intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB với mục đích quản lý chống thất thoát và hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với đơn vị, cũng như giúp các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM hoạt động tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---o0o--- LÊ THỊ HỒNG LAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 60340301 TP.HCM, NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---o0o--- LÊ THỊ HỒNG LAM GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 60340301 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM TP.HCM, NĂM 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và Tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1 3 TS. Hà Huy Tuấn Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ho ̣ tên ho ̣c viên: Lê Thị Hồng Lam Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 15-5-1988. Nơi sinh: Phú Yên Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1441850086 I- Tên đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM II- Nhiêm ̣ vu ̣ và nô ̣i dung:  Tác giả tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM.  Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB với mục đích quản lý chống thất thoát và hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với đơn vị, cũng như giúp các trường cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM hoạt động tốt hơn. III- Ngày giao nhiêm ̣ vu ̣: ………… IV- Ngày hoàn thành nhiêm ̣ vu ̣: ………… V- Cán bô ̣ hướng dẫn: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀ NH (Ho ̣ tên và chữ ký) (Ho ̣ tên và chữ ký) TS: DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2016 Trân trọng LÊ THỊ HỒNG LAM
  6. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Dương Thị Mai Hà Trâm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này, cũng như đã giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học – Đào tạo sau đại học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Phòng Tổ chức – Hành chính và toàn thể các Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy của trường Đại học Công nghệ Tp. HCM đã quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi tham gia khóa học và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệu thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Quý Lãnh đạo và các cán bộ, giảng viên, công nhân viên chức tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là trường Cao đẳng giao thông vận tải III nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và làm luận văn này, cũng như đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát bảng câu hỏi, thu thập thông tin thực hiện luận văn. Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn. Trân trọng. LÊ THỊ HỒNG LAM
  7. iii TÓM TẮT Thiết lập một hệ thống KSNB là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó phương pháp quản lý không phải bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm: * Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, giảm chất lượng đào tạo...), * Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp... * Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. * Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quy định của luật pháp. * Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng tổ chức hệ thống KSNB áp dụng vào các khối trường Cao đẳng nói chung và các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM nói riêng, một loại hình đơn vị sự nghiệp mang tính đặc thù, góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở các đơn vị này cũng như đáp ứng các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo là sự cần thiết khách quan. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vẫn đề đặt ra trong thực tiễn giúp cho các trường kiểm soát được tình hình tài chính, chống thất thoát. Đồng thời cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn khi có điều kiện. Đề tài dựa trên nền tảng lý thuyết COSO 1992 và INTOSAI đưa ra năm yếu tố cơ bản có tác động đến việc nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Sau khi thiết kế thang đo có tham khảo ý kiến của nhóm thảo luận, 25 câu hỏi được đặt ra theo thang đo likert để kiểm tra sự tác động của các nhân tố. Sau kiểm định độ tin cậy – Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, kết quả cho thấy có 5 yếu tố cơ bản tác động cùng chiều đến việc hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM, đó là: môi
  8. iv trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong đó yếu tố Thông tin và truyền thông có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả phân tích của mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB tại các trường Cao Đẳng công lập trên địa bàn TP HCM. Các kiến nghị này được trình bày ở chương 5 theo từng nhân tố tác động lên hệ thống KSNB Cuối cùng, tác giả đưa ra những hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo. Phần cuối của luận văn là tài liệu tham khảo và các phụ lục phục vụ đề tài.
  9. v ABSTRACT Establishing an Internal Control System is setting up a monitoring mechanism in which management method is not by faith, but by the explicit provisions to: * Reduce the danger of potential risks during operations (errors causing damage inadvertently, the risks make the plan to be slow, increasing costs, reducing quality of training ...), * Protect property from damage, loss, diminution, fraud, theft ... * Ensure the accuracy of the accounting data and financial statements. * Ensure that all members comply with the rules of the unit as well as the provisions of the law. * Ensure optimal use of resources and achieve the goals set out. However, now there is no topic which research on the work of Internal Control at public colleges in HCM City area. So, researching building organization Internal Control System applied to the College blocks in general and public Colleges in HCM City in particular, a type of business units with specific characteristics, contributing improve the quality of financial management in these units as well as satisfy the requirements of educational and training innovation is an objective necessity. The theme "The solutions for improving the effectiveness of internal control systems at public Colleges in Ho Chi Minh City" researching to contribute to solve the problems which posed in practical help schools to control the financial situation and avoid loss. It also creates the premise for studies in a wider range when there is condition for studying. The theme is based on COSO 1992 and INTOSAI theory offers five basic factors, impacting on improving the efficiency of the Internal Control System of public Colleges in HCM City area. After designing the scales which is consulted by the discussion group, 25 questions were posed under Likert scale to test the impact of these factors. After testing the reliability - Cronbach's Alpha and analyze EFA, the result shows that there are 5 basic factors affecting the same way to improve the Internal Control System at the public Colleges in HCM City area, they are:
  10. vi Controlling environment, risk assessment, controlling activities, information and communication, monitoring. Among them, element of Information and Communication is the strongest impact. Based on the analytical results of the research model, the authors give the petitions to improve the efficiency of Internal Control Systems at public Colleges in HCM City area. These petitions are presented in Chapter 5 for each factor impacts on Internal Control System. Finally, the author gives the limitations of the theme and the next research directions. The last part of the thesis is reference documents and appendixes serving this subject.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................ v MỤC LỤC .................................................................................................................vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... xiii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... xv I: Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. xvi II Mục tiêu của đề tài....................................................................................xvii III Nội dung nghiên cứu ............................................................................. xviii IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... xviii VI Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... xix VII: Đóng góp mới của đề tài........................................................................ xix VIII: Cấu trúc của luận văn ........................................................................... xix CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................. 1 1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước.................................................................. 1 1.1.1 Nghiên cứu trong nước .................................................................. 2 1.2 Tổng quan các trường CĐCL trên địa bàn TPHCM .................................. 4 1.3 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .............. 7
  12. viii 2.1 Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ ................................................. 7 2.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ............................................................. 9 2.3 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB ......................................... 10 2.4 Một số mục tiêu của KSNB ..................................................................... 15 2.5 Đặc điểm tổ chức KSNB trong hoạt động ngành giáo dục ...................... 17 Kết luận chương 2 .......................................................................................... 18 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 19 3.1 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài................................................. 21 3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 22 3.3.1 Dữ liệu sơ cấp .............................................................................. 22 3.3.2 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................ 24 3.4 Xây dựng thang đo ................................................................................... 25 3.4.2 Xây dựng thang đo biến phụ thuộc .............................................. 28 Kết luận chương 3 .......................................................................................... 29 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM........................................................................................................... 30 4.1 Giới thiệu sơ lược các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM 30 4.1.1 Chức năng, nhiệm vụ ................................................................... 31 4.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 31 4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM ........................................................................................... 35
  13. ix 4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM ....................................................................................... 36 4.2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM .............................................................................. 37 4.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM...................................................................... 38 4.2.4 Thực trạng thông tin truyền thông trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM ....................................................................................... 39 4.2.5 Thực trạng giám sát trong các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn TP HCM .......................................................................................................... 40 4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................... 40 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha ........ 40 4.3.1.1 Môi trường kiểm soát .............................................................41 4.3.1.2 Đánh giá rủi ro .......................................................................43 4.3.1.3 Hoạt động kiểm soát ..............................................................44 4.3.1.4 Thông tin truyền thông...........................................................45 4.3.1.5 Giám sát .................................................................................46 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá – EFA ............................................. 47 4.3.3. Phân tích tương quan hệ số Pearson ........................................... 52 4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 54 4.3.4.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................54 4.3.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ...............56 4.3.5 Mô hình lần cuối .......................................................................... 57 4.3.6 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy ................................. 57
  14. x 4.3.6.1 Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity) .......58 4.3.6.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .............................59 CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM ................. 62 5.1 Quan điểm hoàn thiện .............................................................................. 62 5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 63 5.2.1 Về thông tin và truyền thông ....................................................... 63 5.2.2 Về đánh giá rủi ro ........................................................................ 64 5.2.3 Về hoạt động kiểm soát ............................................................... 65 5.2.4 Về công tác giám sát .................................................................... 68 5.2.5 Về môi trường kiểm soát ............................................................. 69 Kết luận chương 5 .......................................................................................... 71
  15. xi DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu, chữ Diễn giải viết tắt American Acounting Association 1 AAA (Hội kế toán Hoa Kỳ ) 2 AICPA American Institute of Certified Public Accountants (Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ ) 3 BCTC Báo cáo tài chính 4 CĐCL Cao đẳng công lập 5 CĐNCL Cao đẳng ngoài công lập 6 COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission 7 CĐ Cao đẳng 8 ĐH Đại học Financial Executive Institute. 9 FEI (Hiệp hội các nhà quản trị tài chính) 10 GS Giám sát 11 GTVT Giao thông vận tải 12 HD Hoạt động 13 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 14 KSNB Kiểm soát nội bộ 15 MTKS Môi trường kiểm soát International Organization of Supreme Audit Institutions 16 INTOSAI ( Hiệp hội kiểm toán nhà nước quốc tế ) 17 IMA Institute of Management Acountants (Hiệp hội kế toán viên) quản trị of Internal Auditor (Hiệp hội kiểm toán viên nội Institute 18 IIA bộ) 19 SL Số lượng 20 RR Rủi ro
  16. xii TT Ký hiệu, chữ Diễn giải 21 viết tắt TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 22 TTTT Thông tin truyền thông
  17. xiii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Ý nghĩa của từng trị trung bình đối với thang đo khoảng ........................24 Bảng 3.8:Thống kê dự lệu thu thập ..........................................................................28 Bảng 4.2: Thống kê theo giới tính ............................................................................36 Bảng 4.3: Thống kê theo số năm làm việc ................................................................36 Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát MTKS ........................................36 Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát đánh giá rủi ro ............................37 Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát HĐKS ........................................38 Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát thông tin truyền thông................39 Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát giám sát ......................................40 Bảng 4.9:Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của nhân tố Môi trường kiểm soát .41 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố đánh giá rủi ro ...........43 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của yếu tố hoạt động kiểm soát ..44 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha yếu tố thông tin và truyền thông lần 2 ...........................................................................................................................46 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của biến Giám sát .......................47 Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ..................................49 Bảng 4.15: Bảng phương sai trích lần cuối ..............................................................50 Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhân tố thang đo biến độc lập ...................................51 Bảng 4.17: Bảng thống kê Hệ số tương quan Pearson ..............................................53 Bảng 4.18: Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc phân tích hồi quy .........55 Bảng 4.19: Kiểm định sự phù hợp của mô hình .......................................................55 Bảng 4.20: Kiểm định ANOVA ................................................................................55
  18. xiv Bảng 4.22: Bảng hệ số kiểm định Durbin Watson ....................................................59 Bảng 5.1: Bảng xắp sếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta đã chuẩn hóa của các yếu tố ................................................................................................................................63
  19. xv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu kiểm soát nội bộ của COSO ..................................................17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................20 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................22 Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức cán bộ ................................................................................32 Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa phần dư và giá trị dự đoán.......................................58 Hình 4.3: Đồ thị P-Plot..............................................................................................60 Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư chuẩn hóa .................................................61
  20. xvi PHẦN MỞ ĐẦU I: Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng nhiều, không chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý nhân lực, tài chính. Thiết lập một HT KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó phương pháp quản lý không phải bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm: * Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, giảm chất lượng đào tạo...), * Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp... * Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. * Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quy định của luật pháp. * Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Các trường Cao đẳng công lập nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo, tuy nhiên các trường hiện đang chuyển dần sang tự chủ về tài chính, tự lấy thu bù đắp chi và tạo lợi nhuận,hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo phương thức trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trường Cao đẳng công lập nói riêng đã và đang được thực hiện theo các văn bản nhà nước qui định, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng hệ thống quản lý đang vận dụng trong các trường còn bộc lộ một số hạn chế trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0