intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Matroinho | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

66
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Những nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp nghiệp kế toán; Đo lường mức độ tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÁI THỊ CẨM GIANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG – 2017
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÁI THỊ CẨM GIANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN BÌNH DƯƠNG – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Những nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tác giả, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Ngọc Toàn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và dựa trên số liệu điều tra. Tất cả các nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài ..................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Những đóng góp chính của luận văn ................................................................ 3 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 3 Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................. 4 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp kế toán .......................... 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4 Chương 4: Kết quả nghiên cứu...................................................................... 4 Chương 5: Kết luận và hàm ý........................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................... 5 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 5 1.1.1. Yếu tố Phi đạo đức (Amoral) ............................................................... 5 1.1.2.Tính ích kỷ (Egoism)............................................................................ 5 1.1.3. Đạo lý (Deontology)............................................................................ 6 1.1.4.Tính vị lợi (Utilitarian) ......................................................................... 7 1.1.5.Thâm niên (Seniority) .......................................................................... 9 1.1.6.Tôn giáo (Religiosity) ........................................................................ 11 1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 12 1.3. Khe hỏng nghiên cứu ........................................................................... 12 Kết luận chương 1 ....................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN15 2.1. Tổng quan về đạo đức nghề nghiệp ...................................................... 15 2.1.1. Khái niệm về đạo đức........................................................................ 15 2.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp .................................................... 17 2.1.3. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp kế toán ............................................ 17 2.2. Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kế toán ...................... 18
  5. 2.3. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp kế toán .............................................. 18 2.4. So sánh, đối chiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam với quốc tế ..................................................................................................... 19 2.4.1. Cơ quan, tổ chức ban hành đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại các nước ASEAN ........................................................................................... 21 2.4.2. Đối chiếu quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán Việt Nam và Asean ................................................................................. 22 2.5. Các lý thuyết nền .................................................................................. 24 2.5.1. Lý thuyết tính ích kỷ (Egoism) .......................................................... 24 2.5.2. Lý thuyết tính vị lợi (Utilitarian) ....................................................... 25 2.5.3. Lý thuyết chức năng (functionalist theory) ........................................ 25 2.6. Các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán ........................ 24 2.6.1. Phi đạo đức (Amoral) ........................................................................ 26 2.6.2. Tính ích kỷ (Egoism)......................................................................... 26 2.6.3. Đạo lý (Deontology).......................................................................... 27 2.6.4. Tính vị lợi (Utilitarian) ...................................................................... 27 2.6.5. Thâm niên (Seniority) ....................................................................... 28 2.6.6. Tôn giáo (Religiosity) ....................................................................... 29 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 32 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu .............................................................. 32 3.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 32 3.2.1. Nghiên cứu định tính. ........................................................................ 32 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 34 3.3. Xây dựng giả thuyết, mô hình nghiên cứu và thang đo ......................... 36 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 37 3.3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến .............................................................. 37 3.3.3. Xây dựng thang đo ............................................................................ 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 48 4.1. Khái quát tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương và thực trạng đạo đức kế toán tại tỉnh Bình Dương ................................................................................ 48
  6. 4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương ..................................... 48 4.1.2. Thực trạng đạo đức kế toán tại tỉnh Bình Dương ............................... 50 4.2.1. Thống kê mô tả ................................................................................. 51 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha ..... 57 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................... 60 4.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................... 62 4.2.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ....................................... 65 4.2.6. Sử dụng phương pháp bootstrap để ước lượng lại các thang số của mô hình đã được ước lượng bằng phương pháp ML. ......................................... 65 4.3. Phương trình hồi quy: ........................................................................... 67 4.4. Bàn luận ............................................................................................... 67 Kết luận chương 4 ....................................................................................... 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 71 5.1. Kết luận ................................................................................................ 71 5.2. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu ................................................................ 71 5.2.1. Hàm ý về nhóm yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán .... 71 5.2.2. Hàm ý khác ....................................................................................... 72 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................i PHỤ LỤC............................................................................................................ v Phụ lục 1. Danh sách chuyên gia được phỏng vấn ......................................... v Phụ lục 2. Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................... v Phụ lục 3. Công trình tác giả ........................................................................xi Phụ lục 4. Các tình huống đo lường đạo đức nghề nghiệp kế toán theo nghiên cứu nước ngoài................................................................................................xi Phụ lục 5. Danh sách tư liệu về biên bản quyết toán thuế tại các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương........................................................................................ xx Phụ lục 6. Dàn bài phỏng vấn chuyên gia ....................................................xii
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 2.1. Cơ quan, tổ chức ban hành đạo đức nghề nghiệp kế toán, 21 kiểm toán tại các nước ASEAN Bảng 2.2. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán 23 Bảng 2.3. Các nguy cơ đe dọa sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp 23 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp thang đo các biến độc lập 38 Bảng 3.2. Thang đo của nhận thức đạo đức nghề nghiệp kế toán 43 Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương năm 2010-2020 49 Bảng 4.2. Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng cơ cấu kinh tế tỉnh Bình 49 Dương năm 2010-2020 Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành năm 2010-2020 50 Bảng 4.4. Bảng khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp hoạt động sản 51 xuất kinh doanh tại tỉnh Bình Dương
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Kế toán là công việc rất cần thiết của mọi doanh nghiệp. Do mức độ quan trọng của công việc này nên những vấn đề về đạo đức có thể xảy ra ở phạm vi bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán làm công việc tổng hợp, ghi nhận và công bố các dữ liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho công việc quản lý bên trong doanh nghiệp đồng thời cung cấp cho các đối tượng có liên quan bên ngoài doanh như: (i) cơ quan thuế nhằm xác định nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp; (ii) Cho các nhà đầu tư nhằm giúp cho nhà đầu tư có thể đề ra phương án đầu tư phù hợp; (iii) Cho các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp để xác định mức cổ tức từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và trên cơ sở định giá doanh nghiệp các cổ đông có thể nhận biết được trị giá của chứng khoán tại thời điểm công bố số liệu; (iv) Cho ngân hàng nhằm xác định khả năng tài chính của doanh nghiệp để bảo đảm nguồn nợ vay, ... Do đó, từ những sai lệch về số liệu kế toán sẽ đưa đến những ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sự ra quyết định của các bên liên quan. Hiện tại có nhiều văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ kế toán và các chế tài xử lý, tuy nhiên vẫn còn những vi phạm kế toán từ nhiều kẽ hở pháp luật bị các nhân viên kế toán không có đạo đức nghề nghiệp cố tình lợi dụng. Nhằm đạt được mục đích mang lại kết quả tích cực để phù hợp với sự biến động của thị trường, cuối kỳ kế toán thường có những động thái điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, sự điều chỉnh đó là tích cực hay không còn tùy thuộc vào “đạo đức” và “phi đạo đức”. Từ những vấn đề trên cùng với khả năng và hiểu biết của tác giả, luận văn đã đi đến việc khám phá các nghiên cứu và đánh giá “các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán – nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương” từ đó đề xuất các hướng giải quyết thích hợp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam. 1
  9. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu tổng quát: Xác định (hoặc khám phá) các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp nghiệp kế toán; + Đo lường mức độ tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán; Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau: (i) Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào được xác định có tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán? (ii) Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến đạo đức nghề nghiệp kế toán như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Không gian: tại Bình Dương. + Thời gian: năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng. Quy trình nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tổng hợp các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia cho đến khi đạt điểm bảo hòa nhằm xác định các nhân tố nào phù hợp với bối cảnh Việt Nam và khám phá 2
  10. thêm nhân tố mới (nếu có) mà có khả năng tác động đạo đức nghề nghiệp kế toán. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện ở các bước tiếp theo. Các nhân tố được xác định trong bước nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng để kiểm định lại xem từng nhân tố có tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán hay không. Sau đó đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới đạo đức nghề nghiệp kế toán. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Phương pháp ước lượng ML – Maximum Likelihood (phương pháp ước lượng cực đại) được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình. 5. Những đóng góp chính của luận văn Về mặt vận dụng lý luận: Đề tài tổng hợp lý luận theo hướng hệ thống hóa các nhóm nhân tố (tiêu chí đo lường nhân tố) tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán, từ đó xác định những nhân tố nào có tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán phù hợp với bối cảnh tại tỉnh Bình Dương. Về mặt thực tiễn: Đề tài xác định nhân tố dựa trên thực trạng tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán, làm cơ sở cho những hàm ý chính sách phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, luận văn gồm có 5 chương với bố cục như sau: 3
  11. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp kế toán Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý 4
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Luận văn lược khảo các công trình nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí nước ngoài có uy tín mà có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. Luận văn tổng kết một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Yếu tố Phi đạo đức (Amoral) Theo Keller (2007), kế toán đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ xã hội và nền kinh tế của một quốc gia. Các tiêu chuẩn đạo đức là một dấu hiệu của nghiệp vụ kế toán. Việc không mang các tiêu chuẩn đạo đức phù hợp đến nơi làm việc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nội quy về thời gian của nghề nghiệp nhằm phục vụ lợi ích chung. Tác giả nghiên cứu hai việc. Thứ nhất, tác giả đánh giá ngắn gọn các mô hình đạo đức hiện đại. Thứ hai, tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm đạo đức của một người. Các phát hiện cho thấy có sự khác biệt về các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân dựa trên giới tính, trình độ, tôn giáo và kinh nghiệm làm việc. Hiểu được các yếu tố hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của các kế toán viên tương lai sẽ giúp các cơ sở giáo dục xây dựng chương trình học đạo đức phù hợp và giúp các công ty quan tâm đến việc phát triển đào tạo đạo đức thích hợp cho nhân viên của mình. 1.1.2.Tính ích kỷ (Egoism) Cohen và cộng sự có nhiều nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Cohen và cộng sự (1996) nghiên cứu sự đo lường nhận thức đạo đức và định hướng đạo đức của kiểm toán viên Canada. Các tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, trong đó có yếu tố tính ích kỷ. Granitz (2007) xác định lý thuyết lý luận của những sinh viên khi bảo vệ sự vi phạm của họ, gồm có: đạo lý, tính vị lợi, tính hợp lý, tư lợi, thuyết thủ đoạn, thuyết văn hóa tương đối. Tác giả cho rằng hiểu được lý thuyết lý luận nào mà các sinh viên sử dụng là rất quan trọng, vì các giảng viên có thể áp dụng các biện pháp ngăn ngừa để chống lại lý luận này và ngăn ngừa hành vi đạo văn. Đồng 5
  13. thời, tác giả đã chứng minh rằng hành vi phi đạo đức trong trường học có thể dẫn đến hành vi phi đạo đức trong kinh doanh. Do đó, cải thiện sửa chữa hành vi phi đạo đức trong trường học có thể có tác động tích cực đến đạo đức tổ chức. Tác giả đã phân tích nội dung trên hồ sơ viết của sinh viên bị buộc tội đạo văn tại một đại học lớn của Bờ Tây (Hoa Kỳ). Mỗi trường hợp được phân loại theo nguyên lý đạo đức chính mà học sinh sử dụng để biện minh cho việc đạo văn của mình. Kết quả cho thấy rằng sinh viên chủ yếu sử dụng đạo lý, đạo đức học tình huống, và thuyết thủ đoạn để biện minh. 1.1.3. Đạo lý (Deontology) Cohen và cộng sự có nhiều nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Cohen và cộng sự (1996) nghiên cứu sự đo lường nhận thức đạo đức và định hướng đạo đức của kiểm toán viên Canada. Các tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, trong đó có yếu tố đạo lý. Cohen và cộng sự (2001) đánh giá sự khác nhau trong quyết định mang tính đạo đức giữa sinh viên quản trị kinh doanh và kế toán viên chuyên nghiệp Canada. Các tác giả nghiên cứu mức độ đào tạo đại học và kinh nghiệm chuyên môn ảnh hưởng đến quyết định đạo đức trong ngành kế toán Canada. Nghiên cứu này xem xét sự khác biệt về nhận thức về đạo đức, định hướng đạo đức và ý định giữa ba nhóm: sinh viên đại học dự định nhập học các khóa học kinh doanh (điển hình trong năm học thứ nhất hoặc năm thứ hai); Sinh viên đại học kinh doanh cao cấp và các chuyên gia kế toán với 3-5 năm kinh nghiệm thực hành công khai. Sự khác biệt giữa ba nhóm này cung cấp cái nhìn sâu sắc ban đầu về những hậu quả tiềm ẩn của quá trình lựa chọn xã hội hóa diễn ra giữa từng giai đoạn và cung cấp chỉ dẫn về nơi nào, nếu không thì quá trình xã hội hóa lựa chọn có thể bị thiếu và các chương trình đào tạo có thể được thiết kế như thế nào để giải quyết các thiếu sót. Keller (2007) nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mang tính đạo đức của kế toán viên Mỹ, trong đó có yếu tố đạo lý. Tác giả phát hiện có sự khác biệt về các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân dựa trên giới tính, trình độ, tôn giáo, đạo lý và kinh nghiệm làm việc. 6
  14. Modarres và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mang tính đạo đức của kế toán viên Iran, trong đó cũng có yếu tố đạo lý tác động đến đạo đức kế toán. Bài nghiên cứu xác định mức độ nhận định về đạo đức của kế toán Iran. Hơn nữa, nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ra quyết định đạo đức của kế toán Iran. Dữ liệu được thu thập thông qua mẫu chọn là các sinh viên từ bốn trường đại học ở Iran. Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến quyết định đạo đức của học sinh là giới tính, trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, và sự quen thuộc với Hiệp hội các Kiểm toán viên có chứng nhận của Iran. 1.1.4.Tính vị lợi (Utilitarian) Cohen và cộng sự có nhiều nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Cohen và cộng sự (1996) nghiên cứu sự đo lường nhận thức đạo đức và định hướng đạo đức của kiểm toán viên Canada. Các tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, trong đó có yếu tố là tính vị lợi. Armstrong và cộng sự (2003) nghiên cứu này đánh giá các tài liệu về giáo dục đạo đức trong kế toán. Các tác giả sử dụng mô hình tích hợp Quyết định Đạo đức năm 1998 của Thorne để phân loại tổng quan nghiên cứu. Tổng quan cho thấy sự vượt trội của công việc thảo luận về sự phát triển về đạo đức, bao gồm sự nhạy cảm và lập luận có nguyên tắc, nhưng thiếu công việc giải quyết phẩm hạnh, bao gồm động cơ đạo đức và hành vi đạo đức. Do sự thiếu hụt này, các tác giả khám phá tiềm năng của lời khuyên và các mẫu mực đạo đức để tăng động lực đạo đức trong số sinh viên kế toán, giảng viên và người làm việc. Ge, L. và Thomas (2008) sử dụng lý thuyết văn hoá của Hofstede (1980, 2001) so sánh các giá trị, hành vi, các thể chế, và các tổ chức trên khắp đất nước Sage (NewYork), nghiên cứu kết hợp sự phát triển đạo đức (Thorne, 2000, Thorne và Magnan, 2000; Thorne et. Al., 2003) và quy mô đạo đức đa chiều (ví dụ như Cohen và cộng sự, 1993; Cohen và cộng sự, 1996; Cohen và cộng sự, 2001; Flory và các cộng sự, 1992) để so sánh lý luận đạo đức và các quyết định của các sinh viên kế toán năm cuối đại học tại Canada và Trung Quốc. Các kết 7
  15. quả cho thấy sinh viên kế toán Canada xây dựng ý định hành động dựa trên một vấn đề bất đồng về đạo đức, cụ thể (lý luận có tính tranh luận) được đo bằng cách tiếp cận phát triển đạo đức (Thorne, 2000) cao hơn sinh viên kế toán Trung Quốc. Nghiên cứu hiện tại đề xuất rằng năm yếu tố được xác định bởi thang đo đạo đức đa chiều (MES), như có liên quan đến việc ra quyết định đạo đức có thể được đặt vào ba cấp độ lý luận đạo đức được xác định bởi Kohlberg (1958) về phát triển đạo đức nhận thức. Sinh viên kế toán Canada đã sử dụng các yếu tố MES thông thường hơn (công bằng về đạo đức, bằng hợp đồng và tính vị lợi) thường xuyên hơn và đưa ra các quyết định kiểm toán về mặt đạo đức hơn các sinh viên kế toán Trung Quốc. Kujala và cộng sự (2011) tiếp cận quy mô đạo đức đa chiều. Các tác giả mô tả một cuộc khảo sát thực nghiệm về các mô hình ra quyết định đạo đức của các nhà quản lý hàng đầu và sự thay đổi của họ từ năm 1994 đến năm 2004 trong các tình huống có vấn đề đạo đức trong bối cảnh của đất nước Phần Lan. Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 4 tình huống khó xử về mặt đạo đức và một quy mô đa chiều với sáu khía cạnh đạo đức: công lý, đạo lý, thuyết tương đối, chủ nghĩa vị kỷ… Các nhà quản lý đánh giá việc ra quyết định của họ trong các vấn đề bằng cách sử dụng quy mô đạo đức đa chiều. Tổng cộng 880 bảng câu hỏi đã được phân tích thống kê. Kết luận rằng dựa vào các nguyên tắc thực tế là tiêu chí đánh giá đạo đức cốt lõi giữa các nhà quản lý kinh doanh hàng đầu ở Phần Lan. Nghiên cứu này chứng minh rằng các mô hình ra quyết định đạo đức của các nhà quản lý thay đổi theo thời gian. Theo kết quả của nghiên cứu này, việc ra quyết định đạo đức của các nhà quản lý trở nên đa chiều hơn trong suốt thời gian nghiên cứu. Sự thay đổi này được giải thích bằng: (i) Việc đưa các yếu tố đạo đức nữ vào quy mô cho phép các nhà quản lý thể hiện sự đa dạng trong việc ra quyết định của mình; (ii) Thay đổi bối cảnh kinh tế Phần Lan từ trầm lắng sang sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu, điều này có lợi cho sự phát triển của các giá trị hậu thế duy vật, như tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội và (iii) Cuộc thảo luận công khai ngày càng tăng về các vấn đề đạo đức quan trọng trong kinh doanh. 8
  16. Granitz và cộng sự (2007) xác định lý thuyết lý luận học sinh nào gợi ra khi bảo vệ sự vi phạm của họ: đạo lý, tính vị lợi, tính hợp lý, tư lợi, thuyết thủ đoạn và thuyết văn hóa tương đối. Các tác giả cho rằng hiểu được lý thuyết lý luận học sinh nào sử dụng là rất quan trọng, vì các giảng viên có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để chống lại lý luận này và ngăn ngừa sự tình trạng đạo văn. Kết quả cho thấy rằng sinh viên chủ yếu biện minh bằng yếu tố đạo lý, đạo đức học tình huống, và thuyết thủ đoạn. Dựa trên những phát hiện này, các tác giả khuyến nghị cụ thể được đưa ra để ngăn chặn những tình trạng đạo văn. Lahdesmaki (2005) xem xét mối quan tâm đạo đức duy nhất mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ. Bằng cách sử dụng dữ liệu định tính và dữ liệu thực nghiệm, sáu loại tình huống kinh doanh đã được xác định để mang lại sự xem xét đạo đức cho tất cả các doanh nhân trong nghiên cứu này. Các tình huống kinh doanh được xác định là lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu thô, thống nhất chất lượng sản xuất và thiếu nguồn lực, quá trình định giá, nội dung thông tin tiếp thị, mối quan hệ gần gũi với nhân viên và hợp tác với các doanh nhân khác. Lập luận về đạo đức được sử dụng trong các tình huống kinh doanh này được kiểm tra liên quan đến ba lý thuyết đạo đức: tính vị lợi, đạo lý và tư cách đạo đức. Bài báo này cho thấy rằng điển hình cho việc ra quyết định của các doanh nhân nhỏ dựa trên ý nghĩa đạo đức là sự đa dạng của các lập luận đạo đức được sử dụng và vai trò quan trọng của khách hàng và nhân viên ảnh hưởng đến quan điểm đạo đức của các doanh nhân. Modarres và cộng sự (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định mang tính đạo đức của kế toán viên Iran, trong đó cũng có yếu tố tính vị lợi tác động đến đạo đức kế toán. Trong số các yếu tố liên quan đến quyết định đạo đức của học sinh là giới tính, trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, và sự quen thuộc với Hiệp hội hành nghề Kiểm toán Iran. 1.1.5.Thâm niên (Seniority) 9
  17. Cron (1984) nghiên cứu về sự phát triển của nhân viên bán hàng. Tác giả trình bày một khuôn khổ phát triển mối quan tâm nghề nghiệp dưới hình thức các giai đoạn sự nghiệp. Mục tiêu nghề nghiệp, nhiệm vụ phát triển, thách thức cá nhân và nhu cầu tâm lý xã hội của từng giai đoạn nghề nghiệp được thảo luận, và đề xuất được xây dựng liên quan đến ảnh hưởng của giai đoạn nghề nghiệp đến hiệu quả của nhân viên bán hàng. Weeks và cộng sự (1999) đã nghiên cứu giới tính và các giai đoạn trong sự nghiệp của một cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức đạo đức. Giả thuyết 1 đưa ra “không có sự khác biệt về sự nhận thức đạo đức giữa nam và nữ”, tuy nhiên kết quả sau khi nghiên cứu tác giả đã chứng minh được rằng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong nhận thức đạo đức. Giả thuyết 2 được đặt ra như sau: “Không có sự khác biệt trong nhận thức đạo đức qua các giai đoạn sự nghiệp”. Bài nghiên cứu đã đưa ra được kết luận rằng những lao động trong giai đoạn phát triển sự nghiệp biểu hiện cách nhìn về đạo đức cao hơn so với những người trong giai đoạn bắt đầu sự nghiệp. Geiger, M.A. và O’Connell, B.T. (1999) xem xét phản ứng của sinh viên ngành kế toán nhằm nghiên cứu đạo đức trong kế toán và trong kinh doanh, đồng thời xem xét giới tính có ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng của họ lên nhận thức đạo đức hay không. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong phản ứng nói chung giữa các sinh viên được đào tạo chính thức và không chính thức, hoặc giữa sinh viên nam và nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho rằng mặc dù sinh viên nhận thức những hành động phi đạo đức được thảo luận trong các trường hợp tương tự, họ cho biết họ sẽ có nhiều khả năng tham gia vào các hành động phi đạo đức trong kế toán hoặc trong kinh doanh so với các tình huống trong học tập. Những việc làm của một kế toán không phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức mà nó bao gồm cả về mặt nhận thức đạo đức khi đối mặt với các vấn đề đạo đức nghiêm trọng và tình huống khó xử. Như vậy, thực hành kế toán để có nhận thức đạo đức là việc làm vô cùng cần thiết. 10
  18. Eweje, G. và Brunton, M. (2010) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác và kinh nghiệm làm việc trên nhận thức đạo đức của sinh viên kinh doanh tại New Zealand. Trọng tâm của nghiên cứu này là để kiểm tra nhận thức đạo đức của sinh viên ngành kinh doanh liên quan đến các tình huống kinh doanh cụ thể và xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đạo đức của họ. Cụ thể, bài viết nghiên cứu về giới tính, tuổi tác và kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức đạo đức của sinh viên ngành kinh doanh. Kết quả bài viết đã được giải thích để ngụ ý rằng phụ nữ có thể thực sự hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp hơn là các đồng nghiệp nam của họ. Và xét về khía cạnh tuổi tác và kinh nghiệm thì những người lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm nhiều hơn thì nhận thức về đạo đức của họ tốt hơn. 1.1.6.Tôn giáo (Religiosity) Kit-Chun Lam và Bill WS Hung (2005) khảo sát mối quan hệ giữa đạo đức và thu nhập giữa các cá nhân của các tôn giáo khác nhau tại Trung Quốc. Các tác giả cho rằng nội dung của niềm tin đạo đức khác nhau với tôn giáo và do đó ảnh hưởng của đạo đức đối với thu nhập cũng có thể thay đổi theo tôn giáo và mối quan hệ nhân quả ngược lại có thể xảy ra từ thu nhập đến đạo đức. Kết quả cho thấy rằng đạo đức đóng góp vào thu nhập cao hơn cho nhóm người Kitô giáo và nhóm không có tôn giáo, nhưng làm thấp hơn cho những người theo tôn giáo Trung Quốc truyền thống. Mặt khác, tăng thu nhập làm tăng khả năng đạo đức đối với cả người Kitô giáo và người có Tôn giáo Trung Quốc truyền thống, nhưng giảm xuống cho nhóm không tôn giáo. Trong một nghiên cứu khác của Kit-Chun Lam và Guicheng Shi (2008) đã phân tích tác động của các yếu tố khác nhau lên đánh giá đạo đức và thái độ đạo đức của người lao động tại Trung Quốc và Hong Kong. Kết quả cho thấy tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thái độ đạo đức, tuy nhiên, hiệu quả của nó khác nhau với các loại tôn giáo khác nhau. Các tác giả cũng chỉ ra rằng nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước, nhân viên tư nhân, 11
  19. nhân viên trong các công ty đầu tư nước ngoài và các nhà tuyển dụng ở Trung Quốc đều có nhận thức cao về các hành vi vi phạm pháp luật. Gillian Rice (2006) khảo sát các hành vi ứng xử môi trường của người dân ở Cairo - Ai Cập, và nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi thân thiện với môi trường với các biến số nhân khẩu học, niềm tin, giá trị và tôn giáo. Kết quả cho thấy tôn giáo có liên quan đến hành vi thân thiện với môi trường. Keller (2007) nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm đạo đức của một người. Tác giả phát hiện sự khác biệt về các tiêu chuẩn đạo đức cá nhân dựa trên giới tính, trình độ, tôn giáo và kinh nghiệm làm việc. Modarres (2011) nghiên cứu các yếu tố tác động đến đạo đức sinh viên ngành kế toán trên các khía cạnh: tôn giáo, tính vị lợi, tính ích kỷ, thâm niên và tính phi đạo đức. Kết quả nhấn mạnh rằng các nhân tố liên quan đến quyết định đạo đức của sinh viên là giới tính, trình độ giáo dục, kinh nghiệm làm việc, và sự quen thuộc với Hiệp hội kiểm toán Iran. 1.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện có rất ít nghiên cứu trong nước về đạo đức nghề nghiệp kế toán. Tiêu biểu có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp. Bài luận văn nêu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán. Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của các Công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 1.3. Khe hỏng nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước chưa có nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện xem xét đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và tác động của đạo đức nghề nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán. 12
  20. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài có nghiên cứu một số yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Các loại yếu tố và kết quả tác động của từng yếu tố đến đạo đức nghề nghiệp có sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, các công trình này nghiên cứu tại thị trường có môi trường văn hóa, xã hội, điều kiện kinh tế, tôn giáo khác với Việt Nam. Các yếu tố tác động đến nghề nghiệp nghiệp kế toán Việt Nam sẽ có những đặc trưng theo bối cảnh Việt Nam. Hiện tại, tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng chưa có công trình nghiên cứu sâu rộng về các nhân tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Do đó, luận văn xác định được khoảng trống nghiên cứu là các yếu tố như: phi đạo đức; tính ích kỷ; đạo lý; tính vị lợi; thâm niên; tôn giáo có tác động đặc trưng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam. Đồng thời, thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia và kiểm định nhân tố khám phá, luận văn bổ sung một số biến quan sát mới phù hợp với bối cảnh Việt Nam và sử dụng mô hình nghiên cứu tuyến tính cấu trúc (SEM). 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2