intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM THEO HƢỚNG HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƢƠNG - 2018
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM THEO HƢỚNG HÒA HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN ĐỨC DŨNG BÌNH DƢƠNG – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này là do chính tác giả thực hiện, những nội dung tham khảo, kế thừa đƣợc trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong phần Tài liệu tham khảo. Tác giả cam đoan kết quả nghiên cứu của luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Bình Dương, tháng 12 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Diệu Hiền i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc rất nhiều sự dạy bảo, hỗ trợ và giúp đỡ. Vì vậy, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Quý Thầy Cô đã dạy dỗ tác giả trong suốt khóa học thạc sĩ tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một; các bạn bè, cô chú, anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ, cho ý kiến trong quá trình viết luận văn của tác giả. Đặc biệt hơn hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Phan Đức Dũng vì Thầy đã có những dạy dỗ, chỉ bảo rất tận tình để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi ngƣời! ii
  5. TÓM TẮT Cùng với kế toán doanh nghiệp, kế toán công cũng đang từng ngày thay đổi để hoàn thiện hơn. Những quy định kế toán công đang giảm dần khác biệt với khu vực tƣ nhân và các quốc gia trên thế giới. Chuẩn mực kế toán công quốc tế ra đời đã mang tới những lợi ích nhất định cho khu vực công nhƣ tăng kiểm soát nội bộ, giảm tham nhũng, tạo thông tin kế toán minh bạch và có khả năng so sánh cao, … Chính vì vậy mà các nƣớc trên thế giới đang có xu hƣớng xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Vấn đề này cũng đƣợc Việt Nam quan tâm nhƣng chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Qua nghiên cứu các công trình trong và ngoài nƣớc cùng một số lý thuyết có liên quan, tác giả thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng với mong muốn có những đóng góp nhất định trong vấn đề xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhóm nhân tố chính tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế là (1) Hệ thống pháp lý; (2) Hệ thống chính trị; (3) Văn hóa và môi trƣờng hoạt động; (4) Kỹ thuật nghiệp vụ; (5) Điều kiện tổ chức; (6) Khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Trong đó Hệ thống pháp lý là nhân tố tác động mạnh nhất, giảm dần đến nhân tố tác động yếu nhất là Khả năng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách tƣơng ứng với từng nhân tố tác động nhằm giúp cho các nhà quản lý trong quá trình dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế đƣợc nhiều thuận lợi. iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................... xii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 3 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................. 3 4.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 5.1 Phƣơng pháp định tính:................................................................................. 4 5.2 Phƣơng pháp định lƣợng: ............................................................................. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................... 4 6.1 Về mặt lý luận ............................................................................................... 4 6.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 5 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................. 7 1.1.1 Thực trạng kế toán công ...................................................................................... 7 1.1.2 Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế ...................... 10 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................. 15 iv
  7. 1.2.1 Thực trạng kế toán công Việt Nam: ..................................................... 15 1.2.2 Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế ................... 17 1.3 Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, khoảng trống và định hƣớng nghiên cứu của tác giả ................................................................... 23 1.3.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc................... 23 1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 32 1.3.3 Định hƣớng nghiên cứu: ....................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 34 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 35 2.1 Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công . 35 2.1.1 Khu vực công ....................................................................................... 35 2.1.1.1 Định nghĩa ...................................................................................... 35 2.1.1.2 Vai trò ............................................................................................ 36 2.1.2 Kế toán công ......................................................................................... 36 2.1.2.1 Định nghĩa ...................................................................................... 36 2.1.2.2 Vai trò ............................................................................................ 37 2.1.3 Chuẩn mực kế toán công ...................................................................... 38 2.1.3.1 Định nghĩa ...................................................................................... 38 2.1.3.2 Vai trò ............................................................................................ 38 2.2 Tổng quan về IPSAS .................................................................................. 40 2.2.1 Cơ quan ban hành IPSAS ..................................................................... 40 2.2.2 Giới thiệu IPSAS và tóm tắt các nội dung cơ bản của IPSAS ............. 41 2.2.3 Vai trò của chuẩn mực kế toán công quốc tế ....................................... 54 2.3 Xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế ....................................................................... 54 2.3.1 Giới thiệu .............................................................................................. 54 2.3.2 Vai trò ................................................................................................... 54 2.3.3 Những nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế ........... 55 v
  8. 2.4 Các lý thuyết nền giải thích cho sự hình thành của các nhân tố ................. 61 2.4.1 Lý thuyết Thể chế ................................................................................. 61 2.4.2 Lý thuyết Thực chứng .......................................................................... 62 2.4.3 Lý thuyết Đại diện (Agency Theory) ................................................... 62 2.4.4 Lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) ..................................................... 63 2.4.5 Lý thuyết Thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) .................. 65 2.5 Mô hình đề xuất của tác giả: ....................................................................... 65 2.6 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 69 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 70 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 70 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 72 3.2.1 Phƣơng pháp định tính ......................................................................... 72 3.2.2 Phƣơng pháp định lƣợng ...................................................................... 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 78 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................... 79 4.1 Kết quả ........................................................................................................ 79 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 79 4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng ............................................................ 80 4.1.2.1 Thống kê mô tả .............................................................................. 80 4.1.2.2 Mô hình kinh tế lƣợng ................................................................... 83 4.2 Bàn luận về các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hoà hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế .... 102 4.2.1 Bàn luận về nhân tố Hệ thống pháp lý ............................................... 102 4.2.2 Bàn luận về nhân tố Hệ thống chính trị .............................................. 106 4.2.3 Bàn luận về nhân tố Văn hóa và môi trƣờng hoạt động ..................... 109 4.2.4 Bàn luận về nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ ............................................ 111 4.2.5 Bàn luận về nhân tố Điều kiện tổ chức .............................................. 112 4.2.6 Bàn luận về nhân tố Khả năng vận dụng IPSAS ................................ 114 vi
  9. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................. 116 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................... 117 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 117 5.2 Hàm ý chính sách ...................................................................................... 120 5.3 Giới hạn của luận văn và định hƣớng nghiên cứu .................................... 130 5.3.1 Giới hạn của luận văn ......................................................................... 130 5.3.2 Định hƣớng nghiên cứu ...................................................................... 130 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .................................................................................. 132 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 135 PHỤ LỤC 01 ...................................................................................................... 138 PHỤ LỤC 02 ...................................................................................................... 139 PHỤ LỤC 03 ...................................................................................................... 143 PHỤ LỤC 04 ...................................................................................................... 148 PHỤ LỤC 05 ...................................................................................................... 149 PHỤ LỤC 06 ...................................................................................................... 151 PHỤ LỤC 07 ...................................................................................................... 155 PHỤ LỤC 08 ...................................................................................................... 173 PHỤ LỤC 09 ...................................................................................................... 174 PHỤ LỤC 10 ...................................................................................................... 175 vii
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ STT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCTCNN Báo cáo tài chính nhà nƣớc 3 CMBCTC Chuẩn mực báo cáo tài chính Chuẩn mực báo cáo tài chính 4 CMBCTCQT quốc tế 5 CMKT Chuẩn mực kế toán 6 CMKTC Chuẩn mực kế toán công Chuẩn mực kế toán công Việt 7 CMKTCVN Nam Chuẩn mực kế toán công quốc 8 CMKTCQT tế 9 CMKTQT Chuẩn mực kế toán quốc tế 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 12 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 13 ĐVHCSN Đơn vị hành chính sự nghiệp 14 HCSN Hành chính sự nghiệp UBHDCMB Ủy ban hƣớng dẫn chuẩn mực 15 CTCQT báo cáo tài chính quốc tế Asia - Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 16 APEC Cooperation châu Á – Thái Bình Dƣơng Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông 17 ASEAN Asian Nations Nam Á 18 EU European Union Liên hợp quốc 19 FIFO First In, First Out Nhập trƣớc, xuất trƣớc General Purpose Financial Báo cáo Tài chính mục đích 20 GPFR Report chung Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 21 HORASIS châu Á 22 IAS International Accounting Chuẩn mực Kế toán Quốc tế viii
  11. TỪ VIẾT NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ STT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Standard International Budget Tổ chức Hợp tác Ngân sách 23 IBP Partner Quốc tế International Federation of 24 IFAC Liên đoàn Kế toán Quốc tế Accountants International Financial Ủy ban Phiên dịch Báo cáo 25 IFRIC Reporting Interpretations Tài chính Quốc tế Committee. International Financial Chuẩn mực Báo cáo Tài chính 26 IFRS Reporting Standards Quốc tế International Monetary 27 IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund International Public Sector Chuẩn mực Kế toán công 28 IPSAS Accounting Standard Quốc tế International Public Sector Hội đồng Chuẩn mực Kế toán 29 IPSASB Accounting Standard Board công Quốc tế Vietnamese Public Sector Chuẩn mực Kế toán công Việt 30 VPSAS Accounting Standard Nam North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại 31 NATO Organization Tây Dƣơng Vietnam Open Budget Chỉ số Công khai Ngân sách 32 OBI Index Nhà nƣớc Việt Nam Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 33 OECD Co-operation and Kinh tế Development Provincal Open Budget Chỉ số Công khai ngân sách 34 POBI Index tỉnh Công ty Kế toán 35 PwC PricewaterhouseCoopers PricewaterhouseCoopers Recommended Practice Hƣớng dẫn thực hành khuyến 36 RPG Guideline nghị Sri Lanka Public Sector Chuẩn mực Kế toán công Sri 37 SLPSAS Accounting Standard Lanka 38 UN United Nations Liên hiệp quốc ix
  12. TỪ VIẾT NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ STT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT World Intellectual Property Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế 39 WIPO Organization giới 40 WTO World Trade Orgonization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới x
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Chỉ số công khai ngân sách tỉnh Bình Dƣơng năm 20171 ................. 107 xi
  14. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý - TRA ....................................... 64 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn4 ................................................... 70 Sơ đồ 4.1. Mô hình các nhân tố tác động đến việc xây dựng CMKTCVN theo hƣớng hòa hợp với IPSAS5 ............................................................................... 102 xii
  15. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc1 ................ 24 Bảng 2.1. Các thành viên hội đồng quản trị của IPSASB vào ngày 01/01/2018240 Bảng 2.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế.3 ....................................... 41 Bảng 2.3 Tổng hợp các nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc và lý thuyết nền giải thích4.............................................................................................. 55 Bảng 2.4. Bảng tóm tắt nhân tố và tác giả kế thừa5 ............................................ 65 Bảng 4.1. Kết quả ý kiến của chuyên gia về các nhân tố tác động6 .................... 79 Bảng 4.2 Số lƣợng mẫu khảo sát7........................................................................ 80 Bảng 4.3. Thống kê mô tả theo giới tính8............................................................ 81 Bảng 4.4. Thống kê mô tả theo độ tuổi9 .............................................................. 81 Bảng 4.5. Thống kê mô tả theo đơn vị công tác10 .............................................. 81 Bảng 4.6. Thống kê mô tả theo chức vụ hiện tại11.............................................. 82 Bảng 4.7. Thống kê mô tả theo số năm kinh nghiệm12....................................... 82 Bảng 4.8. Kết quả phân tích thang đo Chuẩn mực kế toán công hòa hợp với IPSAS13 ................................................................................................ 83 Bảng 4.9. Kết quả phân tích thang đo Hệ thống pháp lý14 ................................. 83 Bảng 4.10. Kết quả phân tích thang đo Hệ thống chính trị15 .............................. 84 Bảng 4.11. Kết quả phân tích thang đo Văn hóa và môi trƣờng hoạt động16 ..... 85 Bảng 4.12. Kết quả phân tích thang đo Văn hóa và môi trƣờng hoạt động (Lần 2)17 ....................................................................................................... 85 Bảng 4.13. Kết quả phân tích thang đo Kỹ thuật nghiệp vụ18 ............................ 86 Bảng 4.14. Kết quả phân tích thang đo Kỹ thuật nghiệp vụ (Lần 2)19 ............... 87 Bảng 4.15. Kết quả phân tích thang đo Điều kiện tổ chức20 .............................. 87 xiii
  16. Bảng 4.16. Kết quả phân tích thang đo Điều kiện tổ chức (Lần 2)21.................. 88 Bảng 4.17. Kết quả phân tích thang đo Áp lực hội nhập kinh tế 22 .................... 89 Bảng 4.18. Kết quả phân tích thang đo Áp lực hội nhập kinh tế (Lần 2)23 ........ 89 Bảng 4.19. Kết quả phân tích thang đo Khả năng vận dụng IPSAS24 ................ 90 Bảng 4.20. Kết quả phân tích thang đo Khả năng vận dụng IPSAS (Lần 2)25 ... 90 Bảng 4.21. Kết quả phân tích thang đo Yêu cầu của nhà quản lý26 ................... 91 Bảng 4.22. Kết quả phân tích thang đo Yêu cầu của nhà quản lý (Lần 2)27....... 92 Bảng 4.23. Kiểm định KMO28 ............................................................................ 92 Bảng 4.24. Kết quả EFA cho các biến độc lập29 ................................................ 93 Bảng 4.25. Kiểm định KMO30 ............................................................................ 95 Bảng 4.26. Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc31 ............................................ 96 Bảng 4.27. Hệ số tƣơng quan32 ........................................................................... 97 Bảng 4.28. Phân tích hồi quy đa biến lần 133...................................................... 98 Bảng 4.29. Phân tích hồi quy đa biến lần 234...................................................... 99 Bảng 4.30. Tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ %35 ...................... 100 Bảng 5.1 Lộ trình xây dựng và ban hành CMKTCVN theo hƣớng hòa hợp với IPSAS36 .............................................................................................. 129 xiv
  17. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nhìn lại hệ thống kế toán công của Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng hệ thống kế toán công vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế và yếu kém. Một số hạn chế có thể kể đến nhƣ là chính sách và chế độ kế toán chƣa thống nhất cho toàn bộ khu vực công, kế toán công chƣa bắt kịp với sự đổi mới của kế toán công quốc tế, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc chƣa đƣợc chú trọng, thông tin về tình hình thu chi ngân sách nhà nƣớc và mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công chƣa đƣợc công khai minh bạch… Điều đó xuất phát từ sự thiếu vắng một bộ chuẩn mực kế toán công thống nhất áp dụng cho toàn bộ khu vực công. Xây dựng chuẩn mực kế toán công thôi là chƣa đủ, nó còn phải có sự hài hòa với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chứng kiến các quốc gia đang tiến hành cải cách kế toán công mạnh mẽ, trong đó có việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế để áp dụng cho khu vực công vì những lợi ích mà chuẩn mực kế toán công quốc tế mang lại. Những lợi ích đó có thể đƣợc kể đến nhƣ là: nâng cao kiểm soát nội bộ và tính minh bạch về tài sản và nguồn vốn trong đơn vị; thông tin đa dạng và nhất quán hơn về chi phí và thu nhập; nâng cao tính nhất quán và tính so sánh của báo cáo tài chính qua thời gian và giữa các tổ chức với nhau; Hạn chế tham nhũng, … (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới – WIPO, 2007). Song song đó, việc tham gia các tổ chức quốc tế đã tạo áp lực trong việc cung cấp thông tin kế toán công đáp ứng các yêu cầu và quy định của quốc tế. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế với mục đích là cải thiện những hạn chế của hệ thống kế toán công hiện tại của Việt Nam, đồng thời thụ hƣởng những lợi ích mà chuẩn mực kế toán công quốc tế mang tới cho quốc gia. Không chỉ riêng các nhà nghiên cứu học thuật, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đang trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này. 1
  18. Sau khi chuẩn mực kế toán công quốc gia hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế ra đời thì các phƣơng pháp, chế độ kế toán sẽ đƣợc thống nhất áp dụng trong toàn bộ khu vực công, báo cáo tài chính sẽ đƣợc trình bày thống nhất theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lƣợng, từ đó số liệu kế toán có thể đƣợc tổng hợp, phân tích, phục vụ cho yêu cần quản lý vĩ mô, thông tin tài chính sẽ trở nên minh bạch, có chất lƣợng và khả năng so sánh cao để các tổ chức quốc tế có thể dễ dàng hiểu rõ tình hình tài chính của Việt Nam và xem xét các khoản tài trợ, viện trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển hơn trong tƣơng lai. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán công quốc tế đƣợc xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những quốc gia khác. Vì vậy mà chuẩn mực kế toán công quốc tế cần đƣợc ứng dụng có chọn lọc, phù hợp với những điều kiện và tình hình cụ thể của Việt Nam. Điều này mang đến những thách thức nhất định cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Để chuẩn mực sau khi đƣợc xây dựng có giá trị thực tiễn cao, đòi hỏi nó phải đƣợc nghiên cứu một cách cẩn thận và kỹ lƣỡng về các yếu tố có thể tác động đến quá trình xây dựng chuẩn mực, chi phối nội dung của chuẩn mực và những khó khăn, trở ngại khi áp dụng chuẩn mực trong thực tiễn. Hiện nay ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng chuẩn mực kê toán công, mà các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh các vấn đề nhƣ: hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc; hoàn thiện công tác kế toán phục vụ kiểm soát thu, chi tại các đơn vị hành chính sự nghiệp của Kho bạc nhà nƣớc; hoàn thiện công tác kế toán tại các sở ngành; nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trƣờng đại học công lập; … Xuất phát từ những nhu cầu cần thiết khách quan của việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến việc xây dựng 2
  19. chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. - Đo lƣờng mức độ tác động của từng nhân tố đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nhu cầu và thực trạng xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về việc xây dựng chuẩn mực kế toán công hiện nay nhƣ thế nào? - Những lý luận, bài học kinh nghiệm nào làm cơ sở cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công của Việt Nam? - Các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: 3
  20. Đối tƣợng đƣợc nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của tác giả là những ngƣời làm công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tỉnh Bình Dƣơng. Ngoại trừ lý thuyết nền và một số cơ sở lý thuyết, dữ liệu mà tác giả tham khảo là các công trình nghiên cứu nằm trong giai đoạn 2013 – 2018. Thời gian thực hiện cuộc khảo sát là từ tháng 07/2018 đến tháng 10/2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp 2 phƣơng pháp định tính và định lƣợng. 5.1 Phƣơng pháp định tính: Tác giả nghiên cứu tài liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc cả trong và ngoài nƣớc, tổng hợp, phân tích, so sánh để xác định các nhân tố tác động đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. Kế đến, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn để khẳng định lại các nhân tố và điều chỉnh, bổ sung theo quan điểm của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn (các chuyên gia trong lĩnh cực công). 5.2 Phƣơng pháp định lƣợng: Tiến hành khảo sát, đối tƣợng đƣợc khảo sát là những ngƣời làm công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng thông qua bảng câu hỏi. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS, tác giả thực hiện thống kê mô tả và kiểm định nhằm xác định các nhân tố tác động đáng kể đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam theo hƣớng hòa hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Về mặt lý luận 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2