trên đều dựa vào khảo sát thực tế để tổng hợp các quan điểm về chất lƣợng kiểm toán làm cơ sở cho nghiên cứu của mình, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng kiểm toán Báo cáo tài chính. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mà tác giả liệt kê, tham khảo ở trên đều thiết thực và hữu ích cho công việc và nghề nghiệp, nhƣng hầu hết mang tính định hƣớng chung ở tầm vĩ mô, khó áp dụng cho từng địa phƣơng cụ thể, đặc biệt với nền kinh tế, chính sách xã hội đặc trƣng tại thành phố Hồ Chí Minh, khi ứng dụng vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn vƣớng mắc.... Để tạo sự thuận lợi cho việc áp dụng những kiến thức quý báu kế thừa từ những công trình nghiên cứu trên, nh m đƣa lý thuyết đến gần hơn với thực tế, tác giả đã chọn nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều công ty kiểm toán. Từ đó đề xuất các giải pháp nh m nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC, giúp thông tin BCTC đƣợc minh bạch, trung thực và đáng tin cậy hơn. 1.2 Khe hổng và định hƣớng trong nghiên cứu Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới có liên quan đến đề tài luận văn, đã cho thấy r ng các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT BCTC là một trong những chủ đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều nhất theo quy trình từ các công trình nghiên cứu trƣớc, lý thuyết nền tảng 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2