intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

11
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam" là thông qua nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoạt động trong tình hình mới của tổ chức công đoàn nói chung, Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ MAI KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Với chiều dài của lịch sử 95 năm kể từ khi thành lập, Công đoàn luôn có vị trí quan trọng. Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích người lao động, tổ chức Công đoàn thực hiện nhiều chức năng của mình. Hệ thống tổ chức LUẬN VĂN THẠC SĨ đoàn cơ sở đến cấp Tổng công đoàn rộng lớn, từ cấp công KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH THỊ MAI HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Thị Mai. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bầy trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mai
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Đinh Thị Mai đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán và Khoa Sau đại học, Trường Đại học Công đoàn đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện và hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo. Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu......................................................... 5 7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM ............................................................. 7 1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam ............................................. 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam ......... 7 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.......................... 9 1.2. Tài chính Công đoàn Việt Nam .............................................................. 13 1.2.1. Bản chất, chức năng tài chính công đoàn................................................ 13 1.2.2. Bộ máy quản lý tài chính công đoàn ....................................................... 15 1.2.3. Chu trình quản lý tài chính công đoàn .................................................... 16 1.2.4. Nội dung thu, chi tài chính công đoàn .................................................... 20 1.3. Kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam .......... 26 1.3.1. Cơ sở pháp lý của kế toán tài chính công đoàn ...................................... 26 1.3.2. Tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách kế toán áp dụng .................. 27 1.3.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng kế toán thu, chi tài chính công đoàn ............. 28 1.3.4. Kế toán thu tài chính công đoàn.............................................................. 30
  5. 1.3.5. Kế toán chi tài chính công đoàn .............................................................. 36 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 40 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM .................................................. 41 2.1. Khái quát về Công đoàn Viên chức Việt Nam ...................................... 41 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Viên chức Việt Nam.............. 41 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................................................................................... 45 2.2. Thực trạng quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam........................................................................................................... 56 2.2.1. Quản lý và phân cấp quản lý tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam56 2.2.2. Quản lý thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 58 2.2.3. Quản lý chi tại Công đoàn Viên chức Việt Nam .................................... 61 2.3. Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................................................................. 64 2.3.1. Chế độ kế toán, các chính sách kế toán áp dụng và tổ chức bộ máy kế toán .................................................................................................................... 64 2.3.2. Thực trạng kế toán thu tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ........................................................................................................... 65 2.3.3. Thực trạng kế toán chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ........................................................................................................... 68 2.4. Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ............................................................................... 72 2.4.1. Những kết quả đã đạt được ..................................................................... 72 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................... 75 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 79 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM .......................... 80
  6. 3.1. Quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới ............................................................ 80 3.2. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam...................................................... 81 3.2.1. Dự báo những yếu tố mới ảnh hưởng đến kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ......................................................... 81 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................................................. 82 3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.......................................................................................... 82 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam............................................. 83 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quản lý tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................................................. 83 3.3.2. Hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam .................................................................................................. 86 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ................................................................. 90 3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý .............................................. 90 3.4.2. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ......................................... 90 3.4.3. Đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam ................................................ 91 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 93 KẾT LUẬN........................................................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 95
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BTC Bộ Tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CĐCS Công đoàn cơ sở CĐVCVN Công đoàn Viên chức Việt Nam CĐVN Công đoàn Việt Nam ĐPCĐ Đoàn phí công đoàn ĐV Đơn vị KPCĐ Kinh phí công đoàn LĐLĐ Liên đoàn Lao động NLĐ Người lao động NN Nhà nước TCCĐ Tài chính công đoàn TLĐLĐVN Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Danh mục chứng từ kế toán trong kế toán thu, chi tài chính công đoàn ................................................................................................... 28 Bảng 2.1: Quản lý, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn .......................... 58 Bảng 2.2: Lập dự toán và chấp hành dự toán nguồn thu năm 2018, 2019, 202060 Bảng 2.3: Lập dự toán và chấp hành dự toán chi năm 2018, 2019, 2020) ....... 63 Bảng 2.4. Tỷ trọng phân bổ chi của Công đoàn Viên chức Việt Nam qua các năm 2018, 2019, 2020 ....................................................................... 64 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Hệ thống 4 cấp cơ bản Công đoàn Việt Nam .................................. 16 Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản tạm thu tài chính công đoàn .............................. 33 Sơ đồ 1.3. Kế toán thu, phân phối tài chính công đoàn .................................... 34 Sơ đồ 1.4. Kế toán các khoản phải thu, phải trả ............................................... 35 Sơ đồ 1.5. Thu tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở ............. 36 Sơ đồ 1.6. Chi tài chính công đoàn cấp tổng dự toán ....................................... 38 Sơ đồ 1.7. Chi tài chính công đoàn tại các đơn vị dự toán cấp cơ sở ............... 39 Sơ đồ 2.1. Tổ chức Công đoàn viên chức Việt Nam ........................................ 47 Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán Công đoàn Viên chức Việt Nam .............. 65 Sơ đồ 2.3: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp tổng dự toán...................... 67 Sơ đồ 2.4: Hạch toán các khoản thu tại đơn vị cấp dự toán .............................. 68 Sơ đồ 2.5: Kế toán các khoản chi cấp tổng dự toán .......................................... 70 Sơ đồ 2.6: Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp ................................. 71 Sơ đồ 2.7: Nguồn kinh phí tài trợ .................................................................... 71 Sơ đồ 2.8: Kế toán các khoản chi tài chính công đoàn tại cơ sở ...................... 72
  9. PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Tài khoản kế toán theo Thông tư 107/2017 của Bộ Tài chính Phụ lục 2.1: Phiếu thu Phụ lục 2.2: Thu TCCĐ qua kho bạc Phụ lục 2.3: Thu TCCĐ qua ngân hàng Phụ lục 2.4: Sổ chi tiết TK 51113 – Thu kinh phí công đoàn Phụ lục 2.5: Sổ chi tiết TK 51118 – Thu khác Phụ lục 2.6: Sổ chi tiết TK 354 – Thanh toán với cấp dưới về kinh phí phải thu Phụ lục 2.7: Sổ chi tiết 4624 – Thu xã hội từ thiện Phụ lục 2.8: Phiếu chi Phụ lục 2.9: Chi TCCĐ qua ngân hàng Phụ lục 2.10: Sổ chi tiết TK 341 – Kinh phí cấp cho cấp dưới Phụ lục 2.11: Sổ chi tiết TK 353 – Thanh toán với cấp trên về kinh phí phải nộp Phụ lục 2.12: Sổ chi tiết TK 6611 – Chi hoạt động của đơn vị Phụ lục 2.13: Sổ chi tiết TK 6624 – Chi hoạt động xã hội từ thiện
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với chiều dài lịch sử hơn 90 năm kể từ khi thành lập tổ chức, Công đoàn Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Là tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động thông qua các chức năng của mình, tổ chức Công đoàn Việt Nam là tổ chức rộng lớn của người lao động từ cấp công đoàn cơ sở đến cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tổ chức công đoàn có mặt tại tất cả các loại hình đơn vị, từ cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiệp đoàn... Để hệ thống tổ chức công đoàn tồn tại, hoạt động có hiệu quả, tài chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Là một công đoàn ngành Trung ương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức (CĐVC) Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập ngày 2/7/1994. Từ đó đến nay, trải qua 28 năm phát triển, CĐVC Việt Nam đã đảm nhiệm nhiều chức năng, đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhất là chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCLĐ) là đoàn viên công đoàn. Hệ thống tổ chức CĐVC Việt Nam đã phát triển rộng lớn, bao gồm các cấp công đoàn từ cấp trên trực tiếp cơ sở, cấp công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc đến cấp CĐVC tỉnh, thành phố với nhiều loại hình hoạt động phong phú trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp (DN) trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để hệ thống tổ chức CĐVC tồn tại, hoạt động có hiệu quả, cần quản lý tài chính công đoàn lành mạnh. Hơn nữa, để thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới được đặt ra đòi hỏi CĐVC Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ, trong đó, đổi mới hệ thống quản lý tài chính có ý nghĩa quan trọng. Công đoàn Viên chức Việt Nam đang trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động 61 công đoàn bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương gồm: 25 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 36
  11. 2 công đoàn cơ sở với trên 82 ngàn đoàn viên công đoàn; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo hoạt động đối với 61 Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố, với trên 20 vạn đoàn viên. Cán bộ, đoàn viên trong hệ thống Công đoàn Viên chức Việt Nam là những cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang công tác trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Là những người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời cũng là những người hướng dẫn tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách, pháp luật trong đời sống xã hội. Để duy trì hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đặc biệt trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, khi mà Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực ngày ngày 14 tháng 01 năm 2019 mở ra cơ hội cũng như thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, thì việc quản lý tài chính công đoàn và hệ thống kế toán thu, chi tài chính công đoàn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Hệ thống kế toán tài chính công đoàn nói chung cũng như kế toán tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng, các quy định cụ thể về kế toán tài chính công đoàn còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Kế toán thu và phân phối tài chính công đoàn có điểm chưa phù hợp với yêu cầu thực tế. Chế độ kế toán chậm thay đổi theo chế độ hạch toán mới của Nhà nước. Việc sử dụng tài chính cho các nội dung chi còn những điểm chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình mới. Việc phân cấp tài chính, nguồn nhân lực làm công tác kế toán tài chính thu chi, áp dụng công nghệ thông tin,... cũng có những điểm cần hoàn thiện. Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi tài chính nhằm góp phần giải quyết
  12. 3 những vấn đề cấp bách nêu trên và đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới - thời kỳ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết đối với hoạt động của tổ chức công đoàn nói chung và hệ thống tài chính công đoàn nói riêng. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ đề cập đến hệ thống tài chính nhà nước, quản lý thu chi ngân sách nhà nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học như sau: - Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. - Nguyễn Phương Nga (2013), “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội”. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thu ngân sách của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, đặc biệt là đã mô tả rõ nét điểm mạnh, điểm yếu của chính sách, cơ cấu thu ngân sách của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp hữu ích. - Nguyễn Thị Minh Trang (2019), “Kế toán hoạt động thu, chi tại Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, toàn diện về công tác kế toán thu, chi tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính. Tác giả mong muốn đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi mang tính khả thi. - Lê Thị Thu Thủy (2016), “Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”. Luận văn đã trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về kế toán hoạt động thu, chi trên hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Qua đó, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện hệ thống kế toán hoạt động thu, chi tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
  13. 4 Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính công đoàn kể cả cấp Tổng Liên đoàn và cấp liên đoàn lao động các tỉnh, công đoàn ngành trung ương và Công đoàn Viên chức Việt Nam. Nhận thức được điều đó việc nghiên cứu đề tài sẽ luận giải chuyên sâu đến kế toán thu, chi tài chính công đoàn nhằm áp dụng trực tiếp với hoạt động của Công đoàn Viên chức Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận văn là thông qua nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng công tác kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính Công đoàn Viên chức Việt Nam đáp ứng tốt nhất yêu cầu hoạt động trong tình hình mới của tổ chức công đoàn nói chung, Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính công đoàn và kế toán hoạt động thu, chi tài chính công đoàn. - Đánh giá thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam trong thời gian qua, những điểm mạnh cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán thu, chi tài chính công đoàn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Viên chức Việt Nam, từ cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam (cấp công đoàn ngành) đến cấp công đoàn cơ sở. + Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát và thu thập số liệu minh chứng về kế toán thu, chi tại đơn vị khảo sát năm 2020.
  14. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học lô gic dựa trên cơ sở nền tảng nhận thức các vấn đề về quản lý tài chính, kế toán tài chính công đoàn để giải quyết và nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát hay cơ quan thống kê thực hiện thu thập. Trong quá trình nghiên cứu đề tài nguồn dữ liệu phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động trong các đơn vị công đoàn nói chung và Công đoàn Viên chức Việt Nam nói riêng. 5.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu - Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng các phương pháp khoa học: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, khái quát hóa, quy nạp, chiếu giải để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nguồn số liệu sử dụng gồm: số liệu từ các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, số liệu quyết toán tại Công đoàn Viên chức Việt Nam. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Góp phần làm rõ hơn lý luận về tài chính công đoàn và kế toán thu, chi tài chính công đoàn. - Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công Viên chức Việt Nam. Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài chính công đoàn trong thời gian tới. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành trong công tác quản lý tài chính công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh theo đúng nghị quyết của Đảng, góp phần làm cho hoạt động công đoàn ngày càng hiệu quả, thiết thực.
  15. 6 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán thu, chi tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi tài chính công đoàn tại Công đoàn Viên chức Việt Nam.
  16. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU, CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 1.1. Khái quát về tổ chức Công đoàn Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929. Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt. Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển Công đoàn Việt Nam có thể tóm tắt như sau: Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động công hội ở nước ta phát triển sôi nổi, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khoá của học sinh. Tháng 3 năm 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Ngày17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ, nắm các công hội do Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lập từ
  17. 8 trước để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, phổ biến tôn chỉ, mục đích Điều lệ của công hội đỏ, chọn lọc những quần chúng tích cực kết nạp vào Công hội đỏ. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cường sự thống nhất về tổ chức và hành động của tổ chức công hội, Ban chấp hành TW lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I ngày 28/7/1929. Hội nghị được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, Điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đoài... Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được công hội đỏ thiết lập. Kể từ khi thành lập tới nay, tổ chức công đoàn luôn lớn mạnh và phát triển không ngừng. Để phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng qua các thời
  18. 9 kỳ, phù hợp mới mục tiêu xây dựng phát triển đất nước và hoạt động công đoàn, tổ chức công đoàn qua các lần đổi tên như sau: Công hội Đỏ (1929 - 1935) Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939) Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941) Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961) Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay) 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam 1.1.2.1. Chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công đoàn Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng quan hệ với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội. 1.1.2.2. Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam Theo luật Công đoàn năm 2012, Công đoàn Việt Nam có các quyền và trách nhiệm sau [11]: * Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, được cụ thể hóa:
  19. 10 Công đoàn hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. * Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
  20. 11 Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động. Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. * Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động. * Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động. * Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Công đoàn tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2