Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm. tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo... Mời các bạn cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh qua nội dung đề tài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------------- ĐINH CÔNG THÀNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06/2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------------ ĐINH CÔNG THÀNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành : 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS-TS Nguyễn Xuân Hưng Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 28 tháng 09 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: STT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phản biện 1 3 PGS. Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 2 4 PGS.TS Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
- TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Đinh Công Thành Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 03/11/1980 Nơi sinh: Cần Thơ Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1441850041 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành Phố Hồ Chí Minh. II- Nhiệm vụ và nội dung: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/08/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/06/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Xuân Hưng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS-TS Nguyễn Xuân Hưng
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Tác giả ĐINH CÔNG THÀNH
- ii LỜI CÁM ƠN Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Giảng viên khoa Sau Đại Học, Đại Học Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh đã tham gia giảng dạy khóa học, đã cung cấp, chia sẻ những kiến thức quý báu cho tôi và các học viên khác. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Anh / Chị kế toán trưởng và kế toán tổng hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp Hồ Chí Minh đã dành thời gian giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu điều tra và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người luôn thương yêu, chăm sóc tôi từ lúc bé đến lúc trưởng thành. Xin cảm ơn các Anh, Chị và các Bạn lớp 14SKT11, trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã luôn giúp đỡ, động viên tôi để hoàn thành nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 Tác giả ĐINH CÔNG THÀNH
- iii TÓM TẮT Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc tế. Do đó, để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một báo cáo tài chính có chất lượng là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu của Le, Venkatesh, and Nguyen (2006) chỉ ra rằng có sự không phù hợp giữa giá trị thực và các số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV cũng như kế hoạch kinh doanh trên các báo cáo tài chính của DNNVV các thông tin trình bày thiếu nhất quán từ năm này sang năm khác và thường không thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến các giao dịch kinh doanh của công ty. Kết quả là, các thông tin về điều kiện tài chính, lợi ích và lợi nhuận triển vọng có thể không đầy đủ hoặc không chính xác. Chất lượng BCTC ở đây được hiểu như là sự cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư hiểu được các con số và các chỉ số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích. Trong luận văn này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC cũng như đánh giá thực trạng hiện nay về chất lượng BCTC, xác định những chỉ tiêu nào đo lường chất lượng BCTC của các DNNVV tại TP. HCM.Từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện chất lượng BCTC của chính đơn vị. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM? mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào? những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao chất lượng một báo cáo tài chính? Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo Chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, yếu tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là yếu tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Trong 6 yếu tố ảnh hưởng Chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì yếu tố Chính sách pháp luật ảnh hưởng mạnh nhất với Beta =
- iv 0.411; yếu tố Trách nhiệm của nhân viên kế toán ảnh hưởng thứ hai với hệ số Beta = 0.291 ; yếu tố Quyết định nhà quản trị ảnh hửơng mạnh thứ ba với Beta = 0.182, Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh thứ tư với Beta = 0.165, Lơi nhuận ảnh hưởng mạnh thứ sáu với hệ số Beta = 0.138 và ảnh hưởng thấp nhất là Thuế với hệ số Beta = 0,133. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động trực tiếp đến các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế về thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.
- v ABSTRACT Nowadays more and more small and medium-sized enterprises, known as SME, have taken parts into international business activities. Therefore, it was necessary for SME’s growth to create quality financial statements. The research of Le, Venkatesh, and Nguyen in 2006 said that there is the discrepancy between real figures and the figures of SME’s financial statements as well as SME’s business plans on its financial statements. Its information presented lacks consistency from this year to other years and does not fully show all the information which is related to its business transactions. The result is the figures of financial conditions as prospect of benefits and profits could be not full or exact. The quality of financial statements could be understood that information is supplied fully, in time and exactly. A quality financial statement will be a helpful tool to evaluate and compare a firm with another and evaluate their current values which are basic to provide reliable information for investors who use them to understand the figures and financial ratios and to make their good decisions in investment. In the master’s thesis, author’s target is that researching factors influences the quality of financial statements as well as evaluating reality of current financial statements and determining criterions used to measure the quality of SME’s financial statement in Ho Chi Minh City. From that, the author has made some proposals which help SMEs in doing their own financial statements better. The research will answers the questions that which factors influence the quality of SME’s financial statements in Ho Chi Minh City? How does the level of the factors influence? Which solution should be applied to improve the quality of the financial statements? Summarizing arguments and inheriting previous study results relating to the thesis, the author is forming some standards to measure quality of SME’s financial statements and depend on coefficient Beta. In which, the bigger Beta a factor has, the more influence it has on the dependent variable.
- vi There are 6 factors influencing the quality of SME’s financial statements, in which the factor called law policies has the most influence with Beta 0.411, the factor called Responsibility of accountants has the second influence with Beta 0.291, the factor called the decision of administrator has the third influence with Beta 0.182, enterprise size has the fourth influence with Beta 0.165, Profit has the fifth with Beta 0.138 and final is tax with Beta 0.133. From study results, the author has proposed some solutions related to the factors to improve the quality of SME’s financial statements. The research, however, met many difficulties such as lack of time or small size of sample lead to the research is limited.
- vii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................................... III MỤC LỤC .................................................................................................................................. VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. X DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... XI DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ XII PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3 5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 6 Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................... 4 7 Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN .. 6 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................... 9 1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu ............................................................ 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 15 2.1 Các khái niệm ................................................................................................ 15 2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................... 15 2.1.2 Báo cáo tài chính ..................................................................................... 16 2.1.3 Chất lượng BCTC .................................................................................... 17 2.2 Chất lượng thông tin BCTC công bố.............................................................. 18 2.2.1 Theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế IASB (2008) 18 2.2.2 Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB) 20 2.2.3 Quan điểm hội tụ IASB – FASB ............................................................ 20 2.2.4 Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS ............................ 21
- viii 2.2.5 Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên ................... 22 2.3 Nguyên tắc lập một BCTC ............................................................................. 23 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của DNNVV ............................. 27 2.4.1 Quy mô doanh nghiệp ............................................................................... 27 2.4.2 Tình hình tài chính doanh nghiệp .............................................................. 28 2.4.3 Quyết định của nhà quản trị ...................................................................... 29 2.4.4 Yếu tố Chính sách pháp luật ..................................................................... 29 2.4.5 Yếu tố trình độ nhân viên kế toán............................................................. 30 2.4.6 Yếu tố Thuế ............................................................................................. 31 2.4.7 Biến thời gian hoạt động ........................................................................... 31 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 34 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................................... 34 3.2 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 35 3.3 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 38 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 38 3.3.2 Kích cỡ mẫu khảo sát ............................................................................. 38 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 39 3.4.1 Công cụ thu thập dữ liệu ........................................................................ 39 3.4.2 Phân tích và xử lý dữ liệu....................................................................... 39 3.5 Xây dựng thang đo ........................................................................................ 39 3.6 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định ....................................................... 43 3.7 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Báo cáo tài chính ...... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 46 4.1 Thống kê mô tả .............................................................................................. 46 4.2 Đánh giá thang đo .......................................................................................... 46 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 49 4.3.1 Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ............................................. 49
- ix 4.3.2 Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Chất lượng báo cáo tài chính” của các DNNVV .................................................................................... 52 4.4 Phân tích tương quan Pearson ........................................................................ 53 4.5 Phân tích hồi quy ........................................................................................... 55 4.6 Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy ................. 60 4.6.1 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy .......................... 60 4.6.2 Kiểm định giả thuyết về phương sai của sai số không đổi ...................... 60 4.6.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 62 4.6.4 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................... 62 4.6.5 Kiểm định về tính độc lập của phần dư .................................................. 63 4.7 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội..................................................... 63 4.7.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi .............. 64 4.7.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn................................. 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 68 5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 69 5.3.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................. 74 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 77 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................................... 82 PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ....................................................... 89 PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CLBCTC 92 PHỤ LỤC 6 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA ....................................................................... 93 PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN.................................. 95
- x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ Diễn giải DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa BCTC Báo cáo tài chính VIF Variance Inflation Factor - hệ số phòng đại phương sai EFA Exploratory Factor Analysis - phân tích thống kê KMO Kaiser-Meyer-Olkin - hệ số sự thích hợp của phân tích nhân tố Mean Trung Bình SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Tp.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh NQT Quyết định của nhà quản trị TA Thuế PL Chính sách pháp luật KT Trách nhiệm nhân viên kế toán SIZE Quy mô doanh nghiệp CL Chất lượng DN Doanh nghiệp CTNY Công ty niêm yết TTTC Thông tin tài chính IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế FASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ CBTT Công bố thông tin TTCK Thị trường chứng khoán
- xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Qui định về Doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................15 Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến CL BCTC......35 Bảng 3.2 Thang đo chính thức của nghiên cứu.........................................................36 Bảng 4.1 Kết quả phân tích Cronbach Alpha các thang đo......................................43 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến CL BCTC của DNNVV........44 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đã được lấy log.............................45 Bảng 4.4: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần...................................46 Bảng 4.5: Phương sai trích .......................................................................................44 Bảng 4.6 Ma trận xoay............................................................................................ .48 Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần biến phụ thuộc......... 49 Bảng 4.8: Phương sai trích biến phụ thuộc.............................................................. 49 Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc..........................................................................................................................50 Bảng 4.10: Kiểm tra độ phù hợp của mô hình......................................................... 52 Bảng 4.11: Bảng phân tích ANOVA....................................................................... 52 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy........................................................................................53 Bảng 4.13: Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc..................................................................................................... .............55 Bảng 4.14: Kết quả chạy Durbin-Watson ................................................................57 Bảng 4.15: Kiểm định giả định phương sai của sai số............................................. 57
- xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình các yếu tố tác động tới chất lượng TTKT của Soderstrom and Sun (2007)..................................................................................................................7 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Cheung, Connelly, and Limpaphayom (2007)....9 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................31 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu.................................................................................35 Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ..................61 Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................62 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa........................................63
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là DNNVV) ở Việt Nam hiện nay chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP (Tô Hoài Nam, 2014). Theo Lê Hiền (2015) cho rằng khoảng 95% doanh nghiệp tại Tp.HCM có quy mô nhỏ và vừa, chiếm 42% về số lượng lao động toàn ngành công nghiệp, tạo ra 21% doanh thu, 6,7% lợi nhuận và 9,8% về nộp ngân sách… Sự phát triển của các DNNVV này gắn liền với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Tp. HCM nói riêng. Các DNNVV ngày càng tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc tế. Do đó, để các doanh nghiệp này phát triển thì việc tạo ra một báo cáo tài chính có chất lượng là điều hết sức cần thiết. Nghiên cứu của Le et al. (2006) chỉ ra rằng có sự không phù hợp giữa giá trị thực và các số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV và kế hoạch kinh doanh, trên các báo cáo tài chính của DNNVV thiếu nhất quán từ năm này sang năm khác và thường không tiết lộ tất cả thông tin liên quan đến các giao dịch kinh doanh của công ty. Ngoài ra, ở DNNVV thiếu kỹ năng trong việc lập báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh. Kết quả là, các thông tin về điều kiện tài chính, lợi ích và lợi nhuận triển vọng có thể không đầy đủ hoặc không chính xác. Hơn nữa, Pettit and Singer (1985) cho rằng các DNNVV có tính linh hoạt đáng kể, đặc biệt trong phản ứng với những thay đổi trong công nghệ hoặc các điều kiện kinh doanh. Sự linh hoạt này làm cho các DNNVV dễ chuyển giao tài sản để sử dụng với mục đích khác để đáp ứng với một môi trường kinh doanh thay đổi, và điều này có thể thay đổi mức độ rủi ro của công ty và có thể gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng. Một báo cáo tài chính có chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp, đánh giá giá trị hiện trạng của các doanh nghiệp, là cơ sở cung cấp thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư hiểu được các con số và các
- 2 chỉ số tài chính để hỗ trợ cho việc ra quyết định tốt hơn khi thực hiện đánh giá phân tích. Luận văn này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng một báo cáo tài chính, từ đó làm cơ sở cho phòng kế toán ở các doanh nghiệp NVV lập được một báo cáo tài chính có chất lượng, thông tin đáng tin cậy, giúp cho các DN này tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng được thuận lợi hơn. Ngoài ra, các nhà quản trị có thể sử dụng kết quả nghiên cứu các yếu tố quyết định chất lượng của các báo cáo tài chính để tăng hiểu biết của họ về các thông tin trên báo cáo tài chính trước khi ra quyết định can thiệp kinh tế. Tài chính được xem như là một yếu tố quan trọng cho việc mở rộng hoặc đa dạng hóa của các DNNVV. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này không thể xảy ra mà không có sự tham gia rộng rãi của vốn chủ sở hữu và nợ vay. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng của các nguồn vốn liên doanh, doanh nghiệp nhỏ tiếp tục phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn tài chính. (Le Thi Bich Ngoc, 2013). Các DNNVV còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, điều đó được xem như một bất lợi cho các DNNVV. Tuy nhiên, trong việc cho vay các DNNVV, các ngân hàng thường phải đối mặt với một mức độ rủi ro cao do thông tin không đối xứng, dẫn đến chi phí giao dịch cao trong việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định cho vay và giám sát hành vi khách hàng (Howorth, Carole, & Moro., 2006). Vì vậy, câu hỏi "Làm thế nào để cải thiện tình hình tiếp cận các nguồn tài chính ngân hàng của DNNVV?" Đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới (Blackwell & Winter 2000; Deakins & Hussain, 1994). Nguyen Van Thang (2005) cho rằng để các DNNVV tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính thì một chế độ báo cáo tài chính minh bạch và các thông tin công bố đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cấp tín dụng. Theo đó Deakins and Hussain (1994) cũng cho rằng các báo tài chính đóng vai trò quan trọng trong các quyết định cho vay của các ngân hàng, đó là nguồn tài chính chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để lập được một báo cáo tài chính có chất lượng thì người lập cần nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính nhằm xây dựng được hệ thống kế toán phù hợp cho
- 3 từng doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu cơ bản sau: Phù hợp, kịp thời, đầy đủ, tin cậy và so sánh được. Từ các vấn đề nêu trên tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có các mục tiêu sau: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TpHCM. (2) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo tài chính của các DN NVV. (3) Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các DNNVV. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu sau được xác định để giải quyết các mục tiêu trên: (1) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM? (2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này như thế nào đến chất lượng BCTC của các DN NVV tại TP.HCM? (3) Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao chất lượng một báo cáo tài chính? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Các đặc tính của chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các yếu tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của 130 DNNVV tại TPHCM thuộc các nhóm ngành thương mại và
- 4 dịch vụ, công nghiệp và xây dựng…. và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là - Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính từ đó xây dựng mô hình cho các nhân ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm. - Phương pháp định lượng: Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích thông qua phần mềm SPSS 20 và áp dụng phương pháp mô hình hồi qui tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề sau: - Lý luận về thông tin báo cáo tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của DNNVV. - Khái niệm về DNNVV, báo cáo tài chính, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng BCTC của DNNVV. - Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng BCTC của các DNNVV và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần giải quyết một số vấn đề sau - Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC của các DNNVV hiện này chưa cao, các DNNVV chưa quan tâm nhiều đến chất lượng BCTC mà chủ yếu kế toán tại các DNNVV lập báo cáo tài chính là để đối phó với các cơ quan thuế. Theo tìm hiểu của tác giả luận văn này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM”. Vì vậy kết quả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 257 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 63 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 222 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 145 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 170 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 42 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 39 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 33 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 32 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 29 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 33 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn