intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM nói riêng có cái nhìn mới về công tác KTTN, đồng thời từ kết quả phân tích định lượng tác giả có thể mạnh dạn đề xuất các kiến nghị điều chỉnh và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN theo hướng tích cực để công tác KTTN ngày một tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN ĐÌNH KHUYẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN ĐÌNH KHUYẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành:60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PHAN THỊ HẰNG NGA TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ HẰNG NGA (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 9 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1 3 PGS.TS.Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS.Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Trần Đình Khuyến
  5. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này ngoài nỗ lực của cá nhân tôi thì không thể thiếu được sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên rất nhiều từ Quí thầy cô, gia định và đồng nghiệp và bạn bè. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ từ nhiều phía từ Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi công tác, các chuyên gia, chuyên viên tại các công ty điện lực hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này: Cô TS Phan Thị Hằng Nga: Hội đồng đánh giá và góp ý cho luận văn này; các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân nơi tôi đang sống và làm việc. Xin cảm ơn ban lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Thàn phố Hồ Chí Minh và các công ty điện lực. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người đã gián tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn; tác giả của các công trình nghiên cứu trước đây của những tài liệu tôi đã sử dụng cho việc nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Trần Đình Khuyến
  6. iii TÓM TẮT Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của ngành điện lực. Đây là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội.Nhiều năm qua, ngành Điện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Từ một hệ thống điện nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt, đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia đã đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 31 thế giới. Đối với một đất nước đang trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Đảng ta đã chỉ ra thì ngoài các yếu tố phát triển như công nghệ, tri thức, con người, chính sách của chính phủ …thì đi kèm và luôn song hành với tiến trình công nghiệp hóa đất nước đó là ngành điện lực quốc gia. Thành Chí Minh luôn là nơi đầu tàu phát triển của đất nước về công nghiệp, dịch vụ, giáo dục thì ngành điện giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành Điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh. Kinh doanh điện lực là một ngành đặc thù và gắn liền với nhiều ngành sản xuất khác trong nền kinh tế.Giá thành điện ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đời sống của người dân. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác để hoạt động kinh doanh có hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội thì công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị chi phí cần phải được quan tâm đúng mức. Một trong những công cụ cung cấp thông tin quản lý khá hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển đúng mức đó là công tác KTTN, hoặc có đầu tư nhưng chưa nghiên cứu sâu để phát triển KTTN trở nên hiệu quả hơn nữa trong việc ra quyết định quản lý.Vì vậy, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự thành công trong quản lý của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành điện. Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tác giả vận dụng những lý luận của KTTN để thực hiện đề tài " Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh " nhằm
  7. iv giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đầu tư đúng hướng cho sự phát triển công tác KTTN nhằm giúp các doanh nghiệp điện lực nâng cao chất lượng quản lý đáp ứng yêu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được đề tài trên tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến với nhiều đồng nghiệp là những nhà quản trị, lãnh đạo trong lãnh vực kế toán cùng một số chuyên viên kế toán tại Tổng công ty và 16 công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM và một số công ty phụ trợ thuộc Tổng công ty điện lực TP.HCM nhằm thống nhất rằng để công tác KTTN được thực hiện tốt hơn và trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà quản trị thì cần quan tâm đến một số nhân tố ảnh hưởng đến Công tác KTTN. Xuất phát từ những phát hiện đó kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, tạp chí và các nghiên cứu trước tác giả mạnh dạn xác định có 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN làm mục tiêu nghiên cứu của mình đó là:  Sự phân công trách nhiệm  Công tác đo lường hiệu quả công tác theo qui định của KTTN;  Công tác khen thưởng;  Môi trường pháp lý;  Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM nói riêng có cái nhìn mới về công tác KTTN, đồng thời từ kết quả phân tích định lượng tác giả có thể mạnh dạn đề xuất các kiến nghị điều chỉnh và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN theo hướng tích cực để công tác KTTN ngày một tốt hơn.
  8. v ABSTRACT The electricity industry plays an essential role in economic development. It is the factor that stimulates production, improves competitiveness, attracts investment, and ensures social safety. In the past years, electricity industry has had a lot of outstanding achievements, especially it has transformed a poor and outdated electricity system heavily damaged by wars into a system of electric sources and networks which ranks 3rd in Southest Asia and 31st in the world. For a country which is in the period of out-of-date agricultural production to become a modernized industrial one as suggested by our Party, industrialization must always be accompanied by the national electricity industry besides other such factors as technology, knowledge, human, government policies. In Hochiminh City which leads the development of industry, education, and services, the electricity industry serves as a key factor in the socio-economic development. With the motto “Electricity moves one step ahead”, the electricity industry has contributed to restructuring industries and careers, recovering and developing economy, ensuring defense and security. Electricity business is a specific sector that is attached to many other manufacturing industries. Electricity price affects that of industrial and agricultural products, services and people’s life. However, like many other businesses, for business operations to be effective and contribute to socio-economic development, corporate management, cost management have to receive proper care. One of the useful tools to provide management information that is currently not properly invested in or studied to improve efficiency in managerial decision-making by the majority of businesses is Responsibilty Accounting. Therefore, the research on factors affecting Responsibilty Accounting is not only an urgent but also a decisive requirement for the success in management of businesses, including electricity business. From this practical requirement, the researcher applied theories of Responsibilty Accounting in implementing the thesis “Factors affecting Responsibilty Accounting in Electricity companies in Hochiminh City”to partially help businesses improve effectiveness in their management. Proper investment in Responsibilty Accounting
  9. vi enables electricity businesses to enhance management quality, service quality, and corparate values to satisfy social needs. In order to implement the thesis, the researcher discussed and consulted with many colleagues who are managers and administrators in the field of Accounting as well as accountants in the General Company and 16 electricity companies in Hochiminh City and some assistant companies under Hochiminh City General Electricity Company to make sure that factors affecting Responsibilty Accounting have to be taken into consideration so that it would be better implemented and become a helpful assistant for administrators. From the findings of the thesis, review of documents and articles as well as previous studies, the researcher identified 5 major factors affecting Responsibility Accounting that serve as the objectives of the research. These includes:  Assigning responsibility  Measuring job performance by regulations of Responsibility Accounting  Commendation  Legal environment;  Corporate factors Through this research, the researcher hopes to provide useful information and a new insight towards Responsibilty Accounting for businesses in general and electricity businesses in Hochiminh City in particular. At the same time, from the results of quantitative analysis, the researcher made recommendations for the adjustment and development of factors affecting Responsibility Accounting in a positive way to make it better in the time to come.
  10. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT .......................................................................... xi DANH MUC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................6 1.1 Các nghiên cứu trước: .......................................................................................6 1.1.1 Nghiên cứu công bố ở nước ngoài ..............................................................6 1.1.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................6 1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước ...............................................................8 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTTN của doanh nghiệp .....8 1.1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................9 1.1.5.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................9 1.1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................9 1.1.6 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................11 2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm .......................................................11 2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm .............................................14 2.2.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm ............................................................14 2.2.2 Chức năng của kế toán trách nhiệm ......................................................15 2.3 Nội dung tổ chức KTTN..................................................................................15 2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing) ...............................................15 2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý .............................................16 2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý: ......................................17 2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm. ....................................................17 2.3.2.1Trung tâm chi phí (Cost Centers).........................................................18
  11. viii 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers) ............................................18 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers) ..................................................19 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers) .............................................21 2.3.3Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm ..........................23 2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí ..................................24 2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu .............................25 2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận ..............................25 2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư ...................................26 2.4 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống KTTN của một số DN trên thế giới. .27 2.4.1Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống KTTN của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ ............................................................................27 2.4.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont ....................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................31 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................32 3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu ..........................................................32 3.1.1 Tổ chức hệ thống KTTN tại Tổng công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM ........................................................32 3.1.1.1 Tổ chức KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM ..........................32 3.1.1.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại các công ty điện lực ..............34 3.1.1.2.1Các trung tâm chi phí. ...................................................................34 3.1.1.2.2 Các trung tâm doanh thu ...............................................................34 3.1.1.2.3 Các trung tâm lợi nhuận ...............................................................34 3.1.1.2.4 Các trung tâm đầu tư. ...................................................................34 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................35 3.2.1 Quá trình nghiên cứu .................................................................................35 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM .........................................................................................36 3.2.2.1 Phân công trách nhiệm trong công tác quản lý: ..................................37 3.2.2.2 Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN:.....38 3.2.2.3 Công tác khen thưởng: ......................................................................38 3.2.2.4 Môi trường pháp lý: ............................................................................39
  12. ix 3.2.2.5 Các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp: ............................................39 3.2.3 Thiết kê mô hình và phương pháp nghiên cứu ..........................................39 3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu: ..........................................................................39 3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................40 3.2.3.3 Quần thể khảo sát ................................................................................40 3.2.3.4 Phương pháp lấy mẫu .........................................................................40 3.2.3.5 Kích thước mẫu ...................................................................................40 3.2.3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu: ............................................................41 3.2.3.7 Hệ thống thang đo ...............................................................................41 3.2.3.8 Câu hỏi khảo sát ..................................................................................42 3.2.3.9 Độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát: ..............................................44 3.3 Kết quả khảo sát ..............................................................................................44 3.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................44 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................47 4.1 Tổng quan về ngành điện việt nam .................................................................47 4.2 Vị trí và vai trò của ngành điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM ...............................................................................................................................48 4.3 Thực trạng việc áp dụng công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. ...............................................................................................................49 4.4 Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực ..................50 4.4.1 Phân công trách nhiệm: .............................................................................50 4.4.2 Công tác đo lường hiệu quả.......................................................................51 4.4.3 Các vấn đề về đặc điểm doanh nghiệp (Hệ thống qui trình qui định nội bộ, định mức chi phí, hạ tầng CNTT phục vụ quá trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán) ...............................................................................................................51 4.4.4 Công tác khen thưởng: ..............................................................................51 4.5 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. .........................................................................51 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’Alpha. .............58
  13. x 4.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................61 4.8 Phân tích hồi quy .........................................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................73 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN ...............................................................74 5.1 Giải pháp vận dụng KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. ...............................................................................................................................74 5.1.1 Sự phân cấp quản lý ..................................................................................75 5.1.2Công tác khen thưởng ................................................................................79 5.1.3 Công tác đo lường hiệu quả công việc ......................................................80 5.1.4Các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp (nội qui, qui định nội bộ, văn hóa doanh nghiệp…). ................................................................................................85 5.1.5 Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ thống KTTN .......................................................................................................86 5.1.7Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán theo mã trách nhiệm quản trị ............86 5.1.8 Các tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực ..........................................91 5.1.9 Đối với doanh nghiệp ................................................................................92 5.2 KẾ LUẬN ........................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
  14. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT BTC : Bộ tài chính BCTC : Báo cáo tài chính CĐKT : Cân đối kế toán CNTT : Công nghệ thông tin DN : Doanh nghiệp KTTN : Kế toán trách nhiệm KTTC : Kế toán tài chính KTQT : kế toán quản trị NĐ : Nghị định LN : Lợi nhuận TT : Thông tư ROI : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư RI : Lợi nhuận còn lại
  15. xii DANH MUC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí ..............................................24 Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu ........................................25 Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận.................................................26 Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư ...............................................26 Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu ..................................................................................43 Bảng 3.2: Bảng mẫu nghiên cứu - Giới tính .............................................................44 Bảng 3.4 : Bảng mẫu nghiên cứu - Trình độ học vấn ...............................................45 Bảng 3.5 : Bảng mẫu nghiên cứu - Chức vụ .............................................................45 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhân tố phân cấp trong quản lý .....................................52 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát nhân tố công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN .........................................................................................................53 Bảng 4.3 Nhân tố Công tác khen thưởng ..................................................................54 Bảng 4.4 Các yếu tố thuộc về khung pháp lý, qui định, qui chế nội bộ ...................55 Bảng 4.5 Các yêu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp ..................................................56 Bảng 4.6: Các nhân tố về việc thực hiện công tác KTTN tại các công ty Điện lực .57 Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 1) ............................................................58 Bảng 4.8 : Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) 62 Bảng 4.9 : Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) 63 Bảng 4.10 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 3) 64 Bảng 4.11 :Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc .....65 Bảng 4.12 : Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 2) .........................66 Bảng 4.13: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình ......................67 Bảng 4.14 : Bảng hệ số hồi qui theo tỷ lệ .................................................................68 Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động ............................................83 Bảng 5.2: Danh mục mã số trách nhiệm quản trị ......................................................88 Bảng 5.3 Danh mục hệ thống tài khoản kế toán trách nhiệm hoạt động theo mô hình Tổng công ty .............................................................................................................90
  16. xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của KTTN ...............................................................14 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh ..........................32 Sơ đồ 3.1: Quá trình nghiên cứu của đề tài ...............................................................36 Sơ đồ 5.1 : Các cấp quản trị, mục tiêu, trách nhiệm .................................................76 Sơ đồ 5.2 : Sơ đồ hệ thống KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM ..................78
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải luôn nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh của chính mình. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một tổ chức và phương thức quản lý linh hoạt, xác định thành quả và trách nhiệm trên từng bộ phận, cụ thể hóa trách nhiệm đến từng bộ phận và từng cá nhân trong doanh nghiệp. Ban quản lý cấp cao biết phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng với các bộ phận khác nhau trong tổ chức của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Muốn vậy cần phải có những công cụ quản lý hiệu quả. Kế toán quản trị có nhiều công cụ để đáp ứng các yêu cầu quản lý hiệu quả nhất, đặc biệt KTTN là một trong những công cụ quan trọng đáp ứng yêu cầu quản lý hữu hiệu trong việc phân tích đánh giá hiệu quả công việc đến từng bộ phận. Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị (KTQT) để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường năng lực thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể và gần gũi hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp.Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Về mặt luật pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán
  18. 2 Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng dẫn áp dụng trong doanh nghiệp qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính. Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến KTTN, một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hiện nay, KTTN ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trên thế giới, KTTN đã được áp dụng một cách bài bản từ giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Vì sao KTTN lại có tầm quan trọng đến thế đối với các doanh nghiệp? Đó là bởi nhiều lý do, KTTN thừa nhận mỗi phòng ban, bộ phận, mỗi cá nhân trong một tổ chức có quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm về những hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình theo nguyên tắc cấp dưới báo cáo lên cấp trên. Và, cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Như vậy, KTTN bao gồm ba mặt: thông tin, trách nhiệm và con người. Trong đó, mặt thông tin là sự thu thập, báo cáo, thẩm định các thông tin, chủ yếu mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt trách nhiệm nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, qui trình xác định trách nhiệm phòng ban, cá nhân đối với những sự kiện tài chính phát sinh. Con người là chủ thể thực hiện KTTN bên trong tổ chức, được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trình độ, kinh nghiệm quản lý của từng cá nhân. Ba mặt này có mối quan hệ khăng khít nhau và là các yếu tố chính quyết định chất lượng của công tác tổ chức vấn đề KTTN trong đơn vị. Công tác KTTN hoạt động hiệu quả sẽ cho ra các báo cáo trách nhiệm chuẩn xác và để có được báo cáo trách nhiệm chuẩn xác cần có sự phân cấp cụ thể các trung tâm trách nhiệm tách bạch trách nhiệm và quyền hạn, hệ thống quy định của doanh nghiệp rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện, các phương pháp đo lường hiệu quả hữu hiệu và một chính sách khen thưởng phù hợp và kịp thời sẽ góp phần ngày một nâng cao vai trò của KTTN trong doanh nghiệp. Tổng Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh là một một doanh nghiệp với ngành nghề chính là cung cấp điện năng cho toàn bộ người dân và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua 16 Công ty điện lực và một công ty quản lý lưới điện cáo thế trải rộng trên khắp các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của Tổng công ty nói chung và các công ty Điện lực nói riêng
  19. 3 gắn liền với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Một sự thành công trong công tác quản lý hữu hiệu sẽ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của ngành điện Việt nam và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển Thành phố. Hiện nay hoạt động kinh doanh của các Công ty Điện lực tại các khu vực cũng chưa đồng nhất được vì có Công ty Điện lực quản lý khu vực nội thành, ngoại thành khu vực vùng ven và khu vực nông thôn. Tại mỗi khu vực mức độ tiêu thụ sản lượng khác nhau, mức độ yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng khác nhau, mục đích sử dụng điện cũng khác nhau nên đòi hỏi yêu cầu quản lý khác nhau. Mặc dù chất lượng cung cấp dịch vụ điện năng tại Thành phố Hồ Chính Minh được đánh giá ngày càng tốt và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn còn những khu vực có số thời gian và số lần cúp điện cao hơn mục tiêu đề ra, tiềm năng phát triển của Tổng Công ty và các Công ty Điện lực còn rất nhiều cần được khai thác và phát triển hơn nữa, do đó mức độ đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lượng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện và đây cũng là chủ đề năm 2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “ Nâng cao chất lượng quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” Cạnh tranh toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, môi trường cạnh tranh dẫn đến các hệ thống kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong quá trình ra quyết định hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính còn phải xét đến các chỉ tiêu phi tài chính …Trong báo cáo quốc gia về Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), mục tiêu tổng quát của định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm và thách thức của toàn xã hội nói chung và các công ty Điện lực nói riêng. Đó cũng là chủ đề của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đã xác định trong phương châm hành động của mình là “ Lương tâm – trách nhiệm – Hiệu quả”. Để thực hiện được những vấn đề và các yêu cầu nêu trên, cần thiết
  20. 4 phải có một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát quản lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Tổ chức tốt công tác KTTN trong các công ty Điện lực là một trong những công cụ cần thiết có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay, tuy nhiên trong quá trình thực hiện KTTN ngoài các thành công tích cực vẫn còn một số tồn tại cần phải tiếp tục giải quyết. Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Mục tiêu tổng quát của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận KTTN và việc áp dụng KTTN tại các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN của các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Trên cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng luận văn xem xét thực trạng phân tích thực trạng việc vận dụng KTTN trong công tác quản lý tại các Công ty điện lực, bằng những phân tích định tính và định lượng luận văn sẽ chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện và phát triển công tác KTTN tại các công ty điện lực ngày càng hiệu quả hơn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Góp phần củng cố thêm nhận thức về KTTN cho CBCNV trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM -Thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DN nói chung và tại các Công ty Điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KTTN với mục đích hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển, vai trò của KTTN trong doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2