intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu chất lượng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Nghiên cứu chất lượng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương" nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu chất lượng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HẢI LINH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 1693403010010 LU N V N THẠC S BÌNH DƢƠNG – 2019
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HẢI LINH NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 1693403010010 LU N V N THẠC S PGS.TS PHAN ĐỨC DŨNG ----------------------------- BÌNH DƢƠNG – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu chất lƣợng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng” là công trình nghiên cứu do chính tôi, cùng với sự hỗ trợ tận tình từ Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng. Luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bình Dƣơng, ngày 14 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hải Linh i
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Phòng Sau Đại học và Khoa Kinh tế đã tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng xin gửi lời chân thành đến Quý Thầy/Cô Trƣờng Đại Học Thủ Dầu Một đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu nhất trong suốt thời gian học tập. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất nhất tới Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn của mình. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện luận văn bằng tất cả kiến thức của mình, tuy nhiên luận văn này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác xin chân thành cảm ơn những đóng góp từ Quý Thầy/Cô, Anh/Chị, giúp tác giả hoàn thiện luận văn của mình và có hƣớng nghiên cứu tiếp theo. Bình Dƣơng, ngày 14 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hải Linh ii
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 6. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 5 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 6 1.1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu nƣớc ngoài.................................................. 6 1.2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu trong nƣớc ................................................ 12 1.3. Khoảng trống của các nghiên cứu trƣớc ....................................................... 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 15 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 15 2.1. Chất lƣợng thông tin BCTC .......................................................................... 16 2.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ............................................ 16 2.2.2. Theo quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS01) ............ 18 2.2.3. Theo quan điểm của Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS 01) ............... 18 2.2.4. Theo quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực kế toán Tài chính Mỹ (FASB) .......................................................................................................... 20 2.2.5. Theo quan điểm hội tụ FASB và IASB ............................................... 20 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin BCTC .............................. 21 2.2.1. Chất lƣợng nhân viên kế toán .............................................................. 21 2.2.2. Niêm yết chứng khoán ........................................................................ 21 2.2.3. Nghĩa vụ của DN với NSNN ............................................................... 22 2.2.4. Hành vi quản trị lợi nhuận và Cơ cấu sở hữu: Quy mô và tính độc lập của Ban giám đốc, tách vai trò của Chủ tịch và giám đốc điều hành............ 22 2.2.5. Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................... 23 iii
  6. 2.2.6. Áp dụng chuẩn mực kế toán ................................................................ 23 2.3. Các lý thuyết nền liên quan ........................................................................... 24 2.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC từ cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 26 2.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 26 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 31 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 32 3.1.1. Xác định phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 32 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 33 3.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................ 38 3.2.1. Thang đo nhân tố Chất lƣợng nhân viên kế toán ................................ 38 3.2.2. Thang đo nhân tố Niêm yết chứng khoán ........................................... 39 3.2.3. Thang đo nhân tố Nghĩa vụ của DN với NSNN ................................. 39 3.2.4. Thang đo nhân tố Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận ......... 41 3.2.5. Thang đo nhân tố Áp dụng các chuẩn mực kế toán ............................ 42 3.2.6. Thang đo nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................... 43 3.2.7. Thang đo chất lƣợng Báo cáo tài chính ............................................... 44 3.3. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 44 3.3.1. Thống kê mô tả .................................................................................... 44 3.3.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach‟s Alpha ........................................ 44 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 45 3.3.4. Phân tích hồi quy bội ........................................................................... 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 49 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 50 4.1. Thực trạng của ngành Logistics .................................................................... 50 4.2. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 53 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................... 53 4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .............................................. 55 iv
  7. 4.2.2.1. Thống kê mô tả thang đo các nhân tố ....................................... 55 4.2.2.2. Thống kê mô tả các nhân tố ...................................................... 58 4.3. Kết quả đánh giá thang đo Cronbach‟s Alpha .............................................. 59 4.4. Kết quả phân tích khám phá EFA ................................................................. 60 4.4.1. Kết quả phân tích khám phá EFA biến độc lập ................................... 60 4.4.2. Kết quả phân tích khám phá EFA biến phụ thuộc .............................. 67 4.5. Kết quả phân tích tƣơng quan ....................................................................... 68 4.6. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 70 4.7. Kiểm định mô hình........................................................................................ 72 4.8.Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..................................................................................... 77 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 78 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 78 5.1.1. Nhân viên kế toán ................................................................................ 78 5.1.2. Niêm yết chứng khoán ........................................................................ 79 5.1.3. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nƣớc ................... 79 5.1.4. Quản trị lợi nhuận và cơ cấu sở hữu ................................................... 80 5.1.5. Kiểm soát nội bộ.................................................................................. 81 5.1.6. Chuẩn mực kế toán .............................................................................. 81 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................... 82 5.2.1. Kiểm soát nội bộ.................................................................................. 82 5.2.2. Quản trị lợi nhuận và cơ cấu sở hữu ................................................... 83 5.2.3. Nhân viên kế toán ................................................................................ 84 5.2.4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nƣớc .................... 85 5.2.5. Niêm yết chứng khoán ........................................................................ 85 5.2.6. Chuẩn mực kế toán .............................................................................. 86 5.3. Hạn chế của luận văn và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ........................ 86 5.3.1. Hạn chế của luận văn .......................................................................... 86 5.3.2. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ...................................................... 87 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..................................................................................... 88 v
  8. KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị DN : Doanh nghiệp NSNN : Ngân sách nhà nƣớc TGĐ : Tổng giám đốc CLTT : Chất lƣợng thông tin KSNB : Kiểm soát nội bộ TNDN : Thu nhập doanh nghiệp CP : Cổ phần KTV : Kiểm toán viên vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Định nghĩa và đo lƣờng các biến nghiên cứu trƣớcError! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Thang đo nhân tố Chất lƣợng nhân viên kế toánError! Bookmark not defined.2 Bảng 3.3 Thang đo nhân tố Niêm yết chứng khoánError! Bookmark not defined.3 Bảng 3.4 Thang đo nhân tố Nghĩa vụ của DN với NSNNError! Bookmark not defined.4 Bảng 3.5 Thang đo nhân tố Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận .... Error! Bookmark not defined.5 Bảng 3.6 Thang đo nhân tố Áp dụng các chuẩn mực kế toánError! Bookmark not defined.6 Bảng 3.7 Thang đo nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộError! Bookmark not defined.7 Bảng 3.8 Thang đo Chất lƣợng Báo cáo tài chínhError! Bookmark not defined.8 Bảng 4.1 Kết quả thu thập phiếu khảo sát...........Error! Bookmark not defined.4 Bảng 4.2 Thống kê mô tả giới tính mẫu khảo sátError! Bookmark not defined.4 Bảng 4.3 Thống kê mô tả chức vụ mẫu khảo sát Error! Bookmark not defined.5 Bảng 4.4 Thống kê mô tả số năm kinh nghiệm ..Error! Bookmark not defined.5 Bảng 4.5 Thống kê mô tả thang đo nhân tố Nhân viên kế toánError! Bookmark not defined.6 Bảng 4.6 Thống kê mô tả thang đo Niêm yết chứng khoánError! Bookmark not defined.7 Bảng 4.7 Thống kê mô tả thang đo Nghĩa vụ doanh nghiệp đối với NSNN Error! Bookmark not defined.7 Bảng 4.8 Thống kê mô tả thang đo nhân tố Quản trị lợi nhuậnError! Bookmark not defined.8 viii
  11. Bảng 4.9 Thống kê mô tả thang đo nhân tố Kiểm soát nội bộError! Bookmark not defined.8 Bảng 4.10 Thống kê mô tả thang đo Nhân tố Chuẩn mực kế toán (CMKT) ....... 59 Bảng 4.11 Thống kê mô tả các nhân tố ................................................................ 59 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test biến độc lập ........... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập .................. Error! Bookmark not defined.2 Bảng 4.14 Bảng tổng hợp thang đo các nhóm biến độc lậpError! Bookmark not defined.3 Bảng 4.15 Kết quả rút trích nhân tố của nhân tố biến độc lậpError! Bookmark not defined.6 Bảng 4.16 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test biến phụ thuộc ...... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến CLError! Bookmark not defined.8 Bảng 4.18 Kết quả rút trích nhân tố biến phụ thuộcError! Bookmark not defined. Bảng 4.19 Kết quả phân tích tƣơng quan ............................................................. 69 Bảng 4.20 Kết quả hồi quy..................................Error! Bookmark not defined.1 Bảng 4.21 Hệ số R2 điều chỉnh ............................Error! Bookmark not defined.3 Bảng 4.22 ANOVA cho kiểm định F ..................Error! Bookmark not defined.3 Bảng 4.23 Hệ số VIF ...........................................Error! Bookmark not defined.4 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................Error! Bookmark not defined.7 x
  13. TÓM TẮT Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ngành Logistics đóng vai trò hết sức quan trọng, và đƣợc xem nhƣ công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh. Dịch vụ ngành Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí. Thị phần của ngành Logistics ngày càng tăng, thu hút nhiều nguồn nhân lực, nhiều nhà đầu tƣ vào thị trƣờng này. Vì vậy, báo cáo tài chính, chính là ngôn ngữ để ngƣời ta đánh giá đƣợc tiềm năng của ngành và đánh giá chất lƣợng của nó để đƣa ra những quyết định cho mình. Các doanh nghiệp ngành Logistics sẽ có cơ hội phát triển bền vững và sẽ đƣa ra quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh khi nắm bắt đƣợc các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng Báo cáo tài chính của mình. Chỉ khi các nhà quản trị hiểu rõ các nhân tố, mức độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình thì các nhà quản trị mới đƣa ra những hoạch định và chiến lƣợc đúng đắn trong tƣơng lai. Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hƣởng và định lƣợng mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics, tác giả đã tìm hiểu và đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics tại Bình Dƣơng. Từ đó đƣa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo tài chính của các công ty Logistics. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên kết hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Tác giả thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát, số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với một số phân tích chủ yếu nhƣ: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính. xi
  14. Kết quả kiểm định độ tin cậy: hệ số Cronbach Alpha của các thành phần trong sáu nhóm nhân tố điều >0,6, điều này chứng tỏ thang đo phù hợp với kiểm định mô hình giả thuyết. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA: Eigenvalues = 1,332 > 1 và phƣơng sai trích bằng 80,988% > 50%, do vậy giá trị phƣơng sai đạt chuẩn. Có nghĩa là 6 nhân tố vừa rút ra giải thích đƣợc 80,988% mô hình ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các công ty ngành Logistics tại Bình Dƣơng. Kết quả phân tích tƣơng quan: phân tích tƣơng quan Pearson cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có Sig
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Báo cáo tài chính đƣợc ví nhƣ một bức tranh sinh động, nó thể hiện toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu là cung cấp thông tin, báo cáo tình hình tài chính hữu ích cho các nhà đầu tƣ sẵn có và tiềm năng, các chủ nợ, ngƣời cho vay trong việc ra quyết định cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác BCTC đƣợc chuẩn bị cho mục đích cung cấp thông tin hữu ích trong việc ra những quyết định kinh tế. Theo The Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, mặc dù BCTC có thể xuất hiện từ nƣớc này sang nƣớc khác, tuy nhiên mỗi một quốc gia sẽ có những khác biệt về tình hình chính trị, xã hội và pháp lý… nên các quốc gia khác nhau thì nhu cầu sử dụng BCTC cũng khác nhau. Hiện nay, trong xu hƣớng hội nhập mở rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dƣơng Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) và Hiệp định Thƣơng mại Tự do EU-Việt Nam. Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trƣớc đến nay. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tiến triển vô cùng nhanh chóng với sự phát triển của các công nghệ đột phá khiến giao thƣơng hàng hóa, dịch vụ và các phƣơng thức vận chuyển, phân phối ngày càng sôi động và linh hoạt, đổi mới. Bối cảnh đó mở ra nhiều cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Logistics của Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng nhƣng cũng đem đến rất nhiều thách thức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành, nhất là trƣớc sức ép đổi mới, cải tiến, nâng cao hiệu quả để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời đại mới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ngành Logistics đóng vai trò hết sức quan trọng, và đƣợc xem nhƣ công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh. Dịch vụ ngành Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí. Thị phần của ngành Logistics ngày càng tăng, thu hút nhiều nguồn nhân lực, nhiều 1
  16. nhà đầu tƣ vào thị trƣờng này. Vì vậy, báo cáo tài chính, chính là ngôn ngữ để ngƣời ta đánh giá đƣợc tiềm năng của ngành và đánh giá chất lƣợng của nó để đƣa ra những quyết định cho mình. Nhận thấy tầm quan trọng của báo cáo tài chính, và thấy rằng mỗi ngành trong nền kinh tế đều có những đặc trƣng khác nhau, đặc biệt là ngành Logistics nhƣ một chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu hoàn thiện sản phẩm để đến tay ngƣời tiêu dùng. Vì vậy có rất nhiều khoản chi phí, doanh thu đặc trƣng của ngành nhƣ phí thủ tục hải quan, cƣớc tàu, kiểm hóa, chi phí kho… mà các ngành khác thƣờng ít hoặc không có. Liệu những điều này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics hay không? Các doanh nghiệp ngành Logistics sẽ có cơ hội phát triển bền vững và sẽ đƣa ra quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh khi nắm bắt đƣợc các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng Báo cáo tài chính của mình. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều nhân tố tác động đến chất lƣợng Báo cáo tài chính bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhƣ Thuế, Chuẩn mực kế toán, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Chuyên môn của nhân viên kế toán… Chỉ khi các nhà quản trị hiểu rõ các nhân tố, mức độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố lên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình thì các nhà quản trị mới đƣa ra những hoạch định và chiến lƣợc đúng đắn trong tƣơng lai. Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng và hoàn thiện hệ thống các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Logistics tại Bình Dƣơng, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2
  17. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:  Một là, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics ở tỉnh Bình Dƣơng.  Hai là, đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.  Ba là, từ kết quả nghiên cứu, đề xuất đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng thông tin BCTC. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu ứng với các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:  Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng?  Câu hỏi 2: Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố nhƣ (1) Chất lƣợng (chuyên môn) của nhân viên kế toán, (2) Niêm yết chứng khoán, (3) Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nƣớc, (4) Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận doanh nghiệp, (5) Hệ thống kiểm soát nội bộ, (6) Áp dụng các chuẩn mực kế toán với chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hay không?  Câu hỏi 3: Những nhân tố này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng? 3
  18. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài đƣợc giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Thời gian nghiên cứu: dữ liệu về ngành Logistics đƣợc tác giả thu thập từ năm 2016 – 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp cả hai phƣơng pháp đó là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.  Phần nghiên cứu định tính đƣợc tác giả sử dụng để xác định các nhân tố tác động đến chất lƣợng BCTC; qua đó xây dựng và hoàn thiện thang đó chất lƣợng BCTC và thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp nhƣ: tổng hợp, phân tích, so sánh và thảo luận với các đại diện nhƣ các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Bộ phận lãnh đạo, kế toán trƣởng tại các doanh nghiệp; các nhà đầu tƣ; quản lý công nghệ thông tin, quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ; và các giảng viên đại học có kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn về kế toán, kiểm toán.  Phần nghiên cứu định lƣợng: Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Kiểm định tác động của các nhân tố đó thông qua các phép kiểm định thích hợp. Đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố lên chất lƣợng BCTC thông qua mô hình hồi quy. Qua đó, thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố và tìm hiểu đƣợc nhân tố nào chủ yếu tác động đến chất lƣợng BCTC. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc thực hiện qua khảo sát các đối tƣợng có chuyên môn về kế toán, kiểm toán tại các Doanh nghiệp Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 4
  19. 6. Đóng góp mới của đề tài - Về khía cạnh lý luận: Hệ thống hóa và xây dựng mô hình nghiên cứu ứng dụng trên các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trƣớc. Xây dựng mô hình đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng BCTC của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành Logistics nói riêng. - Về khía cạnh thực tiễn: Nghiên cứu, đƣa ra mô hình và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố lên BCTC của doanh nghiệp ngành Logistics nói chung và các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Từ đó đƣa ra những nhận xét và kiến nghị để hoàn thiện chất lƣợng BCTC của các doanh nghiệp ngành Logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 7. Kết cấu của đề tài - Kết cấu gồm 5 chƣơng:  Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu  Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu  Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu  Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận  Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị 5
  20. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu nƣớc ngoài Bảng tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣợc tác giả thể hiện ở Phụ lục 1. Trên Thế giới cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về chất lƣợng báo cáo tài chính và các nhân tố tác động đến nó, trong đó có các nghiên cứu sau: Theo The Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, đặc điểm định tích cơ bản để đánh giá về chất lƣợng thông tin BCTC: nếu thông tin tài chính hữu ích thì nó phải trung thực và đại diện cho những gì nó dự định đại diện. Tính hữu dụng của thông tin tài chính đƣợc tăng cƣờng nếu nó có thể so sánh, xác minh, kịp thời và dễ hiểu (đặc tính chất lƣợng). Nghiên cứu 1: Nghiên cứu của nhóm tác giả Shahram Gilaninia (Department of Industrial Management), Mehrdad Goudarzvand Chegini (Department of Management), Esmaeil Mohammad Mohtasham (M.A. of Business Management, Science and Research Branch, Islamic Azad University, Guilan, Iran) với đề tài "The Importance of Financial Reporting and Affecting Factors on It" (2013) tạm dịch là “Tầm quan trọng của BCTC và các yếu tố ảnh hƣởng lên nó”, nghiên cứu về chất lƣợng BCTC và các nhân tố ảnh hƣởng lên BCTC. Nhóm tác giả đƣa ra nhiều biến để đánh giá chất lƣợng BCTC nhƣ: Mức độ liên quan/ giá trị dự đoán / lợi nhuận liên tục/ thông tin tách rời / giá trị công nhận / Thời gian, Mức độ tin cậy, Mức độ tin cậy/ hoàn thành, Mức độ tin cậy/ nội dung, Mức độ tin cậy/ trung lập, Mức độ so sánh, Tính nhất quán, Tính minh bạch. Nhóm tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp những nghiên cứu trƣớc và kết luận rằng: - Khung lý thuyết về kế toán tài chính là yếu tố quyết định đến mục tiêu báo cáo tài chính, và đặc biệt chú ý đến dòng tiền và khả năng dự đoán của nó. - Có 2 nhóm phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng BCTC: 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2