intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại Công ty TNHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Giải pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại Công ty TNHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại công ty Anheuser Busch Inbev Việt Nam Tìm hiểu những kiểm soát hiện tại của hệ thống này nhằm: Đưa ra giải pháp nhằm hướng đến nâng cao tính kiểm soát cũng như phát triển hệ thống thông tin kế toán tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Giải pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại Công ty TNHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LANG THỊ HỒNG NGỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ANHEUSER BUSCH INBEV VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ NGÀNH: 8340301 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN BÍCH LIÊN BÌNH DƢƠNG - NĂM 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán tại Công ty TNHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào trước đây. Học viên cao học Lang Thị Hồng Ngọc
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên vô cùng lớn lao từ nhiều phía. Trước tiên tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Bích Liên, người hướng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các Quý thầy cô công tác tại Phòng Đào Tạo Sau Đại Học đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình tác giả học tập, và hoàn thiện luận văn. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp tại công ty TNHH AB Inbev Việt Nam đã hỗ trợ, nhiệt tình giải đáp những vướng mắc liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đặc biệt gia đình và tất cả bạn bè là điểm tựa và niềm động viên lớn lao để tác giả có động lực kiên trì hoàn thành luận văn này. Học viên cao học Lang Thị Hồng Ngọc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ......................................................................................................... i CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Công ty THHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam ........... 1 1.2. Những vấn đề cần nghiên cứu .................................................................. 2 1.2.1. Thực trạng thực hiện HTTTKT tại công ty AB Inbev Việt Nam ....... 2 1.2.2. Kiểm soát HTTTKT tại công ty AB Inbev Việt Nam ..................... 09 1.2.2. Hướng nghiên cứu cho luận văn ....................................................... 09 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các nghiên cứu có liên quan .................................................................. 11 2.2. Lý thuyết về kiểm soát hệ thống thông tin kế toán ................................ 12 2.2.1. Lý thuyết về hệ thống thông tin ........................................................ 12 2.2.2. Hệ thống thông tin kế toán ............................................................... 14 2.3. Mô hình kiểm soát và kiểm soát nội bộ ................................................. 16 2.3.1. Mô hình kiểm soát ............................................................................. 16 2.3.2. Kiểm soát nội bộ ............................................................................... 17 2.3.2.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ ......................................................... 17 2.3.2.2. Các dạng kiểm soát nội bộ ........................................................... 18 2.3.2.3. Kiểm soát nội bộ trong hệ thống thông tin kế toán ...................... 19 2.4. Tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán.............................. 23 2.5. Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong môi trường CNTT ............ 24 2.5.1. Đặc điểm môi trường tin học ảnh hưởng tới kiểm soát nội bộ ......... 24 2.5.2. Các hoạt động kiểm soát trong môi trường máy tính ....................... 39 2.5.3. Khung kiểm soát COBIT .................................................................. 31 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 36 3.2. Khuôn mẫu đánh giá .............................................................................. 37 3.3. Lựa chọn thang đo .................................................................................. 38 3.4. Chọn mẫu ............................................................................................... 39 3.5. Thu thập dữ liệu ..................................................................................... 39 3.5.1. Các loại dữ liệu ................................................................................. 39 3.5.2. Thu thập dữ liệu ................................................................................ 40 3.5.2.1. Các loại dữ liệu .............................................................................. 40 3.5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 40 3.5.3. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................ 40 3.6. Phương pháp phân tích trình bày dữ liệu ............................................... 41 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  5. 4.1. Thông tin chung ..................................................................................... 43 4.2 Nội dung khảo sát .................................................................................... 46 4.2.1. Môi trường kiểm soát ........................................................................ 46 4.2.2. Đánh giá rủi ro .................................................................................. 49 4.2.3. Hoạt động kiểm soát.......................................................................... 52 4.2.4. Thông tin và truyền thông ................................................................. 56 4.2.5. Hoạt động giám sát............................................................................ 57 CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 5.1.Ưu điểm và hạn chế của Kiểm soát HTTTKT trong Công ty Anheuser Busch Inbev VN ....................................................................................................... 59 5.1.2. Ưu điểm ............................................................................................... 59 5.1.3. Hạn chế ................................................................................................ 66 5.2. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ............................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT AICPA: Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ BQL: Ban quản lý BQT: Ban quản trị COBIT: (Control Objectives for Information and related Technology): Kiểm soát các vấn đề đối với thông tin và kỹ thuật liên quan. COSO (the Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission): Ủy ban chống gian lận báo cáo tài chính CNTT: Công nghệ thông tin IT (Information Technology): Công nghệ thông tin ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. HĐQT: Hội đồng quản trị HTTT: Hệ thống thông tin HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán KSNB: Kiểm soát nội bộ SAP ERP: Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Các vùng mục tiêu của CobiT • PO: Lập kế hoạch và tổ chức • AI: Hình thành và triển khai • DS: Phân phối và hỗ trợ • ME: Giám sát và đánh giá i
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Lưu đồ hoạt động bán hàng – thu tiền: .................................................. 6 Bảng 1.2 Lưu đồ mua hàng – thanh toán .............................................................. 8 Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ............................................... 10 Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu ........................................................................... 38 Bảng 3.2: Bảng thống kê câu hỏi khảo sát .......................................................... 41 Bảng 4.1 Cơ cấu nhân viên theo thâm niên ........................................................ 44 ii
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Cơ sở dữ liệu tập trung và chia sẻ thông tin........................................... 5 Hình 2.1 Lịch sử phát triển của COBIT .............................................................. 32 Hình 2.2 Chu trình PDCA ................................................................................... 35 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................. 36 iii
  9. TÓM TẮT Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo độ tin cậy, kịp thời và chính xác của thông tin kế toán. Đặc biệt là đối với một doanh nghiệp thuộc tập đoàn lớn trên thế giới ANHEUSER BUSCH INBEV. Nghiên cứu hướng đến tìm hiểu những điểm mạnh, tính ưu việt tại doanh nghiệp thuộc tập đoàn quy mô thế giới. Cũng như tìm và đưa ra những biện pháp nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp này khi được đưa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tác giả tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận, chủ yếu là những lý thuyết về hệ thống thông tin và khung kiểm soát CoSo 2013 để làm rõ quan điểm: HTTTKT cũng là một hệ thống và có hệ thống KSNB riêng giúp kiểm soát hệ thống này. Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng. + Định tính: Phân tích thiết kế kiểm soát hệ thống thông tin kế toán + Định lượng: Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán bằng phương pháp kiểm định trung bình tổng thể các thành phần của hệ thống kiểm soát thông tin kế toán. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát trong hệ thống thông tin kế toán. Nghiên cứu đánh giá chi tiết về hoạt động kiểm soát dựa trên đánh giá 5 thành phần KSNB “môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; kiểm soát; truyền thông và giám sát”. 17 nguyên tắc thuộc 5 thành phần được thể hiện trong bảng khảo sát với tổng số 38 câu hỏi, 52/56 nhân viên tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 17 nguyên tắc đánh giá, công ty đều đáp ứng tốt. Tuy nhiên qua thời gian vận hành lâu và không được giám sát thực hiện thường xuyên. Các thủ tục kiểm soát đã bộc lộ một số yếu kém như: báo cáo xuất ra từ phần mềm không chính xác; dữ liệu kế toán lệch so với thực tế do nhập liệu trước khi có chứng từ; thiếu camera giám sát… Từ những yếu kém được phát hiện, tác giả đã lập luận kết hợp với tham khảo tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia là kế toán trưởng của công ty và iv
  10. người hướng dẫn khoa học. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém và nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trên cả 5 thành phần: - Môi trường kiểm soát: cần chú trọng hơn việc chứng tỏ sự cam kết về tính chính trực và các giá trị đạo đức đến nhân viên. Tích cực hơn trong công tác tuyển nhân viên có chuyên môn cao và đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tại công ty. - Đánh giá rủi ro: đánh giá lại rủi ro đối với việc không có camera giám sát khu vực nhận hàng (hàng ký cược dùng làm cơ sở cấn trừ công nợ). - Hoạt động kiểm soát: hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cần được thực hiện nghiêm túc, có văn bản hướng dẫn rõ ràng. Yêu cầu nhân viên tuân thủ quy định định về bảo mật tài khoản. - Thông tin và truyền thông: truyền thông đầy đủ các quy định đến nhân viên mới, tránh trường hợp nhân viên không nắm đươc quy định chính thức từ công ty. - Hoạt động giám sát: kiểm tra và xử lý tình trạng đánh giá hộ hoặc không đánh giá KPI, xử lý lỗi phần mềm đã được báo cáo trước đó. Công ty phát triển nhanh chóng, tăng trưởng liên lục về quy mô kinh doanh, sản xuất đồng nghĩa với việc những rủi ro tiềm tàng cũng tăng lên. Việc kiểm soát trong HTTTKT cũng cần được chú trọng hơn. Giám sát để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, theo sát hoạt động của công ty. Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của công ty. v
  11. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU KIỂM SOÁT HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH ANHEUSER BUSCH INBEV VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, mô tả cho người đọc những thông tin về tình hình tài chính của công ty. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định liên quan đến công ty của nhà quản lý công ty, tập đoàn hay những đối tượng bên ngoài khác như nhà đầu tư. Ngoài ra còn để phục vụ việc thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nước. Tóm lại chất lượng thông tin kế toán đóng vai trò quyết định trong vận hành, đánh giá và ra quyết định về công ty. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin kế toán hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin cũng có những thay đổi nhanh chóng, tối ưu và phức tạp hơn so với truyền thống. Để đảm bảo thông tin kế toán hữu ích, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy. Mỗi doanh nghiệp đều cần kiểm soát của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp giúp đảm bảo môi trường kiểm soát của tổ chức được ổn định, vững mạnh. Giúp ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót, gian lận trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Việc các tổ chức kinh tế gian lận thông tin kế toán dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế cho các nhà đầu tư vào tổ chức này, thất thoát thuế cho những nước sở tại và sau cùng là có thể dẫn đến sự phá sản của công ty. Đa phần hệ thống thông tin kế toán của những tổ chức kinh tế này đã có sự tác động của con người để cho ra thông tin kế toán sai lệch. Việc đánh giá tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán là cần thiết cho cả đối tượng sử dụng bên trong và ngoài tổ chức kinh tế. Tại công ty được nghiên cứu, So với các đối thủ là các công ty bia, nước giải khát trong nước thì Anheuser Busch Inbev là một công ty mới gia nhập thị trường bia trong nước. Mọi quyết định kinh doanh đều cần mang tính đột phá vi
  12. nhưng cần thận trọng để phát triển bền vững. Bên cạnh đó công ty có trụ sở chính tại nước ngoài (Bỉ) và do kinh doanh trong ngành hàng đặc thù nên cần minh bạch trong thông tin kế toán để đáp ứng nhu cầu thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước. Chất lượng thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng trong vận hành, được quyết định bởi kiểm soát hệ thống thông tin kế toán. Công ty luôn hoạt động trên nguyên tắc: “Phát triển kinh doanh là điều quan trọng nhưng quan trọng nhất vẫn là việc bảo vệ danh tiếng Công ty, để làm được điều này chúng ta phải đảm bảo luôn kinh doanh một cách đúng đắn. Tài sản vô giá của Công ty chính là sự trung thực & liêm chính” Nghiên cứu hướng đến tìm hiểu những điểm mạnh, tính ưu việt tại doanh nghiệp thuộc tập đoàn quy mô thế giới. Cũng như tìm và đưa ra những biện pháp nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp này khi được đưa vào hoạt động tại thị trường Việt Nam. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài Yếu tố nội tại của doanh nghiệp được hướng nghiên cứu đến, tại công ty TNHH ANHEUSER BUSCH INBEV VIỆT NAM hoạt động kiểm soát vẫn chưa đi vào guồng, còn tồn tại nhiều bất cập. Kết quả của nghiên cứu là hướng đến nâng cao tính hữu hiệu và khắc phục những bất cập trong kiểm soát hệ thống thông tin kế toán của công ty mà tác giả nhận thấy được qua quá trình công tác tại công ty 2. Mục tiêu luận văn Mục tiêu chung: Thông qua phân tích đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại công ty Anheuser Busch Inbev Việt Nam Tìm hiểu những kiểm soát hiện tại của hệ thống này nhằm: Đưa ra giải pháp nhằm hướng đến nâng cao tính kiểm soát cũng như phát triển hệ thống thông tin kế toán tại công ty. Mục tiêu cụ thể: + Lý luận về HTTTKT và việc kiểm soát hệ thống thông tin kế toán; vii
  13. + Khái quát và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB và KSNB trong HTTTKT (kiểm soát hệ thống thông tin kế toán) + Đánh giá tính hữu hiệu kiểm soát hệ thống thông tin kế toán thông qua đánh giá những thành phần của hệ thống kiểm soát. Nhằm xác định hệ thống hoạt động hiệu quả; quy định và pháp luật được tuân thủ; thông tin chính xác, kịp thời. + Đưa ra những giải pháp nâng cao tính hữu hiệu hoạt động kiểm soát trong hệ thống, khắc phục những lỗ hổng nếu có. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này tác giả tim cách giải quyết các câu hỏi sau đây: (1) Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán là gì? (2) Cơ sở nào phù hợp để đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát HTTTKT? (3) Những hoạt động kiểm soát nào đang được sử dụng trong HTTTKT? (4) Điểm mạnh và yếu kém nào đang tồn tại trong vận hành HTTTKT? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: hệ thống thông tin kế toán và hoạt động kiểm soát của hệ thống thông tin kế toán đang được áp dụng tại Công Ty Tnhh Anheuser Busch Inbev Việt Nam. + Phạm vi nghiên cứu trong luận văn: tại Công Ty Tnhh Anheuser Busch Inbev Việt Nam, Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, bài luận văn chỉ nghiên cứu thực tế doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đánh giá hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán bao gồm: đánh giá thiết kế kiểm soát và đánh giá sự thực hiện theo thiết kế. + Định tính: Phân tích thiết kế kiểm soát hệ thống thông tin kế toán Luận văn sử dụng cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán và quy trình kiểm soát của hệ thống Coso quốc tế và trong nước qua các tài liệu, báo chí, sách từ thư viện và internet. Cùng với các tài liệu quy định có liên viii
  14. quan tới hoạt động kiểm soát của công ty Tnhh Anheuser Busch Inbev Việt Nam. Nhằm phân tích những hoạt động kiểm soát trong hệ thống thông tin kế toán của công ty. + Định lượng: Đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin kế toán bằng phương pháp kiểm định trung bình tổng thể các thành phần của hệ thống kiểm soát thông tin kế toán. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát trong hệ thống thông tin kế toán Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu phi thực nghiệm: + Quan sát: nhà nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Thu thập các văn bản và tìm hiểu quy định phân công phân nhiệm của các đối tượng tham gia vào hệ thống thông tin kế toán của công ty. Các quy trình hiện đang áp dụng tại Công ty Tnhh Anheuser Busch Inbev Việt Nam như các quy định, các chứng từ, trình tự công việc, trình tự luân chuyển chứng từ và trình tự báo cáo, … + Phỏng vấn trực tiếp: Tác giả thực hiện phỏng vấn một vài đối tượng hiểu biết về hệ thống, cụ thể là các chức danh: giám đốc nhà máy; kế toán trưởng; quản lý kế toán tổng hợp; quản lý kế toán bán hàng; quản lý kế toán kho… để có được những hiểu biết cụ thể hơn về hệ thống thông tin kế toán, và những hoạt động kiểm soát đang vận hành. Tìm ra những ưu điểm và nguyên do của những tồn tại. + Điều tra bảng câu hỏi: tác giả gửi bảng câu hỏi trực tiếp; ... để khảo sát vấn đề trên nhiều người dùng mà không làm mất thời gian, công sức và tiếp cận được những ý kiến mà người được phỏng vấn không muốn đề cập trực tiếp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn đã nêu ra những rủi ro trong môi trường kế toán có ứng dụng công nghệ thông tin mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Trình bày những lý do cấp thiết cho câu hỏi tại sao các doanh nghiệp cần kiểm soát hệ thống thông tin kế toán. ix
  15. Luận văn chú trọng nghiên cứu thực tiễn. Ứng dụng lý thuyết để đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ trong hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Những đánh giá của luận văn cung cấp cho ban quản lý Công ty AB INBEV VIỆT NAM những tham khảo quan trọng về tình hình vận hành thực tế của HTTTKT trong công ty. Kết quả của nghiên cứu là những giải pháp thiết thực mà doanh nghiệp cần sớm ứng dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, khắc phục những tồn tại có thể trở thành rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hệ thống thông tin kế toán. Ngoài ra các doanh nghiệp khác có thể tham khảo ứng dụng phương pháp đánh giá của nghiên cứu để đánh giá hoạt động kiểm soát tại doanh nghiệp mình. 7. Trình bày và bố cục luận văn + Phần mở đầu: giới thiệu về các lý do chọn lựa đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài + Chương 1: Tổng quan về công ty và những vấn đề cần nghiên cứu + Chương 2: Cơ sở lý thuyết dùng giải quyết vấn đề cần nghiên cứu + Chương 3: Phương pháp nghiên cứu + Chương 4. Kết quả nghiên cứu + Chương 5. Nhận xét, giải pháp và kiến nghị x
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về Công ty THHH Anheuser Busch Inbev Việt Nam Công ty TNHH Anheuser-Busch InBev Việt Nam là công ty bia thuộc tập đoàn Anheuser-Busch InBev viết tắt là AB InBev. Là một tập đoàn sản xuất nước giải khát và rượu bia đa quốc gia có trụ sở tại Leuven Bỉ, hãng sản xuất bia lớn nhất thế giới. Có 25% thị phần toàn cầu. AB InBev được hình thành thông qua ba vụ sáp nhập liên tục của ba tập đoàn sản xuất bia rượu quốc tế. Interbrew từ Bỉ, Ambev từ Brazil và Anheuser Busch từ Hoa Kỳ. Tập đoàn này có 16 nhãn hiệu mỗi mã nhãn hiệu tạo ra hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Năm 2018 tập đoàn có 227 nhãn hiệu bia nổi tiếng như: Budweiser, Corona, Stella Artois, và các thương hiệu quốc tế như: Becks‟s, Hoegaarden Leffe và Stella. Các thương hiệu bán trên thị trường quốc tế như; Bud Light, Skol, Brahma, … Tập đoàn vận hành sản xuất tại hơn 50 quốc gia, sản phẩm bán ra tại 150 quốc gia, với 13.000 điểm phân phối. . . Sau vụ sáp nhập năm 2008 với Anheuser Busch công ty bắt đầu báo cáo kết quả tài chính của mình bằng USD. Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2018 đạt 4.8%, lợi nhuận ròng đạt 22.080 triệu USD với tổng sản lượng 56.700 triệu lít bia bán ra thị trường thế giới. Năm 2015 AB Inbev mua lại đối thủ của mình là SABMiller với giá 106 tỷ USD. Nâng thị phần của tập đoàn trên toàn thế giới lên 30%. Công ty TNHH Anheuser-Busch InBev Việt Nam được tập đoàn AB Inbev thành lập tại thị trường Việt Nam năm 2014. Trụ sở văn phòng đặt tại thành phố Hồ chí Minh, nhà máy sản xuất bia đặt tại tỉnh Bình Dương, có hệ thống kho đặt tại TP Đà Nẵng và TP. Hà Nội. Hệ thống nhà phân phối và khách hàng trải dài trên cả nước. Thị phần bia tiếp tục tăng nhanh. Công ty mới được thành lập tại thị trường Việt Nam, bộ máy quản lý công ty đã được hoạch định bởi các cấp quản lý của tập đoàn. Tuy nhiên, do những đặc thù khi kinh doanh tại Việt Nam như: Thị trường bia màu mỡ đầy cạnh tranh với 1
  17. những thương hiệu bia đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi như: Heineken; Tiger; Bia Sài Gòn… Những đặc điểm về môi trường pháp lý của Việt Nam đối với lĩnh vực bia rượu cũng có những khác biệt nhất định so với các quốc gia khác dẫn đến bộ máy quản lý cũng được điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, do ban quản lý trực tiếp được thành lập mới, dẫn đến hoạt động chưa thật sự đi vào guồng. Những lỗ hổng hoạt động vẫn tồn tại, đây cũng là lý do bài nghiên cứu này được thực hiện. 1.2. Những vấn đề cần nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu tính hữu hiệu của kiểm soát thực hiện hệ (1) Thực trạng thực hiện hoạt động kiểm soát và tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát sự vận hành HTTTKT? (2) Điểm mạnh và yếu kém nào đang tồn tại trong vận hành hệ thống thông tin kế toán, phương pháp nào phù hợp để khắc phục những yếu kém đó. Để nghiên cứu những vấn đề trên. Luận văn thực hiện nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát hệ thống thông tin kế toán hiện hành của công ty. 1.2.1. Thực trạng thực hiện HTTTKT tại công ty AB Inbev Việt Nam Hệ thống thông tin kế toán của công ty được thực hiện dựa trên ứng dụng ERP (Enterprise Resource Planning), ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Có thể hình dung ERP như là một phần mềm khổng lồ cho phép quản lý tổng thể doanh nghiệp thông qua các quy trình cốt lõi để điều hành một công ty: tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm và những thứ khác. Thay vì phải dùng nhiều phần mềm cho từng quy trình riêng biệt thì ERP tích hợp tất cả các quy trình trên vào một hệ thống duy nhất. Phần mềm ERP sử dụng công nghệ mới nhất như: tin học và trí thông minh nhân tạo. Một tổ chức có thể dùng phần mềm này để thu thập, lưu trữ, quản lý và giải thích dữ liệu từ những hoạt động kinh doanh theo thời gian thực Cụ thể, AB Inbev đang sử dụng phần mềm SAP ERP. Được phát triển bởi công ty SAP SE của Đức. Một trong những phần mềm quản lý doanh nghiệp 2
  18. được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới được phát triển trên nền tảng ERP, vận hành theo phương thức vận hành của ERP đã nêu ở trên. Thông qua tính năng tích hợp; đồng bộ hóa, tự động hóa. a. Thành phần SAP ERP: o Quy trình nghiệp vụ: quy trình xử lý thông tin của doanh nghiệp trền phần mềm gắn liền với quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Khi hoạt động kinh doanh diễn ra hoạt động phân tích thông tin để nhập liệu và xử lý trên hệ thống máy tính cũng diễn ra song song. Vd: khi tiếp nhận yêu cầu bán hàng, nhân viên (A) sẽ đối chiếu số lượng hàng được bán trong tồn kho → gửi email nhận đơn hàng từ khách hàng → tạo đơn hàng trên hệ thống. Như vậy quy trình xử lý thông tin nhận đơn hàng đã diễn ra khi có quy trình kinh doanh (nhận đơn hàng) diễn ra. Thông tin chỉ được xử lý và nhập liệu khi có nghiệp vụ thật sự xảy ra; đảm bảo hợp lệ, đầy đủ chứng từ. o Phần mềm xử lý nghiệp vụ trên máy tính : SAP ERP o Hệ thống thiết bị: Công ty sử dụng hệ thống máy tính bàn song song với máy tính xách tay cho nhân viên cần làm việc bên ngoài công ty; Hệ thống kết nối mạng cáp hoặc kết nối không dây để truyền dữ liệu; hệ thống thông tin nội bộ. o Cơ sở dữ liệu: tất cả các dữ liệu từ các phòng ban khác nhau trong công ty nhập vào, sử dụng và lưu trữ chung trong server (máy chủ cung cấp dịch vụ mạng và lưu trữ cũng như cung cấp dữ liệu). Đối với SAP ERP máy chủ là máy chủ ảo, được xây dựng bởi điện toán đám mây. o Con người tham gia vào quy trình xử lý thông tin của SAP ERP. Cụ thể, con người tham gia quá trình tiếp nhận thông tin, tham khảo, khởi tạo nghiệp vụ trong phần mềm. Tiếp nhận báo cáo xuất ra từ phần mềm, phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh, thực hiên tiếp nối quy trình xử lý thông tin của phần mềm. Những thành phần trên kết hợp với nhau để vận hành phần mềm. Cùng hoạt động theo quy trình nghiệp vụ có sẵn. Tuân theo những nguyên tắc sau: 3
  19. b. Nguyên tắc hoạt động của SAP ERP: Phân hệ và tích hợp: SAP ERP là phương tiện quản lý toàn bộ doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể kiểm soát được mọi hoạt động, từ sản xuất đến kinh doanh. Phần mềm thiết lập quy trình nghiệp vụ bằng cách tích hợp nhiều phân hệ để xử lý quy trình kinh doanh. Nhập và lưu trữ thông tin chung trong một cơ sở dữ liệu, sao cho các phân hệ trong doanh nghiệp truy cập được. Các phân hệ xử lý trong công ty bao gồm: o Tài chính FRM (Finance Resource Management): kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý chuỗi cung ứng tài chính (bao gồm con người, các hoạt động và hệ thống sổ sách, nguồn lực liên quan đến tài chính công ty). Trong phân hệ này, riêng hoạt động quản lý và lưu trữ hóa đơn bán hàng, doanh nghiệp có sử dụng phần mềm hỗ trợ là E Invoice (thông tin xuất hóa đơn được vẫn được lấy từ phần mềm SAP ERP) o Cung ứng SCM (Supply Chain Management): bán hàng và phân phối, mua và quản lý nguyên vật liệu; hậu cần (logistics), quản lý chất lượng. Những thông tin liên quan cần kiểm soát thường là: đơn hàng; tình hình giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu; tình trạng số lượng, chất lượng hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho. o Lập kế hoạch nguồn lực sản suất MRP (Manufacturing Resource Planning): là sự phối hợp tối đa nguồn lực cho toàn bộ công ty thông qua kiểm soát: (1) hàng tồn kho; lập và cải thiện lịch trình sản xuất, đánh giá nhà cung cấp thông qua sản lượng; (2) đối với thiết kế kỹ thuật, cải thiện kiểm soát thiết kế, kiểm soát chất lượng; (3) chi phí và tài chính, giảm vốn lưu động hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hồ sơ tồn kho. o Quản lý nguồn nhân lực HRM (Human Resource Management): Theo biên chế quản lý nhân viên bao gồm tuyển dụng; huấn luyện, đào tạo; kiểm soát sử dụng nhân lực; tính và trả lương. Phân hệ này tích hợp với phân hệ tài chính, thể hiện ở: tính lương, chi lương, chi phí sử dụng nhân lực. 4
  20. o Quản trị quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng CRM (Customer Relationship Management): (1) Quan hệ với nhà cung cấp: liên quan đến hoạt động mua hàng và công nợ liên quan đến phân hệ tài chính. Lưu trữ thông tin khách hàng. Doanh nghiệp cần quyết định lựa chọn nhà cung cấp, thiết lập chính sách quan hệ với nhà cung cấp (công nợ, thanh toán). Giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin thực hiện mục tiêu cụ thể dễ dàng; (2) Quan hệ khách hàng: giúp doanh nghiệp và khách hàng nắm được tình hình đơn hàng, quá trình giao nhận. Nắm được ý kiến phản hồi của khách hàng, sẵn sàng xử lý yêu cầu của khách hàng và thực hiện những thủ tục kế toán cần thiết. Giúp doanh nghiệp nắm được lịch sử giao dịch với khách hàng, đưa ra chính sách quan hệ, thực hiện kiểm soát tốt nhất và hiệu quả nhất đối với yêu cầu của khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp.  Sơ đồ hoạt động tích hợp của SAP ERP Hình 1.1 Cơ sở dữ liệu tập trung và chia sẻ thông tin. Information Intergration through EC*ERP System FRM Finance Resource Managemen CRM SCM Customer Supply Relationship Chain Managemen SAP Managemen ERP HRM MRP Human Manufacturi Resource ng Resource Managemen Planning 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2