intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

21
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương" là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯƠNG THỊ NGỌC QUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯƠNG THỊ NGỌC QUYỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG BÌNH DƯƠNG - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của luận văn này được trình bày theo kết cấu và dàn ý của tôi cùng với sự nghiên cứu các tài liệu liên quan và góp ý của PGS.TS Huỳnh Đức Lộng là người hướng dẫn khoa học. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế, trung thực. i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Khoa Kinh tế và Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Thủ Dầu Một; Các thầy cô với tâm huyết và tri thức của mình đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Huỳnh Đức Lộng đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nhờ những góp ý, nhận xét quý giá của thầy mà bài luận văn của tôi mới được hoàn thành. Mặc dù đã hoàn thành bài luận văn nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên bài luận văn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy Cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Bình Dương, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Trương Thị Ngọc Quyền ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 3 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3 4.1 Đối tượng ...................................................................................................... 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ...................................................... 4 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 5 1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 5 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 7 1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................... 9 1.4 Xác định khe hổng nghiên cứu ..................................................................... 9 1.5 Định hướng nghiên cứu ............................................................................... 10 iii
  6. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 11 2.1 Tổng quan về kế toán trách nhiệm ............................................................ 11 2.1.1 Khái niệm về kế toán trách nhiệm ........................................................... 11 2.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm............................................................... 13 2.1.3 Sự phân cấp quản lý .................................................................................. 15 2.1.4 Mối quan hệ giữa sự phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm ........... 16 2.1.5 Nội dung của kế toán trách nhiệm ........................................................... 16 2.1.5.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm ................................................... 16 2.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm trách nhiệm ............... 22 2.1.5.3 Báo cáo thành quả của trung tâm trách nhiệm .................................... 25 2.2 Cơ sở lý thuyết nền ...................................................................................... 27 2.2.1 Lý thuyết bất định ..................................................................................... 27 2.2.2 Lý thuyết đại diện ...................................................................................... 28 2.2.3 Lý thuyết về quan hệ giữa lợi ích và chi phí ........................................... 29 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .................................................................................................................. 29 2.3.1 Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp ................................................... 29 2.3.2 Sự phân cấp quản lý .................................................................................. 30 2.3.3 Nhận thức của nhà quản lý ....................................................................... 30 2.3.4 Quy mô doanh nghiệp ............................................................................... 31 2.3.5 Trình độ của người làm công tác kế toán ................................................ 32 2.3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................. 32 2.3.7 Chi phí tổ chức kế toán trách nhiệm ....................................................... 33 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 34 iv
  7. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 35 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 36 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................... 36 3.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................. 36 3.2.1.2 Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo chính thức ........................ 38 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...................................................... 42 3.2.2.1 Thiết kế và mã hoá thang đo ................................................................... 42 3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu ............................................................. 45 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 46 3.2.3.1 Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 46 3.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo .................................................................. 47 3.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 47 3.2.3.4 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................ 49 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 49 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................ 51 4.1 Giới thiệu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương .. 51 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương ...................... 51 4.1.2 Số lượng các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương .. 53 4.1.3 Vai trò của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương ..... 54 4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 55 4.2 Thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả ............................................ 56 4.2.1 Thống kê về mẫu nghiên cứu.................................................................... 56 4.2.2 Thống kê mô tả thang đo .......................................................................... 60 4.3 Kết quả phân tích và đánh giá độ tin cậy thang đo .................................. 61 v
  8. 4.4 Kết quả phân tích EFA ............................................................................... 67 4.5 Kết quả phân tích hồi quy........................................................................... 73 4.6 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ................................................................. 75 Kết luận chương 4 .............................................................................................. 77 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................... 79 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 79 5.2 Khuyến nghị ................................................................................................. 80 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 82 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 86 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 1 vi
  9. TÓM TẮT Kế toán trách nhiệm được coi là một trong những công cụ tài chính hữu ích giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định chính xác, nhanh chóng và phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Việc thực hiện nội dung KTTN sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách lâu dài. Kế toán trách nhiệm có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức, giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và tình hình hoạt động. Nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố đến tổ chức KTTN tại các công ty, từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp hoàn thiện hơn hệ thống KTTN tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để làm luận văn thạc sỹ của mình. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn đã đạt được những kết quả sau đây: - Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm, nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Xác lập mô hình nghiên cứu và đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá để kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng theo mức độ tác động từ cao đến thấp là : Phân cấp quản lý (PCQL), nhận thức của nhà quản lý (NTQL), mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (MTCL), quy mô doanh nghiệp (QMDN), trình độ của người làm kế toán (TĐKT), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chi phí (CP). vii
  10. Kết quả nghiên cứu thu được phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu như sau: KTTN = -0,745 + 0,136 MTCL + 0,334 PCQL + 0,321 NTQL + 0,259 QMDN + 0,066 TDKT + 0,103 CNTT + 0,092 CP Hệ số R2 = 0,779 chứng tỏ mô hình đã giải thích được 77,9% sự thay đổi của tổ chức kế toán trách nhiệm là do sự thay đổi của 07 nhân tố: Phân cấp quản lý (PCQL), nhận thức của nhà quản lý (NTQL), mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp (MTCL), quy mô doanh nghiệp (QMDN), trình độ của người làm kế toán (TĐKT), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chi phí (CP). Trên cơ sở từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương là: Công ty cần xây dựng mô hình quản lý với sự phân cấp rõ về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức rõ ràng; cần phải nâng cao nhận thức và trình độ của các nhà quản lý về kế toán trách nhiệm; hệ thống kế toán trách nhiệm hiệu quả thì cũng phải cần những nhà quản lý thực sự có năng lực; Để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải cụ thể hóa mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng của mình đó là hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định; hệ thống kế toán trách nhiệm phải vừa đảm bảo thống nhất với hệ thống kế toán trong các công ty xây dựng, vừa hài hoà giữa lợi ích và chi phí; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kế toán, nâng cao tính chủ động trong công việc, đảm bảo được tính hữu ích của các thông tin cung cấp cho nhà quản lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin trong từng thời kỳ nhất định. viii
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp DNXD: Doanh nghiệp xây dựng KTTN: Kế toán trách nhiệm RI: Lãi thặng dư ROI: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư ix
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin khảo sát .................................................................... 57 Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập .............................................. 60 Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả các biến phụ thuộc .......................................... 60 Bảng 4.4 Thang đo mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp ................................ 61 Bảng 4.5 Thang đo phân cấp quản lý ................................................................... 61 Bảng 4.6 Thang đo nhận thức của nhà quản lý ................................................... 62 Bảng 4.7 Thang đo quy mô doanh nghiệp lần 1 .................................................. 63 Bảng 4.8 Thang đo quy mô doanh nghiệp lần 2 .................................................. 63 Bảng 4.9 Thang đo trình độ của người làm kế toán ............................................. 64 Bảng 4.10 Thang đo ứng dụng công nghệ thông tin lần 1 .................................. 65 Bảng 4.11 Thang đo ứng dụng công nghệ thông tin lần 2 .................................. 65 Bảng 4.12 Thang đo chi phí ................................................................................. 66 Bảng 4.13 Thang đo tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................................................................... 67 Bảng 4.14 Hệ số KMO nhóm biến độc lập .......................................................... 68 Bảng 4.15 Kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập .............................................. 68 Bảng 4.16 Bảng phương sai trích các nhân tố độc lập ......................................... 68 Bảng 4.17 Kết quả ma trận xoay nhân tố nhóm biến độc lập .............................. 69 Bảng 4.18 Hệ số KMO biến phụ thuộc ................................................................ 71 Bảng 4.19 Kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc ............................................. 71 Bảng 4.20 Bảng phương sai trích cho nhân tố phụ thuộc .................................... 72 Bảng 4.21 Kết quả ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc .................................... 72 Bảng 4.22 Kết quả phân tích hồi quy .................................................................. 73 Bảng 4.23 Đánh giá mức độ giải thích của mô hình ............................................ 73 Bảng 4.24 Đánh giá tính phù hợp của mô hình.................................................... 74 Bảng 4.25 Kiểm định phương sai của phần dư không đổi ................................... 74 Bảng 4.26 Mức độ tác động của các nhân tố ....................................................... 76 x
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đổ tỷ lệ giới tính ........................................................................... 57 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi ............................................................................. 58 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ số năm công tác .............................................................. 58 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ loại hình doanh nghiệp ................................................... 59 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ vị trí công tác .................................................................. 59 xi
  14. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kế toán trách nhiệm là công cụ để thu thập những thông tin về tình hình hoạt động của từng bộ phận, công cụ để đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi bộ phận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn bộ doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp, cụ thể: - Giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị - bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức. - Cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. - Cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý, được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý từ đó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý. - Kế toán trách nhiệm còn khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế , xã hội của nước ta. Tại Bình Dương , trong quá trình xây dựng và phát triển, để bảo đảm tính bền vững đòi hỏi phải có quy hoạch định hướng, tỉnh Bình Dương được xác định ngay từ đầu là một tỉnh công nghiệp gắn với dịch vụ và đô thị. Nhằm phát triển hài hòa và cân đối giữa đầu tư phát triển công nghiệp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm môi trường sinh thái và giải quyết các vấn đề xã hội thì các doanh nghiệp thiết kế xây dựng tại Bình Dương đóng vai trò quan trọng trở thành một ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nền kinh tế cũng như đảm nhận thi công những công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp. 1
  15. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hơn 3400 công ty hoạt động trên các lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng, thiết kế nội thất, hoàn thiện công trình xây dựng. Với mật độ phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng nhưng các công ty xây dựng tại Bình Dương vẫn chưa quan tâm đến việc phát triển kế toán quản trị, đặc biệt là tổ chức kế toán trách nhiệm. Để thực hiện các yêu cầu phát triển bền vững và cân đối của ngành xây dựng cũng như là kinh tế của toàn tỉnh, cần thiết phải có một công cụ kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là tổ chức kế toán trách nhiệm. Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm góp phần giúp hoàn thiện hơn hệ thống KTTN tại các DNXD. Giúp các doanh nghiệp tiếp cận hình thành hệ thống kế KTTN, từ đó nhà quản lý có thể kiểm soát những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư và đưa ra các quyết định tác động lên nó, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể và chỉ đi sâu hoàn thiện tổ KTTN tại các doanh nghiệp chứ chưa tìm hiểu đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hệ thống KTTN. Mặt khác, chưa có công trình nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2
  16. 2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm của các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tổ chức kế toán trách nhiệm của các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán trách nhiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương 4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu tại các doanh nghiệp thiết kế, xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời gian nghiên cứu: Từ 02/2018 đến 12/2018 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính: Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đây và cơ sở lý thuyết nền, tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, xác định mô hình nghiên cứu dự kiến và xây dựng thang đo nháp. Tiếp theo, tác giả sử dụng phỏng vấn các chuyên gia là giảng viên dạy chuyên ngành kế toán tại các trường đại học. Từ ý kiến chuyên gia về các thang đo, tiến hành phân tích và đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo chính thức. 3
  17. Phương pháp định lượng: Sau khi khảo sát các đối tượng liên quan bằng bảng câu hỏi khảo sát thì tiến hành kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS thông qua các bước: Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích các nhân tố khám phá (EFA) bao gồm các bước kiểm định tính thích hợp của EFA, kiểm định mối tương quan giữa các biến quan sát, kiểm đinh phương sai trích và đặt tên lại cho các biến cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc, phân tích hồi quy đa biến bao gồm kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định phương sai của phần dư không đổi để xác định được thứ tự các nhân tố đến biến phụ thuộc. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn đã xác định được các nhân tố tác động đến việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đề xuất những giải pháp giúp hoàn thiện giúp hệ thống kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4
  18. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước Kế toán trách nhiệm được đề cập đầu tiên vào những năm 1950 ở Mỹ, sau đó lan rộng sang các nước Anh, Australia, Canada... Từ đó đến nay, kế toán trách nhiệm được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Tác giả Josep P.Vogel (1962) đã bàn về kế toán trách nhiệm thông qua công trình “Rudiments of Responsibility Accontting in Public Utilities” đăng trên tạp chí “ National Association of Accontants”. Kế toán trách nhiệm trước hết được dùng để kiểm soát chi phí. Tác giả đã đề cập đến việc xây dựng và thiết lập hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. kế toán trách nhiệm được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp , tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động mà phân cấp quản lý, KTTN phải được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin tại các bộ phận, từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định một cách có hiệu quả. Việc làm này theo tác giả không hề đơn giản. Tác giả Almec Belkaoui (1981) thông qua công trình “ The Relationship between self – disclosure Style and attitude to Responsibility Acountting” đăng trên tạp chí “Organization and Society , Vol.6, N4, P 181 – 189” đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về khái niệm trong tổ chức với phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nhiều khái niệm mới liên quan tới KTTN cũng được tác giả làm rõ như trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí…. Tác giả cũng đã nhấn mạnh rõ rằng nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống kế toán trách nhiệm vì nhà quản lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị của mình. Tác giả Emma I. Okoye (2009) thông quan công trình “Improvement of Manaregial Performance in Manufactoring Organization: An Application of Responsibility Acconting” đăng trên tạp chí “ Journal of Management Sciences” đã trình bày những nghiên cứu về mốt quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và thành 5
  19. quả quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán trách nhiệm là công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý. Tác giả Alpesh T.Patel (2013) thông qua nghiên cứu “Responsibility Accounting: A Study in Theory and Practice” được đăng trên tạp chí “Indian Journal Of Applites Research, Accountancy. Volume: 3, Issue: 3”. Bài báo nghiên cứu về lý thuyết KTTN và thực hành: Định nghĩa, ý nghĩa và mục tiêu KTTN, nêu các giả định KTTN, phương pháp chuyển giá. Tác giả nhận định hệ thống KTTN rất hữu ích trong những công ty có quy mô lớn, sản xuất đa dạng, có nhiều phòng ban khác nhau và mỗi bộ phận có chuyên gia quản lý chịu trách nhiệm mỗi phòng ban. Bài báo còn định nghĩa chuyển giá là việc giá được chuyển nội bộ giữa các trung tâm lợi nhuận . Chuyển giá nên khuyến khích để đạt mục tiêu, cho phép thẩm định hiệu suất hiệu quả và suy trì quyền tự trị trung tâm. Tác giả xác định trung tâm trách nhiệm là một bộ phận của tổ chức, nơi mà một người quản lý được tổ chức chịu trách nhiệm về quyết định của họ. Tác giả P.Muthulakshmi (2014) thông qua công trình “Examining the role of responsibility accounting in organizational structure” đăng trên tạp chí “International Journal Of Scientific Research. Volume: 3, Issue: 4”. Nghiên cứu này để kiểm tra vai trò của KTTn trong cơ cấu tổ chức. Trong trường hợp phát triển kinh doanh, các hoạt động tập trung trong các tổ chức trở nên phức tạp hơn, mức độ uỷ thác quyền và trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Trong một tổ chức kinh doanh được phân cấp, Giám đốc chịu trách nhiệm lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động của công ty. Nếu hoạt động quản lý hàng ngày được chuyển từ nhà quản lý cấp cao cho quản lý cấp trung thì nhà quản lý cấp cao sẽ có nhiều cơ hội hơn để tập trung vào chiến lược kế hoạch. Khi có độ chênh lệch giữa một lượng ngân sách so với số lượng thực tế, KTTN được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của sai lệch như vậy và do đó cải thiện các chức năng. Từ đó, xác định trách nhiệm của mỗi người quản lý để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. KTTN liên quan đến việc đánh giá các yếu tố kiểm soát và không thể kiểm soát được. 6
  20. 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước Luận án tiến sỹ “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm yết ở Việt Nam” của Tiến sỹ Trần Văn Tùng, 2010. Luận án đã hệ thống lại những nghiên cứu về mặt lý luận liên quan đến KTTN, rút ra những vấn đề thích hợp với điều kiện tại Việt Nam. Bao gồm việc xác lập hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị ứng với từng trung tâm trách nhiệm, xác định các phương pháp kỹ thuật để lập báo cáo và xử lý nguồn thông tin phục vụ lập từng báo cáo cụ thể. Thông qua quá trình nghiên cứu định tính, khảo sát và tìm hiểu tình hình tổ chức thực hiện kế toán quản trị và KTTN tại các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, luận án đã nêu được thực trạng công tác tổ chức hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các doanh nghiệp trên. Đồng thời đưa ra các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan về việc KTTN chưa được vận dụng bài bản ở các công ty này: Hướng dẫn xây dựng và áp dụng một hệ thống kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý chưa được quan tâm; cơ cấu bộ máy quản lý còn mang nặng tính hành chính, chưa được cơ cấu theo mô hình các trung tâm trách nhiệm; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chưa được quan tâm; lập dự toán hoạt động theo mô hình dự toán mệnh lệnh, tập trung, chưa xác định được đúng và đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá. Từ đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, giải pháp tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận trong các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam” của tác giả Đỗ Khánh Ly, 2010. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp mới giúp hoàn thiện hơn công tác tổ chức KTTN như: Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong các tổ chức kế toán trách nhiệm. Luận án tiến sỹ “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Phú (2014) đề cập 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2