intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Nhận dạng phong cách kiến trúc và đề xuất bảo tồn phát triển kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội

Chia sẻ: Lạc Táp | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nhận dạng phong cách kiến trúc và đề xuất bảo tồn phát triển kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội" với mục tiêu nhằm mhận dạng các phong cách kiến trúc thông qua sự biểu hiện trên các công trình biệt thự, qua đó phân loại di sản kiến trúc để có được những quyết sách bảo tồn hợp lý. Bảo tồn những công trình biệt thự và không gian có giá trị nằm trong khu phố Pháp, phát triển không gian kiến trúc Pháp trong tổng thể quy hoạch toàn thành phố Hà Nội. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến việc quản lý, sử dụng quỹ kiến trúc thơi Pháp thuộc tại Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Nhận dạng phong cách kiến trúc và đề xuất bảo tồn phát triển kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội

  1. 1 A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Không nằm ngoài guồng quay của sự phát triển KT-XH và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nhưng Hà Nội, thủ đô văn hiến có lịch sử hàng ngàn năm, trung tâm chính trị và tôn giáo của cả nước vẫn mang trong mình nhiều dấu ấn đậm nét của thời gian. Hà Nội thực tế gồm “ba phần tươi đỏ” là phần Hoàng thành cổ và Phố cổ - tức khu 36 phố phường có gốc gác từ thời Lý Công Uẩn, Khu phố thời thuộc địa theo quy hoạch của các KTS Pháp từ cuối thế kỷ 19 tới giữa thế kỷ 20 và phần các làng đan cài trong đô thị với các mặt nước và các vùng cây xanh. Tất cả những yếu tố ấy kết hợp đã tạo nên một đô thị riêng biệt và giàu bản sắc. Trong cái bản sắc ấy thì sự hiện diện của khu phố Pháp đóng vai trò rất quan trọng về mặt kiến trúc của Hà Nội. Bắt đầu được lên kế hoạch từ năm 1883, khu vực do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm được trải rộng khắp thành phố, chúng tạo ra cả một “bảo tàng kiến trúc Pháp” rất phong phú và độc đáo. Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện nay. Những công trình kiến trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen, hành lang xung quanh, nhà cuốn hình cung. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Những con đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang kiến trúc Pháp với hình thức đẹp ẩn dưới những tán cây tạo nét duyên dáng riêng. Khu nam hồ Hoàn Kiếm cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và phố Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng
  2. 2 thời với khu thành cũ song quy trình quy hoạch có chậm hơn do phải giải tỏa nhiều làng xóm. Có lẽ trong quỹ di sản kiến trúc mà người Pháp để lại cho Hà Nội thì mảng các công trình biệt thự chính là những tác phẩm kiến trúc thành công nhất. Các kiến trúc sư Pháp đã tiến hành xây dựng các công trình biệt thự thích ứng tốt với điều kiện khí hậu địa phương, mỗi công trình là một dạng kiến trúc phương Tây được du nhập rất thành công vào Hà Nội (và Việt Nam nói chung). Một số công trình cũng là kết quả giao thoa giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa nước ta tạo thành phong cách kiến trúc Đông Dương, thành tựu nổi bật nhất của Kiến Trúc nước ta thế kỷ trước. Nhiều công trình còn gắn liền với các sự kiện lịch sử của Hà Nội và cả nước. Các công trình biệt thự này không những rất đẹp đa dạng về phong cách mà còn mang giá trị lịch sử, văn hóa được giữ gìn gần như nguyên vẹn hiện nay. Ví dụ như: Biệt thự trên phố Tông Đản Biệt thự Schneider nằm trong khuôn viên trường Bảo hộ(nay là trường Trung học Cơ sở Chu Văn An) Các biệt thự nằm trên đường Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu nay là trở thành trụ sở Đại sứ quán các nước. Có thể nói các công trình kiến trúc biệt thự xây dựng thời Pháp thuộc là quỹ di sản kiến trúc quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ chặt chẽ về mặt kiến trúc đô thị với khu phố Cổ Hà Nội góp phần tạo nên đặc trưng và bản sắc của kiến trúc Hà Nội, đánh dấu một quá trình phát triển đô thị trong một thế kỷ qua. Tuy nhiên hiện tại chỉ có các công trình lớn, công cộng thời Pháp thuộc đặt dưới sự quản lý của nhà nước được bảo vệ tương đối tốt còn những công trình biệt thự này đang chịu tác động tiêu cực dưới áp lực phát triển kinh tế và biến đổi xã hội, sự cơi nới cải tạo bừa bãi, xây cấy ghép v.v.. làm biến dạng các công trình, không gian, cảnh quan.
  3. 3 Trong khi các tòa nhà trụ sở mới đang mắc bệnh dịch nhái, nhại, copy kiến trúc Pháp và Đông Dương thì các bản gốc lại bị bán, bị đập bỏ không thương tiếc. Do đó, vấn đề nhận dạng, phân loại các kiến trúc cũ thời thuộc địa được đặt ra như một vấn đề cấp thiết, là cơ sở để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình kiến trúc này trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Nhận dạng các phong cách kiến trúc thông qua sự biểu hiện trên các công trình biệt thự, qua đó phân loại di sản kiến trúc để có được những quyết sách bảo tồn hợp lý.  Giữ gìn, tôn tạo những công trình là di tích lịch sử - văn hóa, những công trình kiến trúc mang phong cách đặc trưng của không gian kiến trúc đô thị Hà Nội.  Bảo tồn những công trình biệt thự và không gian có giá trị nằm trong khu phố Pháp, phát triển không gian kiến trúc Pháp trong tổng thể quy hoạch toàn thành phố Hà Nội. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến việc quản lý, sử dụng quỹ kiến trúc thơi Pháp thuộc tại Hà Nội. 3. Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu về kiến trúc biệt thự thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội, các xu hướng kiến trúc, các giai đoạn phát triển và sự biến đổi của chúng trên các công trình công cộng và nhà ở.  Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.  Điều tra khảo sát để đánh giá toàn diện hiện trạng Kiến trúc tại khu vực nghiên cứu.  Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác di sản phù hợp (về quy mô quản lý, quy hoạch, cảnh quan, kiến trúc và khai thác sử dụng). Xác lập mô hình thiết kế đô thị tại khu vực nghiên cứu.
  4. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng góp phần tạo nên giá trị về các mặt kiến trúc, cảnh quan, văn hóa, lịch sử, ... của kiến trúc Pháp, gồm có:  Biệt thự Pháp.  Sân vườn, cây xanh, cổng hàng rào trong công trình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành có kết quả, người thực hiện áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp điều tra, khảo sát (bao gồm chụp ảnh, điền phiếu thông tin, vẽ ghi, ...), thu thập tài liệu liên quan.  Phương pháp phân tích, tổng hợp (bao gồm thống kê, phân loại, so sánh, lập biểu đồ).  Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Lựa chọn một khu vực, khảo sát kỹ, thiết kế và đề xuất, minh họa các kết quả nghiên cứu trước đó. 6. Cơ cấu luận văn nghiên cứu A- Phần mở đầu B- Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1 : Tổng quan về Kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội (33 trang). Chương 2 : Nhận dạng phong cách kiến trúc và xác định giá trị của biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội (40 trang). Chương 3 : Đề xuất bảo tồn và phát triển kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội (36 trang). C- Kết luận – Kiến nghị D- Phụ lục E- Danh mục tài liệu tham khảo
  5. 5 B – PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC BIỆT THỰ THỜI PHÁP THUỘC Ở HÀ NỘI. 1.1 Giới thiệu Kiến trúc Pháp tại Hà Nội Cấu trúc đô thị truyền thống của thành phố Hà Nội được duy trì tới tận những năm cuối thế kỷ 19, trước đó Hà nội hoàn toàn không có quy hoạch (hình 1). Cho đến khi người Pháp đặt chân tới, việc áp dụng các tiêu chuẩn của một đô thị Phương Tây đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đô thị Hà Nội truyền thống, yếu tố ”thành” dần bị suy giảm đáng kể, trong khi yếu tố ”thị” vẫn duy trì trong suốt quá trình tác động xây dựng của người Pháp ở Hà Nội. Hình 1: Bản đồ Hà Nội trước năm 1873 Nguồn: http://www.otofun.net/threads/35368-ha-noi-men-yeu-cua-chung- ta/page14
  6. 6 Năm 1883, khi quay trở lại Hà Nội, người Pháp đã chiếm đóng tại Thành Hà Nội, sau khi có được phần đất mà nhà Nguyễn trao cho gọi là nhượng địa (hình 2), cuộc xâm chiếm lãnh thổ toàn thành phố sau đó được triển khai chính từ hai địa điểm chiến lược này. Thành cổ dành cho binh lính và Nhượng địa là nơi tập hợp cơ quan hành chính và những người buôn bán. Người Pháp đẩy mạnh hoạt động xây dựng bằng việc mở một số tuyến đường quan trọng và dự kiến ý tưởng quy hoạch và cho xây các công trình chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự. Hình 2: Khu Nhượng địa nhìn từ bờ sông Hồng Nguồn:Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu phố thời Pháp – Quận Ba Đình Chỉ một thời gian ngắn sau khi áp đặt được chủ quyền của mình tại Hà Nội, chính quyền thực dân tập trung xây dựng và mở rộng Hà Nội với ý đồ biến nơi đây thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, trung tâm thương mại quan trọng do vậy tiến trình thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội Hà Nội thời kỳ này diễn ra rất mạnh mẽ (1888 – 1920 giai đoạn đầu của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất). Đây là thời kỳ cấu trúc đô thị Hà Nội thay đổi sâu sắc, quy hoạch tổng thể cụm công trình trung tâm theo các nguyên tắc quy hoạch thịnh hành ở Pháp, khai thác trục đối xứng trong bố cục mặt bằng, các công trình sắp xếp hai phía của trục.
  7. 7 Trong tổng số 90.000 người dân ở Hà Nội vào năm 1900 chỉ có 2.500 người Pháp sống phân bổ ở khu vực Phía Nam của hồ Hoàn Kiếm, trong khu vực Hoàng Thành (theo số liệu nghiên cứu của ile – de – france trong Hà Nội Giấc mơ Tây phương ở Viễn Đông). Khu phố cổ, sau này được gọi là khu 36 phố phường là nơi ở của những kiều dân Phương Tây đầu tiên. Bị thay đổi từ ngay năm 1883 do bị phá hủy và hỏa hoạn, các dãy nhà mặt tiền của khu 36 phố phường được tiếp nối thẳng hàng và được xây lại theo phong cách Châu Âu hơn là kiểu truyền thống của Việt Nam (hình 3). Khu thương nghiệp dịch vụ trung tâm nằm trên đường Paul Bert (Tràng Tiền, Hàng Khay) (hình 4). Phố Hàng Khay đối diện hồ Hoàn Kiếm còn giữ được những công trình rất cổ, như ngôi nhà có ghi trên mặt tiền năm xây dựng là 1886. Kiểu nhà ống này đã được nghiên cứu áp dụng trong những năm đầu của thời kỳ Thực dân để các thương nhân người Âu có thể ở ngay phía trên cửa hàng của mình. Hình 3: phố Hàng Đường – thuộc khu Hình 4: Phố Paul Bert (Tràng Tiền – 36 phố phường Hà Nội. Hàng Khay – Tràng Thi ngày nay) Nguồn: Chuyên đề thuộc dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu phố thời Pháp – Quận Ba Đình. Sau đó chính quyền thành phố phát triển một ”khu phố Pháp” về phía Nam của khu phố cổ với điểm xuất phát là trục đường nối liền khu thành cổ với khu nhượng địa sau này là phố Paul Bert. Người Pháp sống trong các biệt thự với vị trí nằm giữa các thửa đất và có khoảng lùi so với mặt phố và
  8. 8 thường là nhà công vụ của các cơ quan hành chính. Tiếp đó còn bổ sung những công trình công cộng theo xu hướng Tân cổ điển: một nhà hát kịch, một hệ thống đường sá có 3 tuyến, các công viên và quảng trường. Phải nói rằng khu vực này thật tương phản với khu phố cổ của người Việt Nam. Nó thể hiện được mọi ý đồ về “sứ mạng khai hóa văn minh “của thực dân Pháp tại đây. Nằm ở phía Tây của Khu phố cổ, Thành Hà Nội đã bị phá hủy phần lớn trong giai đoạn 1894 – 1897 (hình 5) các công trình quân sự của người Pháp giai đoạn trước đã bị phá bỏ để lấy mặt bằng phục vụ cho mục tiêu quy hoạch đô thị, chức năng ở và hành chính - chính trị đã dần thay thế chức năng quân sự. Khu đất trong thành được một công ty bất động sản quy hoạch để xây dựng một khu dân cư cho người châu Âu với những ngôi biệt thự đẹp nhất Hà Nội. Một trục đường lớn được mở chạy thẳng tới Phủ toàn quyền và vườn Bách thảo. Quần thể này ngày nay được gọi là khu Ba Đình, đã trở thành trung tâm hành chính của Thành phố, được phát triển để khẳng định chức năng này trong những năm 1920. Hình 5: Điện Kính thiên.tòa chính điện của Hoàng thành Thăng Long sau này bị phá hủy để lấy chỗ xây dựng các công trình của người Pháp. Nguồn: http://maskonline.vn/20120821031755p0c1002/nghien-cuu-hoan-tra- khong-gian-nen-dien-kinh-thien.htm
  9. 9 Khi tình hình chính trị đã tương đối ổn định, số lượng người Pháp sang Hà Nội làm ăn, sinh sống, cũng tăng lên, các công ty tư bản độc quyền Pháp ra sức mở mang kinh doanh, xây dựng mới và mở rộng (Giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai 1920 -1945). Năm 1923, Toàn quyền Đông Dương Maurice Long đã thành lập một Tổng Nha quy hoạch và kiến trúc, một trong những nhiệm vụ của cơ quan này là ” quản lý điều tiết các biến động của xã hội Việt Nam”. Sau khi tại chính quốc thông qua năm 1919 luật Cornudet yêu cầu tất cả các đô thị có trên 10.000 dân phải có một sơ đồ quy hoạch mở rộng và chỉnh trang thành phố. Phủ Toàn quyền Đông Dương đã mời kiến trúc sư nhà quy hoạch Ernest Hesbrard đến để thực hiện quy hoạch các thành phố lớn ở Đông Dương. Trong giai đoạn này Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô dân số và đất đai (năm 1942 diện tích cả nội ngoại thành Hà Nội là 130 km2 với số dân là 30 vạn người). Về quy hoạch, đô thị được nhìn nhận trong một tổng thể chung có sự gắn kết về không gian: khu phố cổ, khu nhà ở, trung tâm kinh tế, thương mại, trung tâm hành chính. Ngay cả vùng nông thôn ngoại vi cũng đã đóng vai trò quan trọng không kém các khu vực đô thị khác trong cấu trúc thành phố (hình 6) Sự phát triển của Hà Nội được dự kiến mở rộng về phía Nam và tổ chức lại khu vực phủ Toàn quyền. Một số công trình được xây dựng mới, quy mô hơn với kiến trúc hoàn toàn khác so với các công trình cũ, đây cũng là lúc mà phong cách kiến trúc Cổ điển mất dần vị trí độc tôn, xuất hiện xu hướng tìm sự kết hợp Âu – Á, khai thác những đặc điểm kiến trúc cũng như điều kiện khí hậu địa phương hoặc theo phong cách đặc trưng của kiến trúc hiện đại, thoát ly khỏi những chi tiết phức tạp, chú trọng xử lý hình khối và đường nét đơn giản. Bộ máy hành chính cho xây thêm vài tòa nhà mới, với mục đích vừa mở thêm các khu mới vừa quảng bá một phong cách đặc thù của Việt
  10. 10 Nam. Hesbrard thử áp đặt phong cách ”Đông Dương” trong thời gian công tác ngắn ngủi ở thuộc địa tuy nhiên nó chỉ có tầm ảnh hưởng hạn chế đối với người Châu Âu ở thuộc địa vốn vẫn thích những công trình theo trường phái chiết trung. Hình 6: Bản đồ Hà Nội năm 1936 Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài di sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội và một số ảnh hưởng của nó tới kiến trúc Hà Nội đương đại của Giảng viên, thạc sĩ Trần Quốc Bảo – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  11. 11 Trong những năm 1940 phong cách Đông Dương thêm một lần nữa được sử dụng nghiêm túc dưới thời đô đốc Iean Decoux, ông khuyến khích sử dụng các họa tiết Việt Nam trong kiến trúc của các công trình công cộng để cạnh tranh với ảnh hưởng từ Nhật Bản khi đó đang chiếm đóng Đông Dương. Thời kỳ này có khoảng từ 5.500 đến 7.000 người Pháp sống ở Hà Nội, chiếm một phần thiểu số trong tổng số khoảng 150.000 dân ở Hà Nội (theo số liệu nghiên cứu của ile – de – france trong Hà Nội Giấc mơ Tây phương ở Viễn Đông). Người Pháp định cư tại hai khu dành cho họ, khu Ba Đình được xây trên vị trí của Hoàng Thành và khu Pháp cổ nhất nằm ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm và phố Paul Bert. Có thể thấy ngay trong quá trình đô hộ sự phân chia rõ ràng giữa khu nhà ở của người Pháp và khu nhà ở của người bản địa (hình 7,8). Các biệt thự chỉ cho phép xây dựng tại những khu vực tập trung người Âu trong khi kiểu nhà sát vách được phép xây dựng tại những khu “ bản xứ”, còn nhà tranh bị đẩy ra ngoại vi thành phố. Người Việt nếu có mức sống khá giả không bị cấm ở trong khu vực của người Âu. Một sự phân hóa xã hội bao trùm lên sự phân biệt sắc tộc được thể hiện một cách kín đáo. Hình 7: Khu ở người bản địa nhìn từ Hình 8: Khu ở người Pháp thuộc Phố nhà thờ lớn Puginier ( phố Điện Biên Phủ) và phố Nguồn:http://rbomtm.blogspot.com/2 Galieni (nay là phố Trần Phú) 012/12/hinh-anh-toan-canh-ha-noi- Nguồn: Chuyên đề thuộc dự án bảo thoi-thuoc-dia.html tồn và phát huy giá trị khu phố thời Pháp – Quận Ba Đình.
  12. 12 Bảng 1: Sơ đồ tổng hợp hoạt động quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc (1873 -1945) Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài di sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội và một số ảnh hưởng của nó tới kiến trúc Hà Nội đương đại của Giảng viên, thạc sĩ Trần Quốc Bảo – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
  13. 13 Xét về tổng thể cấu trúc đô thị, các khu phố Pháp ở đây đã tạo nên nét đặc trưng mà không phải đô thị nào cũng có, kể cả đô thị ở Pháp. Trên nền của quy hoạch hiện đại châu Âu, khu phố Pháp ở Hà Nội đã có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống, điều kiện khí hậu, phong tục tập quán Á Đông cảnh quan tự nhiên… Nhờ vậy, khu phố rất có giá trị cả về kiến trúc đô thị, trong đó cây xanh - mặt nước là những thành phần đặc biệt được chú trọng. Nhiều khu vực như vườn Bách thảo, các vườn hoa, quảng trường, không gian quanh Hồ Gươm, cây xanh trên hè phố... đã tạo ra những nét đặc trưng cho đô thị Hà Nội. Sự quan trọng của kiến trúc Pháp ở Hà Nội còn thể hiện ở sự đa dạng, phong phú của các thể loại công trình với nhiều chức năng khác nhau từ những công trình hành chính biểu trưng cho quyền lực của chế độ thực dân, công trình công cộng, văn hóa như Nhà khách chính phủ, Tòa án tối cao, Nhà hát lớn, Bưu điện, Bệnh viện, Ngân hàng nhà nước, trường học, các công trình công nghiệp, xí nghiệp nhà máy… cho đến các công trình dinh thự như dinh toàn quyền, biệt thự dành cho các quý tộc tư bản Pháp. Ở đây luận văn chỉ xin phép được nghiên cứu trường hợp biệt thự xây dựng trong thời Pháp thuộc ở Hà Nội. Việc du nhập kiến trúc Pháp vào Hà Nội đã làm thay đổi quy mô, đường nét nghệ thuật, kết cấu kỹ thuật, vật liệu xây dựng truyền thống. Từ những nguyên liệu làm nhà chủ yếu bằng tre, nứa, lá, gỗ, gạch, ngói... Hà Nội thời kỳ này đã bắt đầu biết tới những bản vẽ thiết kế xây dựng, được làm quen với các loại vật liệu xây dựng mới như gạch, xi-măng, cốt thép... Không chỉ ứng dụng cho các công trình của người Pháp mà nó còn ảnh hưởng lan sang cả phương thức xây nhà truyền thống của chúng ta. Tiêu biểu cho đặc trưng kiến trúc Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ XX là kiến trúc gạch chịu lực. Phong cách kiến trúc sử dụng vật
  14. 14 liệu này rất đa dạng, từ các công trình theo phong cách cổ điển, dân gian Phương Tây cho đến hiện đại, từ chỗ áp dụng nguyên xi theo thiết kế từ Pháp dần dần đã có sự Á Đông Hóa, Việt Nam hóa, thiết kế rất phù hợp với khí hậu cũng như điều kiện sống của người Hà Nội và hoàn toàn mang một dáng dấp riêng biệt để cuối cùng tạo ra phong cách Đông Dương ở Việt Nam, có sự khác nhau so với cùng thể loại này ở Lào và Campuchia. Các công trình biệt thự do người Pháp xây rất chú trọng hướng nhà, hướng gió, các phòng trong nhà đều được tiếp xúc với thiên nhiên, cửa sổ có hệ thống cửa gỗ có cấu tạo chắn nắng, thoáng gió, tránh hắt mưa, kết hợp với hệ thống cửa lùa vừa mang tính thấm mỹ vừa khắc phục được điều kiện khí hậu của Hà Nội. Vẻ đẹp và sự thích dụng kết hợp lại khiến kiến trúc Pháp tồn tại được trong lòng Hà Nội cùng với thời gian một cách hòa hợp mà không hề bị lạc lõng. Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã mang đến nước ta nhiều loại hình phong cách kiến trúc biệt thự. Những dấu ấn văn hóa, kiến trúc Pháp còn hiện diện ở mảnh Hà thành cho đến tận hôm nay đã chứng tỏ một cuộc giao thoa văn hóa đầy thú vị (hình 9). Hình 9: Sự hòa quyện giữa kiến trúc Pháp với kiến trúc truyền thống Nguồn: http://rbomtm.blogspot.com/2012/12/hinh-anh-toan-canh-ha-noi- thoi-thuoc-dia.html
  15. 15 Giai đoạn 1883: Khu nhượng địa Khu Hoàng Thành Hồ Hoàn Kiếm Khu 36 phố phường Thực dân Pháp chiếm đóng Hoàng Thành và tiếp nhận phần đất Nhượng địa. Giai đoạn 1884 - 1886 Kiều dân Phương Tây đầu tiên ở trong khu phố cổ Phố Paul Bert (Tràng Tiền, Hàng Khay,) dần được hình thành Xuất hiện kiểu nhà ống chạy dọc phố, dưới là cửa hàng, trên là không gian ở của thương nhân người Âu Thành cổ dành cho binh lính Pháp với những công trình quân sự, doanh trại cho lính ở, biệt thự cho quan Tây với phong cách thuộc địa –tiền thực dân. Giai đoạn 1888 - 1900 Trục đường nối liền khu nhượng địa với thành cổ được hoàn chỉnh Phát triển một khu phố Pháp về phía Nam khu phố cổ Phong cách Tân cổ điển được lên ngôi, nhà hát và các công trình công cộng hình thành tại đây Xuất hiện các biệt thự đầu tiên cho người Pháp nằm giữa các thửa đất phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Thành cổ dần bị phá hủy nhường chỗ cho trung tâm hành chính thời kỳ Pháp thuộc năm 1894 – 1897, bắt đầu xây dựng những biệt thự tại đây.
  16. 16 Giai đoạn 1900 - 1920 Các khu ở người Pháp tiếp tục phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm Thành cổ bị phá hủy hoàn toàn, các khu đất trong thành được quy hoạch để xây dựng một khu dân cư cho người Châu Âu với những biệt thự theo phong cách địa phương Pháp đẹp nhất Hà Nội Có thể nói các công trình biệt thự xây dựng trong thời kỳ 1888 – 1920 đa số mang tính nguyên bản của Pháp và đều do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Giai đoạn 1920 – 1945 Quy hoạch hoàn chỉnh khu ở và khu hành chính. Phong cách Cổ điển mất dần vị thế, các công trình không còn mang tính nguyên bản Châu Âu thay vào đó là sự kết hợp yếu tố phương Tây và phương Đông trong thiết kế công trình công cộng và biệt thự. Sự góp mặt của các kiến trúc sư người Việt đã làm tăng tính đa dạng cho phong cách ”Đông Dương” Kiến trúc phương Tây hiện đại cũng được áp dụng (Art Deco) Khu bách thảo Hình 10: Sơ đồ diễn biến quá trình phát triển và biển đổi phong cách biệt thự thời kỳ Pháp thuộc ở Hà Nội
  17. 17 1.2 Thực trạng kiến trúc biệt thự thời Pháp thuộc ở Hà Nội hiện nay. 1.2.1. Kiến trúc biệt thự Pháp qua những nghiên cứu gần đây. Thực tế, trong số các công trình di sản kiến trúc Pháp còn lại tại Hà Nội, các công trình sử dụng vào mục đích công cộng đang được bảo vệ rất tốt và hầu như giữ nguyên trạng khi mới xây dựng (Phủ chủ tịch, Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử, Bưu điện Bờ Hồ, biệt thư dành cho đại sự quán...). Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển đô thị, nhiều khu phố kiến trúc Pháp dần mất đi cảnh quan chuẩn mực trước đó, mất đi những không gian kiểu mẫu đã từng tồn tại trong lịch sử. Điều này dẫn đến nguy cơ Hà Nội sẽ mất đi những khu phố đặc trưng, ghi nhận một giai đoạn phát triển của lịch sử Thủ đô. Sự biến dạng trầm trọng nhất thuộc về các công trình thuộc khu vực phía Nam hồ Hoàn Kiếm như Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo... do mức độ tập trung dân cư cao, sử dụng vào mục đích thương mại nhiều mà không có sự tái đầu tư ( Hình 11). Hình 11: Biệt thự Pháp cổ trong bối cảnh đô thị ngày nay
  18. 18 Thông tin về sự phát triển của các biệt thự khu Pháp cũ từ năm 1954 trở về sau này chưa đầy đủ lắm. Chỉ có thể phân biệt giữa phần lớn các biệt thự do chính phủ Việt Nam quản lý và một số biệt thự đã được các chủ Pháp bán cho người Việt Nam trước năm 1954 và những biệt thự vốn là của chủ sở hữu người Việt Nam. Nhóm sau này được gọi là “biệt thự tư” để phân biệt với “biệt thự công”. Đặc biệt là khi những biệt thự tư thuộc quyền sở hữu của những người không bị quy là “tư sản” (như: nhà giáo, bác sĩ, viên chức nhà nước...) thì còn được sử dụng những ngôi nhà này. Nếu chủ sở hữu lại bị quy là “tư sản” (chủ cửa hàng, thương gia...) thì gia đình họ chỉ được phép ở một số diện tích của biệt thự, còn những phần khác của bỉệt thự phải dành cho những gia đình từ nơi khác đến. Trong trường hợp này, có thể gọi đây là nhóm trung gian giữa biệt thự tư và biệt thự công. (theo nghiên cứu của ile – de – france trong Hà Nội Giấc mơ Tây phương ở Viễn Đông). Ngoài ra, chính phủ còn nhượng lại một số biệt thự cho các sứ quán nước ngoài sử dụng (làm nơi ở và trụ sở đại sứ quán) cũng như làm trụ sở cơ quan nhà nước. Đa số những biệt thự này hiện nay vẫn được giữ gần như nguyên vẹn với thiết kế ban đầu (Hình 12). Hình 12: Biệt thự Pháp cổ trên đường Điện Biên Phủ
  19. 19 Từ sau năm 1954 cho đến nay, tính chất cư trú của biệt thự bị biến động nhiều. Mỗi biệt thự có đến 3-4 gia đình sinh sống, dẫn đến bùng nổ dân số trong một quần cư hạn chế. Có trường hợp mỗi biệt thự khi đã được một gia đình duy nhất của người Pháp hay người Việt Nam sử dụng thì do tập tục và lối sống quần cư thì chính từ biệt thự này, sau nhiều thập kỷ sinh sôi ra nhiều thế hệ. Bởi vậy hiện nay không ngạc nhiên khi trong một biệt thự có hàng tá gia đình là công nhân viên nhà nước cư trú tại đây, phát sinh những nhu cầu mâu thuẫn trong quá trình ở dẫn đến tình trạng cơi nới và làm biến dạng kiến trúc ban đầu gần như không thể kiểm soát. Tình trạng thiếu nhà ở biểu hiện ở số mét vuông bình quân trên đầu người. Theo Maclaren (trong luận văn “Khu ở Pháp thuộc địa: các biện pháp bảo tồn”) thì diện tích cư trú bình quân của người dân ở trung tâm Hà Nội là 4,84m2 vào năm 1954; 3,9m2 vào năm 1960 và chỉ còn 3,04m2 vào năm 1984. Theo Evertsz, trong luận văn thạc sĩ có tựa đề ” Nhà ở của nhân dân ở Hà Nội (kết quả nghiên cứu hai khu nhà ở)” có nêu diện tích ở bình quân trên đầu người ở toàn Hà Nội năm 1989 là 5,8m2; đây là một chỉ số thấp nhất của Việt Nam. Hình 13: Mâu thuẫn phát sinh trong quá trình ở do có quá nhiều gia đinh sống chung trong một biệt thự trên phố Nguyễn Thái Học.
  20. 20 Những năm 1986, đi dạo dọc theo các đường phố chính ở phía đông - tây hoặc nam - bắc của khu Pháp thì phát hiện ra rằng cơ cấu cư trú của khu này đã thay đổi về cơ bản. Những cửa hàng, tiệm ăn, quán giải khát dọc theo đường phố đã từng là những bức tường có cổng và vườn bao quanh một biệt thự. Ghé mắt nhìn qua một cửa hàng sẽ tình cờ thấy mặt nhà nguyên trước là của một biệt thự ở ngay sau lưng cửa hàng. Thậm chí có những quần cư biệt thự đã biến mất chỉ để trơ lại một vài công trình tạm để ở hoặc sử dụng vào việc khác.(hình 14) Hình 14: Toàn bộ sân trước, vỉa hè của các biệt thự Pháp cổ trên phố Liên Trì bị biến thành dịch vụ rửa xe ôtô. Những người sống tại một số biệt thự đã được tái định cư tại khu vực ven đô thị, trong khi những nhà họ ở cũ mang một công năng mới. Ngoài ra, những năm gần đây, có một xu hướng đáng lo ngại là các chủ đầu tư bất động sản đã bỏ tiền ra mua một dãy nhà mặt phố, nhất là ở các vị trí đắc địa như ngã ba hay ngã tư đường để xây khách sạn, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, … Rất có thể trong số những công trình sẽ bị phá bỏ này có những ngôi nhà kiến trúc Pháp có giá trị. Từ những lô đất nhỏ, công trình nhỏ với nhiều chủ sở hữu khác nhau bán lại, những nhà đầu tư này đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
311=>2