Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) – Nghiên cứu điển hình tại Bình Dương
lượt xem 15
download
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) – Nghiên cứu điển hình tại Bình Dương" là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương và đề xuất hàm ý quản trị để việc áp dụng IFRS được thuận lợi hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) – Nghiên cứu điển hình tại Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HẰNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HẰNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG BÌNH DƯƠNG - 2021
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn luận văn Cô TS. Nguyễn Thị Mai Hương đã giúp em hoàn thiện bài luận một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị đồng nghiệp đã ân cần hỗ trợ, cung cấp các tài liệu cần thiết cho bài luận được hoàn thiện. Những yếu tố trình bày trong bài luận này có thể còn nhiều sai sót rất mong được sự thông cảm cũng như góp ý của quý thầy cô, các cô chú và anh chị để giúp em hoàn thiện bài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 12 năm 2021 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là TS. Nguyễn Thị Mai Hương. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả luận văn Lê Thị Hằng ii
- MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................ ix TÓM TẮT ............................................................................................................. x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................. 3 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 3 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 8 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 9 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 9 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 9 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 9 1.6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 9 1.7. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn................................................ 10 1.8. Kết cấu đề tài nghiên cứu của luận văn .................................................... 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............. 12 2.1. Giới thiệu khái quát về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế .............. 12 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 12 2.1.2. Đặc điểm ................................................................................................... 12 2.1.3. Nguyên tắc vận dụng ............................................................................... 15 iii
- 2.1.4. Ý nghĩa của việc vận dụng ...................................................................... 16 2.2. Xu hướng vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ................... 17 2.2.1. Xu hướng trên thế giới ............................................................................ 17 2.2.2. Tình hình tại Việt Nam ........................................................................... 19 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.................................................................................................................. 21 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài ............................................................................. 21 2.3.1.1. Môi trường văn hóa ............................................................................ 21 2.3.1.2. Tăng trưởng kinh tế ............................................................................ 22 2.3.1.3. Hội nhập kinh tế .................................................................................. 23 2.3.1.4. Thị trường vốn .................................................................................... 25 2.3.1.5. Hệ thống pháp luật ............................................................................. 25 2.3.1.6. Chính trị ............................................................................................... 26 2.3.1.7. Trình độ giáo dục ................................................................................ 27 2.3.1.8. Hoạt động nước ngoài......................................................................... 28 2.3.2. Các nhân tố bên trong............................................................................. 28 2.3.2.1. Niêm yết ở thị trường nước ngoài ..................................................... 28 2.3.2.2. Đòn bẩy ................................................................................................ 29 2.3.2.3. Quy mô doanh nghiệp......................................................................... 30 2.3.2.4. Khả năng sinh lời ................................................................................ 30 2.3.2.5. Chất lượng kiểm toán ......................................................................... 31 2.3.2.6. Trình độ kế toán viên.......................................................................... 31 2.3.2.7. Sự kết nối giữa kế toán và thuế ......................................................... 32 2.3.2.8. Vay vốn nước ngoài ............................................................................ 32 2.3.2.9. Hỗ trợ của nhà quản trị ...................................................................... 33 2.4. Vận dụng lý thuyết nền vào đề tài nghiên cứu........................................ 34 2.4.1. Lý thuyết thông tin hữu ích (Usefulness Theory) ................................. 34 2.4.2. Lý thuyết giá trị văn hóa (Theory of culture’s consequences) ............ 35 2.4.3. Lý thuyết hợp pháp (Theory of legitimacy) .......................................... 37 2.4.4. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ...................................................... 38 iv
- 2.4.5. Lý thuyết cạnh tranh (Theory of Competition) .................................... 39 2.4.6. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) ................. 41 2.4.7. Lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of planned behavior) ................. 42 2.4.8. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) ....... 45 2.4.9. Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Diffusion Of Innovations Theory) .... 46 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 46 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 49 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 50 3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 50 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 50 3.3. Nghiên cứu định tính ................................................................................. 52 3.3.1. Kết quả thảo luận nhóm ......................................................................... 52 3.3.2. Mô hình và giả thuyết các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại tỉnh Bình Dương ............................ 55 3.4. Nghiên cứu định lượng.............................................................................. 56 3.5. Đối tượng khảo sát, quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu .................. 58 3.5.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 58 3.5.2. Quy mô mẫu ............................................................................................. 60 3.5.3. Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật thu thập số liệu .......................... 61 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 63 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 64 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 64 4.2. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ........................................................................................... 67 4.2.1. Phân tích độ tin cậy .................................................................................. 67 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................... 68 4.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ....................................................... 73 4.2.4. Kiểm định mức tác động của các nhân tố đến khả năng vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ............................................................... 74 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 79 v
- CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................ 80 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 80 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................ 82 5.2.1. Hàm ý đối với yếu tố hội nhập kinh tế ................................................... 82 5.2.2. Hàm ý đối với yếu tố hệ thống pháp luật ............................................... 83 5.2.3. Hàm ý đối với yếu tố năng lực kế toán viên ........................................... 85 5.2.4. Hàm ý đối với yếu tố sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị ............ 87 5.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ................. 88 5.3.1. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 88 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 89 Tóm tắt chương 5 ............................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 Phụ lục 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan1 Phụ lục 2: Dàn bài phỏng vấn sâu ...................................................................... 7 Phụ lục 3: Danh sách cá nhân tham gia phỏng vấn sâu ................................... 9 Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................... 10 Phụ lục 5: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ kết quả khảo sát ....... 13 Phụ lục 6: Phân tích Nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập ............... 17 Phụ lục 7: Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc .......... 24 Phụ lục 8: Phân tích tương quan ...................................................................... 26 Phụ lục 9: Phân tích hồi quy ............................................................................. 27 Phụ lục 10: Đồ thị phân phối tần số của phần dư đã chuẩn hóa ................... 29 Phụ lục 11: Đồ thị P-P Plot cả phần dư đã chuẩn hóa .................................... 30 Phụ lục 12: Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn hóa và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa ........................................................................... 31 Phụ lục 13: Các chỉ số thống kê của mẫu sau EFA và phân tích hồi quy ..... 32 vi
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa từ viêt tắt tiếng Anh BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán CMKTQT Chuẩn mực kế toán quốc tế DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FTA Hiệp định thương mại tự do Free trade agreement IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standard IASB Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài International Accounting Standard chính Quốc tế Board IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính International Financial Reporting quốc tế Standard VAS Chuẩn mực báo cáo tài chính Vietnamese Accounting Standard Việt Nam vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Một số điểm khác biệt giữa IAS/IFRS và VAS ........................................... 13 Bảng 2.2: Phân loại các quốc gia áp dụng IFRS theo khu vực ..................................... 18 Bảng 2.3: Phân loại các quốc gia áp dụng IFRS cho DNNVV theo khu vực ............... 19 Bảng 2.4: Tình hình áp dụng IFRS tại Việt Nam.......................................................... 19 Bảng 3.1. Kết quả ý kiến thành viên về tên các yếu tố trong mô hình ......................... 53 Bảng 3.2. Thang đo các yếu tố trong mô hình điều chỉnh từ thảo luận nhóm .............. 53 Bảng 3.3: Phân loại DNNVV tại Việt Nam .................................................................. 58 Bảng 3.3: Số DNNVV đang hoạt động có kết quả SXKD tỉnh Bình Dương ............... 59 Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo khu vực ngành nghề của doanh nghiệp ............................ 66 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................... 67 Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett’s ...................................................................... 68 Bảng 4.4: Tổng phương sai trích được giải thích từ EFA của biến độc lập ................. 69 Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập .................................................. 70 Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett’s đối với biến phụ thuộc ................................. 70 Bảng 4.7: Phương sai trích được giải thích từ EFA của biến phụ thuộc ...................... 71 Bảng 4.8: Ma trận nhân tố của biến phụ thuộc ............................................................. 71 Bảng 4.9: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy ................................................ 73 Bảng 4.10: Trọng số hồi quy ......................................................................................... 74 Bảng 4.11. Kiểm định các giả định thống kê ................................................................ 75 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................................... 75 Bảng 4.13: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước ............................... 77 Bảng 5.1: Giá trị trung bình các thang đo trong mô hình ............................................. 81 Bảng 5.2: Giá trị trung bình thang đo biến phụ thuộc «khả năng/ ý định vận dụng IFRS trong doanh nghiệp tại Bình Dương» .......................................................... 81 Bảng 5.3: Giá trị trung bình thang đo Hội nhập kinh tế................................................ 83 Bảng 5.4: Giá trị trung bình thang đo Hệ thống pháp luật ............................................ 84 Bảng 5.5: Giá trị trung bình thang đo Năng lực kế toán viên ....................................... 85 Bảng 5.6: Giá trị trung bình thang đo Sự quan tâm và hỗ trợ của nhà quản trị ............ 88 viii
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình hành động hợp lý (TRA) ................................................................ 42 Hình 2.2: Lý thuyết hành vi ý định (TPB) .................................................................... 43 Hình 2.3: Lý thuyết về mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)..................................... 45 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS tại tỉnh Bình Dương ............................................................................ 48 Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu của luận văn .............................................................. 52 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố tác động đến ý định vận dụng IFRS tại tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 56 Hình 4.1: Cơ cấu mẫu theo thời gian công tác tại doanh nghiệp .................................. 64 Hình 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính ............................................................................. 65 Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo số năm thành lập doanh nghiệp ........................................ 65 Hình 4.4: Mô hình chính thức về các yếu tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS tại tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 72 Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau kiểm định giả thuyết ............................ 76 ix
- TÓM TẮT Vận dụng IFRS là xu thế và nhu cầu cấp thiết của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự khác biệt trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa dẫn đến sự đa dạng về kế toán trên thế giới; đồng thời việc cho phép áp dụng IFRS hay không tùy thuộc vào điều kiện phát triển và tình hình thực tế của từng quốc gia. Việt Nam đang trong lộ trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khái áp dụng IFRS. Theo kế hoạch thì từ 2025 trở về sau, bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính cho từng đối tượng cụ thể thuộc nhóm các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thì việc xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp là rất cần thiết để từ đó kiến nghị các hàm ý quản trị để tăng khả năng áp dụng IFRS nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương và đề xuất hàm ý quản trị để việc áp dụng IFRS được thuận lợi hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương với độ tin cậy 95%, các yếu tố này gồm Hệ thống pháp luật, Hội nhập kinh tế, Năng lực kế toán viên, Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo. Trong 04 yếu tố này, thì yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương xếp theo thứ tự từ cao tới thấp là: (1) Sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo (Beta = 0,477); (2) Hội nhập kinh tế (Beta = 0,172); (3) Năng lực kế toán viên (Beta =0,147); (4) Hệ thống pháp luật (Beta = 0,132). x
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là bộ tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao và hiện đã trở thành ngôn ngữ chung của doanh nghiệp trong lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC); là xu thế tất yếu trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vận dụng IFRS nhằm mục đích hướng đến tăng độ tin cậy của BCTC, tính minh bạch và khả năng so sánh quốc tế, tăng hiệu quả thị trường vốn (Brüggemann et al., 2013), gia tăng niềm tin từ nhà đầu tư, từ đó giúp doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thu hút nhiều vốn đầu tư. Vận dụng IAS/IFRS là xu thế và nhu cầu cấp thiết của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) tính đến cuối năm 2018 trong 166 quốc gia cho phép áp dụng rộng rãi IFRS, có 144 quốc gia (chiếm 87%) yêu cầu tất cả các tổ chức, đơn vị có lợi ích công chúng đều phải lập BCTC theo IFRS. Chính điều này đã thúc đẩy tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế, hướng đến một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Tuy nhiên, sự khác biệt trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa dẫn đến sự đa dạng về kế toán trên thế giới; đồng thời việc cho phép áp dụng IFRS hay không tùy thuộc vào điều kiện phát triển và tình hình thực tế của từng quốc gia. Định hướng chung là áp dụng IFRS cho các đơn vị có lợi ích công chúng, còn đối với các đơn vị không có lợi ích công chúng thì thường áp dụng chuẩn mực BCTC quốc gia hoặc có thể tự nguyện áp dụng IFRS. Do những khác biệt này nên quá trình áp dụng IAS/IFRS của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy còn rất nhiều khó khăn, thử thách và cần lộ trình chuẩn bị thật thận trọng cho tiến trình hội nhập này. Xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế là tất yếu, trong đó mỗi quốc gia là một thành viên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, kế toán trở thành ngôn ngữ chung của quốc tế hơn là một công cụ quản lý đơn thuần. Vì vậy việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS không còn là vấn đề nội tại của 1
- mỗi quốc gia. Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VAS) và IFRS hiện nay tương đối lớn, tạo ra một số rào cản và làm giảm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính, 2017). Nguyễn Thu Hương (2017) cho rằng sự khác biệt chủ yếu giữa VAS và IAS/IFRS là khác biệt về cơ sở đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý và vấn đề khai báo thông tin. Mặc dù IFRS đã được áp dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới nhưng việc áp dụng IFRS tại một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì những khó khăn, thách thức nhất định là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, con đường tiến tới IFRS là con đường tất yếu của Việt Nam, việc nhìn nhận những khó khăn thách thức sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp để sớm đưa IFRS vào áp dụng và áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam (Trần Thị Hồng Vân và Phùng Thị Hiền, 2016). Việc áp dụng IFRS được coi như một cuộc cách mạng về kế toán trên toàn thế giới và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2005. Do đó, Việt Nam cần đưa ra lộ trình phù hợp, để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có sự tư vấn và chắt lọc kinh nghiệm của các nước, cũng như sự hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS, ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng phương án, lộ trình áp dụng IFRS nhằm nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính. Từ năm 2019 đến hết năm 2021 là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đề án. Từ năm 2022 đến năm 2025, doanh nghiệp có nhu cầu và đủ nguồn lực được tự nguyên đăng ký áp dụng IFRS. Từ 2025 trở về sau, bắt buộc áp dụng IFRS khi lập báo cáo tài chính cho từng đối tượng cụ thể thuộc nhóm các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về IFRS, xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương với tên đề tài “Các nhân tố tác động đến 2
- việc vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) – Nghiên cứu điển hình tại Bình Dương” là rất cần thiết. Kết quả của nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp nhằm giúp các DN tại Việt Nam chuẩn bị tốt hơn khi IFRS được chính thức áp dụng. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước Zeghal and Mhedhbi (2006) xác định các yếu tố có thể giải thích cho việc các nước đang phát triển áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các yếu tố sau đã được lựa chọn: tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, mức độ mở cửa kinh tế đối ngoại, thành viên văn hóa trong một nhóm quốc gia và sự tồn tại của thị trường vốn. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia đang phát triển có tỷ lệ biết chữ cao nhất, có thị trường vốn và văn hóa Anh-Mỹ có nhiều khả năng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế nhất. André et al. (2012) nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định việc áp dụng IFRS tự nguyện của các công ty từ vừa đến lớn chưa niêm yết của Vương quốc Anh (8417 công ty bao gồm 287 công ty IFRS và 8130 công ty không áp dụng IFRS trong năm 2009). Sử dụng các phân tích đơn biến và đa biến, nghiên cứu nhận thấy rằng tính quốc tế, đòn bẩy, quy mô doanh nghiệp và uy tín của kiểm toán viên giúp giải thích sự lựa chọn tự nguyện lựa chọn IFRS của các công ty chưa niêm yết tại Vương quốc Anh. Các đặc điểm khác của công ty như khả năng sinh lời, cường độ vốn, ngành, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu sở hữu và năng suất của nhân viên dường như không đóng một vai trò quan trọng trong quyết định. Ngoài ra, nghiên cứu nhận thấy rằng các công ty mới thành lập có xác suất áp dụng IFRS cao hơn. Owolabi and Iyoha (2012) tìm hiểu nhận thức của người sử dụng và những người chuẩn bị về lợi ích, triển vọng và thách thức của việc áp dụng IFRS ở các nước châu Phi. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS ở Châu Phi sẽ có khả năng mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan. Nghiên cứu khuyến nghị rằng, một chương trình xây dựng năng lực IFRS nghiêm ngặt nên 3
- được tất cả các cơ quan quản lý, công ty và cơ sở đào tạo bắt tay thực hiện để cung cấp nhân lực cần thiết cho việc thực hiện, giám sát và tuân thủ IFRS. Shima and Yang (2012) xem xét một tập hợp toàn diện các đặc điểm môi trường dựa trên khung phân tích của Choi and Meek’s (2006) để giải thích sự phát triển của hệ thống kế toán quốc tế thông qua việc áp dụng IFRS. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng gồm: Mối quan hệ chính trị và kinh tế, sự phụ thuộc vào nợ có nguồn gốc nước ngoài và hệ thống pháp luật thông luật tạo ra động cơ hợp tác cho việc áp dụng. Tương tự, nhu cầu đầu tư vốn được chứng minh bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế và hình thành vốn lớn hơn, và tỷ lệ biết chữ cao hơn tạo ra tín hiệu khuyến khích việc áp dụng. Tuy nhiên, các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường vốn, thuế và lạm phát tạo ra các yếu tố không khuyến khích việc áp dụng, dẫn đến chi phí chính trị và thực tiễn nội bộ của việc chuyển đổi hệ thống kế toán hiện tại sang IFRS. Kolsi and Zehri (2013) xác định các biến số kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của các nước đang phát triển. Nghiên cứu đưa ra kết luận và cho thấy xác suất áp dụng IFRS phù hợp với cả các yếu tố kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Cụ thể, các công ty lớn hơn áp dụng IFRS có văn hóa Anglo-Saxon, quy mô doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cao hơn, hệ thống giáo dục cao hơn, hệ thống pháp luật phổ biến, hoạt động nước ngoài (đo bằng FDI/GDP) và cuối cùng được kiểm toán bởi các công ty Big Four. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy, hệ thống chính trị, thị trường tài chính, và tình trạng niêm yết quốc tế dường như không ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS của các nước đang phát triển. Một hạn chế trong nghiên cứu là thiếu dữ liệu như các biến số môi trường và mức độ hạn chế của thông tin được công bố trong báo cáo tài chính của các công ty. Zehri and Chouaibi (2013) xác định một số yếu tố giải thích có khả năng làm sáng tỏ lựa chọn áp dụng IAS / IFRS của các nước đang phát triển cho đến năm 2008. Dựa trên một mẫu gồm 74 quốc gia đang phát triển, các kết quả thực nghiệm đã chỉ ra rằng các nước đang phát triển nhiều khả năng áp dụng 4
- IAS/IFRS có mức tăng trưởng kinh tế cao, cùng với hệ thống pháp luật phổ biến và trình độ dân trí tiên tiến. Zakari (2014) nghiên cứu những thách thức mà các công ty Libya phải đối mặt khi thực hiện các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Đặc biệt, nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của cấu trúc pháp lý, kinh tế, giáo dục kế toán và văn hóa đối với việc áp dụng IFRS trong bối cảnh Libya. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS của các công ty Libya đã gặp phải một số trở ngại như giáo dục kế toán và các vấn đề kinh tế. Nghiên cứu này mở rộng tài liệu kế toán bằng cách nghiên cứu những thách thức của IFRS ở Libya (một nước đang phát triển), tập trung vào tác động của pháp luật, giáo dục kế toán, kinh tế và văn hóa trong việc thực hiện IFRS. Stainbank (2014) xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc các nước Châu Phi áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Kết quả chỉ ra rằng khi các nước châu Phi bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh hơn, họ có nhiều khả năng áp dụng IFRS hơn. Các quốc gia có mức vốn hóa thị trường tương đối cao hơn cũng có nhiều khả năng áp dụng IFRS hơn. Biến văn hóa là biến có ý nghĩa nhất trong số các biến giải thích, cho thấy rằng các quốc gia châu Phi có quan hệ văn hóa với Vương quốc Anh có nhiều khả năng áp dụng IFRS hơn những quốc gia không có quan hệ văn hóa như vậy. Pais and Bonito (2018) dựa trên một mẫu gồm 84 người chấp nhận và không chấp nhận IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả các nước phát triển và đang phát triển, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy các quốc gia không có bộ tiêu chuẩn kế toán tài chính quốc gia cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có kinh nghiệm áp dụng IFRS và hệ thống pháp luật chung nhiều khả năng áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Trần Đình Khôi Nguyên (2011) cho rằng cho thấy tỷ lệ chuẩn mực kế toán được vận dụng ở các DNNVV tại Đà Nẵng còn tương đối thấp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy năng lực kế toán viên là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Việc tăng cường công tác kiểm tra từ phía 5
- cơ quan thuế, hay yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV tại Đà Nẵng. Trần Đình Khôi Nguyên (2013) bàn luận thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thông qua phương pháp phân tích nhân tố, kết quả từ một điều tra thực nghiệm các DNNVV tại Đà Nẵng đã định hình bốn nhân tố phi tài chính có khả năng ảnh hưởng đến vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DNNVV ở nước ta. Các nhân tố gồm: (2) Năng lực của kế toán viên; (2) Tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán; (3) Tư vấn từ cộng đồng kế toán; (4) Sự quan tâm của chủ doanh nghiệp. Đặng Ngọc Hùng (2016) thực hiện nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy sau khi đã tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt nhỏ so với mô hình dự kiến ban đầu, có 04 nhân tố là chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn, kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên, tổ chức tư vấn nghề nghiệp, và đặc điểm của doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán có quan hệ thuận chiều với lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp. Dương Hoàng Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2017) thông qua tổng quan các nghiên cứu trước tại các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu đã khái quát các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, các nhân tố gồm: (1) Nhân tố văn hóa; (2) Nhân tố pháp lý; (3) Nhân tố tăng trưởng kinh tế; (4) Nhân tố trình độ giáo dục ; (5) Nhân tố thị trường vốn. Trần Quốc Thịnh (2017) đã tổng quan các nghiên cứu có liên quan nhằm xem xét việc ảnh hưởng cũng như các yếu tố cấu thành trong những nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia, trong đó tập trung xem xét và đánh giá đối với quốc gia Việt Nam. Kết quả cho thấy, các yếu tố về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị đã tác động và ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng 6
- chuẩn mực quốc tế của các quốc gia. Từ đó, Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện để phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam để phù hợp và đáp ứng với quá trình hội nhập với quốc tế. Trịnh Duy Anh và Đào Thị Đài Trang (2018) đã phân tích, so sánh làm rõ sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán Quốc tế khi áp dụng vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có 5 khác biệt chính được nghiên cứu chỉ ra gồm: (1) Khác biệt về giá trị hợp lý trong kế toán; (2) Việt Nam chưa có chuẩn mực quy định về suy giảm giá trị của tài sản cố định, hiện tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại; (3) khác biệt về mô hình báo cáo tài chính; (4) Hệ thống báo cáo tài chính, một số nội dung, khoản mục trên báo cáo tài chính chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; (5) Một số đối tượng và giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc ghi nhận và trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính đã phát sinh trong nền kinh tế nhưng chưa được VAS cập nhật. Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) cho rằng có 05 nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt nam sang IFRS: (1) Hội nhập kinh tế; (2) Hệ thống pháp luật; (3) Môi trường văn hóa; (4) Hỗ trợ của nhà quản trị; (5) Trình độ chuyên môn của người làm kế toán. Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018) cho rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS, được chia làm hai nhóm nhân tố chính, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn người làm kế toán. Thứ tự tác động của các yếu tố đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS theo mức giảm dần gồm: Hội nhập kinh tế, trình độ chuyên môn người làm kế toán, hỗ trợ của nhà quản trị, hệ thống pháp luật, môi trường văn hóa. Các yếu tố trong mô hình giải thích được 48,6% sự biến thiên trong biến số chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. Lê Trần Hạnh Phương (2019) xem xét nhân tố ảnh đến áp dụng IAS/IFRS ở khía cạnh quốc gia và doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu sử dụng là 7
- phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo trình tự phương pháp định tính trước, phương pháp định lượng để kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 nhân tố ảnh hưởng gồm: Nhân tố Văn hóa, Giáo dục, Tặng trưởng kinh tế, Chính trị, Đầu tư nước ngoài, Quản lý nước ngoài và Chất lượng kiểm toán tác động đến áp dụng IAS/IFRS. Đỗ Khánh Ly (2020) xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên 220 mẫu khảo sát (thu về 200 phiếu) tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam: Trình độ nhân lực, Chế độ chính sách nhà nước, Áp lực hội nhập quốc tế, Quy mô doanh nghiệp, Cam kết của nhà quản lý. Trong các yếu tố có ảnh hưởng này thì yếu tố áp lực hội nhập quốc tế có ảnh hưởng mạnh nhất trong khi yếu tố quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thấp nhất. Lê Việt (2020) cho rằng các biến gồm: Nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về ảnh hưởng xã hội, nhận thức về sự kiểm soát có tác động tới việc áp dụng IFRS. Trong số này, biến Thái độ có tác động mạnh nhất với hệ số tác động là 0.290, tiếp theo sau lần lượt là Nhận thức về ảnh hưởng xã hội (0.248) và Nhận thức về sự kiểm soát (0.229). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương và đề xuất hàm ý quản trị để việc áp dụng IFRS được thuận lợi hơn. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng IFRS của doanh nghiệp. (2) Thiết kế thang đo và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng IFRS của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 58 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 219 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 143 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 168 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 40 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 37 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 32 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 31 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 27 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn