intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau: Hệ thống hóa lý luận về hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp công lập; đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Cao đằng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến HT KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM; đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện HT KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- LÊ NGUYỄN TRƯỜNG AN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Kế toán Mã số ngành: 06 34 30 01 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------- LÊ NGUYỄN TRƯỜNG AN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Kế toán Mã số ngành: 06 34 30 01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ PHỤNG TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ PHỤNG Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày … tháng … năm … Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Võ Văn Nhị Chủ tịch 2 PGS.TS Huỳnh Đức Lộng Phản biện 1 3 TS. Trần Ngọc Hùng Phản biện 2 4 TS. Phạm Ngọc Toàn Ủy viên 5 TS. Nguyễn Quyết Thắng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 8 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: LÊ NGUYỄN TRƯỜNG AN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 05/02/1990 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1541850066 I- Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II- Nhiệm vụ và nội dung: Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận HT KSNB trong lĩnh vực giáo dục Thứ hai, đánh giá thực trạng HT KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM bằng thực tế hoạt động KSNB tại Trường và kết hợp với các số liệu khảo sát được qua xử lý phần mềm SPSS 22.0. Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại trường, tác giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Thị Phụng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Nguyễn Trường An
  6. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Thị Phụng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này, cũng như đã giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân. Tôi xin trân trọng cám ơn đến Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Phòng Tổ chức – Hành chính và toàn thể các Quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy của trường Đại học Công nghệ Tp. HCM đã quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi tham gia khóa học và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệu thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp.HCM nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi tham gia chương trình khóa học này, cũng như đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát bảng câu hỏi, thu thập thông tin thực hiện luận văn. Lê Nguyễn Trường An
  7. iii TÓM TẮT Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Một mặt, giúp ta tiếp cận với quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước tiên tiến để có thể quản lý rủi ro một cách kế hoạch và hiệu quả. Mặt khác, giúp chúng ta có cách nhìn nhận mới về KSNB bằng những cách thức mới được áp dụng ở các nước tiên tiến, qua đó hoàn thiện hệ thống KSNB của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý. Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính, biên chế của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì vậy việc hoàn thiện công tác KSNB tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM là điều cần thiết. Dựa trên nền tảng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992; INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên quan trên thế giới và Việt Nam, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp định tính, khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ giảng viên, nhân viên, tác giả đã hoàn thiện luận văn thạc sĩ của mình với các nội dung chính: Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận HT KSNB trong lĩnh vực giáo dục Thứ hai, đánh giá thực trạng HT KSNB bằng thực tế hoạt động KSNB tại Trường và kết hợp với các số liệu khảo sát được qua xử lý phần mềm SPSS 22.0. Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại trường, tác giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM
  8. iv ABSTRACT In the public domain, internal control is very important, it is an object of special interest to the state auditors. Some countries, such as the United States and Canada, have made official announcements about internal controls applicable to administrative agencies. In Vietnam, internal control has existed and developed, but many weaknesses still exist, not bringing into full play the role and management tools of the State. Therefore, the study of the experience of countries in the world to apply is essential for Vietnam today. On the one hand, it brings us closer to the modern view of the risk of advanced countries so that we can manage risks in a planned and effective way. On the other hand, it gives us a new way of looking at internal controls in new ways in advanced countries, thereby perfecting our internal control system to better serve our work manage. The state has been transforming the financial management and payroll of administrative agencies and public service delivery agencies. Therefore, the completion of internal control at the HO CHI MINH City Technical and Economic college is essential. Based on the theoretical framework of internal control system COSO 1992; INTOSAI 1992 and other related theories in the world and Vietnam, and the use of quantitative research methods, qualitative combinations, survey evaluation of lecturers, staff, authors Completed his master's thesis with the main contents: First, systematize the internal control system theory in the field of education. Second, assess the current state of the internal control system by the actual internal controls at the University and in combination with the survey data processed through the SPSS software. Thirdly, based on the strengths and weaknesses of the school, the author proposes specific directional solutions to improve the internal control system at the HO CHI MINH City Technical and Economic college.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................. xi CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1..4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................. 3 1.5.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 4 1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thựa tiễn ............................................................ 4 1.6.1 Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 4 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 1.7 Đóng góp mới ............................................................................................. 4 1.8 Kết cấu đề tài .............................................................................................. 5 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 7 2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB ........................................................... 7 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của các lý thuyết KSNB .............................. 7 2.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển KSNB trong khu vực công ......................... 9 2.2 Định nghĩa và các yếu tố của KSNB theo INTOSAI ...................................... 9 2.2.1 Định nghĩa ............................................................................................... 9
  10. vi 2.2.2 Các yếu tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI ...................................... 11 2.2.2.1 Môi trường kiểm soát ....................................................................... 11 2.2.2.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................ 13 2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát ....................................................................... 14 2.2.2.4 Thông tin truyền thông ..................................................................... 16 2.2.2.5 Giám sát .......................................................................................... 17 2.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 17 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 20 3.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 20 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20 3.1.1.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................... 20 3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................... 20 3.1.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 22 3.1.3 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi ........................................... 24 3.2 Thực hiện nghiên cứu định lượng ................................................................... 27 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 29 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KSNB ......................................... 30 4.1 Một số vấn đề trong giáo dục Đại học VN có tác động đến HTKSNB của các cơ sở giáo dục ........................................................................... 30 4.1.1 Xã hội hóa giáo dục và toàn cầu hóa giáo dục ĐH ................................. 30 4.1.2 Hiệu quả và tài chính trong đơn vị GD công lập .................................... 30 4.1.3 Đào tạo theo hệ thống tín chỉ .................................................................. 31 4.1.4 Kiểm định chất lượng giáo dục ............................................................... 31 4.1.5 Tự chủ tài chính và tự chủ biên chế ........................................................ 31 4.2 Tổng quan về Trường ....................................................................................... 32 4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 32 4.2.1.1 Nhân sự ........................................................................................... 33 4.2.1.2 Cơ sở vật chất .................................................................................. 33 4.2.1.3 Tài chính .......................................................................................... 33
  11. vii 4.2.1.4 Năng lực đào tạo và chỉ tiêu hàng năm ........................................... 33 4.2.2 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và phương hướng hoạt động ................... 33 4.2.2.1 Tầm nhìn ......................................................................................... 34 4.2.2.2 Sứ mạng .......................................................................................... 34 4.2.2.3 Mục tiêu .......................................................................................... 34 4.2.2.4 Phương hướng hoạt động trong năm học 2017 – 2018 ................... 34 4.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Trường ........................................................ 34 4.2.3.1 Sơ đồ tổ chức ................................................................................... 34 4.2.3.2 Chức năng nhiêm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận ................. 35 4.3 Thực trạng hệ thống KSNB tại Trường .......................................................... 39 4.3.1 Nhân tố môi trường kiểm soát ................................................................. 39 4.3.2 Nhân tố đánh giá rủi ro ............................................................................ 42 4.3.3 Nhân hoạt động kiểm soát ....................................................................... 44 4.3.4 Nhân tố hoạt động thông tin truyền thông .............................................. 44 4.3.5 Nhân tố hoạt động giám sát ..................................................................... 46 4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................. 47 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá ảnh hưởng đến hoạt động KSNB tại Trường .............................................................................................................. 48 4.4.1.1 Kết quả EFA các biến độc lập lần 1 ............................................... 48 4.4.1.2 Kết quả EFA biến phụ thuộc ........................................................... 50 4.5 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội ....................................................... 53 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 56 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HT KSNB .................................... 57 5.1 Căn cứ để hoàn thiện ....................................................................................... 57 5.2 Mục tiêu để hoàn thiện .................................................................................... 58 5.3 Các nguyên tắc cần tuân thủ xác định các giải pháp ....................................... 58 5.4 Giải pháp hoàn thiện HT KSNB ..................................................................... 59 5.4.1 Giải pháp hoàn thiện nhân tố môi trường kiểm soát ............................... 59 5.4.2 Giải pháp hoàn thiện nhân tố giám sát .................................................... 61 5.4.3 Giải pháp hoàn thiện nhân tố hoạt động kiểm soát ................................. 62
  12. viii 5.4.4 Giải pháp hoàn thiện nhân tố đánh giá rủi ro .......................................... 62 5.4.5 Giải pháp hoàn thiện nhân tố thông tin truyền thông .............................. 63 5.5 Kiến nghị ......................................................................................................... 64 5.5.1 Với Nhà nước .......................................................................................... 64 5.5.2 Với cơ quan thuế ..................................................................................... 65 5.5.3 Với Nhà trường ....................................................................................... 65 Tóm tắt chương 5 .................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 67
  13. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Hệ thống HT Kiểm soát nội bộ KSNB Kế hoạch – Tài chính KH-TC Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên CB-GV-NV Ban Giám hiệu BGH Tổ chức – Hành chính TC-HC Học sinh sinh viên HSSV Quản trị thiết bị và cơ sở vật chất QTTB&CSVC
  14. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo lường nhân tố môi trường kiểm soát Bảng 3.2 Thang đo lường nhân tố đánh giá rủi ro Bảng 3.3 Thang đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát Bảng 3.4 Thang đo lường nhân tố thông tin truyền thông Bảng 3.5 Thang đo lường nhân tố hoạt động thông tin truyền thông Bảng 3.6 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
  15. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1 Mô hình lý thuyết về đánh giá HT KSNB Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  16. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là trường Cao đẳng công lập trực thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM. Hiện nay, theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước áp dụng cho các cơ quan quản lý hành chính và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế. Những năm gần đây, cũng giống như thực trạng chung của các Trường Cao đẳng, TCCN khác, cộng với vị trí địa lý không thuận lợi, tình hình tuyển sinh của Trường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến tài chính cũng như hoạt động của Nhà trường. Để vượt qua khó khăn hiện tại, Nhà trường ý thức rất rõ điều kiện tiên quyết là phải cũng cố nội lực Nhà trường thật vững mạnh, phải xây dựng và duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả. 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp. GAO đưa ra 5 yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá KSNB. Năm 2001, bản hướng dẫn của COSO 1992 và INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với
  17. 2 sự phát triển gần đây trong KSNB. Điều cần lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của báo cáo COSO và INTOSAI. Ở Việt Nam, KSNB đã tồn tại và phát triển nhưng phần lớn còn tồn tại nhiều yếu kém, chưa phát huy hết vai trò, công cụ quản lý của Nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một mặt, giúp doanh nghiệp tiếp cận với quan điểm hiện đại về rủi ro của các nước tiên tiến để có thể quản lý rủi ro một cách kế hoạch và hiệu quả. Mặt khác, giúp doanh nhiệp có cách nhìn nhận mới về KSNB bằng cách “đi tắt đón đầu” những cách thức mới được áp dụng ờ các nước tiên tiến , qua đó hoàn thiện hệ thống KSNB của mình để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý. Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính, biên chế của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà quản lý trong các cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều, không chỉ làm nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý tài chính, biên chế. Trong khi đó, cán bộ quản lý tại các đơn vị này thường chỉ được đào tạo về chuyên môn. Trong quá trình học tập và làm việc, tôi nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng được hệ thống KSNB tốt thì có thể khắc phục những sai sót trên, chúng giúp ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống KSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động của đơn vị nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ những lý do trên, hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
  18. 3 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chủ yếu sau: - Hệ thống hóa lý luận về hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp công lập. - Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Cao đằng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. - Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến HT KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện HT KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp.HCM. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Là hệ thống KSNB tại đơn vị trực thuộc. - Đối tượng khảo sát: Là các đơn vị trực thuộc trong Trường, tập trung vào cán bộ lãnh đạo, CBCV, người lao động có am hiểu về HTKSNB. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: đề tài khảo sát thực trạng và hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tp.HCM - Về thời gian: Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ năm 2014-2016. Số liệu sơ cấp được điều tra trong tháng 2 – 6/2017. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: dựa trên sự vận dụng nền tảng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992; INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên quan trên thế giới và Việt Nam - Phương pháp nghiên cứu thực trạng: 1.5.1. Nghiên cứu định tính Quan sát tổ chức hệ thống KSNB, nghiên cứu các văn bản KSNB như quy chế chi tiêu nội bộ tại Trường. Mặc khác thông qua tiếp xúc thực hiện các bảng câu hỏi để khảo sát hệ thống KSNB từ các trường trong phạm vi nghiên cứu, gồm 2 bảng:
  19. 4 + Bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp các giảng viên, cán bộ công nhân viên của Nhà trường. + Bảng khảo sát chuyên gia bao gồm 23 người là đại diện Ban Lãnh đạo, Trưởng các đơn vị và nhân viên Phòng KH-TC 1.5.2. Nghiên cứu định lượng Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng là dùng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát để nghiên cứu về những quan điểm, nhận thức của CB-GV-NV Trường để đưa ra kết luận cần thiết. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến HT KSNB. 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài đã khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận về hệ thống KSNB, mối quan hệ giữa hệ thống KSNB với quản trị rủi ro doanh nghiệp và hệ thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp công lập. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu các đặc điểm và rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực quản lý tại các đơn vị trực thuộc Trường. - Khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đã được xây dựng, áp dụng tại Trường, đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB hiện hành, đặc biệt là trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu các rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực quản lý. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, đề tài đề xuất những phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trường. 1.7 ĐÓNG GÓP MỚI Đề tài xác định được ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thông qua việc phân tích những cơ sở lý luận về HT KSNB, những mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB. Đề tài nêu được thực tế những mặt đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại của công tác KSNB tại đơn vị, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những sai
  20. 5 sót, gian lận để góp phần vào sự phát triển của đơn vị. 1.8 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung chính của đề tài được kết cấu trong năm chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường. - Chương 5: Giải pháp hoàn thiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2