intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân - Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á - Đỗ Thị Thu Hoài

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân thông qua việc sử dụng cách tiếp cận dữ liệu theo cả hai hướng là tổng lượng vốn và khối lượng (stock) vốn có trong nền kinh tế các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á, bằng cách đưa chênh lệch khỏi vị trí cân bằng trong mối quan hệ dài hạn giữa khối lượng đầu tư công và khối lượng đầu tư tư nhân vào xem xét trong phương trình hồi quy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân - Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á - Đỗ Thị Thu Hoài

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** ĐỖ THỊ THU HOÀI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG LÊN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** ĐỖ THỊ THU HOÀI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG LÊN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn của tôi với đề tài “Ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân: Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á” là công trình của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Sử Đình Thành. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn của tôi đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy đủ. TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thu Hoài
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................................ 6 2.1. Tổng quan lý thuyết: .........................................................................................6 2.1.1. Đầu tư công: ...............................................................................................6 2.1.2. Đầu tư tư nhân: ...........................................................................................7 2.1.3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân: ......................................8 2.2. Các nghiên cứu trước đây: ..............................................................................10 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân: ....................................................................................................10 2.2.2. Mối quan hệ giữa đầu tư tư nhân và một số yếu tố vĩ mô khác: ..............15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 1990-2013.. 21 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32 4.1. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................32 4.2. Dữ liệu: ...........................................................................................................36
  5. 4.2.1. Bảng thống kê mô tả: ...............................................................................37 4.2.2. Mối quan hệ giữa tổng đầu tư công và tổng đầu tư tư nhân tính theo phần trăm GDP:...........................................................................................................37 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 41 5.1. Kết quả kiểm định tính dừng: .........................................................................41 5.2. Kết quả ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình: ............................42 5.3. Kết quả kiểm định đồng liên kết: ....................................................................43 5.4. Kết quả ước lượng tính năng động dài hạn và ngắn hạn theo mô hình hiệu chỉnh sai số PMG: ..................................................................................................43 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ...................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế MNEs Các công ty đa quốc gia TNC Tập đoàn đa quốc gia UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới WIR Báo cáo đầu tư thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 37 Bảng 5.1: Kết quả kiểm định tính dừng .................................................................... 41 Bảng 5.2: Kết quả ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ....................... 42 Bảng 5.3 : Kết quả kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng Kao (1999) ..................... 43 Bảng 5.4: Tính năng động dài hạn và ngắn hạn theo mô hình hiệu chỉnh sai số PMG. ......................................................................................................................... 43 Bảng 5.5: Kết quả hồi quy mô hình ngắn hạn của các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á................................................................................................................ 46
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân .............................................. 19 Hình 3.1: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Bahrain trong giai đoạn năm 1990-2013.................................................................................................................. 21 Hình 3.2: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Bangladesh trong giai đoạn năm 1990-2013.................................................................................................................. 22 Hình 3.3: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Trung Quốc trong giai đoạn năm 1990-2013.................................................................................................................. 23 Hình 3.4: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Ấn Độ trong giai đoạn năm 1990- 2013 .......................................................................................................................... 24 Hình 3.5: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Indonesia trong giai đoạn năm 1990-2013.................................................................................................................. 25 Hình 3.6: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Jordan trong giai đoạn năm 1990- 2013 .......................................................................................................................... 26 Hình 3.7: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Malaysia trong giai đoạn năm 1990-2013 ................................................................................................................ 27 Hình 3.8: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Oman trong giai đoạn năm 1990- 2013 .......................................................................................................................... 28 Hình 3.9: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Philippines trong giai đoạn năm 1990-2013 ................................................................................................................ 29 Hình 3.10: Tổng đầu tư công và đầu tư tư nhân tại Thái Lan trong giai đoạn năm 1990-2013 ................................................................................................................ 30 Hình 4.1: Tổng đầu tư công và tổng đầu tư tư nhân tính theo phần trăm GDP của 10 quốc gia nghiên cứu ................................................................................................. 38
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân, thông qua việc tìm kiếm các bằng chứng về sự tồn tại của hiệu ứng thúc đẩy hoặc hiệu ứng lấn át của đầu tư công lên đầu tư tư nhân ở 10 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á, trong giai đoạn năm 1990-2013. Sử dụng phương pháp ước lượng PMG (Pooled Mean Group), các kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của hiệu ứng lấn át trong ngắn hạn và hiệu ứng thúc đẩy trong dài hạn. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của lãi suất thực và chênh lệch khỏi vị trí cân bằng dài hạn giữa khối lượng đầu tư công và khối lượng đầu tư tư nhân trong ngắn hạn lên đầu tư tư nhân.
  10. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Đầu tư luôn là nhân tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, với nguồn lực còn yếu kém thì việc thúc đẩy đầu tư luôn là một bài toán khó. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hoạt động đầu tư tại các nước đang phát triển và mới nổi giảm mạnh (giảm 10% trong năm 2010). Sau đó, hoạt động đầu tư có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn giảm 3,5% trong năm 2016. Trong ba năm qua, hoạt động đầu tư của khu vực nhà nước và tư nhân vẫn chưa bằng 50% tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ trước khủng hoảng. Ngoài ra, những yếu kém trong hoạt động đầu tư ngày càng mở rộng. Trong năm 2016, hoạt động đầu tư tại các nước đang phát triển và mới nổi thấp hơn tốc độ tăng trưởng dài hạn trên 60%, phần lớn các nước ghi nhận xu hướng trì trệ, rõ nét nhất là năm 2009, khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái trầm trọng (Hoàng Thế Thỏa, 2017). Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế về triển vọng phát triển thiên niên kỷ đăng trên tạp chí “Tài chính & Phát triển” của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định xu hướng suy giảm đầu tư sau thời kỳ khủng hoảng có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó tích lũy tư bản có xu hướng giảm, tăng trưởng đầu tư yếu ớt liên quan đến yếu tố năng suất tổng thể. Việc tăng trưởng kinh tế không thể tiếp tục dựa vào việc tăng vốn và lao động, mà phải dựa trên những thay đổi về công nghệ và hiệu quả. Do đó nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Trái ngược với nhận định này, theo Báo cáo Viễn cảnh Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng nhẹ và đạt mức 2,7% trong năm 2017. Tuy nhiên báo cáo cũng cho rằng viễn cảnh này có thể không xảy ra, do định hướng chính sách chưa rõ ràng tại các nền kinh tế lớn dẫn đến thời kỳ đầu tư thấp tại các nền kinh tế thu nhập thấp, trung bình và cao. Phân tích các nguyên nhân, WB cho rằng, tình trạng này diễn ra một phần do nhiều nước thực hiện điều chỉnh cắt giảm đầu tư so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế; bên cạnh đó là do một số yếu tố tiêu cực tại thị trường mới nổi và các nước đang phát
  11. 3 triển như giá dầu thấp (đối với các nước xuất khẩu dầu), đầu tư nước ngoài chậm lại (đối với các nước nhập hàng hoá, nguyên vật liệu), tình trạng nợ tư nhân và rủi ro chính trị. Trước thực trạng này, cả WB và các chuyên gia nghiên cứu về triển vọng phát triển thiên niên kỷ đều nhận định rằng đầu tư công có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân. Từ các quan điểm về lý thuyết trước đây và những nhận định của các chuyên gia về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân, chúng ta có thể thấy đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động vào đầu tư tư nhân, từ đó giúp phát triển nền kinh tế ở các quốc gia. Nhất là đối với các nước đang phát triển, với cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì đầu tư công thực sự là một vấn đề cần chú trọng. Vì tại các nước này nhu cầu đầu tư công rất cao song nguồn vốn ngân sách là hạn chế, bên cạnh đó tình trạng đầu tư tràn lan và thiếu hiệu quả thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư công có thực sự thúc đẩy nền kinh tế nói chung và thúc đẩy đầu tư tư nhân nói riêng luôn là câu hỏi được các nhà hoạch định chính sách và chính phủ các quốc gia đang phát triển quan tâm. Hiện nay, Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới về diện tích và dân số, đa dạng về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc và là một trong những nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất trên thế giới. Năm 2010, GDP của khu vực Châu Á đứng thứ 3 trong 6 châu lục, sau châu Âu và Bắc Mỹ; đến năm 2016, GDP của Châu Á đã vươn lên đứng đầu các châu lục. Bên cạnh đó Châu Á cũng là nơi tập hợp các quốc gia có sức ảnh hưởng lớn như Singapore - nền kinh tế mở, năng động nhất thế giới; Ấn Độ - nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, là điểm đến quan trọng của các công ty toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, y dược và dịch vụ và Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với nhiều thập niên tăng trưởng ngoạn mục. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia phát triển kinh tế được nói đến nhiều nhất ở Châu Á. Đặc biệt, Châu Á cũng là nơi có nhiều các quốc gia đang phát triển, thu nhập thấp và có nhu cầu đầu tư cao. Mặc dù dòng vốn đầu tư thất thường, nhưng các thị trường tài chính Châu Á tỏ ra khá bền vững, phản ánh những yếu tố nền tảng trên thế giới và trong khu vực.
  12. 4 Các nước Châu Á cũng trải qua đợt suy giảm dòng vốn sau sự kiện Brexit và sau kết quả bầu cử tổng thống tại Mỹ. Các yếu tố bất định có thể gây tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, nếu tình hình tài chính toàn cầu khó khăn và nền kinh tế trở nên bất ổn, dòng vốn tại khu vực Châu Á có thể biến động mạnh, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, khả năng chuyển hướng sang chính sách bảo hộ thương mại tại một số nước cũng gây rủi ro cho các nước trong khu vực. Do các nước trong khu vực đã hội nhập sâu vào thị trường thế giới, do đó thương mại toàn cầu suy giảm sẽ gây tổn thương cho các nước Châu Á (Hoàng Thế Thỏa, 2017). Trong giai đoạn trung hạn, các nước Châu Á phải đối mặt với khó khăn, đó là tình trạng già hóa dân số và xu hướng năng suất tăng chậm lại. Đây là thách thức rất lớn, trong bối cảnh số người thu nhập thấp gia tăng nhanh chóng tại nhiều nơi trong khu vực. Đứng trước những thách thức trong vấn đề dòng vốn đầu tư nói riêng và nhiệm vụ kích thích tăng trưởng kinh tế nói chung, Châu Á là lựa chọn hợp lý trong việc xem xét ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân thông qua việc xem xét liệu đầu tư công ở các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á trong mẫu nghiên cứu có thúc đẩy đầu tư tư nhân hay không? Đó cũng là lý do thúc đẩy tôi thực hiện bài nghiên cứu “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG LÊN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á”. Trong khi các nghiên cứu trước đây xem xét tác động của đầu tư công lên đầu tư tư nhân thường tiếp cận chủ yếu dựa trên các số liệu về tổng vốn đầu tư công và tổng vốn đầu tư tư nhân của các quốc gia. Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân thông qua việc sử dụng cách tiếp cận dữ liệu theo cả hai hướng là tổng lượng vốn và khối lượng (stock) vốn có trong nền kinh tế các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á, bằng cách đưa chênh lệch khỏi vị trí cân bằng trong mối quan hệ dài hạn giữa khối lượng đầu tư công và khối lượng đầu tư tư nhân vào xem xét trong phương trình hồi quy. Ngoài ra, việc sử dụng mô hình PMG (Pooled Mean Group) – mô hình khắc phục được những hạn chế của phương
  13. 5 pháp GMM (General Method of Moments) cũng là một điểm mới về phương pháp ước lượng tác động trong nghiên cứu về chủ đề này, áp dụng cho bộ dữ liệu bảng gồm 10 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á để tìm ra những bằng chứng về vai trò của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân trong bối cảnh nền kinh tế Châu Á đang ngày càng phát triển mạnh, nhưng phải đương đầu với những thách thức liên quan đến vấn đề năng suất, mà đầu tư công đang là nhân tố được các chuyên gia nhận định sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện vấn đề này. Kết quả bài nghiên cứu có thể củng cố thêm những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân tại các quốc gia đang phát triển. Đồng thời giúp chúng ta có những nhận định đúng về hiệu quả của đầu tư công trong vai trò thúc đẩy đầu tư tư nhân tại các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á. Từ đó đưa ra những gợi ý về chính sách cho chính phủ của các nước đang phát triển khu vực Châu Á về việc tăng cường hay cắt giảm đầu tư công trong giai đoạn sắp tới là thích hợp. Cấu trúc bài nghiên cứu như sau: Chương 1 Giới thiệu, Chương 2 Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, Chương 3 Thực trạng đầu tư tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á, Chương 4 Phương pháp nghiên cứu, Chương 5 Kết quả nghiên cứu và Chương 6 Kết luận. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân luôn là một trong những đề tài nghiên cứu được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính công nói riêng. Các lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này thông qua nhiều cách tiếp cận là vô cùng đa dạng; do đó trước khi đi vào chi tiết nghiên cứu, bài nghiên cứu tiến hành tóm tắt sơ lược một số lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của đầu tư công nói riêng và các nhân tố khác nói chung đến đầu tư tư nhân.
  14. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan lý thuyết: 2.1.1. Đầu tư công: 2.1.1.1. Khái niệm: Đầu tư công là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong các nghiên cứu, phát biểu trong lĩnh vực tài chính công. Tuy nhiên khái niệm về đầu tư công lại có rất nhiều quan điểm khác nhau, trong đó có hai trường phái chính bao gồm: “Quan điểm thứ nhất cho rằng, đầu tư công là toàn bộ nội dung liên quan đến đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là nhóm 1); các hoạt động đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt là quản lý các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là nhóm 2). Quan điểm thứ hai khẳng định, đầu tư công chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước cho các dự án, chương trình không vì mục tiêu thu lợi nhuận, tức là giới hạn trong phạm vi các hoạt động đầu tư thuộc nhóm 1.” (trích bài “Luật Đầu tư công: Một khái niệm, hai quan điểm” của Luật gia Vũ Xuân Tiền). Việc tồn tại hai quan điểm trên là do sự khác nhau tùy theo góc nhìn của từng đối tượng. Chẳng hạn, nếu xét theo nguồn vốn đầu tư thì bất kỳ khoản đầu tư nào, đầu tư vào đâu với mục đích gì đều là đầu tư công nếu nguồn vốn đầu tư là của nhà nước, tức là của chung, không của riêng cá nhân hoặc pháp nhân nào. Tuy nhiên nếu xét theo mục đích đầu tư thì đầu tư công lại được hiểu là chỉ bao gồm đầu tư vào những chương trình, dự án phục vụ cộng đồng, không vì mục đích thu lợi nhuận. Dù cách hiểu khác nhau, song điểm chung nhất là hoạt động đầu tư công có sự tham gia của nguồn vốn nhà nước (từ ngân sách nhà nước, do nhà nước vay, nhà
  15. 7 nước bảo lãnh khoản vay...). Sau đây là một số những định nghĩa chính thống về đầu tư công, mặc dù có khác nhau về cách diễn đạt nhưng nhìn chung đều xoay quanh hai quan điểm nêu trên. Theo giáo trình Kinh tế đầu tư, Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư vào các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Theo Điều 4 Luật đầu tư công: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.1.2. Nguồn vốn đầu tư công: Nguồn vốn đầu tư công bao gồm:  Vốn ngân sách nhà nước: nguồn thu từ các khoản thuế, phí, lệ phí…  Nguồn vốn tín dụng nhà nước: nhà nước vay vốn từ người dân trong nước hoặc thị trường tín dụng quốc tế.  Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước. 2.1.2. Đầu tư tư nhân: 2.1.2.1. Khái niệm: Đầu tư tư nhân là hình thức cá nhân hay một doanh nghiệp sở hữu tư nhân sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được lợi ích về kinh tế. Đầu tư tư nhân là hàng hóa cuối cùng mà các công ty kinh doanh giữ lại và thêm vào tài sản tạo ra thu nhập của quốc gia. Thứ nhất là đầu tư hàng tồn kho bao gồm tất cả các thay đổi trong kho nguyên vật liệu, phụ tùng, hàng thành phẩm kinh doanh; và thứ hai là đầu tư cố định, bao gồm tất cả các mặt hàng cuối cùng được mua bởi doanh nghiệp mà không nhằm bán lại (Mlambo và Oshikoya, 2001).
  16. 8 2.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư tư nhân: Các nguồn vốn của đầu tư tư nhân bao gồm:  Vốn chủ sở hữu: gồm vốn tự có (vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp) và lợi nhuận giữ lại trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Vốn vay: có hai cách để tiếp cận nguồn vốn này - Vay ngân hàng: là hình thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng khi thiếu vốn, thông qua việc thỏa thuận với các ngân hàng về hạn mức vay tương ứng với các điều kiện ngân hàng đưa ra mà doanh nghiệp có thể đáp ứng. - Vay từ đại chúng: qua phát hành chứng khoán. 2.1.3. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân: Từ quan điểm lý thuyết, tác động của đầu tư công lên đầu tư tư nhân có thể diễn ra theo hai hướng: một là hiệu ứng thúc đẩy (crowding-in effect), hai là hiệu ứng chèn lấn hay hiệu ứng lấn át (crowding-out effect). Hiệu ứng thúc đẩy (crowding-in effect) xảy ra khi đầu tư công có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy đầu tư tư nhân. Trường phái tân cổ điển cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng và nâng cao nguồn nhân lực có thể cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng năng suất cho khu vực tư nhân. Ví dụ đầu tư công vào các lĩnh vực năng lượng, viễn thông và các ngành công nghiệp khác có thể thúc đẩy các hoạt động đầu tư tư nhân (theo Pereira và Andraz, 2013) Trái ngược với hiệu ứng thúc đẩy, hiệu ứng lấn át (crowding-out effect) cũng có khả năng xảy ra khi mà đầu tư công gây cản trở hay lấn át đầu tư tư nhân. Nếu khu vực công và khu vực tư nhân cạnh tranh với nhau thì chi phí cho đầu tư tư nhân có thể tăng lên. Hay việc tăng đầu tư công được tài trợ có thể hàm ý rằng gánh nặng thuế hoặc nhu cầu về vốn của chính phủ sẽ tăng cao dẫn đến làm tăng lãi suất, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân. Hiệu ứng lấn át cũng có thể xảy ra trong thời kỳ chính phủ luôn dành những ưu đãi trong các dự án hay ngành nghề mà tư nhân có khả năng tham gia cho các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến khu
  17. 9 vực tư nhân không thể tham gia hay không có năng lực cạnh tranh. Tất cả những điều này đều khiến cho hoạt động đầu tư tư nhân bị hạn chế hay bị lấn át do các hoạt động đầu tư công. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân còn có thể giải thích dựa theo sự cân bằng dài hạn giữa vốn tư nhân và vốn công. Xét hàm sản xuất Cobb- Douglas: 𝜷 𝜸 𝒀𝒕 = 𝑨𝒕 𝑳𝜶𝒕 𝑲𝒕 𝑮𝒕 (2.1) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra; A là tiến bộ khoa học kỹ thuật; L là tổng lao động; K là vốn tư nhân; G là vốn công; t là thời gian. Các tham số 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các tham số thể hiện độ co dãn theo hàm sản xuất. Trong khi đó 𝛾𝑌/𝐺 là sản lượng đầu ra biên của vốn đầu tư công và 𝛽𝑌/𝐾 là sản lượng đầu ra biên của vốn đầu tư tư nhân. Trong thị trường vốn hoàn hảo, sản lượng biên bằng với lãi suất thực trong khu vực tư nhân (đặt là rp) và lãi suất thực khu vực công (rg). 𝜷𝒀𝒕 𝜸𝒀𝒕 = 𝒓𝒑𝒕 , = 𝒓𝒈𝒕 (2.2) 𝑲𝒕 𝑮𝒕 Do lãi suất của hai khu vực có sự chênh lệch nên chúng sẽ biến động song song, mặc dù có sự chênh lệch do chi phí bù đắp rủi ro (theo Hatano, 2010). Giả sử mức chênh lệch giữa lãi suất thực của hai khu vực công và khu vực tư duy trì một tỷ lệ cố định, 𝑟𝑝 = 𝜆𝑟𝑔 ta có: 𝜷 𝑲𝒕 = 𝑮 (2.3) 𝝀𝜸 𝒕 Phương trình (2.3) cho thấy mối quan hệ dài hạn (hay tồn tại đồng liên kết) giữa vốn đầu tư công và vốn đầu tư tư nhân. Nếu sản lượng biên của hai khu vực bằng nhau thì tham số đồng liên kết sẽ phản ánh tỷ lệ độ co dãn của hàm sản xuất. Tuy nhiên nếu đầu tư công là biến ngoại sinh do nó thường được quyết định bởi ngân sách của chính phủ thì đầu tư tư nhân sẽ phản ứng với sự chênh lệch trong
  18. 10 khối lượng vốn giữa hai khu vực trong dài hạn. Chính vì vậy mà sự cân bằng dài hạn giữa khối lượng vốn hai khu vực có khả năng giải thích dòng đầu tư tư nhân, ngoài các yếu tố như hoạt động của nền kinh tế và chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh những lập luận về mặt lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân cũng là một chủ đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia quan tâm. Sau đây là một số tóm tắt về các nghiên cứu thực nghiệm của chủ đề này. 2.2. Các nghiên cứu trước đây: 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân: Về mặt lý thuyết, ảnh hưởng của đầu tư công lên đầu tư tư nhân xoay quanh hai lập luận về hiệu ứng thúc đẩy (crowding-in effect) và hiệu ứng lấn át (crowding- out effect). Trong nhiều năm qua, những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hai hiệu ứng này trong mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân đã được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế thực hiện bằng nhiều phương pháp và mẫu dữ liệu khác nhau, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều bằng chứng ủng hộ sự tồn tại của cả hai hiệu ứng trên. 2.2.1.1 Các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng thúc đẩy (crowding-in effect) Aschauer (1989) đã thực hiện bài nghiên cứu “Does Public capital crowd out Private capital?” nghiên cứu tác động của chi tiêu vốn công lên đầu tư tư nhân và tỷ suất sinh lợi của khu vực tư nhân bằng cách sử dụng mô hình tân cổ điển, thu thập dữ liệu của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1986. Aschauer lập luận khi xem xét một cách sơ bộ việc tích lũy vốn công cao hơn sẽ làm tăng tỷ lệ đầu tư của quốc gia vượt quá mức và gây ra một sự chèn ép lên đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, ở một mức độ sâu hơn, vốn công đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể bổ sung cho vốn tư nhân vào lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hoá và dịch vụ tư nhân. Do đó, đầu tư công có thể được coi là tăng đầu tư tư nhân vì trước hết nó làm tăng khả năng sinh lợi của khối lượng vốn tư nhân, dẫn đến sự tích tụ vốn tư nhân cao
  19. 11 hơn và tăng trưởng GDP. Kết quả thực nghiệm cho thấy mặc dù cả hai hiệu ứng này đều có thể xuất hiện nhưng hiệu quả thuần của việc tăng chi đầu tư công có thể sẽ tăng đầu tư tư nhân, tức hiệu ứng thúc đẩy (crowding-in effect) chiếm ưu thế. Argimón và cộng sự (1997) trong bài nghiên cứu “Evidence of Public spending crowding-out from a panel of OECD countries” sử dụng bộ dữ liệu 14 quốc gia khu vực OECD đã báo cáo những ảnh hưởng đáng kể của hiệu ứng thúc đẩy của đầu tư công lên đầu tư tư nhân đối với các nước OECD do ảnh hưởng tích cực của cơ sở hạ tầng đến năng suất. Ngoài ra, chi tiêu chính phủ chèn lấn đầu tư tư nhân. Do đó, việc giảm thiểu thâm hụt thông qua cắt giảm đầu tư công có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư tư nhân và triển vọng tăng trưởng. Christophe Kamps (2004) thực hiện bài nghiên cứu “The Dynamic Effects of Public Capital: VAR Evidence for 22 OECD Countries” ước lượng các ảnh hưởng động của vốn công bằng cách sử dụng phương pháp vector tự hồi quy (VAR) cho một mẫu gồm 22 quốc gia OECD, trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2001. Trong bài nghiên cứu, tất cả các biến được coi là biến nội sinh, và cho phép xem xét tác động phản hồi của biến đầu ra đối với ba biến đầu vào. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với phần lớn các quốc gia trong mẫu, vốn công và vốn tư nhân là những khoản bổ sung trong dài hạn. Lutfi Erden và Randall G. Holcombe (2005) thực hiện nghiên cứu “The effects of Public investment on Private investment in Developing economies”, sử dụng mô hình đầu tư gia tốc linh hoạt (flexible accelerator investment model) cho bộ dữ liệu 19 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1997. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư công bổ sung cho đầu tư tư nhân, và trung bình việc tăng 10% trong đầu tư công có liên quan đến sự gia tăng 2% trong đầu tư tư nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đầu tư tư nhân bị hạn chế bởi sự sẵn có của tín dụng ngân hàng ở các nền kinh tế đang phát triển. Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân cũng được rất quan tâm ở Việt Nam, điển hình là bài nghiên cứu của Sử Đình Thành (2011) với chủ đề “Đầu
  20. 12 tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân ở Việt Nam?”, sử dụng mô hình tự hồi quy vector cấu trúc SVAR cho bộ dữ liệu thu thập từ năm 1990 đến năm 2010 tìm thấy bằng chứng cho thấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam. Bài nghiên cứu “Does public capital crowd-out or crowd-in Private capital in India?” của Tarlok Singh (2012) xem xét ảnh hưởng dài hạn của vốn công lên nguồn vốn tư nhân và kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả Granger giữa vốn công và vốn tư nhân ở Ấn Độ. Cả hai phương trình và hệ số ước lượng của mô hình đều nhất quán cho thấy tác động thúc đẩy trong dài hạn của vốn công. Mô hình hiệu chỉnh sai số và mô hình over-parameterized level-VAR được sử dụng đều nhất quán cho thấy tính nhân quả của Granger theo hướng hợp nhất giữa vốn công và vốn tư nhân. Sự tồn tại của hiệu ứng thúc đẩy của vốn công có ý nghĩa thống kê đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng các chiến lược tăng trưởng và phát triển dài hạn tại Ấn Độ. Afonso và Aubyn (2008) thực hiện bài nghiên cứu “Macroeconomic rates of return of Public and Private investment: crowding-in and crowding-out effects” đánh giá hiệu quả kinh tế vĩ mô của đầu tư nhà nước và tư nhân thông qua phân tích VAR cho bộ dữ liệu bảng bao gồm 14 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, cùng với Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư công có thể vừa thúc đẩy vừa lấn át đầu tư tư nhân; cụ thể hiệu ứng lấn át xuất hiện trong 5 trường hợp; hiệu ứng thúc đẩy chiếm ưu thế trong 8 trường hợp (Áo, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển). Sự thay đổi nhân quả dường như là hướng tổng quát hơn. Trên thực tế sự gia tăng đầu tư tư nhân làm tăng GDP và tăng doanh thu thuế phục vụ cho đầu tư công. 2.2.1.2. Các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng lấn át (crowding-out effect) Trong bài nghiên cứu chủ đề “Interactions between Public and Private investment: Evidence from Developing countries” của Erdal Atukeren (2004)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2