intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới lên từng biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bao gồm tỉ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung tiền và giá xăng dầu trong nước. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  SỲ SUY MỸ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU THẾ GIỚI ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. 1 GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dầu là một trong những nhiên liệu đầu vào quan trọng nhất trong quá trình sản xuất của một nền kinh tế hiện đại, 50% dầu mỏ dùng để sản xuất năng lượng điện và là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông để vận chuyển hàng hóa ra thị trường; 50% còn lại dùng cho hóa dầu để sản xuất các chất dẻo, dung môi, phân bón, nhựa đường, thuốc trừ sâu và nhiều sản phẩm khác. Tùy theo nguồn tính toán trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và được khai thác ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Theo số liệu năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở các nước Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất khẩu được vài ba triệu tấn, sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu cao nhất cũng vào năm 2003 đạt khoảng 20 triệu tấn/năm và giảm dần đến năm 2011 xuất khẩu còn 8,2 triệu tấn/năm. Trong khi đó nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2011 là 10,65 triệu tấn. Do tầm quan trọng của dầu mà biến động giá dầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Việc giá dầu tăng khiến cho tổng sản lượng tạm thời giảm, vì các nhà đầu tư trì hoãn kinh doanh do gia tăng sự không chắc chắn về giá dầu (Guo và Kliesen, 2005). Giá dầu tăng cao dẫn đến giá cả các hàng hóa khác tăng theo gây ra tình trạng lạm phát. Để kiềm chế lạm phát ngân hàng trung ương buộc phải hi sinh tăng trưởng kinh tế, đầu tư thay vào đó áp dụng các chính sách tiền tệ thắt chặt. Giá dầu
  3. 2 tăng còn làm cho sản lượng sản xuất giảm do đó xuất khẩu giảm ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu trước đây liên quan đến những cú sốc hoặc bất ổn của giá dầu lên hoạt động kinh tế đều được thực hiện tại các nước có nền kinh tế phát triển đặc biệt là Mỹ. Những nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của biến động giá dầu trong bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển rất ít. Điều này một phần là do thiếu các dữ liệu đáng tin cậy và một phần do sự ít phụ thuộc vào dầu mỏ trong lịch sử của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, từ khi nhu cầu về năng lượng của các quốc gia này ngày càng tăng lên, những cuộc nghiên cứu các ảnh hưởng của biến động giá dầu lên nền kinh tế tại các nước như Maylaysia, Thái Lan, Indonesia … cũng đã được thực hiện. Tiếp thu thành quả từ các nghiên cứu đó tôi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam” Sở dĩ tôi thực hiện nghiên cứu này vì vai trò của dầu mỏ đối với nền kinh tế Việt Nam không chỉ thể hiện ở các ứng dụng. Dầu mỏ và các sản phẩm chế từ dầu mỏ đã đưa kinh tế Việt Nam vượt qua thời kỳ nông nghiệp lạc hậu trở thành nước đang phát triển với tốc độ tăng trung bình trên 7.3%/năm, dầu thô xuất khẩu đóng góp 26%-30% vào ngân sách nhà nước, 18%-22% vào GDP, xuất khẩu dầu thô chiếm bình quân khoảng 16% tổng giá trị xuất khẩu mỗi năm. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng phần lớn lượng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước hiện nay đều phải nhập khẩu, trong tương lai vẫn phải nhập khẩu. Do đó giá cả trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động giá trên thị trường thế giới. Và vai trò của dầu mỏ càng trở nên quan trọng hơn nữa trước định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 của Việt Nam. Vì vậy một sự biến động trong giá dầu thế giới sẽ ảnh đến nền kinh tế Vĩ mô Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết này nhằm phân tích ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới lên từng biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bao gồm tỉ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công
  4. 3 nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung tiền và giá xăng dầu trong nước, dựa vào kết quả nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi đặt ra: Thứ nhất, giá dầu thô thế giới có phải là nguyên nhân tác động đến các biến trên trong ngắn hạn hay không? và liệu các biến đó có phải là nguyên nhân chỉ báo của giá dầu thô thế giới. Thứ hai, kiểm tra xem giá dầu thô thế giới và các biến số kinh tế vĩ mô trên có bất kỳ mối quan hệ nào trong dài hạn, và để đạt được trạng thái cân bằng trong dài hạn thì trong ngắn hạn chúng sẽ được điều chỉnh như thế nào? Thứ ba, phản ứng của các biến trước cú sốc giá dầu diễn ra như thế nào? Và mức độ giải thích của giá dầu thô thế giới đối với sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô trên. Và cuối cùng dựa trên các kết quả nghiên cứu để đưa ra những gợi ý về mặt chính sách nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động giá dầu lên nền kinh tế Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Qua tham khảo về mặt lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện tại các nước trên thế giới và với mục đích nghiên cứu riêng của tác giả thì bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian quan sát hàng tháng từ tháng 7 năm 2000 đến tháng 6 năm 2011 của giá dầu thế giới trong mối tương quan với các biến tỉ lệ lạm phát, giá trị sản lượng công ngiệp, xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa, cung tiền và giá xăng trong nước. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã đề cập, bài nghiên cứu này sẽ được thực hiện như sau: - Đầu tiên bằng phương pháp phân tích định tính là mô tả dựa trên số liệu thống kê và đồ thị để có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới lên các biến kinh tế. Tuy nhiên phân tích này lại không giải thích rõ ràng và chính
  5. 4 xác sự ảnh hưởng của giá dầu do đó phương pháp phân tích kinh tế lượng sẽ được áp dụng. - Phương pháp kiểm định nhân quả Granger được dụng để xem trong ngắn hạn giá dầu thô thế giới có phải là nguyên nhân ảnh hưởng lên các biến số kinh tế Vĩ mô Việt Nam, và liệu các biến số kinh tế có phải là nguyên nhân chỉ báo cho sự biến động của giá dầu thế giới. - Ngoài tác động trong ngắn hạn giữa các biến bài nghiên cứu còn quan tâm đến mối quan hệ trong dài hạn vì vậy kiểm định Engle – Granger được thực hiện trên biến giá dầu với từng biến còn lại. - Mô hình hiệu chỉnh sai số véc tơ VECM được áp dụng để kiểm tra mức điều chỉnh sự mất cân bằng trong ngắn hạn để đạt đến trạng thái cân bằng trong dài hạn. - Phân tích hàm phản ứng đẩy để xem phản ứng của các biến phụ thuộc trước cú sốc giá dầu diễn ra trong bao lâu. - Và cuối cùng là phân tích phân rã phương sai nhằm xác định lượng thông tin của biến giá dầu góp phần vào giải thích sự biến động của mỗi biến phụ thuộc. 5. Bố cục của đề tài Sau phần giới thiệu trên đây, các phần còn lại của nghiên cứu này sẽ được trình bày như sau: Chương 1: Lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa biến động giá dầu với nền kinh tế vĩ mô và các nghiên cứu liên quan. Chương 2: Phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa biến động giá dầu với nền kinh tế của Việt Nam. Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của biến động giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô củaViệt Nam. Chương 4: Kết luận và những gợi ý chính sách.
  6. 5 CHƢƠNG I: LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU VỚI NỀN KINH TẾ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa biến động giá dầu thế giới và nền kinh tế 1.1.1) Biến động giá dầu với lạm phát Trước tiên, hãy xem xét giá dầu gia tăng ảnh hưởng đến lạm phát theo cơ chế nào. Sơ đồ sau có thể được xem như một kiểu mô hình tiêu chuẩn cho việc xác định lạm phát, nơi mà lạm phát được khống chế bởi 3 nhân tố: Kỳ vọng, chênh lệch cung cầu và các loại cú sốc khác nhau, trong trường hợp này là sốc về giá dầu. Kỳ vọng lạm phát Cơn sốc giá dầu Lạm phát Tổng cầu Tổng cung Chênh lệch cung cầu Thứ nhất, giá dầu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát qua 2 cách: Về ảnh hưởng trực tiếp, khi giá dầu tăng cũng có nghĩa là các nhóm hàng hóa nhất định trong thành phần của CPI mà chủ yếu là nhóm xăng, dầu nhiên liệu gia tăng; về ảnh hưởng gián tiếp, giá dầu gia tăng làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán thành phẩm “lạm phát chi phí đẩy”. Thứ hai, giá dầu ảnh hưởng tới lạm phát qua kênh chênh lệch cung cầu của nền kinh tế: Về nguyên lý nếu tổng cầu gia tăng và tổng cung cũng gia tăng một lượng
  7. 6 tương ứng, có nghĩa là cung vẫn đáp ứng đủ cầu thì sẽ không gây nên lạm phát (chênh lệch tổng cầu và tổng cung lúc này sẽ bằng không). Nhưng nếu sự gia tăng của tổng cầu lớn hơn sự gia tăng của tổng cung có nghĩa là cung không đáp ứng đủ cầu sẽ tạo ra áp lực lạm phát (chênh lệch tổng cung tổng cầu lúc này sẽ lớn hơn không) và trong trường hợp ngược lại sẽ là giảm phát. Do đó, hiểu một cách đơn giản nhất là khi giá dầu tăng dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng làm lợi nhuận doanh nghiệp bị co lại, dẫn đến sản xuất suy giảm, tổng cung của nền kinh tế vì vậy sẽ suy giảm. Mặt khác, khi giá dầu tăng cũng làm tăng phần chi tiêu cho các sản phẩm về dầu và phần chi tiêu cho các sản phẩm ngoài dầu đương nhiên sẽ bị giảm xuống khiến tổng cầu nền kinh tế cũng giảm. Như vậy, một sự tăng lên trong giá dầu sẽ đồng thời làm cả tổng cung và tổng cầu đều suy giảm. Cả hai ảnh hưởng này cùng làm sản xuất suy giảm dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều đến lạm phát: Trong khi ảnh hưởng của tổng cung suy giảm đẩy giá lên thì ảnh hưởng của tổng cầu suy giảm lại đẩy giá xuống. Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy sự tăng lên trong giá dầu có xu hướng trùng với sự gia tăng lạm phát, đây là lý do hợp lý để giả định rằng ảnh hưởng của bên cung sẽ mạnh hơn ảnh hưởng bên cầu. Thứ ba, giá dầu tăng ảnh hưởng gia tăng lạm phát qua “lạm phát kỳ vọng”: Một sự gia tăng của giá dầu sẽ nhanh chóng lan tỏa tới các loại giá khác của nền kinh tế. Sự lan tỏa càng cao thì lạm phát kỳ vọng càng lớn. Ngược lại, khi lạm phát kỳ vọng càng lớn thì ảnh hưởng lan tỏa sang các nhóm hàng hóa khác càng nhiều. Mức độ lan tỏa của sự thay đổi giá dầu đến các giá khác và ảnh hưởng lên lạm phát kỳ vọng phụ thuộc phần lớn vào sự điều hành chính sách tiền tệ và lòng tin vào chính sách này. Vì vậy trong thực tế rất khó khăn để có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của sự tăng giá dầu lên lạm phát, bởi vì giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ mà xăng dầu đóng góp ít trong thành phần tạo nên giá thành lại tăng nhanh hơn các loại hàng hóa dịch vụ mà xăng dầu đóng vai trò trung gian và góp phần lớn tạo nên giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà
  8. 7 có nhiều cuộc tranh cãi xung quanh việc nên đo lường tách bạch sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của giá dầu lên CPI 1.1.2) Biến động giá dầu và giá trị sản lƣợng công nghiệp Việc thay đổi giá dầu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Giá dầu là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, vì vậy việc tăng giá dầu sẽ dẫn đến một cú sốc về phía cung hàng hóa đó là sự sụt giảm sản lượng (Barro 1984; Brown and Yucel 1999). Giá dầu tăng là dấu hiệu gia tăng tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, các nhà đầu tư sẽ cắt giảm sản xuất do chi phí đầu vào cao làm cho lợi nhuận tạm thời giảm, ngoài ra giá dầu biến động đồng nghĩa với việc gia tăng sự không chắc chắn về nguồn nguyên liệu trong tương lai, đe dọa các nhà đầu tư trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh kết quả là sản lượng sản xuất sẽ giảm (Jimenez-Rodriguez và Sandchez, 2005). Lee và Ni (2002) phân tích các ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên các chỉ số công nghiệp Mỹ. Họ đã thấy rằng cú sốc giá dầu đóng vai trò là cú sốc về phía cung chủ yếu của ngành công nghiệp dầu chẳng hạn như nhà máy lọc dầu, và là cú sốc về phía cầu của nhiều ngành công nghiệp khác. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên chỉ số công nghiệp (Bohi, 1989; Kilian và Park, 2007). Bohi (1989) và Lee và Ni (2002) phân tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên sản lượng đầu ra của các ngành công nghiệp sản xuất. Trong khi Jimenes và Rodrigues lại phân tích những ảnh hưởng của cú sốc giá dầu trên sản lượng công nghiệp các nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu (Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha), Anh và Mỹ. Họ đã khám phá ra mô hình thể hiện phản ứng của sản lượng đầu ra với một cú sốc giá dầu trong các ngành công nghiệp khác nhau, bên cạnh đó kiểm tra xem liệu những phản ứng đó có cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng không đồng nhất của cú sốc giá dầu lên các ngành công nghiệp cũng như các quốc gia.
  9. 8 Reyes và Quiros (2005) đã phát hiện ra rằng tăng giá dầu ảnh hưởng một cách tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đến chứng khoán và sản lượng công nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến chứng khoán mạnh hơn là với sản lượng công nghiệp. Rodriguez (2008) đã đánh giá ảnh hưởng động của cú sốc giá dầu lên sản lượng đầu ra của ngành sản xuất chính tại sáu quốc gia OECD. Phản ứng của sản lượng công nghiệp trước một cú sốc giá dầu rất khác nhau tại các nước Liên minh tiền tệ châu Âu là Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, nhưng lại tương đối giống nhau Anh và Mỹ. Herrera, Lagalo và Wada (2010) thấy rằng việc tái phân bổ chi phí của yếu tố đầu vào có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích phản ứng của sản lượng công nghiệp với những cú sốc giá dầu, mặc dù phản ứng của GDP thực đã được chứng minh là không đáng kể. Theo Mehrara và Sarem (2009), có một quan hệ nhân quả mạnh mẽ từ những cú sốc giá dầu đối với tăng trưởng sản lượng tại Iran và Saudi Arabia. Hơn nữa, mối quan hệ giá dầu – sản lượng ở hai nước này dường như đáng kể khi vấn đề không đối xứng (giá dầu giảm có thể dẫn đến tăng trưởng GDP thấp hơn là giá dầu tăng làm chậm tăng trưởng GDP) được đem vào để mô hình hóa mối quan hệ giữa hai biến. Tuy nhiên, đối với Indonesia, không có trường hợp nào trong số các phương pháp tính biến động giá dầu có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến sản lượng trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Kết quả này đã khẳng định kinh nghiệm tương đối thành công của các nước như Indonesia trong việc đa dạng hóa các lĩnh vực để giảm thiểu tác hại của sự bùng nổ giá dầu. Qua phân tích cơ chế tác động của giá dầu lên cung cầu của nền kinh tế được đề cập trong phần trên và các kết luận được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu trước đó củng cố cho quan điểm rằng biến động giá dầu có ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp. 1.1.3) Biến động giá dầu với xuất nhập khẩu hàng hóa. Cú sốc giá dầu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế trong nước. Ảnh hưởng gián tiếp là qua nền kinh tế quốc tế. Đầu tiên giá dầu thế giới tăng gây áp
  10. 9 lực lạm phát và tăng giá ở các nước đối tác. Điều này làm tăng giá nhập khẩu trong nước và cho cả nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu dầu và xuất khẩu dầu. Đối với một nước xuất khẩu dầu, ảnh hưởng trực tiếp của giá dầu thế giới tăng được kỳ vọng là tích cực, vì thu được doanh thu cao hơn từ xuất khẩu dầu. Tuy nhiên các ảnh hưởng gián tiếp lại có thể tiêu cực vì tăng giá dầu thế giới làm tăng giá nhập khẩu. Ngoài ra tăng giá dầu tạo nên một cú sốc tiêu cực về phía cung đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu, dẫn đến một sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế của các nước này và điều này có thể làm giảm xuất khẩu dầu cũng như xuất khẩu hàng hóa khác của các nước xuất khẩu dầu. Do đó lợi ích của việc tăng giá dầu đối với một nền kinh tế xuất khẩu dầu chưa hẳn đã to lớn như người ta đã đưa ra ở cái nhìn đầu tiên. Ảnh hưởng của những cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại của một nền kinh tế xuất khẩu dầu phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu cũng như sự tăng giá tại nước nhập khẩu dầu. Do vậy biến động lớn về giá dầu thế giới không chỉ mang lại ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế nhập khẩu dầu mà cũng đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách trong nền kinh tế xuất khẩu dầu. Mặc dù như thế Korhonen và Ledyaeva (2008) vẫn cho rằng những nước xuất khẩu dầu vẫn có thể hưởng lợi từ việc tăng giá dầu ở chỗ nó cải thiện cán cân thương mại và các khoản thu từ xuất khẩu cao hơn có thể được sử dụng cho cả tiêu dùng và đầu tư. Đối với một nền kinh tế nhập khẩu dầu ròng, tăng giá dầu thô nhập khẩu là một cú sốc tiêu cực lên cán cân thương mại do ảnh hưởng của nó lên quyết định sản xuất (Kim và Loungani, 1992; Backus và Crucini, 2000). Theo đó, dầu nhập khẩu được coi là một đầu vào trung gian trong sản xuất, sự tăng giá dầu dẫn đến tăng chi phí đầu vào, những nước nhập khẩu dầu sẽ sản xuất ít hơn và do đó hàng hóa xuất khẩu ít hơn. Bên cạnh đó giá dầu tăng làm tăng chi phí nhập khẩu xăng dầu, nếu chi phí này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa thì việc tăng giá dầu thế giới cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhập khẩu hàng hóa chung. Như vậy, ảnh hưởng của giá dầu tăng dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của các nước nhập khẩu dầu.
  11. 10 1.1.4) Biến động giá dầu và tỉ giá hối đoái Phân tích trên cho thấy việc giá dầu biến động làm thay đổi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của một đất nước. Khi có sự thay đổi trong cán cân thương mại thì sẽ tác động đến cung cầu ngoại tệ và do đó ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. Bên cạnh đó với vai trò là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ... có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị. Tuy nhiên, không phải lúc nào giá dầu cũng đóng vai trò định hướng mối quan hệ nhân quả giữa đô la Mỹ với dầu. Sự sụp đổ của đồng đô la Mỹ mới là yếu tố then chốt dẫn đến quyết định tăng giá dầu của các nước xuất khẩu dầu mỏ trong suốt những năm đầu thập niên 70 nhằm mục đích kìm chế ảnh hưởng của sự sụt giảm sức mua do đồng đô la Mỹ suy yếu đã làm giảm giá trị của các đơn hàng tính bằng đô la Mỹ. Trong các trường hợp này, việc giá dầu tăng vọt do đồng đô la mất giá đã dẫn đến một đợt lạm phát toàn cầu làm giá cả leo thang đến mức chóng mặt, và hệ quả tất yếu là suy thoái kinh tế trên
  12. 11 diện rộng. Khi Cục Dự trữ Liên bang đột ngột tăng lãi suất để đối phó với vấn nạn lạm phát do giá năng lượng tăng cao, lợi tức của đồng đô la lại trở nên hấp dẫn, mở đầu cho đợt phục hồi nhanh chóng nhất trong lịch sử của đồng đô la. Sự biến động giá dầu thế giới ảnh hưởng đến cán cân thanh toán do cung cầu ngoại tệ, đồng thời mối quan hệ tiêu cực giữa giá trị của đồng đô la Mỹ khi giá dầu tăng hoặc giảm cho thấy được mối tương quan giữa giá dầu thế giới với tỉ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng và đô la Mỹ. 1.1.5) Biến động giá dầu với cung tiền Trên thực tế, giá dầu tăng cùng lúc có xu hướng đẩy lạm phát gia tăng và làm tăng trưởng kinh tế suy giảm nên thường gây khó khăn cho chính sách tiền tệ, các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có những động thái nhất định để điều hành chính sách nhằm đảm bảo được những cân đối vĩ mô cơ bản như lạm phát, tăng trưởng hay thất nghiệp và cán cân thanh toán. Với các quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu, tức ưu tiên kiềm chế giá, thì mỗi khi giá xăng dầu lên cao, họ sẽ phải cân nhắc giữa 2 động thái thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Nếu có một cú sốc tác động vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát theo hướng ngược nhau như cú sốc về giá dầu thì Ngân hàng Trung ương sẽ gặp khó khăn trong việc cùng lúc phải ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hướng tới việc giảm mạnh lạm phát thì điều này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế cũng sẽ suy giảm hơn nữa. Nếu thay vào đó Ngân hàng Trung ương cân nhắc khuyến khích tăng cầu thì trong một phạm vi nào đó nhằm trung hòa bớt sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế (do cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế đều đã suy giảm trước sự gia tăng của giá dầu) bằng chính sách tiền tệ nới lỏng thì kết quả sẽ là lạm phát tăng lên, và một khi lạm phát gia tăng thì kỳ vọng cũng tăng lên theo do đó sẽ khó khăn hơn nữa trong việc kiểm soát lạm phát. Như vậy, khi giá dầu tăng cao thì một chính sách tiền tệ linh hoạt cần thiết phải được thực hiện, đó là chính sách tiền tệ “thắt chặt” vừa đủ để tránh sự thúc đẩy lạm
  13. 12 phát hơn nữa từ việc giá dầu tăng cao nhằm kiềm chế việc lan tỏa tới tiền lương, giá các nhóm hàng hóa khác và lạm phát kỳ vọng; và chính sách tiền tệ “nới lỏng” vừa đủ để tránh những tác động tiêu cực không cần thiết tới tăng trưởng kinh tế. Đây là quy tắc hoạch định chính sách linh hoạt, nhưng cũng khó để có thể nói cụ thể hơn. Câu hỏi về việc chính sách nào sẽ là thích hợp nhất phải được xác định trong từng trường hợp, phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô hiện tại, đặc biệt là những nhân tố khác tác động vào lạm phát hiện tại và những dự báo về giá dầu trong tương lai. Tuy nhiên, đối với các quốc gia theo đuổi lạm phát mục tiêu, thường thì khi giá dầu tăng dẫn đến sức ép lạm phát trong dài hạn sẽ gia tăng hơn mức vốn có. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ thắt chặt hơn một cách vừa phải là cần thiết để đưa lạm phát trở về với mức lạm phát mục tiêu. Bohi (1989) kết luận rằng ngân hàng trung ương nên thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ khi mà nền kinh tế suy giảm do hậu quả của giá xăng dầu tăng cao. Tương tự (Bernanke, 1991, Gertler và Watson 1997) cũng cố quan điểm của Bohi cho rằng sau cú sốc tăng giá xăng dầu cục dự trữ Liên bang Mỹ không nên tăng lãi suất. Đặc biệt họ chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ phản ứng khác nhau đối với các cú sốc giá dầu khi mà chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng hay trong trường hợp lãi suất được giữ cố định. Trong trường hợp chính sách tiền tệ nới lỏng một cú sốc tích cực của giá dầu dẫn đến tăng lãi suất và giảm GDP thực. Trong trường hợp lãi suất được giữ cố định các tác giả này lại thấy cú sốc tích cực của giá dầu dẫn đến tăng GDP thực và lạm phát. Kết quả nghiên cứu Hamilton và Herrera (2001) lại ngược với quan điểm trên và cho rằng chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất ít trong việc làm giảm bớt đi hậu quả của cú sốc giá dầu.
  14. 13 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa biến động giá dầu và nền kinh tế 1.2.1) Nghiên cứu cú sốc về giá dầu đối với nền kinh tế Mỹ Trước hai cú sốc dầu lửa liên tục trong những năm 1970, Hamilton (1983) đã phân tích mối tương quan giữa giá dầu và sản lượng của nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1948-1981, và tìm thấy rằng những thay đổi trong giá dầu là nguyên nhân Granger đối với GNP thực tế lẫn GNP danh nghĩa, tỷ thất nghiệp, giá cả trong nước, tiền lương, than đá, kim loại và chỉ số hàng hóa, lãi suất thông thường, và lãi suất trái phiếu cao cấp. Kết quả này bị người ta nghi ngờ vì cho rằng mối tương quan giữa giá dầu và kinh tế vĩ mô chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đặc biệt, sự tương quan giữa giá dầu tăng và GNP thực tiêu cực trong ba quý sau cú sốc dầu mỏ trong giai đoạn kết thúc Chiến tranh Thế giới II và năm 1973, điều này cho thấy rằng tất cả các cuộc suy thoái trong thời gian đó đã đi trước sự gia tăng lớn trong giá dầu thô với độ trễ khoảng chín tháng. Tuy nhiên những nghiên cứu sau đó của Hamilton (1988, 1996, 2008) tăng cường thêm niềm tin của ông ta rằng mối tương quan giữa giá dầu và các hoạt động kinh tế vĩ mô là có ý nghĩa thống kê. Một số nghiên cứu khẳng định kết quả của Hamilton và cũng đã tạo ra những khám phá đáng kể cho riêng họ như: Gisser và Goodwin (1986) cho rằng giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng tại Hoa Kỳ từ năm 1961-1982, những ảnh hưởng này thậm chí còn vượt quá ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tài khóa. Các tác giả cũng đã chứng minh rằng chính sách tiền tệ và tài khóa đã không thể dự đoán những thay đổi giá dầu, từ đó kết luận rằng thay đổi giá dầu phản ánh ảnh hưởng của các sự kiện ngoại sinh. Một đóng góp đáng chú ý trong nghiên cứu này là việc khám phá ra rằng giá dầu được xác định bởi các yếu tố khác nhau trước và sau năm 1973. Trước năm 1973, lạm phát là một chỉ báo có ý nghĩa thống kê của giá dầu. Sau năm 1973, người ta thấy lạm phát không phải là một chỉ báo của giá dầu. Kết quả này phù hợp với sự phát triển lịch sử của giá dầu. Các kết quả trước năm 1973 hỗ trợ quan điểm cho rằng việc định giá
  15. 14 dầu ở Mỹ bị chi phối bởi cơ quan quản lý, họ đã can thiệp vào lượng cung để đáp ứng với nhu cầu dầu đã bị hạn chế nhằm giữ cho lạm phát có thể kiểm soát. Các kết quả nghiên cứu sau năm 1973 lại đưa của sự thống trị của OPEC và dựa trên các chỉ số tương đối rộng chứ không được tập trung mạnh trên bất kỳ một biến nào. 1.2.2) Nghiên cứu ảnh hƣởng bất đối xứng của biến động giá dầu Mặc dù đồng ý với kết quả nghiên cứu của Hamilton, Mork (1989) quan sát thấy rằng những nghiên cứu của các tác giả trước đó chỉ thực hiện trong thời kỳ giá dầu tăng mà không nghiên cứu thời kỳ giá dầu giảm. Để kiểm nghiệm độ bền của kết quả nghiên cứu của Hamilton, Mork (1989) đã cập nhật dữ liệu đến năm 1988 trong đó việc xem xét giai đoạn giá dầu thực tế tăng và giá dầu thực tế giảm được như là các biến riêng biệt để kiểm tra mức ý nghĩa thống kê của tác động giá dầu, phương pháp kinh tế lượng được áp dụng giống như trong nghiên cứu của Hamilton (1983). Kết quả cho thấy rằng các kết luận của Hamilton là không phù hợp với dữ liệu sau năm 1986, khi Hamilton đã ngầm giả định có ảnh hưởng bất đối xứng của những cú sốc dầu: Sự tăng (giảm) giá dầu dẫn đến giảm (tăng) tăng trưởng GDP trong tương lai. Tuy nhiên, ảnh hưởng có thể là không đối xứng, trong đó giá dầu giảm có thể dẫn đến tăng trưởng GDP trong tương lai thấp hơn là việc tăng giá dầu làm chậm lại tăng trưởng GDP (Guo và Kliesen, 2005). 1.2.3) Nghiên cứu cú sốc giá dầu tại các nƣớc G10, Châu Âu, Châu Á Mở rộng kết quả của Hamilton và kết hợp với những khám phá của Mork và Olsen (1994) về ảnh hưởng bất cân xứng tại các nước G10, châu Âu và châu Á. Lardic và Mignon (2006), Cunado và Gracia (2005) đã nghiên cứu mối tương quan giữa thay đổi giá dầu và tăng trưởng GDP trên bảy nước thuộc khối OECD bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức (West), Pháp, Vương quốc Anh, và Na Uy. Mối tương quan hai chiều giữa thay đổi giá dầu và tăng trưởng GDP đã được thực hiện cho mỗi quốc gia tương tự như kiểm định nhân quả Granger của Hamilton, trong đó đưa ra phương trình hồi quy của biến tăng trưởng GDP với độ trễ của tăng trưởng GDP và biến thay
  16. 15 đổi giá dầu. Tương tự như Mork đã thực hiện, giá dầu tăng và giảm thực tế sẽ được đưa vào như là các biến riêng biệt để kiểm tra sự bất cân xứng cho mỗi quốc gia. Kết quả phân tích hai chiều cho thấy mối tương quan tiêu cực giữa tăng trưởng GDP và tăng giá dầu. Na Uy là quốc gia duy nhất cho thấy một mối tương quan tích cực đáng kể giữa tăng trưởng GDP và tăng giá dầu, không có gì là ngạc nhiên bởi Na Uy là nước có ngành công nghiệp dầu mạnh và là một trong các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới. Trong khi đó, mối tương quan với giá dầu giảm và tăng trưởng GDP là tiêu cực, như vậy giá dầu giảm có liên quan với sự sụt giảm tiếp theo trong sự phát triển chung tại các nước OECD này. Sự khác biệt chung giữa các hệ số ước tính cho giá dầu tăng và giảm là những gợi ý cho hiệu ứng bất cân xứng. Trong nghiên cứu về mối quan hệ lâu dài giữa giá dầu và hoạt động kinh tế trong các nước G7, châu Âu và khu vực châu Âu, Lardic và Mignon (2006) thấy rằng giá dầu tăng làm chậm lại hoạt động của nền kinh tế hơn so với giá dầu giảm làm kích thích nền kinh tế. Các tác giả này thấy rằng các dữ liệu chuỗi thời gian của họ đưa ra đều không dừng, dẫn đến việc bác bỏ mối quan hệ đồng tích hợp thông thường. Tuy nhiên dựa trên phát hiện về ảnh hưởng bất cân xứng của Mork, các tác giả này tìm thấy bằng chứng của đồng tích hợp không đối xứng giữa giá dầu và GDP trong hầu hết các nước châu Âu trong dữ liệu của họ. Đồng tích hợp không đối xứng liên quan đến việc phân chia dữ liệu chuỗi thời gian thành hai phần tích cực và tiêu cực, điều này phù hợp với kỹ thuật của Mork khi tách biến giá dầu tăng và giá dầu giảm thành các biến riêng biệt. Cunado và Gracia (2005) đã kiểm tra mối quan hệ giữa các cú sốc về giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô trong sáu quốc gia châu Á là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan và Phillipine. Tương tự như Mork và Olsen (1994), kiểm định nhân quả Granger của Hamilton được đưa vào sử dụng và ảnh hưởng không đối xứng của thay đổi giá dầu cũng được đề cập đến. Đóng góp chính của nghiên cứu này là kiểm tra ảnh hưởng của biểu hiện giá dầu lên các loại tiền tệ khác nhau là nội tệ hoặc đồng đô la Mỹ (USD). Mối quan hệ giữa các cú sốc giá dầu và tốc độ tăng trưởng
  17. 16 kinh tế là đáng kể hơn khi các giá dầu được xác định bằng đồng nội tệ. Trong thử nghiệm để tìm bằng chứng về mối quan hệ nhân quả từ những cú sốc giá dầu lên tỷ lệ lạm phát, tất cả sáu nước đều có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả khi giá dầu được xác định bằng đồng nội tệ nhưng mối quan hệ nhân quả chỉ tồn tại tại ba nước khi giá dầu được xác định bằng USD. Cologni và Manera (2008) điều tra ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát và lãi suất bằng mô hình tự hồi quy theo (VAR) cho các nước G-7. Bằng việc sử dụng dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1980-2003, họ thấy rằng ngoại trừ Nhật Bản và Vương quốc Anh, giá dầu ảnh hưởng đáng kể đến lạm phát theo đó ảnh hưởng đến nền kinh tế thực bởi sự tăng lãi suất khi giá dầu tăng. Phân tích hàm đối xung trong nghiên cứu cho thấy khi giá dầu thay đổi thì tồn tại một hiệu ứng tức thời và tạm thời lên lạm phát. Shuddhasawtta Rafiq và các cộng sự (2008) thực hiện nghiên cứu tác động của biến động giá dầu lên các chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan như sản lượng, tỉ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, thâm hụt ngân sách, đầu tư, và cán cân thương mại. Sử dụng mô hình tự hồi quy (VAR) cho dữ liệu từ quý 1 năm 1993 đến quý 4 năm 2006. Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger chỉ ra rằng sự bất ổn giá dầu là nguyên nhân một chiều tác động lên đầu tư, tỉ lệ thất nghiệp lạm phát và cán cân thương mại. Kết quả hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho thấy trong hầu hết các trường hợp biến động giá dầu có tác động trong ngắn hạn mà đáng kể nhất là tỉ lệ thất nghiệp và đầu tư. Chi-Jui Huang, Hui-Cheng Wang và các cộng sự (2009) xem xét tác động của giá dầu thô (OP) lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giữa ba thị trường trao đổi dầu và bốn quốc gia châu Á với mức độ phát triển kinh tế khác nhau trong giai đoạn từ tháng 1/1999 đến 6/2008. Mô hình tự hồi qui (VAR) được áp dụng cho chuỗi thời gian này. Kết quả ước lượng cho thấy giá dầu thay đổi có tác động đáng kể lên sự thay đổi của CPI trong ngắn hạn cho tất cả các nước xem xét. Đối với các quốc gia có nền kinh tế tương đối phát triển thì giá dầu thay đổi có sự tác động dài hạn lên CPI. Mối quan hệ
  18. 17 một chiều giữa thay đổi giá dầu và CPI ít đáng kể tại các nước phát triển. Hơn nữa, mối quan hệ của thay đổi giá dầu ở Dubai và CPI của Nhật Bản, Singapore và Ấn Độ cũng giống như sự thay đổi giá dầu ở Brent lên CPI của Nhật Bản là không có ý nghĩa trong dài hạn. Weiqi Tang và các cộng sự (2009) nghiên cứu xem cú sốc giá dầu ảnh hưởng như thế nào và mức độ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế Trung Quốc, bằng cách nhấn mạnh vào cơ chế truyền tải giá. Các tác giả này sử dụng mô hình tự hồi quy VAR. Kết quả cũng cho thấy rằng giá dầu tăng ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng và đầu tư, nhưng lại ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ lạm phát và lãi suất. Tuy nhiên, với chính sách kiểm soát giá ở Trung Quốc nên sự tác động của giá đến nền kinh tế mà đại diện là sản lượng và đầu tư thực kéo dài lâu hơn so với biến CPI và biến tiền tệ. Kết quả phân rã phương sai cho thấy tác động trong ngắn hạn, cụ thể là sản lượng giảm do giảm năng suất hữu dụng biên trong 6 giai đoạn đầu (cụ thể là nửa năm) là khá lớn, nhưng về tác động lâu dài được xác định thông qua đầu tư tăng trưởng đều đặn là vượt quá tác động trong ngắn hạn vào giai đoạn thứ 7. Marcel Golazi (2010) nghiên cứu tác động của biến động giá dầu và độ bất ổn của giá dầu lên các chỉ số lạm phát, đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP, tiêu dùng của tư nhân, chi tiêu của chính phủ, đầu tư, lãi suất và cán cân thương mại ở Indonesia.Tác giả đi so sánh sự khác biệt giữa tác động của biến động giá dầu và tác động của độ bất ổn giá dầu bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger và mô hình tự hồi quy (VAR) với dữ liệu từ 1990-2008. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi áp dụng phương pháp đo độ bất ổn giá dầu thực hiện (realized volatility) còn được gọi tắt là RV thì RV là chỉ báo của tốc độ tăng trưởng GDP. Còn biến động giá dầu lại tác động đến chi tiêu của chính phủ và đầu tư. 1.2.4) Nghiên cứu ảnh hƣởng của bất ổn giá dầu lên nền kinh tế Trái ngược với những nghiên cứu trên đây tập trung vào những cú sốc giá dầu, nghiên cứu từ trước tới nay về độ bất ổn giá dầu và ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của nó là
  19. 18 rất hạn chế. Độ bất ổn mạnh mẽ của giá dầu gia tăng đáng kể từ giữa những năm 1980 và đã tiếp tục tồn tại cho đến ngày hôm nay. Đặc điểm chủ yếu của giá dầu là nó có xu hướng tăng cho đến năm 1980 sau đợt tăng giá mạnh là giảm đột ngột do đó phản ánh sự gia tăng đáng kể trong độ bất ổn giá dầu. Sự thay đổi đột ngột của giá dầu vào giữa năm 1980 đã thúc đẩy Hooker (1996) tìm ra tầm quan trọng của độ bất ổn giá dầu và không thừa nhận các giả định nền tảng về mối quan hệ giữa giá dầu và kinh tế vĩ mô của Mỹ. Những giả định trước nghiên cứu của Hooker cho rằng có các mối tương quan tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế vĩ mô và việc tăng giá dầu, và độ bất ổn giá dầu có ảnh hưởng không cân xứng trên các biến số kinh tế vĩ mô. Hooker đã phát hiện ra rằng mối quan hệ đã bị thay đổi đáng kể thông qua các khám phá của ông rằng giá dầu gây Granger lên một loạt các biến kinh tế vĩ mô trong chuỗi dữ liệu đến năm 1973 nhưng lại không gây Granger lên biến kinh tế vĩ mô trong chuỗi dữ liệu đến năm 1994. Phân tích chỉ ra rằng mối quan hệ giữa giá dầu và sản lượng đã thay đổi mà mối quan hệ tuyến tính giản đơn và ngay cả mối quan hệ bất cân xứng được đưa ra bởi Mork (1989) cũng chưa mô tả được. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của bất ổn giá dầu trong giai đoạn sau năm 1973. Ông phát hiện ra rằng giữa năm 1973 và 1994, những thay đổi trong mức giá dầu không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Ngược lại, độ bất ổn của giá dầu có thể dự đoán được GDP trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy rằng không phải là mức giá dầu mà chính độ bất ổn của giá dầu mới ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên hoạt động kinh tế trong giai đoạn 1973-1994 Bổ sung nghiên cứu của Hooker là nghiên cứu của Lee và Ni (1996) cho thấy rằng thay đổi về mức giá dầu một mình không đủ để gây ra quan hệ nhân quả giữa giá dầu thực đến kinh tế vĩ mô trong năm 1992. Mà độ bất ổn giá dầu cũng phải được đưa vào để giá dầu vẫn có thể là một yếu tố để dự báo cho tăng trưởng GNP thực. Để theo dõi độ bất ổn giá dầu, các tác giả còn đưa vào một biến 'cú sốc' như là một thước đo của mức độ 'bất ngờ' mà ở đó xảy ra cú sốc giá dầu. Trong khoảng thời gian giữa năm
  20. 19 1949 và 1992, biến 'cú sốc' là rất có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích tăng trưởng GNP. Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng ảnh hưởng của một sự thay đổi trong giá dầu thực phụ thuộc vào mức độ 'bất ngờ' của cú sốc dầu. Độ bất ổn thấp trên thị trường dầu trước một đợt tăng giá mạnh dẫn đến ảnh hưởng của cú sốc giá dầu lên nền kinh tế vĩ mô cao hơn là độ bất ổn cao. Ferderer (1996) cũng thừa nhận phát hiện của Hooker. Bằng việc sử dụng dữ liệu của Mỹ từ năm 1970 đến năm 1990 để phân tích mối quan hệ giữa bất ổn giá dầu và biểu hiện của nền kinh tế. Ông cho rằng độ bất ổn trong giá dầu gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng sản lượng hơn sự thay đổi giá dầu, mặc dù cả giá dầu thay đổi và độ bất ổn giá dầu đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng sản lượng. Cả hai biến trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê hơn so với các biến chính sách tiền tệ, chẳng hạn như lãi suất của cục dự trữ Liên Bang Mỹ. Thực tế là cả thay đổi giá dầu và độ bất ổn đều giúp dự báo tăng trưởng sản lượng ngay cả khi các biện pháp chính sách tiền tệ đã được thắt chặt. Năm 1996, Ferderer sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai để mở rộng kết quả của kiểm định nhân quả Granger, trong đó chỉ ra thời gian ảnh hưởng của cú sốc giá dầu và độ bất ổn giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô. Một đóng góp thú vị là ông phát hiện ra rằng độ bất ổn giá dầu có ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể tức thời lên tăng trưởng và sau đó trong 11 tháng, trong khi thay đổi giá dầu thì cần một năm mới ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên tăng trưởng sản lượng. Ngoài ra, Ferderer quan sát thấy rằng độ bất ổn giá dầu tương quan mạnh mẽ với việc tăng giá dầu thực. Điều này ngụ ý rằng các ảnh hưởng tiêu cực của độ bất ổn giá dầu lên tăng trưởng sản lượng cũng giống như giai đoạn giá dầu tăng hoặc giá dầu giảm. Kết quả của Ferderer giống như các nghiên cứu trước đó nhấn mạnh tầm quan trọng của độ bất ổn giá dầu hơn việc giá dầu thay đổi đối với nền kinh tế vĩ mô Mỹ. Guo và Kliesen (2005) xem xét ảnh hưởng của biến động giá dầu lên nền kinh tế Mỹ. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường biến động thực hiện xây dựng trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1