intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

35
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định các nhân tố bên trong của Công ty kiểm toán độc lập và chất lượng kiểm toán, từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố bên trong của Công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN MINH CHÂU CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN MINH CHÂU CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHỤNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM THỊ PHỤNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 9 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) STT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS. TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1 3 PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 2 4 PGS. TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS. Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn PGS. TS. Phan Đình Nguyên
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..… NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Nguyễn Minh Châu Giới tính : Nam Ngày, tháng, năm sinh : 09-6-1976 Nơi sinh : Thái Nguyên Chuyên ngành : Kế toán MSHV : 1541850003 I- Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM II- Nhiệm vụ và nội dung: Xác định các nhân tố bên trong của Công ty kiểm toán độc lập và chất lượng kiểm toán, từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố bên trong của Công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phù hợp. III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/07/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ PHỤNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. PHẠM THỊ PHỤNG
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các số liệu trong Luận văn nghiên cứu này có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy và có trích dẫn. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Minh Châu
  6. ii LỜI CÁM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp. HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở Viện Quản trị - Tài chính - Kế toán; phòng Quản lý khoa học - Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Phụng đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình của Cô thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này. Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Minh Châu
  7. iii TÓM TẮT Vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập cũng ngày càng quan trọng, trước hết đối với doanh nghiệp được kiểm toán, ngoài việc nhận được ý kiến kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn được kiểm toán viên đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Đối với doanh nghiệp kiểm toán thì việc cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng, làm hài lòng khách hàng sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường kiểm toán. Với vai trò đó, hoạt động kiểm toán độc lập đã dần gầy dựng được lòng tin của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán. Đề tài nghiên cứu về Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán, từ đó đánh giá sự tác động của các nhân tố bên trong công ty kiểm toán đến chất lượng kiểm toán và đưa ra các kiến nghị phù hợp. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: “Các nhân tố nào bên trong công ty kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán?” và “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng kiểm toán ?”. Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo lựa chọn các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán gồm 05 nhân tố: Quy mô doanh nghiệp kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Kiểm soát chất lượng bên trong, Đạo đức nghề nghiệp và Năng lực chuyên môn đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến chất lượng kiểm toán. Tức là khi Quy mô doanh nghiệp kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Kiểm soát chất lượng bên trong, Đạo đức nghề nghiệp và Năng lực chuyên môn càng cao thì chất lượng kiểm toán càng cao. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng kiểm toán là Quy mô doanh nghiệp kiểm toán ( = 0.364), tiếp đến là Giá phí kiểm toán ( = 0.280), Năng lực chuyên môn( = 0.180), Kiểm soát chất lượng bên trong ( = 0.161, và cuối cùng là nhân tố Đạo đức nghề nghiệp ( = 0.068). Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các nhân tố nhằm có giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng kiểm
  8. iv toán. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho tất cả các các doanh nghiệp tại Việt Nam, ngoài ra còn nhiều hạn chế về thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.
  9. v ABSTRACT The role of the independent audit activities are also increasingly important, first of all audit firms, in addition to receiving an audit opinion on the truthfulness and relevance of financial reporting, enterprises are also auditors give recommendations to help improve the system of control, improve the efficiency of financial management in particular and business in general. For corporate auditors providing audit services quality, customer satisfaction will increase competitive audit market. With that role, independent audit activities gradually build the confidence of the society for the audit profession. Research project on factors within the audit firm and audit quality, which evaluated the impact of factors within the audit firm to audit quality and make appropriate recommendations . This study will answer the question: "What factors within the audit firm affect audit quality?" And "The impact of these factors on the quality of the audit?”. Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related directly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale selection factors affecting audit quality consisting of 05 factors: business audit scope, price audit fees, internal quality control, ethics and professional capacity of influential mondeu proportional to the quality of the audit. That is when the audit firm size, price audit fees, internal quality control, ethics and professional capacity higher the higher the quality of the audit. 5 factors, the factors that most strongly influence the quality of the audit is the audit firm size (= 0364), followed by the price audit fees (= 0280), professional capacity (= 0180 ), internal quality control (= 0161, and finally the ethics factor (= 0068). From the study results , the authors have proposed a number of measures have a direct impact on the factors that have the best solution to improve audit quality . However , this study is only done in a sample group , not representative of all for all businesses in Viet Nam , in addition to many restrictions on the time , the small sample size limits overall height of the subject .
  10. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ II TÓM TẮT ................................................................................................................III ABSTRACT............................................................................................................... V MỤC LỤC ............................................................................................................... VI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... X DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... XI DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... XII PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.LÝ DO HÌNH THÀNH Đề TÀI ..................................................................................1 2.MụC TIÊU NGHIÊN CứU ........................................................................................2 3.CÂU HỏI NGHIÊN CứU ...........................................................................................2 4.ĐốI TƯợNG, PHạM VI VÀ THờI GIAN NGHIÊN CứU ................................................2 4.1ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU .....................................................................................2 4.2PHạM VI NGHIÊN CứU VÀ THờI GIAN NGHIÊN CứU ............................................3 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ................................................................................3 6. Ý NGHĨA KHOA HọC CủA Đề TÀI ..........................................................................3 7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU ........................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................5 1.1 Đề TÀI NGHIÊN CứU NƯớC NGOÀI ......................................................................5 1.2 Đề TÀI NGHIÊN CứU TRONG NƯớC .....................................................................7 1.3 NHậN XÉT Về CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CứU...................................................10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................12 2.1.1 Một số vấn đề chung về kiểm toán và CLKT .........................................12 2.1.1.1 Định nghĩa về kiểm toán .................................................................12 2.1.1.2 Đặc điểm của kiểm toán ..................................................................13 2.2 TổNG QUAN Về CHấT LƯợNG KIểM TOÁN .........................................................13 2.2.1 Khái niệm chất lượng ..............................................................................13 2.2.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ...........................16
  11. vii 2.2.3 Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của khách hàng ..............................17 2.2.4 Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của DNKT .....................................18 2.2.5 Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà đầu tư, đối tác, hội nghề nghiệp, công chúng…) ......................................................19 2.2.6 Khuôn khổ IAASB về CLKT .................................................................21 2.3 CÁC NHÂN Tố BÊN TRONG CÔNG TY KIểM TOÁN TÁC ĐộNG ĐếN CHấT LƯợNG KIểM TOÁN..............................................................................................................23 2.3.1Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán (QM) ..............................................23 2.3.2Giá phí kiểm toán.......................................................................................25 2.3.3Kiểm soát chất lượng từ bên trong ............................................................26 2.3.4Đạo đức nghề nghiệp .................................................................................27 2.3.5Năng lực chuyên môn ................................................................................28 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................30 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................31 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CứU CHUNG .....................................................................31 3.2 MụC TIÊU KHảO SÁT ........................................................................................32 3.3 PHƯƠNG PHÁP KHảO SÁT ...............................................................................32 3.4 THIếT Kế THANG ĐO VÀ XÂY DựNG BảNG CÂU HỏI ...........................................33 MÔ HÌNH NGHIÊN CứU ............................................................................................33 3.4.1 Thiết kế thang đo ....................................................................................34 3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi ...........................................................................39 3.5 MẫU KHảO SÁT ................................................................................................40 3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Dữ LIệU ...................................................................41 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................44 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45 4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO......................................................................................45 4.1.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy mô doanh nghiệp kiểm toán (QM) ................................................................................................................45 4.1.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Giá phí kiểm toán (GP) .............46 4.1.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Kiểm soát chất lượng bên trong (KSCLBT) .........................................................................................................46
  12. viii 4.1.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Đạo đức nghề nghiệp (DDNN) .46 4.1.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Năng lực chuyên môn(NLCM) .46 4.1.6 Cronbach Alpha của thang đo đặc tính chất lượng kiểm toán................47 4.2 PHÂN TÍCH NHÂN Tố KHÁM PHÁ (EFA) CHấT LƯợNG KIểM TOÁN ....................47 4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................48 4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường .......................49 4.3 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................................................49 4.4 KIểM ĐịNH Độ PHÙ HợP CủA MÔ HÌNH NGHIÊN CứU ..........................................50 4.4.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội ......50 4.4.2 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội .............50 4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ....................51 4.4.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy .........................51 4.5 KIểM TRA CÁC GIả ĐịNH MÔ HÌNH HồI QUY BộI ................................................51 4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ............52 4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn................................52 4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến) .........................................................................................54 4.6 MÔ HÌNH HồI QUY CủA CHấT LƯợNG KIểM TOÁN..............................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................57 5.1 KếT LUậN.........................................................................................................57 5.2 KIếN NGHị .......................................................................................................58 5.2.1 Quan điểm của giải pháp ........................................................................58 5.2.1.1 Hội nhập với quốc tế và phù hợp với đặc điểm, điều kiện của VN.58 5.2.1.2 Hướng đến nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL ..........................58 5.2.1.3 Tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT ............................59 5.2.2 Giải pháp cụ thể ......................................................................................59 5.2.2.1 Tăng cường các DNKT có quy mô lớn, giảm thiểu các DNKT có quy mô nhỏ .....................................................................................................59 5.2.2.2 Tác động vào nhân tố đạo đức nghề nghiệp ....................................63 5.2.2.3 Giá phí kiểm toán: ...........................................................................65
  13. ix 5.2.2.4 Kiểm soát chất lượng từ bên trong ..................................................74 5.2.2.5 Đạo đức nghề nghiệp .......................................................................74 5.2.2.6 Nâng cao tính chuyên nghiệp của KTV/nhóm KT khi thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng (Chuyên nghiệp) ...........................................75 5.3 GIớI HạN NGHIÊN CứU VÀ HƯớNG NGHIÊN CứU TRONG TƯƠNG LAI .................76 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................79
  14. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCKT : Báo cáo kế toán BCTC : Báo cáo tài chính CLKT : Chất lượng kiểm toán CMKiT : Chuyên môn kỹ thuật CTKT : Công ty kiểm toán DN : Doanh nghiệp DNKT : Doanh nghiệp kiểm toán DNNY : Doanh nghiệp niêm yết KSCL : Kiểm soát chất lượng KSNB : Kiểm soát nội bộ KTĐL : Kiểm toán độc lập KTV : Kiểm toán viên TTCK : Thị trường chứng khoán
  15. xi DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 2.1: KHUNG CÁC NHÓM NHÂN Tố TÁC ĐộNG ĐếN CLKT .................22 HÌNH 2.2: MÔ HÌNH NGHIÊN CứU 1 ...................................................................33 HÌNH 4.1: Đồ THị PHÂN TÁN GIữA GIÁ TRị Dự ĐOÁN VÀ PHầN DƯ Từ HồI QUI ............................................................................................................................52 HÌNH 4.2: Đồ THị P-P QMOT CủA PHầN DƯ – ĐÃ CHUẩN HÓA .....................53 HÌNH 4.3: Đồ THị HISTOGRAM CủA PHầN DƯ – ĐÃ CHUẩN HÓA ...............53 SƠ ĐỒ 3.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CứU ................................................................31
  16. xii DANH MỤC BẢNG BIỂU BảNG 2.1: TÓM TắT KHUÔN KHổ CLKT THEO IAASB, 2014 .........................23 BảNG 2.2: GIả THUYếT NGHIÊN CứU 1 ..............................................................34 BảNG 3.1: THANG ĐO CHấT LƯợNG KIểM TOÁN ............................................35 BảNG 3.2: THANG ĐO QUY MÔ CủA DNKT ......................................................36 BảNG 3.3: THANG ĐO GIÁ PHÍ KIểM TOÁN .....................................................36 BảNG 3.4: THANG ĐO KSCL Từ BÊN TRONG ...................................................37 BảNG 3.5: THANG ĐO ĐạO ĐứC NGHề NGHIệP CủA KTV ..............................38 BảNG 3.6: THANG ĐO NĂNG LựC CHUYÊN MÔN CủA KTV .........................39 BảNG 3.7: CấU TRÚC BảNG CÂU HỏI VÀ THANG ĐO .....................................40 BảNG 5.1: Số LƯợNG NHÂN VIÊN CHUYÊN NGHIệP VÀ KTV ĐĂNG KÍ HÀNH NGHề ............................................................................................................60 BẢNG 5.2: KHUNG GIÁ PHÍ CHO CÁC DỊCH VỤ CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG .......................................72 BẢNG 5.3: HỆ SỐ GIÁ PHÍ ĐI ỀU CHỈNH THEO LOẠ I HÌNH CÔNG TY KIỂ M TOÁN ........................................................................................................................73
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát hành BCTC có chất lượng cao. Tuy nhiên, vụ phá sản của Tập đoàn Năng lượng Enron, một trong những tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ năm 2001, liên quan đến sự sụp đổ của Hãng Kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002. Gần đây nhất vào tháng 4/2013, Ngân hàng hàng đầu thế giới Deutsche Bank, tiết lộ con số tài sản trị giá 395,5 tỉ Euro, tương đương 19% tổng tài sản trị giá 2,03 nghìn tỉ Euro của Ngân hàng này, đã bị che giấu từ năm 2008 đến nay, nhằm tạo cái nhìn sai lệch của các nhà đầu tư về rủi ro trong bảng cân đối ít hơn so với thực tế. Những sai lệch trong BCTC như vậy có liên quan tới trách nhiệm của các KTV/công ty kiểm toán hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng. Vai trò của hoạt động KTĐL cũng ngày càng quan trọng, trước hết đối với DN được kiểm toán, ngoài việc nhận được ý kiến kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của BCTC, DN còn được KTV đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Đối với DNKT thì việc cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng, làm hài lòng khách hàng sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường kiểm toán. Với vai trò đó, hoạt động KTĐL đã dần gây dựng được lòng tin của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán. Các vụ việc liên tiếp xảy ra như vậy đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư vào hoạt động kiểm toán với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến ngày càng giảm dần. Nhiều câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu các nhân tố dẫn đến chất lượng kiểm toán đã không được đảm bảo: Nhân tố về tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyênnghiệp, kinh nghiệm của kiểm toán viên, các nhân tố của công ty kiểm toán hay do các nhân tố tác động nào khác? Tại Việt Nam,các vụ bê bối tài chính liên quan đến kiểm toán như Vinashin, Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông…cũng ảnh hưởng lớn đến sự tín nhiệm của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các nhân tố
  18. 2 ảnh hưởng đến CLKT và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến CLKT để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLKT là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán độc lập tác động đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam” để góp phần phát triển và hoàn thiện hoạt động KTĐL tại Việt Nam trong tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế thế giới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: đề tài nghiên cứu về Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán, từ đó đánh giá sự tác động của Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán đến chất lượng kiểm toán và đưa ra các kiến nghị phù hợp.  Mục tiêu cụ thể • Phân tích thực trạng chất lượng kiểm tại Việt Nam • Phân tích ảnh hưởng của Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán tới chất lượng kiểm toán • Đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận nào để đánh giá các nhân tố bên trong công ty kiểm toán, chất lượng kiểm toánvà mối quan hệ giữa chúng. - Câu hỏi 2: chất lượng kiểm toán tại Việt Nam đang được đánh giá ở mức độ nào? - Câu hỏi 3: Các yếu tố của bên trong công ty kiểm toán có tác động như thế nào đến chất lượng kiểm toán tại Việt Nam? - Câu hỏi 4: Giải pháp nào để nâng cao chất lượng kiểm toán trong mối quan hệ với các nhân tố bên trong công ty kiểm toán tại Việt Nam? 4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là CLKT và các nhân tố bên trong công ty kiểm toán ảnh hưởng đến CLKT. Với đối tượng khảo sát chính là các nhân viên chuyên
  19. 3 nghiệp đang làm ở các vị trí khác nhau như chủ phần hùn, chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán trong các DNKT tại Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát trong phạm vi Việt Nam và tập trung vào hoạt động KTĐLtại Việt Nam năm 2015, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. Trong đó, tác giả tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên quan để từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp hoặc qua email hoặc khảo sát trực tuyến qua công cụ Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với một số đóng góp khoa học cơ bản sau: - Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng, CLKT và các nhân tố bên trong công ty kiểm toán ảnh hưởng đến CLKT. - Hai là, đưa ra được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại VN - Ba là, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tác động lên các nhân tố bên trong công ty kiểm CLKT nhằm nâng cao CLKT tại VN. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận
  20. 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2