Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
lượt xem 4
download
Luận văn "Sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường dịch vụ góp phần đưa thị trường dịch vụ kế toán phát triển đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như bên cung cấp dịch vụ trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN ĐỨC DŨNG BÌNH DƯƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và tất cả các nguồn tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Bình Dương, ngày tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Tuyết Hoa i
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện hoàn tất luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến: Quý Thầy, Cô Phòng Sau Đại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt hai năm học vừa qua. Những kiến thức thầy cô đã truyền đạt sẽ là hành trang quý báu để tôi tiến bước trên con đường sự nghiệp của mình. PGS. TS Phan Đức Dũng - Giảng viên hướng dẫn đề tài - với kiến thức, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của Thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Các tác giả, tập thể và cá nhân của những tài liệu tham khảo đã giúp tôi có được những kiến thức cần thiết và tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện luận văn. Các Anh/Chị làm việc tại các Công ty sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo sát thực tế, tìm hiểu tài liệu và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện luận văn. Trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... x TÓM TẮT ............................................................................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do thực hiện đề tài......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4 4.2. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 5 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 6 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 6 1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 9 1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu ......................................................... 13 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................. 15 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 16 2.1. Tổng quan dịch vụ kế toán ............................................................................ 16 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ........................................................... 16 2.1.1.1. Khái niệm dịch vụ ................................................................................... 16 2.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ ..................................................................................... 17 2.1.2. Dịch vụ kế toán .......................................................................................... 18 iii
- 2.1.2.1. Khái niệm dịch vụ kế toán ...................................................................... 18 2.1.2.2. Các sản phẩm của dịch vụ kế toán .......................................................... 20 2.1.2.3. Điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán tại Việt Nam. ............................... 21 2.1.2.4. Vai trò của dịch vụ kế toán ..................................................................... 22 2.2. Mô hình quyết định dịch vụ và lý thuyết hành vi ......................................... 24 2.2.1. Khái niệm hành vi người tiêu dùng ............................................................ 24 2.2.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA):............................................................... 25 2.2.3. Thuyết hành vi dự định (TPB): .................................................................. 26 2.2.4. Quy trình lựa chọn dịch vụ......................................................................... 28 2.2.4.1. Đánh giá trước khi mua ........................................................................... 28 2.2.4.2. Quá trình mua và sử dụng dịch vụ .......................................................... 29 2.2.4.3. Đánh giá sau khi mua .............................................................................. 29 2.2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng: ......................................... 30 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán ................ 34 2.3.1. Lợi ích ........................................................................................................ 34 2.3.2. Trình độ chuyên môn ................................................................................. 35 2.3.3. Giá phí ........................................................................................................ 36 2.3.4. Thương hiệu ............................................................................................... 36 2.3.5. Sự giới thiệu ............................................................................................... 36 2.3.6. Thái độ ....................................................................................................... 37 2.3.7 Độ tin cậy .................................................................................................... 37 2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất ............................................. 37 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................. 41 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 42 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 42 3.2. Xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ........................................... 43 3.2.1. Thang đo và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán ...... 43 3.2.1.1. Nhân tố “Lợi ích” .................................................................................... 43 3.2.1.2. Nhân tố “Trình độ chuyên môn” ............................................................. 44 iv
- 3.2.1.3. Nhân tố “Giá phí”.................................................................................... 44 3.2.1.4. Nhân tố “Thương hiệu” ........................................................................... 45 3.2.1.5. Nhân tố “Sự giới thiệu” ........................................................................... 46 3.2.1.6. Nhân tố “Thái độ” .................................................................................. 46 3.2.1.7. Nhân tố “Độ tin cậy” ............................................................................... 47 3.2.2. Thang đo “Lựa chọn dịch vụ kế toán” ....................................................... 48 3.3. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 48 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 48 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 49 3.3.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 53 3.3.4. Thang đo và mã hóa thang đo .................................................................... 55 3.4. Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 57 3.4.1. Thiêt kế nghiên cứu định lượng ................................................................. 57 3.4.1.1. Chọn mẫu ................................................................................................ 57 3.4.1.2. Đo lường và thu thập dữ liệu .................................................................. 58 3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu................................................ 59 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 61 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 62 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................................. 62 4.1.1. Kích thước mẫu .......................................................................................... 62 4.1.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc tính .................................... 62 4.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo............................................. 64 4.2.1. Kiểm định thang đo “Lợi ích” .................................................................... 64 4.2.2. Kiểm định thang đo “Trình độ chuyên môn” ............................................. 65 4.2.3. Kiểm định thang đo “Giá phí” ................................................................... 65 4.2.4. Kiểm định thang đo “Thương hiệu” ........................................................... 66 4.2.5. Kiểm định thang đo “Sự giới thiệu”........................................................... 66 4.2.6. Kiểm định thang đo “Thái độ” ................................................................... 66 4.2.7. Kiểm định thang đo “Độ tin cậy”............................................................... 67 4.2.8. Kiểm định thang đo lựa chọn dịch vụ kế toán ......................................... 67 v
- 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 68 4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ...................................... 69 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ hai ........................................................ 69 4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ ba.......................................................... 70 4.3.4. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ tư .......................................................... 71 4.3.5. Kết quả phân tích nhân tố lần thứ năm ...................................................... 71 4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu .................................................................... 73 4.5. Phân tích tương quan..................................................................................... 73 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ................................................................... 74 4.6.1. Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc ................................................... 74 4.6.2. Hồi quy tuyến tính bội................................................................................ 75 4.6.3. Kiểm tra các giả định hồi quy .................................................................... 76 4.6.4. Kiểm định độ phù hợp mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến ................... 78 4.6.5. Phương trình hồi quy tuyến tính bội .......................................................... 79 4.7. Kiểm định các giả thuyết của mô hình .......................................................... 79 4.8. Kiểm định sự khác biệt về nhân khẩu học trong đánh giá sự lựa chọn ........ 81 4.8.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính. .......................................................... 82 4.8.2. Kiểm định sự khác biệt về loại hình........................................................... 82 4.8.3. Kiểm định sự khác biệt về thời gian sử dụng ............................................. 83 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 84 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................ 85 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 85 5.2. Đề xuất một số hàm ý chính sách ................................................................. 86 5.2.1. Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán ............................................. 86 5.2.2. Đối với nhà nước ........................................................................................ 91 5.2.3. Đối với hội nghề nghiệp ............................................................................. 91 5.2.4. Đối với các cơ sở đào tạo kế toán viên ...................................................... 92 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ........................................ 92 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DVKT : Dịch vụ kế toán EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá KMO : Kaiser - Meyer - Olkin: Hệ số tải nhân tố R2 : Adjusted R Square Sig. : Mức ý nghĩa quan sát SPSS 20.0 : Phần mềm phân tích số liệu thống kê SPSS phiên bản 20.0 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TPB : Theory of Reasoned Action - Thuyết hành vi dự định TRA : Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý VIF : Variance Inflation Factor: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai vii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng dịch vụ nói chung, và hành vi lựa chọn dịch vụ kế toán nói riêng ............................................... 37 Bảng 3.1. Thang đo Lợi ích.................................................................................. 43 Bảng 3.2. Thang đo Trình độ chuyên môn .......................................................... 44 Bảng 3.3. Thang đo Giá phí ................................................................................. 45 Bảng 3.4. Thang đo Thương hiệu ........................................................................ 45 Bảng 3.5. Thang đo Sự giới thiệu ........................................................................ 46 Bảng 3.6. Thang đo Thái độ ................................................................................. 46 Bảng 3.7. Thang đo Độ tin cậy ............................................................................ 47 Bảng 3.8. Thang đo Lựa chọn dịch vụ kế toán .................................................... 48 Bảng 3.9. Biến quan sát thang đo gốc .................................................................. 51 Bảng 3.10. Tổng hợp biến quan sát sau nghiên cứu định tính hiệu chỉnh ........... 51 Bảng 3.11. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng sự lựa chọn dịch vụ kế toán ......... 56 Bảng 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................... 63 Bảng 4.2. Kết quả phân tích thang đo lợi ích ....................................................... 64 Bảng 4.3. Kết quả phân tích thang đo trình độ chuyên môn ................................ 65 Bảng 4.4. Kết quả phân tích thang đo giá phí ...................................................... 65 Bảng 4.5. Kết quả phân tích thang đo thương hiệu .............................................. 66 Bảng 4.6. Kết quả phân tích thang đo sự giới thiệu ............................................. 66 Bảng 4.7. Kết quả phân tích thang đo thái độ ...................................................... 67 Bảng 4.8. Kết quả phân tích thang đo độ tin cậy ................................................. 67 Bảng 4.9. Kết quả phân tích thang đo lựa chọn dịch vụ kế toán.......................... 68 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 1 ......................................... 69 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 2 ......................................... 70 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 3 ......................................... 70 Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 4 ......................................... 71 Bảng 4.14. Ma trận xoay nhân tố lần 5 ................................................................ 72 Bảng 4.15. Ma trận tương quan giữa các nhân tố ................................................ 74 viii
- Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................ 75 Bảng 4.17. Tóm tắt mô hình (Model Summaryb) ............................................... 78 Bảng 4.18. ANOVAB ........................................................................................ 78 Bảng 4.19. Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 81 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định Levene và kiểm định t-test .................................. 82 Bảng 4.21. Kiểm định levene chức vụ ................................................................. 82 Bảng 4.22. Kiểm định ANOVA loại hình ............................................................ 83 Bảng 4.23. Kiểm định levene về thời gian sử dụng ............................................. 83 Bảng 4.24. Kiểm định ANOVA về thời gian sử dụng ......................................... 83 ix
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) .......................................................... 26 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB .............................................. 27 Hình 2.3. Quy trình lựa chọn dịch vụ................................................................... 28 Hình 2.4. Các yếu tố quyết định giá trị dành cho khách hàng ............................. 31 Hình 2.5. Mối quan hệ giữa hành vi tiêu dùng với các yếu tố tiềm năng ............ 34 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................. 40 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 42 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 54 Hình 4.1. Biểu đồ phân tán của phần dư .............................................................. 76 Hình 4.2. Đồ thị Histogram .................................................................................. 77 x
- TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường dịch vụ góp phần đưa thị trường dịch vụ kế toán phát triển đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như bên cung cấp dịch vụ trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Thông tin thu thập từ nghiên cứu ở bước này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các cấp (phiếu điều tra) tại các doanh nghiệp với kích thước mẫu n = 203. Thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Kiểm định thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, kiểm định t, kiểm định phương sai ANOVA, ... Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 nhân tố tác động dương đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: (1) lợi ích, (2) trình độ chuyên môn, (3) giá phí, (4) thương hiệu, (5) sự giới thiệu, (6) thái độ, (7) độ tin cậy. Trong số các nhân tố tác động đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì nhân tố giá phí tác động mạnh nhất ( β = 0,314), tiếp đến là nhân tố độ tin cậy ( β= 0,272), nhân tố thái độ ( β = 0,145), nhân tố thương hiệu ( β = 0,139), nhân tố trình độ chuyên môn( β= 0,133), nhân tố lợi ích ( β= 0,133) và nhân tố sự giới thiệu có tác động yếu nhất ( β = 0,105). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về lựa chọn dịch vụ kế toán theo giới tính, loại hình doanh nghiệp, thời gian sử dụng dịch vụ. xi
- Hạn chế của nghiên cứu này mới dừng lại ở giai đoạn đầu của quá trình mua dịch vụ, các nghiên cứu sau cần nghiên cứu mở rộng hành vi sau khi mua để có phân tích đánh giá tổng quát hơn các nhân tổ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình mua dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu còn hạn chế về công cụ khảo sát và đối tượng khảo sát. Từ những kết quả thu được nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. xii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước liên tục biến động với những diễn biến khó lường, cùng nguồn ngân sách ngày càng cạn kiệt, không đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng, kiến thiết đất nước, các cơ quan quản lý Nhà nước tất yếu phải thắt chặt hơn nữa các vấn đề về thuế doanh nghiệp, bởi đây là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải vừa nghĩ chiến lược kinh doanh để tồn tại và vừa ra sức làm “sạch” hệ thống tài chính, kế toán thuế của mình để tránh sự truy thu của cơ quan thuế. Những sai sót liên quan đến hệ thống sổ sách kế toán dù là cố ý hay xuất phát từ năng lực chuyên môn của bộ phận kế toán thì doanh nghiệp đều phải đối mặt với mức xử phạt rất nặng từ cơ quan quản lý Thuế. Cho nên các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc làm sao có hệ thống kế toán tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bền vững, tuân thủ quy định của Pháp luật. Hệ thống kế toán tốt, phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp an tâm khi cơ quan thuế quyết toán hoặc cơ quan nhà nước đến kiểm tra. Có thể nói thành công của mọi công ty đều không thể thiếu vai trò của công tác kế toán. Đó là lý do tại sao, kể cả những doanh nghiệp nhỏ hay mới thành lập cũng cần có một hệ thống kế toán chuyên môn cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống kế toán đạt chuẩn. Vì vậy, để luôn luôn làm chủ được trong công tác kế toán không phải là điều dễ dàng. Với những lý do trên thì sự ra đời và phát triển dịch vụ kế toán là xu hướng tất yếu và phù hợp. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được xã hội thừa nhận trong nền kinh tế thị trường mở cửa. Dịch vụ kế toán Việt Nam ra đời từ năm 1991 khi Bộ Tài chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam (AASC). Đặc biệt là khi Quốc hội ban hành Luật kế toán (2003) thì dịch vụ kế toán Việt Nam chính thức được thừa nhận là một nghề độc lập. Sau hơn 20 năm 1
- hoạt động thì ngành dịch vụ kế toán Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô của tổ chức dịch vụ, loại hình dịch vụ và không ngừng được cải thiện về chất lượng được thể hiện rõ nét như môi trường pháp lý về kế toán tương đối đầy đủ, rõ ràng phù hợp với thông lệ Quốc tế và điều kiện Việt Nam (Mai Thị Hoàng Minh, 2010). Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp được thành lập mới. Nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong các vấn đề kế toán thuế như: Báo cáo thuế hàng tháng, quý, hệ thống sổ sách kế toán, quyết toán thuế…Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để trả lương cho một kế toán chuyên nghiệp đảm nhận tất cả các công việc này là tương đối cao. Hiểu những khó khăn doanh nghiệp gặp phải, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán ra đời, đặc biệt hiện nay có rất nhiều dịch vụ kế toán trọn gói tại Bình Dương nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như thay mặt doanh nghiệp để xử lý, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến kế toán - thuế một cách chuyên nghiệp và tin cậy nhất, mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán (DVKT). Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật vẫn còn chưa nghiêm, còn thiếu những quy định pháp lý để kiểm soát chất lượng dịch vụ và hành nghề kế toán, dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các đối tượng cung cấp dịch vụ kế toán như: cung cấp dịch vụ không đúng hạn, không bảo mật thông tin lên quan của khách hàng, cung cấp dịch vụ kế toán không đầy đủ như trong hợp đồng, báo cáo tài chính có sai sót, phải điều chỉnh, chưa thấu hiểu hết được nhu cầu của khách hàng,...chưa tạo sự tin cậy, an tâm cho khách hàng khi sử dụng DVKT. Tại Bình Dương, số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán là rất cao, bởi đa số các doanh nghiệp hiện nay có quy mô vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới ngày càng tăng theo thời gian, đem lại một nguồn khách hàng ổn định cho các doanh nghiệp cung cấp DVKT. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp DVKT cần hiểu được những nhu cầu của khách hàng khi sử dụng DVKT, nắm bắt được các nhân tố tác động đến sự lựa chọn DVKT 2
- là gì, từ đó có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng DVKT đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tính đến thời điểm hiện tại liên quan đến nghiên cứu về dịch vụ kế toán tiếp cận từ khía cạnh của đối tượng sử dụng dịch vụ kế toán là vấn đề mới và còn khoảng trống trong môi trường nghiên cứu tại Bình Dương. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu: - Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường dịch vụ góp phần đưa thị trường dịch vụ kế toán phát triển đồng thời mang lại lợi ích cho khách hàng cũng như bên cung cấp dịch vụ trong sự phát triển chung của nền kinh tế. - Mục tiêu cụ thể: + Hiểu được nhân tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; + Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; + Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây: - Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? - Câu hỏi 2: Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như (1) giá phí, (2) trình độ chuyên môn, (3) lợi ích, (4) thương hiệu, (5) sự giới thiệu, (6) thái độ và (7) độ tin cậy với sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hay không? 3
- - Câu hỏi 3: Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự lựa chọn dịch vụ kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Đối tượng khảo sát - Đối tượng khảo sát là các Giám đốc, phó Giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kế toán đang làm việc tại các công ty có sử dụng dịch vụ kế toán (DVKT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Các đối tượng khảo sát được lựa chọn thuận tiện, phi xác suất từ các công ty có sử dụng DVKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Các doanh nghiệp sử dụng DVKT của các doanh nghiệp cung cấp DVKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến thời điểm nghiên cứu (dịch vụ làm kế toán, kê khai thuế, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán). 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là định tính và định lượng. - Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm việc khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Do đối tượng phỏng vấn có tính đồng nhất cao và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung. Thông tin thu thập từ nghiên cứu ở bước này nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang 4
- đo những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử dụng các kỹ thuật phân tích: Thống kê mô tả, phân tích khám phá EFA, mô hình hồi quy, khảo sát số liệu (phiếu điều tra) tại các doanh nghiệp. Mục đích nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để kiểm định các thang đo nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài này đem lại một số ý nghĩa thực tiễn. Cụ thể như sau: Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp cung cấp DVKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp cũng như cách thức đo lường các nhân tố này. Từ đó có thể đưa ra những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng DVKT của các doanh nghiệp cung cấp DVKT trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của đề tài nghiên cứu được chia thành 05 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý 5
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu liên quan đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thực hiện. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra nhận xét cũng như tìm ra khiếm khuyết của lĩnh vực nghiên cứu, để tìm ra hướng nghiên cứu cho đề tài của mình. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Cronin và Taylor (1992), Hai nhà nghiên cứu này là những người tiên phong trong việc kiểm định mô hình đo lường chất lượng dịch vụ của PZB (1985,1988). Nghiên cứu “Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension” tạm dịch là “Đo lường chất lượng dịch vụ: Nghiên cứu lại và mở rộng” của hai tác giả này được thực hiện vào năm 1992 với hai mục tiêu chính: Mục tiêu thứ nhất, tác giả cho rằng, khái niệm và nội dung của công cụ SERVQUAL do PZB (1985,1988) nghiên cứu là chưa thật sự đầy đủ. Chính vì thế Cronin và Taylor tiến hành nghiên cứu và tìm ra công cụ đo lường chất lượng dịch vụ đầy đủ hơn SERVQUAL. Vì vậy, trên thế giới đã xuất hiện mô hình SERVPERF là biến thể của SERVQUAL cũng sử dụng các thang đo của năm nhân tố. Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và định hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng. Cronin và Taylor (1992) với mô hình SERVPERF, cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ. Theo mô hình SEVRPERF thì: Chất lượng dịch vụ bằng (=) Mức độ cảm nhận, bỏ qua kì vọng của khách hàng. Nghiên cứu này dừng lại ở việc kiểm định lại mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL và đưa ra một mô hình đo lường chất lượng dịch vụ ngắn gọn hơn. Janelle và John (1994), “Choice criteria for selecting an external auditor byListed Australian Public Companies” được thực hiện tại Úc với mục đích nghiên cứu là xác định tiêu chí lựa chọn công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đức Phổ
26 p | 264 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư
135 p | 68 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thanh toán Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai
27 p | 224 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại Viện Khoa học Môi trường
118 p | 147 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần Sản xuất thép Việt Mỹ
27 p | 171 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Viễn thông Viettel
113 p | 43 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
136 p | 40 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển kỹ thuật
143 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam
141 p | 33 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình
151 p | 31 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Liên Đoàn Địa chất và Khoáng sản biển
90 p | 35 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
94 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ Công ty Vietravel
90 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Lao động - Xã hội
111 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Sam Sung Việt Nam
125 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn