intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương; Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ KIM LINH CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ KIM LINH CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8 34 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG BÌNH DƯƠNG – NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trình bày trong luận văn với đề tài “Chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương” là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Mai Hương. Trong quá trình viết luận văn, tôi có tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước tại việt Nam và nước ngoài, các bảng số liệu và sơ sồ nghiên cứu liên quan tôi đều trích dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nội dung của luận văn nếu nhà trường phát hiện có bất cứ nội dung nào được viết trong luận văn này mà không đảm bảo tính trung thực. Học viên Nguyễn Thị Kim Linh i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức khóa học và tạo điều kiện rất tốt cho các học viên chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy giáo, Cô giáo tham gia giảng dạy lớp thạc sĩ đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho học viên chúng tôi. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Mai Hương đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và động viên từ Ban lãnh đạo, tập thể nhân viên của Công ty TNHH Kế toán U&I, cũng như sự giúp đỡ của quý khách hàng đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu để hoàn thành luận văn. Trong quá trình học tập nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Học viên Nguyễn Thị Kim Linh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii MỤC LỤC ...........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... ix TÓM TẮT ............................................................................................................. x Từ khóa: Chất lượng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp, Bình Dương. ........................ x MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 5 6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 6 1.2. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 9 1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ............................................................... 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 17 2.1. Tổng quan dịch vụ kế toán ............................................................................ 17 2.1.1. Khái niệm dịch vụ kế toán .......................................................................... 17 2.1.2. Đặc điểm dịch vụ kế toán ........................................................................... 20 2.1.3. Phân loại dịch vụ kế toán........................................................................... 24 2.1.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán......................................................... 26 iii
  6. 2.2. Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán ........................................................... 27 2.2.1. Chất lượng dịch vụ .................................................................................... 27 2.2.2. Chất lượng dịch vụ kế toán ........................................................................ 30 2.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ kế toán ........................................ 31 2.2.4. Các nhân tố tác động đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán ................. 36 2.2.4.1. Nhân tố khách quan ................................................................................ 36 2.2.4.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 38 2.3. Kinh nghiệm đánh giá chất lượng dịch vụ kế toán và bài học cho các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ kế toán tại Bình Dương ................................................ 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 43 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 44 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 44 3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 45 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................ 45 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 46 3.2.2.1. Thang đo các biến nghiên cứu ................................................................ 46 3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 51 3.2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 52 3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 57 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 58 4.1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 58 4.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển ................................................. 58 4.1.2. Kết quả hoạt động của các Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tại Bình Dương giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................... 59 4.2. Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tại Bình Dương ..................................................................... 60 4.3. Khảo sát một số nguyên nhân tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương. ........................ 64 4.3.1. Mô tả mẫu khảo sát.................................................................................... 64 4.3.2. Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát ..................................................... 67 iv
  7. 4.3.2.1. Mô tả chất lượng dịch vụ kế toán theo cảm nhận của khách hàng ........... 67 4.3.2.2. Kiểm định độ tin cậy ............................................................................... 72 4.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá .................................................................... 74 4.3.2.4. Kiểm định mô hình hồi quy ..................................................................... 77 4.3.2.5. Bàn luận kết quả kiểm định nghiên cứu ................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 85 CHƯƠNG 5: HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ...................................... 86 5.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp tại Bình Dương .............................................................................. 86 5.2. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp tại Bình Dương ....................................................................... 88 5.3. Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương ....................................................... 92 5.3.1. Đối với nhân tố độ tin cậy .......................................................................... 92 5.3.2. Đối với nhân tố năng lực phục vụ .............................................................. 93 5.3.3. Đối với nhân tố khả năng đáp ứng ............................................................. 95 5.3.4. Đối với nhân tố sự đồng cảm ..................................................................... 96 5.3.5. Đối với nhân tố phương tiện hữu hình........................................................ 96 5.3.6. Đối với kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán ............................................. 98 5.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương ................................................................... 100 5.4.1. Về phía cơ quan quản lý .......................................................................... 100 5.4.2. Về phía hội nghề nghiệp .......................................................................... 102 5.4.3. Về phía cơ sở đào tạo .............................................................................. 104 5.4.4. Về phía các công ty cung cấp dịch vụ kế toán .......................................... 105 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới.............................................................. 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 108 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 110 Phụ lục 1: Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài về chất lượng DVKT ................... 2 Phụ lục 2: Tổng kết các nghiên cứu ở Việt Nam về chất lượng DVKT .................. 4 Phụ lục 3: Số lượng khách hàng của các doanh nghiệp DVKT tại Bình Dương ..... 6 Phụ lục 4: Doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp DVKT tại Bình Dương ....... 7 v
  8. Phụ lục 5: Lợi nhuận của các doanh nghiệp cung cấp DVKT tại Bình Dương ....... 8 Phụ lục 6: Phiếu tự đánh giá chất lượng cung cấp DVKT ...................................... 9 Phụ lục 7: Phiếu khảo sát khách hàng sử dụng DVKT của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương ............................................................................ 20 Phụ lục 8: Danh sách một số công ty cung cấp DVKT tại tỉnh Bình Dương......... 25 Phụ lục 9: Danh sách các khách hàng đã khảo sát ................................................ 26 Phụ lục 10: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................ 37 Phụ lục 11: Kết quả kiểm định độ tin cậy ............................................................ 40 Phụ lục 12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................. 44 Phụ lục 13: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy .................................................. 48 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CLDV Chất lượng dịch vụ DN Doanh nghiệp DVKT Dịch vụ kế toán EFA Phân tích nhân tố khám phá EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu HNKT Hành nghề kế toán KQHĐ Kết quả hoạt động NĐ Nghị định SERVQUAL Đo lường chất lượng dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thông tư TP Thành phố VAA Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VICA Hội Kế toán hành nghề Việt Nam VIF Hệ số phóng đại phương sai WTO Tổ chức thương mại thế giới vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1.Tổng hợp một số đặc điểm cơ bản về dịch vụ kế 22 toán 2 Bảng 2.2. Cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch 28 vụ 3 Bảng 3.1: Giả thuyết mối tương quan giữa các biến độc lập 56 đến chất lượng cung cấp DVKT của các DN tại Bình Dương 4 Bảng 4.1: Kết quả tự đánh giá chất lượng DVKT tại các 61 doanh nghiệp 5 Bảng 4.2: Thông tin mẫu nghiên cứu 66 6 Bảng 4.3: Giá trị trung bình của thành phần sự tin cậy 67 7 Bảng 4.4: Giá trị trung bình của thành phần đáp ứng 68 8 Bảng 4.5: Giá trị trung bình của thành phần năng lực phục vụ 69 9 Bảng 4.6: Giá trị trung bình của thành phần sự đồng cảm 70 10 Bảng 4.7: Giá trị trung bình của thành phần phương tiện hữu 71 hình 11 Bảng 4.8: Giá trị trung bình của thành phần chất lượng dịch 71 vụ 12 Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s alpha các nhân tố ảnh hưởng đến 73 chất lượng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp tại Bình Dương 13 Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố 76 14 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố sự hài lòng 77 15 Bảng 4.12: Ma trận tương quan Pearson 78 16 Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi qui bội 79 17 Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) 81 18 Bảng 4.15: ANOVAb 81 viii
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ STT TÊN HÌNH TRANG 1 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu dự kiến 44 2 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến 55 chất lượng DVKT của các DN tại Bình Dương 3 Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram 80 4 Hình 4.2: Phân phối của phần dư quan sát 80 ix
  12. TÓM TẮT Thông qua tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán (DVKT). Luận văn này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đó, khảo sát nguyên nhân gây nên các hạn chế tác động đến chất lượng DVKT nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, ban đầu tác giả căn cứ vào Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC và Thông tư 157/2014/TT-BTC để thiết kế phiếu tự đánh giá CLDV kế toán áp dụng khảo sát tại một số DN cung cấp DVKT tại tỉnh Bình Dương. Kết quả tự đánh giá cho thấy hiện nay các doanh nghiệp (DN) cung cấp DVKT tại Bình Dương tự cho là đơn vị mình đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức tương đối tốt. Tuy nhiên, khi tiếp cận mô hình SERVQUAL, thông qua khảo sát và thu thập 163 phiếu trả lời hợp lệ và được phân tích bằng phần mềm SPSS 20, kết quả cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ (CLDV) mà các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương cung cấp chưa được tốt như kết quả mà mỗi DN tự đánh giá dựa vào hướng dẫn của VAA về kiểm soát CLDV kế toán. Tác giả tìm hiểu nguyên nhân thông qua phân tích hồi quy mô hình SERVQUAL và kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT của các DN tại Bình Dương được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: nhân tố về sự tin cậy mà doanh nghiệp DVKT có thể mang lại cho khách hàng; nhân tố về năng lực phục vụ mà doanh nghiệp DVKT có thể mang lại cho khách hàng, nhân tố về khả năng đáp ứng mà doanh nghiệp DVKT có thể mang lại cho khách hàng; nhân tố về sự đồng cảm mà doanh nghiệp DVKT có thể mang lại cho khách hàng và nhân tố về phương tiện hữu hình mà doanh nghiệp DVKT được trang bị. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao CLDV kế toán cho các DN tại Bình Dương nói riêng và các DN tại Việt Nam nói chung. Từ khóa: Chất lượng dịch vụ kế toán, doanh nghiệp, Bình Dương. x
  13. MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã gia nhập nhiều công ước, hiệp định song phương và đa phương về các nền kinh tế lớn trên thế giới. Cụ thể Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, ngày 12 tháng 02 năm 2020 vừa qua thì Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Do đó, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý của mình, doanh nghiệp cần phải cải thiện nhiều yếu tố. Trong các yếu tố đó thì thông tin kế toán là một trong những thông tin quan trọng giúp các doanh nghiệp phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích về vốn ngắn hạn, vốn dài hạn để phục vụ nhu cầu kinh doanh, phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận để góp phần kiểm soát doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phục vụ nhu cầu quản lý của doanh nghiệp (Yanık và Yıldız, 2013). Thông tin kế toán là sản phẩm đầu ra của một hệ thống, quy trình, bộ máy kế toán của một doanh nghiệp. Để có được những thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ nhu cầu của các nhà quản lý thì bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải cung cấp thông tin kế toán chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường thiếu các nguồn lực nhân sự có chuyên môn về kế toán, tài chính, pháp luật và kỹ năng cần thiết để thực hiện kế toán trong nội bộ doanh nghiệp (Kamyabi và Devi, 2011), nên các doanh nghiệp sẽ xem xét đến việc thuê ngoài, thuê những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán (Everaert và cộng sự, 2007). Các doanh nghiệp dịch vụ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về pháp luật, chế độ, thể chế tài chính, kế toán của Nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế toán, tính thuế, lập báo cáo tài chính (Aga và Safakli, 2007). 1
  14. Kể từ khi hình thành và phát triển cho đến nay, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng. Môi trường pháp lý được hình thành tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, thông lệ, nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Việt Nam đã không ngừng cải cách hệ thống pháp luật kế toán, kiểm toán, cụ thể đã ban hành Luật Kiểm toán độc lập (2011), Luật Kế toán sửa đổi (2015) với tư tưởng nội dung chứa đựng những vấn đề của kế toán, kiểm toán trong điều kiện hội nhập. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 về việc phê duyệt “Chiến lược Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030”. Với việc quyết tâm hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán năm 1991, đến nay, cả nước đã có gần 240 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, trong đó có hơn 140 doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán và gần 100 doanh nghiệp dịch vụ kế toán với doanh thu khoảng 5.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 700 tỷ đồng/năm. Hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập thông tin kinh tế, tài chính theo quy định của luật pháp, góp phần tăng trưởng kinh tế mà quan trọng hơn là tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính và làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vào thực trạng thị trường dịch vụ kế toán ở Việt Nam hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 sẽ ảnh hưởng đáng kể cho ngành kế toán, các công nghệ số sẽ ngày càng phổ biến và tác động lên doanh nghiệp làm thay đổi cách thức thực hành nghiệp vụ tài chính, kế toán cũng như đặt ra những đòi hỏi nhất định về năng lực đối với đội ngũ các chuyên gia tài chính. Như vậy, trong bối cảnh kinh tế phát triển, môi trường pháp lý yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải gia tăng cả về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ. Các công ty cung cấp dịch vụ kế toán đang tập trung hoạt động ở một số thị trường lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tại các địa phương với quy mô còn nhỏ, chi nhánh nhưng phân bổ không đều, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên cạnh những đặc điểm trên, các doanh nghiệp 2
  15. dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương nói riêng cũng chưa đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ kế toán còn nhiều hạn chế, hạn chế về kiến thức, hạn chế về kỹ năng, hạn chế về ngoại ngữ… Thực tế, tác giả làm việc tại Công ty TNHH Kế toán U&I, theo tác giả quan sát, có những khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán của nhiều doanh nghiệp dịch vụ kế toán khác nhau trong những giai đoạn khác nhau vì họ nhận thấy những doanh nghiệp dịch vụ kế toán chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, còn hạn chế về chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán. Từ những nguyên nhân trên, với mong muốn góp phần cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán tại Việt Nam nói chung, các doanh nghiêp dịch vụ kế toán tại Bình Dương nói riêng và tại Công ty TNHH kế toán U&I – nơi tác giả đang công tác, do đó tác giả chọn đề tài: “Chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp – Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương” làm hướng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. - Mục tiêu nghiên cứu chi tiết:  Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương.  Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương.  Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên thì tác giả cần phải nghiên cứu trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau đây: 3
  16. - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? - Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu của tác giả là chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian 3 năm, từ năm tài chính 2016 đến năm tài chính 2018. Còn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa các tài liệu tham khảo từ tạp chí, sách báo, website, các tài liệu giảng dạy chuyên ngành nhằm tổng quan về mô hình chất lượng dịch vụ kế toán, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán. Phương pháp thống kê, phân tích được sử dụng để thống kê các số liệu khảo sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, cũng như thống kê, phân tích các số liệu khảo sát các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán. Từ kết quả khảo sát đó, tác giả sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát dữ liệu. Mẫu được chọn bằng phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu với các phân tích thống kê chủ yếu gồm: kiểm 4
  17. định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đo lường sự hội tụ các thang đo với kiểm định Barlett và KMO, phân tích hồi quy đo lường mức độ tác động của các thành phần chất lượng DVKT đến chất lượng DVKT. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Với kết quả khảo sát, nghiên cứu của luận văn, tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dương, qua đó tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp DVKT tại tỉnh Bình Dương. Với kết quả nghiên cứu như thế thì luận văn này giúp các nhà quản trị doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán phân tích được tình hình chất lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, thông qua các giải pháp sẽ giúp những người quản lý này có thể vận dụng áp dụng vào doanh nghiệp của mình để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán để cạnh tranh trên thị trường. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Hàm ý chính sách và kiến nghị. 5
  18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 trình bày các công trình nghiên cứu trước ở nước ngoài và Việt Nam có liên quan đến chất lượng DVKT. Trên cơ sở các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra các nhận xét của các nghiên cứu trước và chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu được tìm thấy và hướng nghiên cứu mới được thực hiện bởi nghiên cứu này. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ kế toán nói riêng cũng là một trong những chủ đề đã được nghiên cứu phổ biến trên thế giới. Trong giới hạn về khả năng tổng hợp tài liệu và thời gian nghiên cứu, tác giả đã sưu tầm một số nghiên cứu về chủ đề này tiêu biểu như sau:  Nghiên cứu của Higgins và Ferguson (1991) Vào năm 1991, Higgins và Ferguson nhận thấy rằng các nhà cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp phải nỗ lực để thiết lập một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và điều này có nghĩa là họ sẽ hiểu được khách hàng của họ đánh giá như thế nào về giá trị lâu dài của các dịch vụ được cung cấp. Vì thế, bài báo này đã đánh giá tiếp thị đối với dịch vụ kế toán được mô tả và giải thích mối quan hệ giữa đánh giá chất lượng dịch vụ và đánh giá tiếp thị. Các tác giả đã đưa ra các phân tích về các khía cạnh cơ bản của chất lượng dịch vụ khi các khía cạnh này áp dụng cho các dịch vụ kế toán và đề xuất các phương pháp thực tế mà các công ty tính toán có thể sử dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp từ quan điểm của khách hàng. Cụ thể, bài báo cũng dựa trên mô hình CLDV của Parasuraman, Zeithaml, and Berry (1985). Bằng phương pháp định tính, Higgins và Ferguson (1991) nhận ra các yếu tố phản ánh chất lượng DVKT theo góc nhìn của khách hàng gồm có độ tin cậy, khả năng phản hồi, hoàn thiện, sự linh hoạt, chính xác, lịch sự, bảo mật, hiểu khách hàng, phương tiện hữu hình.  Nghiên cứu của Armstrong và Davision (1995) Vào năm 1995 thì 2 tác giả Armstrong và Davision đã nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thông qua bài nghiên cứu “An Empirical Investigation of the 6
  19. Dimensions of Service Quality in Australia Accounting Firms”. Trong bài nghiên cứu này thì nhóm tác giả đã kiểm định sự phản hồi của khách hàng bằng mô hình SERVQUAL. Mô hình này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các công ty dịch vụ kế toán. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình. Đối tượng khảo sát của nhóm tác giả là các khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán của các công ty kiểm toán lớn (Big-four) và các khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán của các công ty dịch vụ kế toán tại Úc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ tại các công ty dịch vụ kế toán tại Úc, bao gồm: (1) phương tiện hữu hình (tangibles); (2) hiệu quả phục vụ (effectiveness); (3) sự đồng cảm (empathy) và (4) sự chuyên nghiệp (professionalism).  Nghiên cứu của Saxby và cộng sự (2004) Vào năm 2004 thì Saxby và cộng sự đã nghiên cứu chủ đề chất lượng dịch vụ kế toán thông qua bài nghiên cứu “Service quality in accounting firms: The relationship of service quality to client satisfaction and firm/client conflict”. Trong bài nghiên cứu này thì nhóm tác giả đã dùng mô hình SERVQUAL để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVKT và sự hài lòng của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chất lượng dịch vụ kế toán và sự hài lòng của khách hàng có mối liên hệ với nhau. Thông qua đó, nhóm tác giả đã có một số kiến nghị nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ kế toán, chẳng hạn: các công ty dịch vụ kế toán phải thật sự đáng tin cậy, nhân viên của công ty dịch vụ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, cũng như nhân viên kế toán phải có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kế toán. Hơn nữa, các công ty DVKT cần phải thường xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên. Và nhân viên kế toán trong doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn đến khách hàng, giải đáp thắc mắc của khách hàng phải chính xác. Tất cả các kiến nghị trên góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, từ đó, giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ kế toán được cung cấp bởi các doanh nghiệp DVKT.  Nghiên cứu của Aga và Safakli (2007) 7
  20. Nghiên cứu này được các tác giả thực hiện vào năm 2007, với tiêu đề là: “An Empirical Investigation of Service Quality and Customer Satisfaction in Professional Accounting Firms: Evidence from North Cyprus”. Nghiên cứu này thể hiện đánh giá thực nghiệm về chất lượng DVKT và sự hài lòng của khách hàng trong các công ty kế toán chuyên nghiệp hoạt động ở Bắc Síp. Mục đích chung của nghiên cứu này là để xem xét mô hình SERVQUAL, một công cụ thường được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ tiêu dùng, trong các công ty kế toán chuyên nghiệp và để xác định các yếu tố quản lý có thể tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu còn khám phá mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng, chất lượng DVKT, hình ảnh công ty và giá dịch vụ được cung cấp. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng (1) mô hình SERVQUAL cung cấp phép đo tốt về chất lượng DVKT; tuy nhiên, chỉ có yếu tố sự đồng cảm trong số năm chiều của SERVQUAL có ý nghĩa thống kê liên quan đến sự hài lòng của khách hàng, (2) chất lượng DVKT có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, (3) hình ảnh công ty và giá dịch vụ có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng và (4) giá cả của dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng DVKT. Tác động đến sự hài lòng từ cao nhất đến thấp nhất theo thứ tự lần lượt là hình ảnh tổng thể của công ty, giá cả so với chất lượng và chất lượng dịch vụ (sự đồng cảm). Điều này cho biết hình ảnh công ty là yếu tố quan trọng nhất đối với sự hài lòng của khách hàng, tiếp theo là giá cả và chất lượng dịch vụ, cuối cùng là nhận thức của công ty. Từ kết quả thực nghiệm, bài báo cho rằng khách hàng tin rằng bất kể công ty kế toán nào họ chọn đều phải đảm bảo chất lượng dịch vụ nhất định trong chiến trường cạnh tranh cao.  Nghiên cứu của Yanık và Yıldız (2013) Nghiên cứu này được nhóm tác giả thực hiện vào năm 2013, với tựa đề là “Evaluation of Accounting Service Quality Expected and Perceived by Businesses”. Nghiên cứu này nhằm so sánh chất lượng DVKT mà khách hàng cảm nhận được so với chất lượng mà họ kỳ vọng có sự khác biệt hay không. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 1.950 doanh nghiệp, chỉ sử dụng 1.253 mẫu trong số đó. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng thông qua thang đo 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2