intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài "Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương" là nghiên cứu các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ NGỌC XUÂN KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT BÙI THỊ NGỌC XUÂN KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN PHƯỚC BÌNH DƯƠNG, NĂM 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các Quý Thầy Cô trường Đại Học Thủ Dầu Một đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Trần Phước là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành công việc này trong thời gian qua. Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân tình đến các bạn học, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp cũng như gián tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Với vốn kiến thức có giới hạn, luận văn này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, do đó tôi rất mong nhận được nhiều những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý Thầy Cô và các bạn bè. Trân trọng! i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Bùi Thị Ngọc Xuân ii
  5. MỤC LỤC ************ LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.......................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iv CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.1.1 Tên đề tài ...................................................................................................1 1.2.2 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................2 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................3 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................3 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3 1.6. Tổng quan nghiên cứu........................................................................................4 1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................4 1.6.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................6 1.7. Khoảng trống trong nghiên cứu .........................................................................7 1.8. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................7 1.8.1 Về mặt lý luận ...........................................................................................7 1.8.2 Về mặt thực tiễn ........................................................................................8 1.9. Kết cấu của đề tài ...............................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ................................................................................................9 2.1. Tổng quan về lý thuyết kiểm soát rủi ro ............................................................9 2.1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro ...................................................................9 iii
  6. 2.1.2 Đánh giá rủi ro.........................................................................................10 2.1.3 Kiểm soát rủi ro .......................................................................................11 2.2. Kiểm soát rủi ro trong đơn vị hành chính công ...............................................11 2.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro trong đơn vị công .......................................11 2.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa kiểm soát rủi ro trong đơn vị công ............................13 2.2.3. Đặc tính hệ thống kiểm soát rủi ro trong đơn vị công ...........................14 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong đơn vị công ............15 2.3. Kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng ...............................24 2.3.1. Hoàn thuế Giá trị gia tăng ......................................................................24 2.3.2. Hệ thống văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng và kiểm soát rủi ro trong quản lý thuế .............................................................................................26 2.3.3. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. ..........................................................................................................................27 2.4. Các trường hợp gian lận và bài học kinh nghiệm về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng ....................................................................................................................33 2.4.1. Các trường hợp gian lận hoàn thuế điển hình tại Việt Nam ..................33 2.4.2. Bài học trong xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT ..........................................................................................37 2.5. Kết luận chương 2 ............................................................................................40 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂN UYÊN ....................................................................41 3.1. Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ..............................41 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................................41 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế ..........................41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................42 3.1.4. Nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên .............50 3.1.5. Cơ cấu nhân sự tại các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên (Phụ lục 4) .................................................................................................................50 3.2. Thực trạng công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020 ........................................................................50 3.2.1. Đặc điểm quy trình hoàn thuế ................................................................50 3.2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020 .................................................................52 3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra hoàn thuế Giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên giai đoạn 2018-2020 ................................................54 iv
  7. 3.2.4. Thực trạng công tác Thẩm định pháp chế trong quy trình ra quyết định hoàn thuế giai đoạn 2018-2020: .......................................................................58 3.3. Kết luận chương 3 ............................................................................................59 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HOÀN THUẾ GTGT CHI CỤC THUẾ KHU VỰC TÂN UYÊN ...................................................................................................60 4.1. Tổng quan về khảo sát .....................................................................................60 4.1.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................60 4.1.2. Đối tượng khảo sát .................................................................................61 4.1.3. Thiết kế khảo sát ....................................................................................61 4.1.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................62 4.2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu ..............................................................63 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................63 4.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu ....................................................64 4.2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu..........................................................65 4.3. Thống kê mô tả và trình bày kết quả kiểm định giả thuyết .............................51 4.3.1. Thống kê mô tả .......................................................................................51 4.3.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ..................................52 4.3.3. Phân tích nhân tố EFA ...........................................................................51 4.3.4. Kiểm định mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ....56 4.3.5. Phân tích hồi quy ....................................................................................57 4.4. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................59 Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa..............................................................59 Phương trình hồi quy chuẩn hóa ......................................................................60 4.5. Bàn luận và đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT. .................................................................................................................................61 4.5.1 Những kết quả đạt được ..........................................................................61 4.5.2 Những tồn tại ...........................................................................................64 4.6. Kết luận chương 4 ............................................................................................69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ...................................70 5.1. Kết luận ............................................................................................................70 5.2. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ......................................................................70 5.2.1. Về Nhận dạng rủi ro tiềm tàng ...............................................................70 5.2.2. Về Môi trường kiểm soát .......................................................................71 v
  8. 5.2.3. Về Hoạt động kiểm soát .........................................................................72 5.2.4. Về Phản ứng rủi ro. ................................................................................73 5.2.5. Về Đánh giá rủi ro ..................................................................................74 5.2.6. Về Giám sát ............................................................................................74 5.2.7. Về Thiết lập các mục tiêu.......................................................................75 5.2.8. Về Thông tin và truyền thông ................................................................76 5.3. Những kiến nghị hỗ trợ nhằm thực hiện giải pháp ..........................................77 5.3.1. Đối với Nhà nước ...................................................................................77 5.3.2. Đối với Ngành thuế ................................................................................79 5.3.3. Đối với Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên .............................................80 5.4. Các hạn chế và phương hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................81 5.5. Kết luận chương 5 ............................................................................................82 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................84 PHỤ LỤC ....................................................................................................................88 Phụ lục 1: Hệ thống văn bản pháp luật về thuế Giá trị gia tăng. .............................1 Phụ lục 2: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên .4 Phụ lục 3: Chức năng, nhiệm vụ các đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên theo Quyết định số: 245/QĐ-TCT ngày 25 / 3 /2019 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế .......7 Phụ lục 4: Cơ cấu nhân sự Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên. ..............................21 Phụ lục 5: Quy trình hoàn thuế trước kiểm tra sau và kiểm tra trước hoàn thuế sau tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên. .....................................................................23 Phụ lục 6: Bảng khảo sát. .......................................................................................25 Phụ lục 7: Danh sách các đối tượng tham gia khảo sát..........................................34 Phụ lục 8: Thống kê mô tả. ....................................................................................38 Phụ lục 9: Quy trình Cơ quan Thuế các cấp cùng phối hợp để thực hiện kiểm tra xác minh ..................................................................................................................43 Phụ lục 10: Hướng dẫn về luân chuyển hồ sơ và thực hiện giải quyết hoàn thuế GTGT của người nộp thuế tại Chi cục thuế và Văn phòng cục thuế. .....................45 Phụ lục 11: Danh mục rà soát hồ sơ hoàn thuế trường hợp xuất khẩu. .................51 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ************ Uỷ ban các tổ chức bảo trợ thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về kiểm soát nội bộ (The Committee of COSO Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) INTOSAI Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao GTGT Gía trị gia tăng KSRR Kiểm soát rủi ro KSNB Kiểm soát nội bộ HTKSRR Hệ thống kiểm soát rủi ro ERM Quản trị rủi ro. CCT KV TU Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên NNT Người nộp thuế DN Doanh nghiệp CNTT Công nghệ thông tin NSNN Ngân sách nhà nước Statistical Package for the Social Sciences –Phần SPSS mềm thống kê trong lĩnh vực khoa học, xã hội i
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ************ I. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: : Thống kê số lượng cán bộ công chức theo chức năng ............................ 50 Bảng 3.2: : Quy trình hoàn thuế trước kiểm tra sau và kiểm tra trước hoàn thuế sau tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên.(Phụ lục 5). ........................................................... 51 Bảng 3.3: Công tác hoàn thuế GTGT giai đoạn từ 2018-2020 .................................. 52 Bảng 3.4: Bảng kết quả Công tác Kiểm tra trước hoàn thuế sau từ năm 2018 đến năm 2020 ............................................................................................................................ 54 Bảng 3.5: Bảng kết quả công tác Kiểm tra sau hoàn thuế từ năm 2018 đến năm 2020. .................................................................................................................................... 56 Bảng 4.1: Tổng hợp đối tượng được khảo sát qua bảng câu hỏi ................................ 61 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả mẫu. ..................................................................... 51 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hữu hiệu của kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế GTGT. .............................................................................................. 53 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Môi trường kiểm soát. ............. 53 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thiết lập các mục tiêu. ............ 50 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhận dạng rủi ro tiềm tàng. .... 50 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhận dạng rủi ro tiềm tàng (lần 2). ................................................................................................................................ 51 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá rủi ro. ....................... 51 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Phản ứng rủi ro. ....................... 50 Bảng 4. 10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động kiểm soát. ........... 50 Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Thông tin và truyền thông. .... 50 Bảng 4. 12: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động giám sát. ............. 51 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với biến phụ thuộc. ................. 52 Bảng 4.14: Bảng giải thích tổng biến biến phụ thuộc. ............................................... 53 Bảng 4.15: Ma trận nhân tố (Component Matrixa) của biến phụ thuộc. ................... 53 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến độc lập. ............... 53 Bảng 4.17: Bảng giải thích tổng biến các biến độc lập. ............................................. 54 Bảng 4.18: Ma trận Rotated Component Matrixa các biến độc lập. .......................... 54 Bảng 4.19: Tương quan giữa các biến........................................................................ 57 Bảng 4.20: Tổng kết mô hình (Model Summaryb) .................................................... 58 Bảng 4.21: Kết quả hồi quy ........................................................................................ 58 Bảng 4.22: Kết quả sau khi kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. ............................ 60 ii
  11. Bảng 5. 1: Vị trí quan trọng và mức độ tác động kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế GTGT Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ........................................................... 70 II. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Khái quát quy trình đánh giá rủi ro của COSO. ....................................... 20 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức các Đội thuộc Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ..............49 Sơ đồ 4. 1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................60 III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Số tiền thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị hoàn, số tiền thuế GTGT được hoàn và số tiền thuế GTGT không được hoàn giai đoạn 2018-2020 tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ......................................................................................................55 Biểu đồ 3.2: Số tiền truy hoàn và số tiền xử phạt của hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau giai đoạn 2018-2020 tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên ..................................57 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hoá Histogram. .......................................59 iii
  12. TÓM TẮT Đề tài “Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. Tác giả trình bài một cách khái quát về thực trạng hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên. Kết hợp với khảo sát thực trạng kiểm soát rủi ro đối với cán bộ, công chức được phân giao công việc liên quan quản lý hoàn thuế GTGT, đã khẳng định có tồn tại kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên và hệ thống này thực hiện các mục tiêu của hoàn thuế. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết COSO 2004 để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro về thu thuế. Kết quả mô hình xác định có 8 nhân tố có khả năng tác động đến kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, luận văn cũng nhận định những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao kiểm soát rủi ro trong quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại đơn vị, các giải pháp được tác giả dựa trên 8 nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát rủi ro. Sau cùng, để các giải pháp hoàn thiện của luận văn có tính khả thi cao cũng như hiệu quả của nó mang lại, luận văn đã đưa ra được những kiến nghị mang tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn đối với vấn đề kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế tại Chi cục Thuế Khu vực Tân Uyên nói riêng và Cục Thuế tỉnh Bình Dương nói chung. iv
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1 Tên đề tài Kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 1.2.2 Lý do chọn đề tài Kiểm soát rủi ro đang là một xu thế, ngày càng được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý. Đối với cơ quan thuế việc áp dụng mô hình quản lý thuế theo rủi ro là một yêu cầu khách quan và là giải pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế. Tính tất yếu của việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro có thể thấy rõ ở cả hai khía cạnh, từ nội tại cơ quan thuế và nhu cầu của xã hội. Đối với cơ quan thuế, số người nộp thuế tăng ngày càng nhanh, quy mô hoạt động của người nộp thuế ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế không có đủ nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và kỹ thuật để quản lý tất cả người nộp thuế. Do đó thiết lập một cơ chế kiểm soát rủi ro là một công cụ đắc lực và rất cần thiết đối với hoạt động tài chính nhà nước nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng chi phí quản lý thuế, dành nguồn lực vào quản lý nhóm người nộp thuế chưa tuân thủ tốt, hướng dẫn, hỗ trợ đối với các lĩnh vực phức tạp, quy định khó hiểu gây nhầm lẫn cho người nộp thuế và tạo được sự bình đẳng, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hoạt động hiệu quả, bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích, tăng cường trách nhiệm giải trình và đạt được sự tuân thủ các quy trình đã thiết lập. Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên là một đơn vị hành chính thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, là cơ quan chuyên môn nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, được giao nhiệm vụ thu thuế và thu khác trên địa bàn khu vực Tân Uyên, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế 2018-2020, hàng năm Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên tiếp nhận và giải quyết trên 400 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, là số lượng hồ sơ khá nhiều so với một chi cục thuế. Số thuế đề nghị hoàn gần 1.300 tỷ đồng, hơn một nửa số thu ngân sách trong năm của Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. Có thể thấy công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng là một nhiệm vụ quan trọng của quản lý thuế. Thực tế, qua một số kết quả thanh tra, kiểm tra thuế còn cho thấy công tác quản lý rủi ro trong hoàn thuế tại Chi cục thuế khu vực Tân Uyên còn tồn tại bất 1
  14. cập về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu quản lý rủi ro, tổ chức thu thập và xử lý thông tin quản lý rủi ro, cập nhật các chỉ số để phân tích đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế và công tác đánh giá rủi ro để áp dụng biện pháp quản lý thuế. Do đó tác giả làm rõ thực trạng và đưa ra giải pháp cho công tác kiểm soát rủi ro tại đơn vị đứng trên góc nhìn thực hiện nhiệm vụ quản lý hoàn thuế của cán bộ thuế tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên. Các vấn đề vừa nêu là đối tượng nghiên cứu khi tìm hiểu về kiểm soát rủi ro trong tổ chức. Từ thực tế quản lý rủi ro, cũng như tính cấp thiết của việc kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng quản lý và kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Từ đó nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. - Xác định các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. - Đo lường mức độ ảnh hưởng và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Thực trạng quản lý và kiểm soát công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? (2) Những nhân tố nào tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn 2
  15. thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên? (3) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên như thế nào? (4) Để kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên cần có những hàm ý hay giải pháp nào? 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. - Về thời gian: Tình hình công tác thuế và quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên từ năm 2018 đến năm 2020. - Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng ở cấp Chi cục do Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên giải quyết. 1.4.2 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các bảng khảo sát. Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của mẫu quan sát là những người đang làm việc tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, Cán bộ quản lý công tác hoàn thuế tại Cục Thuế Bình Dương. Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thuế thu được trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên từ năm 2018 đến năm 2020 trong Báo cáo kết quả thực hiện công tác thuế hàng năm của Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. Đồng thời thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế, các tài liệu chính thức khác thông qua các hội nghị, hội thảo, tạp chí thuế, tài chính có liên quan. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu định tính: Tác giả thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn chuyên gia là các cán bộ công chức thuế tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát các thông tin về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 3
  16. Nghiên cứu định lượng: Phát triển và vận dụng mô hình hồi quy tuyến tính về quản trị rủi ro, tác giả thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát sau khi hình thành bảng câu hỏi từ kết quả điều tra của nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 1.6. Tổng quan nghiên cứu 1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của nhóm tác giả Hanwen Chen; Daoguang Yang; Xinmin Zhang; Nan Zhou (2019) với đề tài “The Moderating Role of Internal Control in Tax Avoidance: Evidence from a COSO-Based Internal Control Index in China”- Vai trò kiểm soát nội bộ trong việc tránh thuế: Bằng chứng từ Chỉ số kiểm soát nội bộ dựa trên COSO tại Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc tránh thuế bằng cách đánh giá hiệu quả của khuôn khổ COSO trong quản lý rủi ro thuế. Tác giả sử dụng chỉ số toàn diện dựa trên COSO ở Trung Quốc, bao gồm kiểm soát nội bộ của một công ty không chỉ đối với báo cáo tài chính mà còn cả hoạt động và tuân thủ. Thứ hai, tác giả thực hiện hồi quy để tính toàn bộ phân bổ tránh thuế. Hai đặc điểm chính này tác giả tìm ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa kiểm soát nội bộ và tránh thuế, cái trước có tác động kiểm soát đối với cái sau. Cụ thể, tác giả cho thấy chất lượng kiểm soát nội bộ giúp tăng cường tránh thuế đối với các doanh nghiệp trốn thuế ở mức ít. Mô hình phi tuyến tính này tiếp tục duy trì khi tác giả phân tích kiểm soát nội bộ COSO thành năm phần. Hơn nữa, vai trò điều tiết của kiểm soát nội bộ trong việc tránh thuế làm giảm bớt sự biến động về thuế, hỗ trợ khuyến nghị các công ty kế toán sử dụng kiểm soát nội bộ dựa trên COSO trong quản lý rủi ro thuế. Dr. Husam Aldeen Al-Khadash (2015), với nghiên cứu “COSO Enterprise Risk Management Implemention in Jordanian Commercial Banks and its Impact on Financial Rerformance” - Thực hiện quản lý rủi ro doanh nghiệp - COSO tại các Ngân hàng Thương mại Jordan và tác động của nó đối với hiệu quả tài chính. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra việc thực hiện khung COSO ERM trong các ngân hàng thương mại tại Jordan. Nghiên cứu này bắt đầu từ việc kiểm tra mức độ triển khai khuôn khổ COSO ERM bao gồm tám thành phần. Sau đó, tác giả kiểm tra những trở ngại của việc thực hiện. Cuối cùng, tác giả tập trung vào tác động của việc triển khai đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng. Biến độc lập trong nghiên cứu này là 8 thành phần của khung COSO ERM. Biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại Jordan được đo lường bằng lợi tức trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở 4
  17. hữu (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), hệ số thanh toán nhanh, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu (NPL). Tác giả kết luận rằng các ngân hàng thương mại Jordan duy trì mức độ thực hiện cao đối với tất cả các cấu phần khung COSO ERM. Các hoạt động kiểm soát có mức độ thực hiện cao nhất trong khi thông tin và truyền thông và giám sát có mức độ thấp nhất. Mức độ triển khai vừa phải là với các thành phần sau: Môi trường kiểm soát, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro. Hơn nữa, mức độ triển khai cao hơn của khung COSO ERM dẫn đến tỉ lệ ROE, ROA, EPS cao hơn. Tác giả Yuniati (2017) với nghiên cứu “The influence of internal control on the effectiveness of income tax revenue”- Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập. Những người trả lời của nghiên cứu này lên tới 54 nhân viên thuế tại Văn phòng thuế Pratama Bandung Tegallega đã thử nghiệm bằng phương pháp kiểm tra hồi quy tuyến tính đơn giản. Dựa trên dữ liệu đã được thu thập và kiểm tra cho thấy kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn theo COSO ERM (2004) bao gồm môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, xác định sự kiện, đánh giá rủi ro, ứng phó rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và theo dõi, giám sát áp dụng tại cơ quan thuế có thể tăng hiệu quả số thu của thuế thu nhập. Tóm tắt mô hình thu được giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,513. Nó cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm ảnh hưởng của biến độc lập (Kiểm soát nội bộ) đến biến phụ thuộc (Hiệu quả thu thuế của thuế thu nhập) là 51,3%. Trong khi 48,7% còn lại chịu ảnh hưởng hoặc giải thích bởi các biến khác không có trong nghiên cứu này. Do đó, nghiên cứu về thực hiện kiểm soát nội bộ của tác giả được chứng minh là có ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn thu thuế thu nhập. Phù hợp với mục đích của tác giả, kiểm soát nội bộ là một quá trình tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả bảo đảm tài sản nhà nước trong trường hợp này là bảo đảm thuế thu nhập. Kiểm soát nội bộ cũng được sử dụng cho các hoạt động và tuân thủ các quy định về thuế thu nhập và giám sát quản trị. Vì vậy, đối với cơ quan thuế đã thực hiện kiểm soát nội bộ là dự kiến sẽ có hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu thuế thu nhập theo mục tiêu đã đề ra. Tác giả Ho T.V (2016) với nghiên cứu “The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks- empirical Evidence in Viet Nam”- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại-bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân 5
  18. tích hồi quy bội số (MRA). Theo báo cáo của các tổ chức COSO, BASEL và các tác giả khác, môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; thông tin và giao tiếp; hoạt động kiểm soát và giám sát có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có hai nhân tố mới tác động đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là thể chế chính trị và nhóm lợi ích. 1.6.2. Các nghiên cứu trong nước Tác giả Trần Văn Thứng (2019), “Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Bài nghiên cứu áp dụng quản lý thuế theo rủi ro nhằm giúp cơ quan thuế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của đơn vị để tập trung quản lý các nhóm người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ qua công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo để góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế. Nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp thống kê mô tả, sử dụng số liệu thứ cấp, được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu của người nộp thuế hiện có tại cơ quan Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp (hệ thống quản lý thuế tập trung – TMS, hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra, hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin người nộp thuế -TPH2). Thông qua số liệu thu thập tác giả xử lý và phân tích thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Đồng Tháp, từ kết quả phân tích tác giả cho thấy các sai phạm, các rủi ro thuế mà các doanh nghiệp thường mắc phải, tuy nhiên chưa nêu rõ những giải pháp cụ thể cho những hạn chế này. Tác giả Trần Thanh Huy (2019) “Đánh giá sự hữu hiệu và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong hoàn thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế Bình Dương”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã phân tích thực trạng HTKSNB trong công tác hoàn thuế tại Cục Thuế Bình Dương dựa trên lý thuyết COSO và tập trung sử dụng lý thuyết của INTOSAI để xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát. Nghiên cứu đã đưa ra được một nhân tố mới tác động đến hiệu quả HTKSNB trong hoàn thuế ngoài 5 nhân tố theo lý thuyết INTOSAI là Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoàn thuế. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng để kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến HTKSNB trong hoàn thuế GTGT. Nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả HTKSNB trong hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương để giúp đạt được các mục tiêu: hoàn đúng đối tượng trường hợp, xác định số thuế được hoàn đúng quy định, và phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai phạm gian lận. 6
  19. Tác giả Nguyễn Võ Minh Luân (2019), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thống kê mô tả cơ bản. Nguồn dữ liệu sơ cấp cho luận văn có được thông qua phỏng vấn cán bộ thuế về việc tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Các dữ liệu trên được phân tích, tổng hợp để đưa ra các đánh giá tổng hợp và ý kiến đề xuất về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai. Hạn chế đề tài đi sâu vào nghiên cứu hệ thống KSNB theo COSO 1992, trong khi hệ thống này trên thế giới đã phát triển theo COSO 2004 và nghiên cứu mới theo hệ thống KSNB 2013. 1.7. Khoảng trống trong nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm trước còn ít tập trung vào kiểm soát rủi ro với đối tượng là cơ quan thuế các cấp. Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính phân tích. Vai trò của việc vận dụng kết quả nghiên cứu từ mô hình phân tích định lượng chưa được thể hiện một cách rõ ràng. Vấn đề xác định các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, với ngành thuế, việc xây dựng và duy trì hệ thống KSRR là một nhu cầu thiết yếu. Do đó, việc xác định các nhân tố tác động đến việc KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT là một vấn đề đáng được quan tâm. Luận văn cũng sẽ khám phá, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KSRR trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, nhằm khám phá ra yếu tố nào có mật độ chi phối nhiều nhất, từ đó tác giả gợi ý hàm ý chính sách tác động, hỗ trợ cơ quan hành pháp, tổ chức đào tạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp cụ chuyên môn cho cán bộ công chức ngành thuế, cũng như hàm ý về mặt quản trị của tổ chức cơ quan thuế tác động đến các nhân tố này để kiểm soát tốt hơn về việc hoàn thuế GTGT tại tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. Phía doanh nghiệp nhằm giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính, giúp DN đầu tư và mở rộng đầu tư vào sản xuất - kinh doanh theo chiều sâu…góp phần giúp nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. 1.8. Ý nghĩa khoa học 1.8.1 Về mặt lý luận Nghiên cứu sử dụng lý thuyết COSO để xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát. Nghiên cứu góp phần ý nghĩa cho các nghiên cứu có liên quan trong 7
  20. lĩnh vực thuế về các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng. 1.8.2 Về mặt thực tiễn - Xác định các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. - Thông qua việc khảo sát, nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, đồng thời đo lường mức độ tác động và phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhân tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. - Nghiên cứu giúp Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng để từ đó có những quan tâm đến công tác hoàn thuế tại đơn vị. - Qua việc đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên bài nghiên cứu đề xuất các đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên. 1.9. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát rủi ro và hoàn thuế giá trị gia tăng. Chương 3: Thực trạng về quản lý hoàn thuế GTGT tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên Chương 4: Kết quả nghiên cứu định lượng về công tác kiểm soát rủi ro và hoàn thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế Khu vực Tân Uyên Chương 5: Kết luận, giải pháp và kiến nghị 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2