intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp; Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG THỊ NGỌC TUYỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT DƯƠNG THỊ NGỌC TUYỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ GVHD: TS. PHẠM QUỐC THUẦN -------------------------------- BÌNH DƯƠNG - NĂM 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố tại bất cứ trường đại học nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực, không có các nội dung được công bố trước đây hoặc do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Quốc Thuần, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp tôi có phương pháp nghiên cứu đúng đắn, nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, logic. Nhờ đó giúp cho đề tài nghiên cứu của tôi có ý nghĩa thực tiễn và có tính khả thi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy, cô trong Viện đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thủ Dầu Một đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học và nghiên cứu sau đại học. Tôi xin trân trọng cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ii
  5. TÓM TẮT Dựa trên việc tổng kết các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền tảng như lý thuyết bất định, lý thuyết đại diện và lý thuyết hành vi, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT thuế TNDN của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương. Mô hình nghiên cứu đề xuất có năm nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng CMKT thuế TNDN là năng lực nhân viên kế toán, nhận thức của nhà quản lý, chất lượng phần mềm kế toán, sự hỗ trợ từ tổ chức nghề nghiệp và áp lực từ thuế. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn 7 chuyên gia nhằm xây dựng thang đo việc vận dụng CMKT thuế TNDN - xét trên khía cạnh xử lý ngoại tệ. Bằng việc khảo sát 181 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bình Dương, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22 để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy bốn nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến việc vận dụng CMKT thuế TNDN là năng lực nhân viên kế toán trong doanh nghiệp (ảnh hưởng mạnh nhất); nhận thức của nhà quản lý trong doanh nghiệp (ảnh hưởng mạnh thứ hai); chất lượng phần mềm kế toán trong doanh nghiệp (ảnh hưởng thứ tư); sự hỗ trợ từ tổ chức nghề nghiệp đối với doanh nghiệp (ảnh hưởng thứ năm). Còn nhân tố áp lực từ thuế đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng nghịch chiều đến vận dụng CMKT thuế TNDN (ảnh hưởng thứ ba). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả có đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao việc vận dụng CMKT thuế TNDN của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương. iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ....................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1. Tính thiết thực của đề tài .................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3 3.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 3.4. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU ........................ 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................. 12 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................ 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................ 19 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................... 20 2.1. Các khái niệm nghiên cứu ............................................................... 20 2.1.1. Khái niệm thuế TNDN ...................................................................... 20 2.1.2. Khái niệm kế toán thuế TNDN .......................................................... 21 iv
  7. 2.1.3. Khái niệm vận dụng kế toán thuế TNDN ........................................... 22 2.2. Kế toán thuế TNDN cho vấn đề xử lý ngoại tệ ................................ 23 2.3. Lý thuyết nền .................................................................................. 25 2.3.1. Lý thuyết bất định (Contingency theory) ............................................ 25 2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) .................................................... 26 2.3.3. Lý thuyết hành vi ............................................................................... 27 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN ............................................................................................................... 29 2.4.1. Năng lực nhân viên kế toán ............................................................... 29 2.4.2. Nhận thức của nhà quản lý ................................................................ 30 2.4.3. Chất lượng phần mềm kế toán ........................................................... 31 2.4.4. Sự hỗ trợ từ tổ chức nghề nghiệp ....................................................... 32 2.4.5. Áp lực từ thuế .................................................................................... 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................ 36 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 37 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 37 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................. 39 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 39 3.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu........................................................................ 39 3.2.3. Dàn bài thảo luận.............................................................................. 39 3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính............................................................. 40 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................... 40 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 40 3.3.2. Mô hình nghiên cứu........................................................................... 41 3.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu........................................................................ 43 3.3.4. Thang đo ........................................................................................... 44 3.3.5. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................... 48 3.3.6. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................. 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ 51 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................... 52 v
  8. 4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát .......................................................... 52 4.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo ................................ 53 4.2.1. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng CMKT thuế TNDN ....................................................................... 53 4.2.2. Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo nhân tố việc vận dụng CMKT thuế TNDN ...................................................................................... 55 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................... 55 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT thuế TNDN ....................................................................... 55 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo việc vận dụng CMKT thuế TNDN ......................................................................................................... 58 4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................ 58 4.4.1. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy ....................................... 58 4.4.2. Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến ............. 60 4.4.3. Hồi quy tuyến tính bội ....................................................................... 61 4.4.4. Phương trình hồi quy tuyến tính ........................................................ 62 4.4.5. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................... 62 4.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ....................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................ 67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 68 5.1. Kết luận ........................................................................................... 68 5.2. Kiến nghị......................................................................................... 69 5.2.1. Về nhân tố năng lực nhân viên kế toán .............................................. 70 5.2.2. Về nhân tố nhận thức của nhà quản lý ............................................... 72 5.2.3. Về nhân tố áp lực từ thuế................................................................... 72 5.2.4. Về nhân tố chất lượng phần mềm kế toán .......................................... 73 5.2.5. Về nhân tố sự hỗ trợ từ tổ chức nghề nghiệp ..................................... 74 5.3. Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận văn ........................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................ 77 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 79 vi
  9. PHỤ LỤC................................................................................................ 83 PHỤ LỤC 01 – BẢNG KÊ CHI TIẾT KỸ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 02 – DÀN BÀI THẢO LUẬN .............................................. 2 PHỤ LỤC 03 - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................................... 4 PHỤ LỤC 04 – DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐƯỢC KHẢO SÁT.... 8 PHỤ LỤC 05 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG ...... 17 vii
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VAS 17 Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam số 17 TNDN Thu nhập doanh nghiệp BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa CMKT Chuẩn mực kế toán IFRS Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Danh mục Bảng Trang Bảng 2.01: Tổng kết các nhân tố tác động đến việc vận dụng CMKT 34 thuế TNDN từ cơ sở lý thuyết Bảng 3.01: Thang đo vận dụng CMKT thuế TNDN 43 Bảng 3.02: Thang đo năng lực nhân viên kế toán 44 Bảng 3.03: Thang đo nhận thức của nhà quản lý 45 Bảng 3.04: Thang đo chất lượng phần mềm kế toán 46 Bảng 3.05: Thang đo sự hỗ trợ từ tổ chức nghề nghiệp 46 Bảng 3.06: Thang đo áp lực từ thuế 47 Bảng 4.01: Mô tả mẫu nghiên cứu 51 Bảng 4.02: Hệ số Cronbach’s alpha thang đo các nhân tố ảnh hưởng 53 đến vận dụng CMKT thuế TNDN Bảng 4.03: Hệ số Cronbach’s alpha thang đo nhân tố việc vận dụng 54 CMKT thuế TNDN Bảng 4.04: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 55 Bảng 4.05: Ma trận xoay phân tích nhân tố khám phá lần 2 56 Bảng 4.06: Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 60 Bảng 4.07: ANOVAb 60 Bảng 4.08: Kết quả phân tích hồi qui bội 61 Bảng 4.09: Kết quả kiểm định các giả thuyết 62 Danh mục Hình Trang Hình 3.01: Quy trình nghiên cứu của luận văn 38 Hình 4.01: Đồ thị phân tán phần dư 58 Hình 4.02: Biểu đồ tần số Histogram 59 Hình 4.03: Phân phối của phần dư quan sát 59 ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính thiết thực của đề tài Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết với các tổ chức tài chính như ADB, WB, IMF... đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận (Trần Thị Hương, 2019). Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tuân thủ khung pháp lý kế toán sẽ tạo cho thị trường vốn tại Việt Nam tồn tại và phát triển. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là một biện pháp cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và giải thích đúng đắn thông tin trình bày trên báo cáo tài chính (Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2018). Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế (Bộ Tài Chính, 2003). Như vậy, thông tin kế toán cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng trong việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hữu ích cho khách hàng. Theo đó, chất lượng thông tin kế toán được cung cấp là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo sự an toàn khả năng mang lại hiệu quả cho quyết định kinh doanh (Phạm Quốc Thuần, 2016). Việc vận dụng các chuẩn mực kế toán trong lập và trình bày BCTC ngoài bảo đảm tính minh bạch của thông tin được trình bày thì còn tạo được lòng tin cho nhà đầu tư khi cần ra quyết định. Từ năm 2001 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, có mức độ hài hòa cao so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, từ việc ban hành chuẩn mực kế toán đến việc áp dụng chúng trong thực tế gặp nhiều rào cản (Đặng Ngọc Hùng, 2017). Các rào cản đó cũng là những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp không tuân thủ chế độ kế toán, bỏ qua việc áp dụng VAS và điều này sẽ làm cho thông tin trên báo cáo tài chính cung cấp bị ảnh hưởng (Nguyễn Thị Thu Hoàn, 2018). Do vậy, cho đến nay các nghiên cứu về việc áp dụng các CMKT Việt Nam tại các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế và luôn là một câu hỏi lớn. 1
  13. Trong thực tế, việc lập và trình bày BCTC ngoài vận dụng chuẩn mực và chế độ kế toán còn chịu sự ảnh hưởng của Luật thuế TNDN hiện hành để đảm bảo mục tiêu của cơ quan Nhà nước về quản lý và kiểm soát. Mục đích của luật thuế là xác định thu nhập tính thuế trong khi chuẩn mực và chế độ kế toán là xác định lợi nhuận kế toán, điều này làm tồn tại sự chênh lệch mặc định. Chuẩn mực kế toán thuế TNDN (VAS 17) ra đời nhằm giải quyết vấn đề này khi lập và trình bày BCTC. Trải qua hơn mười lăm năm áp dụng vào thực tế, VAS 17 vẫn khiến kế toán gặp rất nhiều lúng túng trong việc hiểu và vận dụng chuẩn mực để ghi nhận các nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế TNDN. Do vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp để từ đó có cơ sở cho việc gợi ý một số giải pháp nhằm đưa VAS 17 được ứng dụng toàn diện tại các doanh nghiệp phát sinh thuế TNDN hoãn lại nhằm mang lại chất lượng thông tin cung cấp trên báo cáo tài chính. Bình Dương là địa phương thu hút doanh nghiệp đầu tư cao so với cả nước, chỉ đứng sau Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, là trung tâm kinh tế lớn. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bình Dương hiện được xem là cần thiết. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu làm phát sinh thường xuyên các khoản chênh lệch tỷ giá trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Tại Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp khó khăn khi xử lý các khoản chênh lệch này (Nguyễn Thị Minh Giang, 2018). Đặc biệt, các khoản chênh lệch này có thể làm phát sinh thuế TNDN hoãn lại nhưng thường bị bỏ qua không ghi nhận. Việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng VAS 17 xét trên khía cạnh xử lý ngoại tệ sẽ thật sự hữu ích để giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tìm cách khắc phục, từ đó nâng cao chất lượng thông tin mà BCTC mang lại. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế thu 2
  14. nhập doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN? - Mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN được thể hiện như thế nào? 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. 3.2. Khách thể nghiên cứu Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tỉnh Bình Dương. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN khá rộng, vì vậy nghiên cứu giới hạn việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN ở khía cạnh xử lý ngoại tệ, là nội dung mà các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu còn vướng mắc khi áp dụng vào trong thực tiễn. 3
  15. 3.4. Thời gian nghiên cứu - Dữ liệu định tính được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2021. - Dữ liệu định lượng được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: - Nghiên cứu định tính hướng đến việc thu thập ý kiến của các chuyên gia giúp hoàn thiện thang đo khi đo lường việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN – xét trên khía cạnh xử lý ngoại tệ. - Nghiên cứu định lượng hướng đến việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán TNDN. 5. Ý nghĩa khoa học 5.1. Về mặt lý thuyết - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. - Xây dựng được thang đo khi đo lường việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. - Tiếp tục cung cấp bằng chứng về mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. 5.2. Về mặt ứng dụng - Nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo hữu dụng cho các nhà nghiên cứu, các học viên và các đối tượng có quan tâm đến những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN. - Nghiên cứu này giúp ích trong việc phản ánh thực trạng vận dụng chuẩn mực thuế TNDN trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tại Tỉnh Bình Dương hiện nay. Do đó, đây có thể sẽ là nguồn thông tin cần thiết để Bộ tài chính nhận định về thực trạng áp dụng VAS 17 và các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận 4
  16. dụng VAS 17 trong thời gian qua để đưa ra các chính sách hỗ trợ việc vận dụng VAS 17 cho các doanh nghiệp phù hợp hơn. - Với các kết quả mà luận văn này mang lại dự kiến sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bình Dương hiểu được tầm quan trọng của việc vận dụng VAS 17 trong công tác kế toán. Từ đó, các doanh nghiệp này sẽ có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho bộ phận kế toán nhằm nâng cao năng lực của họ để thực thi chuẩn mực VAS 17 vào thực tế có hiệu quả tốt nhất. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, luận văn có 5 chương, cụ thể: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trong chương này, tác giả trình bày các nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán và các nhân tố tác động đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán. Qua đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu cần thực hiện. Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Chương này trình bày những khái niệm và lý thuyết nền liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả nêu lên điểm khác biệt giữa VAS17 và luật thuế TNDN, làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực, làm cơ sở để xây dựng thang đo. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Tác giả sẽ trình bày cụ thể về chọn mẫu nghiên cứu, khảo sát, thu thập, chuẩn bị dữ liệu và phân tích dữ liệu cho từng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận: Trước hết, tác giả phân tích và trình bày kết quả dàn bài thảo luận cho nghiên cứu định tính. Đối với nghiên cứu định lượng, tác giả phân tích và trình bày kết quả về kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Crombach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định phương trình hồi quy để xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng chuẩn mực VAS17. Sau đó, tác giả còn tiến hành bàn luận chi tiết về kết quả nghiên cứu này khi so sánh với các nghiên cứu khác cùng đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị trong Chương 5. 5
  17. Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trong chương này, tác giả trình bày kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, từ đó đề xuất các kiến nghị phù hợp để nâng cao mức độ vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN trong thực tế. Đồng thời trong chương này, tác giả cũng nêu rõ những hạn chế còn tồn tại của luận văn và đề xuất một số hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu tiếp theo. 6
  18. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu ở ngoài và các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến: (1) nghiên cứu các nhân tố có tác động đến việc vận dụng chuẩn mức kế toán nói chung trong doanh nghiệp và (2) nghiên cứu các nhân tố có tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp. Sau đó, tác giả phân tích và chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu mà luận văn này dự kiến thực hiện. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về việc áp dụng chuẩn mực kế toán và các nhân tố tác động đến việc áp dụng các chuẩn mực này. Nghiên cứu của Joshi & Ramadhan (2002): Nghiên cứu này xem xét các thực hành kế toán và mức độ áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) của các công ty nhỏ và vừa ở Bahrain. Phương pháp khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu này để thu thập dữ liệu và sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả là chính yếu trong phần phân tích dữ liệu. Việc áp dụng IAS được đo lường thông qua 5 biến quan sát liên quan đến việc áp dụng IAS trong việc lập bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền, thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 86% các công ty trong mẫu khảo sát trả lời rằng họ đã áp dụng IAS và họ đều cho rằng việc áp dụng IAS rất phù hợp với công ty của họ. Khi khảo sát các nhân tố có ảnh hưởng đến việc vận dụng IAS, kết quả phân tích cho thấy yếu tố kiểm toán độc lập có ảnh hưởng quan trọng. Hơn nữa, kết quả cho rằng đội ngũ kế toán có trình độ càng cao thì khả năng nhận thức các chuẩn mực kế toán càng dễ dàng và việc áp dụng chuẩn mực vào thực tế ít gặp khó khăn hơn so với người trình độ thấp. Joshi & Ramadhan (2002) không hình thành mô hình nghiên cứu mà chỉ dừng lại ở việc thống kê mô tả và phân tích để làm cơ sở cho các lập luận. Nghiên cứu của Zeghal & Mhedhbi (2006) đã tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) tại các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng logistic, cụ thể sử dụng phép kiểm định T để kiểm tra những nhân tố 7
  19. trên có ảnh hưởng đến áp dụng IAS. Đơn vị phân tích trong nghiên cứu là quốc gia. Thang đo của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được đo lường bằng thnag đo thứ bậc với giá trị 1 là quốc gia đã áp dụng IAS và giá trị 0 với quốc gia chưa áp dụng IAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS là tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, mức độ sự mở cửa kinh tế đối ngoại, văn hóa và sự tác động của thị trường vốn. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS nói chung mà không đề cập đến nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS 12 cụ thể như thế nào. Mô hình nghiên cứu được trình bày tại Sơ đồ 1.1 như sau: Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu của Zeghal & Mhedhbi (2006) Nghiên cứu của Ebrahim & Fattah (2015): nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty và chất lượng kiểm toán độc lập đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán thuế TNDN theo IAS 12 trong các công ty cổ phần niêm yết tại Ai Cập. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp định lượng dùng hồi quy logistic thứ bậc. Thang đo việc tuân thủ chuẩn mực kế toán thuế TNDN theo IAS 12 là thang đo thứ bậc gồm hai giá trị: 1 là các công ty trong mẫu khảo sát ghi nhận chi phí thuế thu nhập hoãn lại trong năm và 0 là nếu các công ty trong mẫu khảo sát không ghi nhận chi phí thuế thu nhập hoãn lại trong năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản 8
  20. trị công ty (cụ thể là chỉ có hai yếu tố là quyền sở hữu tổ chức – là quyền sở hữu bởi các thành phần kinh tế không phải là nhà nước và các thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị) và chất lượng kiểm toán độc lập có tác động tích cực đến việc tuân thủ chuẩn mực kế toán thuế TNDN theo IAS 12 trong các doanh nghiệp tại Ai Cập. Theo đó, các công ty có mức sở hữu bởi các thành phần kinh tế khác cao hơn so với quyền sở hữu của nhà nước và số người đại diện trong hội đồng quản trị là người nước ngoài nhiều hơn thì các công ty này có nhiều khả năng thuê một công ty kiểm toán quốc tế lớn và khi đó việc tuân thủ các yêu cầu công nhận và công bố thông tin của IFRS của các công ty này sẽ tốt hơn. Mô hình nghiên cứu mà Ebrahim & Fattah (2015) đề xuất được trình bày tại Sơ đồ 1.2: Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu của Ebrahim & Fattah (2015) 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2