Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương" nhằm nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỒ THỊ PHƯƠNG TRANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC – BALANCED SCORECARD) ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỒ THỊ PHƯƠNG TRANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC – BALANCED SCORECARD) ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN VĂN TÙNG BÌNH DƯƠNG, NĂM 2021
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các Quý Thầy Cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Trần Văn Tùng là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành công việc này trong thời gian qua. Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân tình đến các bạn học, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp cũng như gián tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Với vốn kiến thức có giới hạn, luận văn này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, do đó tôi rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn bè. Trân trọng! i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học từ người hướng dẫn. Tôi không sao chép bất cứ một nghiên cứu nào đã được công bố, những kết quả kế thừa, tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc và tất cả đều được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Bình Dương, tháng 06 năm 2021 HỒ THỊ PHƯƠNG TRANG ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... x TÓM TẮT ................................................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 4 7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 10 1.3. Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 18 Tổng quan về Thẻ điểm cân bằng (BSC) .................................................................. 18 2.1.1. Khái niệm BSC ............................................................................................... 19 2.1.2. Mối liên hệ nhân quả giữa các phương diện trong mô hình BSC ................... 24 2.1.3. Chức năng của Thẻ điểm cân bằng (BSC) ...................................................... 26 Tổng quan về doanh nghiệp sản xuất ........................................................................ 27 2.1.4. Khái niệm về doanh nghiệp sản xuất .............................................................. 27 2.1.5. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất .............................................................. 28 iii
- Lý thuyết nền tảng liên quan ..................................................................................... 29 2.1.6. Lý thuyết bàn tay hữu hình (Visibe Hand Theory) ......................................... 29 2.1.7. Lý thuyết ngẫu nhiên (Continggency theory) ................................................. 31 2.1.8. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................ 32 2.1.9. Lý thuyết mối liên hệ giữa chi phí và lợi ích .................................................. 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 36 3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ....................................................... 36 3.1.1. Khung nghiên cứu ........................................................................................... 36 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 37 3.2. Giới thiệu giả thuyết, mô hình và thang đo ........................................................ 39 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 39 3.2.2. Xây dựng thang đo .......................................................................................... 41 3.3. Đối tượng khảo sát, mẫu nghiên cứu và thống kê xử lý .................................... 45 3.3.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 45 3.3.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................................... 45 3.3.3. Quy trình khảo sát, thống kê và xử lý thông tin .............................................. 46 3.4. Giới thiệu các kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm định định lượng ............................. 47 3.5. Quy trình nhập liệu, xử lý, trích xuất báo cáo phân tích .................................... 49 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 52 4.1. Thực trạng đặc điểm DNSX tại Bình Dương về việc vận dụng BSC. ............... 52 4.1.1. Loại hình quy mô doanh nghiệp .................................................................... 52 4.1.2. Tình hình vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương ............................... 52 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 53 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 53 4.2.2. Kết quả thống kê tần số ................................................................................... 57 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................................... 60 4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................... 75 4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 88 iv
- 4.3.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 88 4.3.2. Thống kê mô tả................................................................................................ 89 4.3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 90 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 95 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 95 5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................... 96 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 101 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Thang đo và mã hóa biến quan sát ..................................................................... 41 Bảng 4. 1: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo quy mô ............................................... 57 Bảng 4. 2: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn................................. 57 Bảng 4. 3: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo chức vụ .............................................. 58 Bảng 4. 4: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo kinh nghiệm làm việc ........................ 59 Bảng 4. 5: Bảng thống kê tình trạng ứng dụng BSC................................................. 59 Bảng 4. 6: Mô tả biến quy mô doanh nghiệp ............................................................ 60 Bảng 4. 7: Độ tin cậy của thang đo biến Quy mô doanh nghiệp .............................. 61 Bảng 4. 8: Mô tả biến Quy mô doanh nghiệp (lần 2)................................................ 62 Bảng 4. 9: Độ tin cậy của thang đo biến Quy mô doanh nghiệp (lần 2) ................... 62 Bảng 4. 10: Mô tả biến Nhận thức của nhà quản lý về BSC .................................... 63 Bảng 4. 11: Độ tin cậy của thang đo biến Nhận thức của nhà quản lý về BSC ........ 63 Bảng 4. 12: Mô tả biến chi phí thực hiện BSC ......................................................... 64 Bảng 4. 13: Độ tin cậy của thang đo biến Chi phí thực hiện BSC ............................ 65 Bảng 4. 14: Mô tả biến chiến lược kinh doanh ......................................................... 66 Bảng 4. 15: Độ tin cậy của thang đo biến Chiến lược kinh doanh ........................... 66 Bảng 4. 16: Mô tả biến mức độ cạnh tranh ............................................................... 67 Bảng 4. 17: Độ tin cậy của thang đo biến Mức độ cạnh tranh .................................. 68 Bảng 4. 18: Độ tin cậy của thang đo biến Mức độ cạnh tranh (lần 2) ...................... 69 Bảng 4. 19: Mô tả biến tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu ........................................ 69 Bảng 4. 20: Độ tin cậy của thang đo biến Tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu .......... 70 Bảng 4. 21: Mô tả biến phân quyền quản lý ............................................................. 71 Bảng 4. 22: Độ tin cậy của thang đo biến Phân quyền quản lý ................................ 71 Bảng 4. 23: Mô tả tính khả thi của biến Năng lực triển khai .................................... 72 Bảng 4. 24: Độ tin cậy của thang đo biến Năng lực triển khai ................................. 73 Bảng 4. 25: Mô tả biến Ứng dụng BSC tại DNSX tại Bình Dương ......................... 73 vi
- Bảng 4. 26: Độ tin cậy của thang đo biến Ứng dụng BSC ở DNSX tại Bình Dương ................................................................................................................................... 74 Bảng 4. 27: Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến độc lập ........................... 75 Bảng 4. 28: Tổng phương sai trích ............................................................................ 76 Bảng 4. 29: Ma trận xoay .......................................................................................... 77 Bảng 4. 30: Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc ....................... 79 Bảng 4. 31: Tổng phương sai trích ............................................................................ 79 Bảng 4. 32: Tương quan Pearson .............................................................................. 80 Bảng 4. 33: Kiểm định độ phù hợp của mô hình và tính độc lập của phần dư ......... 81 Bảng 4. 34: Phân tích ANOVA ................................................................................. 82 Bảng 4. 35: Kết quả hồi quy...................................................................................... 83 Bảng 5. 1: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến việc vận dụng BSC ........ 95 vii
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu Đồ 2. 1: Tổng giá trị sản xuất Việt Nam (2010 – 2019)................................... 29 Biểu Đồ 2. 2: Tỉ lệ đóng góp của khối sản xuất trong GDP (2010 – 2019).............. 29 Biểu đồ 4. 1: Biểu đồ phân tán phần dư .................................................................... 86 Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ Normal P-Plot đối với phần dư đã chuẩn hóa ........................ 87 Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ Histogram đối với phần dư đã chuẩn hóa .............................. 88 viii
- DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 : Tầm nhìn và chiến lược........................................................................... 20 Hình 2. 2: Mối quan hệ nhân quả của mô hình BSC ................................................ 25 Hình 2. 3 : Mối quan hệ nhân quả BSC của mô hình BSC ....................................... 26 Hình 3. 1: Khung nghiên cứu .................................................................................... 36 Hình 3. 2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 40 ix
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BSC : Bảng điểm cân bằng (Balanced scorecard) KPI : Key performance index KMO : Kaiser-Meyer-Olkin EFA : Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) PPNC : Phương pháp nghiên cứu DNSX : Doanh nghiệp sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh KTQT : Kế toán quản trị KQHĐ : Kết quả hoạt động CNTT : Công nghệ thông tin TQHĐ : Thành quả hoạt động HOSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Ho Chi Minh Stock Exchange) TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh x
- TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Bình Dương được xem là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam nơi thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. BSC là một công cụ đo lường hiệu suất cần thiết để quản trị hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, không nhiều các doanh nghiệp áp dụng thành công BSC. Cùng với đó, chúng ta vẫn còn thiếu những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến BSC ở các DNSX tại Bình Dương. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Nghiên cứu được thiết kế từ khảo sát thực tế 210 DNSX tại Bình Dương cùng với việc tham khảo ý kiến chuyên gia và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi quy bội bằng công cụ phân tích định lượng SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu: Trong 08 biến độc lập được khảo sát là: Quy mô doanh nghiệp, Nhận thức của nhà quản lý, Chi phí vận hành, Chiến lược kinh doanh, Mức độ cạnh tranh, Tính khả thi của hệ thống chỉ tiêu, Phân quyền quản lý, Năng lực triển khai đều có tác động tích cực đến vận dụng BSC ở các DNSX tại Bình Dương, loại biến chi phí vận hành có ý nghĩa thống kê ở mức 10% trong mẫu nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu giúp doanh nghiệp nhận diện các nhân tố, từ đó đưa ra phương án để triển khai áp dụng thành công BSC trong quản trị hiệu quả hoạt động, góp phần tối ưu hóa lợi ích doanh nghiệp đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế không chỉ ở bản thân doanh nghiệp mà còn ở địa phương, khu vực. Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng, Nhân tố ảnh hưởng, Doanh nghiệp sản xuất xi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc gia. Bình Dương được coi là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tăng tỉ trọng công nghiệp lên 66.8% năm 2019. Với tầm nhìn đó, các công ty sản xuất đóng góp mộth phần lớn vào nền kinh tế, cải thiện GDP, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có cho mình một hệ thống quản trị hiệu quả. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá đo lường hiệu quả thường xuyên, liên tục để đưa ra phương án hành động thích hợp, đảm bảo cho các chiến lược của công ty được thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) của hai tác giả Robert S.Kaplan và David P.Norton đã ra đời vào năm 1996 và được tạp chí Harvard Business Review đánh giá là một trong 75 ý tưởng kinh doanh có ảnh hưởng nhất của thế ký 20. Mặc dù thẻ điểm cân bằng đã ra đời hơn 20 năm trước, tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam. Quá trình tổ chức, thực hiện BSC vào đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chúng có thể tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm việc ứng dụng công cụ BSC vào mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến ứng dụng BSC là thực sự cần thiết. Nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng cân bằng điểm BSC góp phần vào nguồn tài liệu để các doanh nghiệp sản xuất tham khảo khi ứng dụng BSC nhằm mang lại hiệu quả quản trị cao hơn. Nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC, đo lường mức độ tác động và hướng tác động của 1
- những nhân tố đó sẽ giúp thúc đẩy việc ứng dụng BSC. Bên cạnh đó những nhà quản lý doanh nghiệp, các bộ phận có trách nhiệm triển khai và thực hiện BSC có thể có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng BSC. Từ đó, các DNSX có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động và đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế vĩ mô. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến việc vận dụng bảng cân bằng điểm đối với các DNSX tại Bình Dương. Từ đó, đưa ra các hàm ý và kiến nghị để nâng cao việc vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Một cách cụ thể, mục đích mà đề tài nhắm tới là: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng cân bằng điểm đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng BSC trong các DNSX tại Bình Dương. Đề xuất một số hàm ý hay giải pháp để vận dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt các mục đích trên, đề tài cố gắng tìm lời giải đáp thoả đáng cho những câu hỏi nghiên cứu sau đây: Thực trạng áp dụng BSC vào quản trị hiệu quả hoạt động của các DNSX tại Bình Dương như thế nào? 2
- Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc ứng dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương? Những nhân tố này có ý nghĩa thống kê, mức độ tác động và sự tương quan với nhau như thế nào? Để có thể ứng dụng BSC vào các DNSX tại Bình Dương cần có những hàm ý hay giải pháp nào? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng bảng cân bằng điểm BSC của các DNSX tại Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo phân tích được độ sâu của nghành cũng như độ chuyên biệt của khu vực kinh tế, đề tài tập trung vào phạm vi các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương đã, đang và có thể vận dụng BSC. Số liệu khảo sát tiến hành trong năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu nguồn Dữ liệu thứ cấp: những ấn bản sách, bài báo, những công trình nghiên cứu về BSC trước đây đã được công bố, những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC và kể cả những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong và ngoài nước. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát. 5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3
- Tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp, đối chiếu, so sánh các nghiên cứu trước để lựa chọn, phát thảo mô hình nghiên cứu, biểu hiện đo và thang đo những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC tại các DNSX tại Bình Dương. Phân tích, đánh giá, suy luận để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện. 5.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy các thành phần trong thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng BSC tại các DNSX, đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS. Tác giả tiến hành xử lý số liệu thứ tự như sau: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích tương quan Kiểm định hồi quy (KMO) Sau khi phân tích mô hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định các giả định thống kê: phân tích tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định sự phù hợp của mô hình. 6. Ý nghĩa của đề tài Về lý luận Đề tài hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến bảng điểm cân bằng. Sự phát triển của bảng điểm cân bằng theo thời gian và sự cần thiết phải xây dựng mô hình kế toán quản trị. Về thực tiễn 4
- Khái quát thực trạng áp dụng bảng điểm cân bằng tại các DNSX tại Việt Nam. Đồng thời, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng một bảng điểm cân bằng hiệu quả. Một số nguyên nhân các doanh nghiệp chưa xây dựng được mô hình, cung cấp các thông tin quản trị cần thiết. Từ đó, đưa ra mô hình bảng điểm cân bằng phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương. Bên cạnh đó, đưa ra các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện hiệu quả hơn nữa bảng điểm cân bằng trong Doanh Nghiệp. 7. Kết cấu đề tài Dự kiến tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bảng điểm cân bằng (BSC-Balanced Scorecard) đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương” gồm 05 chương, cụ thể như sau: Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bảng điểm cân bằng BSC. Qua đó, phân tích đưa ra nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và đưa ra định hướng tiếp theo cho đề tài Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trình bày cơ sở khoa học của nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 5
- Trình bày tổng quát về đặc điểm mẫu nghiên cứu, mô tả tổng quát kết quả trả lời của mẫu và kết quả kiểm định các thang đo lường. Đồng thời bàn luận kết quả nghiên cứu đạt được. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tổng kết quá trình và kết quả nghiên cứu để từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận dụng mô hình này trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. 6
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả tham khảo và sắp xếp theo trình tự thời gian. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu từ các công trình này được tóm tắt và trình bày lại như sau: 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Có rất nhiều đề tài nghiên cứu nước ngoài liên quan đến vận dụng thẻ điểm cân bằng có thể kể đến như: Eric Tanyi (2011) trong luận văn “Factors in influencing the use of the balanced scorecards by managers” tại Hanken School of Economics. Phương pháp nghiên cứu được tác giả vận dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả đưa ra ý tưởng nghiên cứu các tác động đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng bao gồm: những hệ thống kiểm soát được ứng dụng trong doanh nghiệp (OCS), phương thức nhà quản lý đánh giá các cấp phụ thuộc (ESM), phương thức cán bộ quản lý nhận biết các nguồn thông tin (MRI), tính dễ sử dụng (PEOU) và ảnh hưởng của sự nhận biết về tính hữu ích (PU). Tác giả tiến hành khảo sát 34 cấp quản trị trong các tổ chức đang sử dụng BSC ở Phần Lan. Kết quả nghiên cứu công bố 2 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức ứng dụng thẻ điểm cân bằng là phương thức cán bộ quản lý nhận biết nguồn thông tin (MRI) và tính dễ sử dụng (PEOU). Liu, L., Ratnatunga, J., và J. Yao, L. (2014) trong nghiên cứu “Firm characteristics and balanced scorecard usage in Singapore manufacturing firms” đăng trên International Journal of Accounting & Information Management. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các đặc trưng của doanh nghiệp trong việc sử dụng BSC trong các doanh nghiệp sản xuất ở Singapore. Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng với số liệu tổng hợp bằng kỹ thuật khảo sát thông qua bảng câu hỏi. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 59 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 220 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 41 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần ACC-244
117 p | 42 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 38 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 33 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 29 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 32 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn